Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Con Trẻ Chơi Game

9/24/201000:00:00(View: 9061)

Câu Chuyện Thầy Lang: Con Trẻ Chơi Game

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
Nếu có nhiều bậc phụ huynh e ngại con mình hồi này chẳng học hành gì mà suốt ngày chỉ ngồi chơi game qua internet thì cũng không ít cha mẹ tỏ vẻ hãnh diện khi thấy mấy cháu điều khiển các loại trò chơi một cách thành thạo, nhanh nhẹn.
Chơi game hoặc trò chơi điện tử đã trở thành một sinh hoạt phổ thông không những với con trẻ mà cả người lớn.
Theo Interactive Digital Software Association, có tới 60% dân chúng Hoa Kỳ tham gia  trong đó, 61% là người lớn tuổi với 43% là nữ giới. Tuổi trung bình là từ 26 tới 33.
Một nghiên cứu khác của  Victoria J. Rideout cho biết gần 50% các em dưới 6 tuổi đã biết dùng computer và hơn 30% các cháu chơi video game. 
Càng ngày game càng trở nên tinh sảo, đa dạng, thực dụng và đã mang lại  nhiều tỷ mỹ kim cho giới sản xuất.
Game được manh nha từ thập niên 1940 rồi tới thập niên 1950 thì video game đầu tiên xuất hiện. Thập niên 1960 chơi game trên computer được giới thiệu rồi tới các loại game khác như arcade, hộp máy (console), máy vi tính cá nhân.
Máy chơi game cầm tay xuất hiện vào năm 1989. Cuối cùng thì ngay cả trên cell phone, game cũng được trang bị từ năm 1998 để bà con chơi ngắn hạn trong khi chờ xe bus, hẹn đào chờ kép.
Thành ra, game có thể chơi online hoặc offline rất dễ dàng.
Game có nhiều chương trình khác nhau về thể dục,  thể thao, hành động, thám hiểm, khoa học, giải trí, huấn luyện trí tuệ với mầu sắc hấp dẫn, âm thanh kích thích lôi cuốn, hình ảnh đẹp lại tiện lợi có sẵn, cho nên số thời gian mà các cháu chơi có chiều hướng gia tăng.
Tuy nhiên, một số chương trình chứa những nội dung quá kích động, tình dục hoặc bạo hành  khiến cho phụ huynh cũng như các nhà giáo dục, xã hội bắt đầu e ngại là game sẽ ảnh hưởng tới đời sống của các cháu.
Đã có nhiều nghiên cứu phân tích lợi hại của trò chơi có tính cách thời đại này.
Lợi điểm
Hãy hình dung một em bé đang chơi game trên máy vi tính: cậu ta gò lưng chăm chú cặp mắt trên màn hình, tay nhoay nhoáy lướt con chuột hoặc trên phím như một nhà ảo thuật, mắt dán vào hình ảnh của game. Cậu ta tập trung vào diễn tiến của trò chơi, nét mặt luôn luôn thay đổi từ căng thẳng sang vui hớn hở, có lúc suy tư nheo trán, một thoáng thất vọng với những cử động, những suy nghĩ đối phó, giải quyết phối hợp với nhau. Để rồi khi kết thúc cuộc chơi thì thoải mái cười khi thắng, hoặc hơi buồn khi ít thành công.
Khi chơi game với người khác thì cháu ra sức ganh đua để cố đạt thắng lợi. Từ cuộc đấu trí với nội dung của game, cậu bé đã thu hoạch được một số lợi điểm:
•Game tạo ra không khí lôi cuốn, thú vị, sôi nổi có tác dụng kích thích các hoạt động tinh thần và thể chất của cậu ta.
•Vào cuộc chơi là phải có phản ứng, xét đoán nhanh nhẹn nhờ đó cháu bé tạo được thói quen nhậm lẹ đối phó với tình thế mới ở ngoài đời.
•Chơi game là muốn thắng: cậu phải tập trung ý chí, nghĩ ra phương thức tốt, bám sát trò chơi. Lâu ngày thành quen, sẽ tăng lòng tự tin, cố gắng.
•Trẻ em kém khả năng phát triển trí tuệ, không phản ứng được với sự việc xảy ra ở xung quanh, có thể thay đổi với chơi game. Giác quan các cháu mở rộng và trở nên nhanh nhẹn khôn ngoan hơn sau một thời kỳ chơi những game có nội dung giáo dục, khoa học.
•Chơi game chung với bạn bè, hòa nhập với nhau, tạo cho các cháu tinh thần ganh đua đồng đội, công bằng, hợp tác.
•Với các game kích thích óc tò mò về các sinh hoạt thể chất và tinh thần, các cháu tạo ra thói quen học hỏi.
•Con trẻ thường là  bốc đồng, hấp tấp, gây gián đoạn (phá bĩnh) và muốn được chú ý…Nhưng chơi game với người khác, cháu phải đợi tới lượt, tiêm nhiễm dần dần tính kiên nhẫn, tôn trọng quy luật, đợi tới kết thúc để biết kết quả cuộc chơi, được thua vui vẻ.


