Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Nghiện Rượu

14/12/200700:00:00(Xem: 3477)

Rượu là một hợp chất hữu cơ do sự lên men của tinh bột và đường bằng một loại men rượu mà thành.

Rượu đã được dùng từ thuở xa xưa, trong nghi lễ tôn giáo, trong các dịp vui mừng, cũng như trong đời sống hàng ngày.

Uống vừa phải, rượu không gây tác hại. Nhưng uống nhiều, rượu có thể đưa tới nghiện rượu, phụ thuộc vào rượu và có ảnh hưởng xấu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Nghiện rượu có phải là một bệnh không"

Nghiện rượu đã được coi như một bệnh của cơ thể, giống như các bệnh khác. Có điều hơi khác, là bệnh nghiện rượu thường lại do chính người bệnh tự ý gây ra.

Thế nào là Nghiện Rượu"

Nghiện rượu là bệnh mãn tính trong đó người bệnh bị ám ảnh với rượu và mất sự kiểm soát về số lượng tiêu thụ.

Họ ở vào tình trạng đòi hỏi rượu mãnh liệt chẳng khác chi sự đòi hỏi thức ăn, nước uống.

Họ thường tiếp tục uống rượu mặc dù đã có những hậu quả trầm trọng về sức khỏe, về gia đạo, về việc làm, đôi khi có những tác phong, hành động vi phạm pháp luật.

Không điều trị, bệnh nghiện rượu sẽ kéo dài suốt cuộc đời và có thể đưa tới tử vong.

Xin kể các dấu hiệu của bệnh nghiện rượu

Nghiện rượu có các dấu hiệu như sau:

1-Người bệnh thèm rượu kinh khủng, luôn luôn ám ảnh với rượu và có nhu cầu uống vài ly cho đỡ nhớ.

2-Mất tự chủ, không kiểm soát được lòng mình. Người nghiện sẽ uống rượu mặc dù đã nhiều lần hứa với người thân và hứa với lòng mình là không uống nhưng vẫn tiếp tục uống dù biết là đã uống quá nhiều.

3-Phụ thuộc vào rượu: Khi ngưng hoặc giảm số lượng, người nghiện rượu cảm thấy trong mình bực bội, khó chịu, ói mửa, đổ mồ hôi, cơ thể run rẩy, ngáp lên ngáp xuống, thiếu nhớ rượu.

4-Tăng khả năng uống: Uống nhiều tới “say xỉn” rồi mà họ vẫn chưa đã cơn ghiền

Họ thường lén lút uống một mình, không thích thú với công việc thường làm, cảm thấy nóng nẩy khi tới bữa mà không có rượu, dấu rượu ở nơi mà chỉ họ biết, đang làm việc cũng lén lút mở chai rượu, tu một hơi...

Ai thường hay nghiện rượu"

Nam giới thường nghiện rượu nhiều hơn nữ giới, tuổi 18-29 nhiều hơn lớp tuổi trưởng thành hoặc trên 65 tuổi.

Nguyên do nào đưa tới nghiện rượu"

Có nhiều nguy cơ đưa tới nghiện rượu như di truyền, rối loạn tinh thần, khó khăn trong công việc làm ăn, gia đạo bất an, áp lực rủ rê của bè bạn, sự quảng cáo và sự sẵn có của rượu.

Uống nhiều rượu có tác hại gì cho cơ thể không"

Khi mới dùng, rượu có tác dụng kích thích tinh thần. Nhưng nếu tiếp tục, rượu trở thành chất làm dịu thần kinh, ành hưởng tới sự suy nghĩ, cảm xúc và xét đoán.

Tiếp tục uống nữa, rượu gây tổn thương cho não bộ và các cơ quan bộ phận khác, người nghiện có thể rơi vào tình trạng hôn mê, tử vong. 

Rượu gây ra viêm gan, xơ cứng gan, viêm loét bao tử, viêm tụy tạng, cao huyết áp, suy nhược cơ tim, hư hao xương, giảm tình dục, viêm dây thần kinh ngoại vi, tăng nguy cơ bị ung thư cuống họng, thực quản, gan và ruột già.

Uống rượu khi mang thai đưa tới khuyết tật cho thai nhi.

Ngoài ra, nghiện rượu còn đưa tới xáo trộn nếp sống gia đình, ly dị, kém khả năng làm việc và học hành, tăng tai nạn xe cộ, vi phạm luật giao thông, nhiều nguy cơ tự tử, giết người.

Có lượng rượu nào an toàn không"

Đối với người trưởng thành, uống một lượng rượu vừa phải mỗi ngày có thể tương đối an toàn.

Vừa phải là một lon bia 350cc, một ly vang 150cc, một ly rượu mạnh 50cc, hai lần mỗi ngày cho nam gíới, một lần mỗi ngày cho nữ giới và người cao tuổi.

Những người sau đây không nên uống rượu:

-Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai

-Người sắp làm công việc cần sự tỉnh táo, phản ứng nhậm lẹ, khéo léo như lái xe tự động.

-Người đang uống thuốc chữa các loại bệnh.

-Người đang bị bệnh mà uống rượu có thể làm bệnh trầm trọng hơn.

-Người đã được điều trị và đang hồi phục nghiện rượu

-Thiếu niên dưới 21 tuổi.

Làm sao biết là bị nghiện rượu"

Sau đây là bản trắc nghiệm để coi có bị nghiện rượu hay không. Xin trả lời 4 câu hỏi sau đây:

-Có bao giờ cảm thấy cần phải giảm lượng rượu tiêu thụ"

- Có thấy bực mình khi bị chỉ trích là nghiện rượu"

-Có bao giờ cảm thấy hối hận vì tật uống rượu của mình"

-Có bao giờ mới sáng dậy mà đã phải uống một ly rượu để có tinh thần làm việc"

Trả lời “CÓ” chỉ một lần thôi thì có thể có vấn đề với uống rượu.

 Nếu “CÓ” trên một lần, là có nhiều khả năng ghiền và cần đi bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn để xác định coi có bị bệnh không rồi điều trị.

Nếu trả lời “KHÔNG” đối với tất cả 4 câu hỏi trên, nhưng khi uống rượu mà gặp khó khăn trong việc làm, trong giao tế với mọi người, về sức khỏe hoặc pháp lý, cũng nên tìm sự giúp đỡ. Mình có thể ở trong tình tạng lạm dụng rượu và sự lạm dụng này cũng có tác hại trên bản thân và với người khác.

Có chữa dứt được bệnh nghiện rượu không"

Nghiện rượu có thể chữa được bằng dược phẩm, tư vấn tâm lý, hỗ trợ của gia đình, bạn bè, xã hội.

Hiệu quả của điều trị tùy thuộc ý chí người nghiện có thực tâm muốn xa lánh thần Lưu Linh hay không.

Một số người ngưng uống hoàn toàn, một số khác uống lại sau một thời gian dài.

Tuy nhiên, với điều trị, người nghiện rượu kiềm chế được và thời gian kiềm chế càng lâu thì họ càng dễ dàng ngưng uống.

Phải làm gì nếu muốn chữa bệnh nghiện rượu"

Điều kiện tiên quyết là người nghiện rượu phải thừa nhận mình có vấn đề với rượu và có nhu cầu giúp đỡ để ngưng uống rượu.

Rồi tìm kiếm nơi điều trị, hỗ trợ càng sớm thì sự hồi phục càng có nhiều triển vọng thành công hơn.

Bệnh nhân có thể đến trung tâm tư vấn về lạm dụng chất gây ghiền, nói chuyện với một chuyên viên về lãnh vực này.

Họ sẽ hỏi một số câu hỏi về thói quen uống rượu để xác định coi xem mình có vấn đề với rượu hay không cũng như trắc nghiệm sự “muốn chừa” rượu của mình.

Hãy thành thực trả lời các câu hỏi. Nếu chuyên viên này cho rằng mình có dấu hiệu nghiện rượu và quyết tâm muốn ngưng, mình sẽ được giới thiệu tới một trung tâm cai rượu với nhà chuyên môn chữa bệnh nghiện rượu.

Ngoài ra mình cũng nên tham dự sinh hoạt của các tổ chức hỗ trợ người nghiện rượu như Alcoholic Anonymous (AA), Al-Anon để cùng chia sẻ khó khăn và cùng nhau từ bỏ rượu. 

Kết luận:

Trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư- Lớp Sơ Đẳng do Việt Nam Tiểu Học Tùng Thư xuất bản cách đây trên nửa thế kỷ có tả người say rượu như sau:

“Các anh hãy trông người kia đi ngoài đường. Mặt đỏ gay, mắt lờ đờ, quần áo xốc xếch, chân đi xiêu bên nọ, vẹo bên kia, múa chân múa tay, mồm nói lảm nhảm. Lũ trẻ đi theo sau, reo cười chế nhạo. Thỉnh thoảng anh ta lại đứng lại, nói những chuyện gì ở đâu đâu. Người qua lại ai trông thấy cũng phải tránh xa.

Người ấy vừa ở hàng rượu ra. Chỉ tham mấy chén rượu mà thành ra say sưa, mất cả tư cách con người, có khi như con vật vậy, thật là đáng khinh bỉ.

Hỡi các anh, các anh đã trông thấy người say rượu như thế, thì nên lấy đó làm gương mà giữ mình.”

Các cụ ta ngày xưa có nhận xét quá chính xác về tác phong, hành động của người say sưa nghiện rượu

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

Texas-Hoa Kỳ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
Thời gian Mở Ghi Danh Medicare (Open Enrollment) đang diễn ra. Chúng tôi đã chọn một số câu hỏi về chủ đề này và muốn chia sẻ thông tin trong chuyên mục của tháng này. Chúng tôi đã thêm một câu hỏi để giải quyết rõ ràng hơn những lĩnh vực mà nhiều người còn nhầm lẫn về vắc xin ngừa COVID-19. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm Y tế theo đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/cúm, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Mua thuốc bậy bạ không nguồn gốc là một trò xui rủi. Từ Xanax đến cocaine, thuốc hoặc thuốc giả được mua ở những nơi không phải cơ sở y tế có thể chứa liều lượng fentanyl nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng fentanyl không cố ý từ những người mua các loại thuốc theo toa thuộc nhóm opioid và các loại thuốc khác có chứa hoặc pha, trộn fentanyl. Người ta nhận thấy Fentanyl đã được đưa vào nguồn cung cấp thuốc heroin ở Massachusetts. Vào năm 2016, Giáo sư Kavita Babu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những bệnh nhân đến khoa cấp cứu với báo cáo sử dụng quá liều heroin thường có fentanyl trong kết quả xét nghiệm mẫu thuốc của họ.
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.