•Trong khi chơi với bạn, các cháu phải đối thoại, hành động qua lại thương lượng với nhau, phải suy nghĩ tìm giải đáp. Nhờ đó luyên được khả năng nghe và nói tốt hơn đồng thời cũng tăng sự gần gũi, thân mật.
•Chơi game là phải nhanh mắt nhanh tay đối phó kịp thời, tạo cho cháu thói quen phối hợp các động tác này.
Game cũng được áp dụng trong y học.
•Tập trung vào game được dùng để giảm sự chú ý của bệnh nhân vào một rối loạn nào đó như cơn đau, nôn ói khi đang hóa trị ung thư… Chẳng khác chi cảnh Quan Công chăm chú đánh cờ quên đau để Hoa Đà  mổ da trị vết thương làm độc mà không dùng thuốc tê.
•Bệnh nhân tai biến, giảm khả năng cử động, phát ngôn được cho chơi game để tập phục hồi phần nào các chức năng này.
Trong tạp chí y khoa British Medical Journal tháng 6 năm 2005 Giáo sư Mark Griffiths nêu ra kết quả nghiên cứu của nhiều khoa học gia áp dụng video game như một sinh trị liệu (physiotherapy) hoặc lao động trị liệu để phục hồi chức năng, trị nhiều bệnh trẻ em như kém học hỏi, khó khăn phát ngôn, tự kỷ ám thị, quá năng động, liệt hạ chi vì tổn thương cột sống.
Khi chơi game, các bệnh nhân này có thể tập để lấy lại các chức năng co duỗi cơ bắp, xương khớp. Ông cũng nêu ra trường hợp em bé bị bệnh thiếu máu sickle cell đang nhận hóa trị nhờ chơi game mà bớt cảm giác đau đớn, nôn ói; một bé khác bị bệnh ngoài da, luôn tay cấu vào môi. Bác sĩ cho cháu chơi game và cháu bỏ được thói quen làm tổn thương da.
Giáo sư tâm lý Douglas Gentile, Đại học Iwoa, nêu ra trường hợp các bác sĩ phẫu thuật laparoscopy mổ nhanh hơn tới 27% và ít phạm lỗi tới 37% so với bác sĩ không chơi game. Nhờ chơi game, đôi bàn tay họ trở nên nhanh nhẹn và trí óc sáng suốt.
Bất lợi
Đó là chơi game vừa phải chứ còn chơi say mê quên ăn quên ngủ, ăn uống qua loa là lại không tốt.
Nhiều nhận xét cho thấy say mê chơi game có thể đưa tới một số hậu quả  tạm thời như hoang tưởng, nghe thấy âm thanh không có thực, đau cổ tay, cổ, khuỷu tay, bệnh dây thần kinh ngoại vi hoặc mập phì vì suốt ngày chơi game, không vận động.
Các cháu cũng có thể trở nên ngỗ nghịch hung bạo, giảm giao tế với gia đình bạn bè, chểnh mảng học hành vì tiêm nhiễm nội dung xấu của game.
Vì vậy các bậc phụ huynh nên:
•Giới hạn thời gian chơi, tối đa 1 giờ mỗi ngày, ở nhà cũng như ở ngoài.
•Đòi hỏi hoàn tất bài học hoặc các bổn phận khác trước khi chơi game.
•Coi bảng đánh giá game và nội dung của game, tránh game có tính cách bạo động đánh lộn, tiêu diệt. Lựa game cần xử dụng trí óc suy luận, mưu lược, hành động.
•Để ý coi con em có dấu hiệu lạm dụng hoặc ghiền game, ngưng cho chơi nếu cháu tỏ vẻ ám ảnh, say mê. Nghiên cứu cho hay hiện nay cứ 5 em thì 1 em ghiền chơi game.
•Đừng để máy chơi game, computer trong phòng ngủ của các cháu mà để nơi nào dễ kiểm soát.
•Quan sát khi cháu chơi game trên internet với người khác, lưu ý các cháu đừng hẹn gặp người lạ mặt, tránh gặp người có hành vi tác phong xấu. Đa số bác sĩ tiểu nhi đều đồng ý nội dụng bạo động của truyền thông bao gồm TV, game…đều gây ảnh hưởng không tốt cho con trẻ.
Lưu ý các cháu không cho người lạ biết lý lịch của mình.
Kết luận
Mọi sự trên đời đều có mặt lợi và hại, kể cả chơi video game hoặc máy vi tính. Nếu áp dụng được luật trung dung, vừa phải của cổ nhân thì lợi nhiều hơn hại.
Đối với vấn đề game, các bậc phụ huynh nên thảo luận, hướng dẫn để các cháu vừa giải trí, vừa học hỏi mở mang trí tuệ, kiện toàn khéo léo hành động, mở rộng giao tế bạn bè.
Chơi game cũng chẳng khác chi “ăn quá no trở thành bội thực, khó tiêu, bệnh hoạn”.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức M.D.
Texas-Hoa Kỳ
www.bsnguyenyduc.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Người ta thường nói rằng tất cả chúng ta rồi sẽ trở nên mất trí nhớ - trừ khi chết vì ung thư hoặc bệnh tim mạch. Tất nhiên, có những người chết vì các bệnh khác, tai nạn hoặc tự tử. Nhưng chính chứng mất trí nhớ, ung thư và bệnh tim mạch lại chiếm ưu thế trong danh sách về nguyên nhân tử vong. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh tim mạch đã tiến bộ và tỷ lệ sống sót hiện nay cao hơn nhiều. Ung thư đã từ một bản án tử hình trở thành một căn bệnh có thể điều trị được - mặc dù vẫn có những biến thể mà tỷ lệ tử vong gần một trăm phần trăm.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Lund, Thụy điển đã tìm ra một phương pháp để có thể phát hiện sớm các bệnh nghiêm trọng trong não, chẳng hạn như bệnh Parkinson, bằng cách thử dịch tủy sống sau lưng. Và họ cho biết rằng dấu hiệu ban đầu của bệnh là giảm khứu giác, tin từ Đài truyền hình Thụy điển. Tại Phòng khám Trí nhớ ở thành phố Malmö, Thụy điển, các bác sĩ lấy dịch tủy sống từ những người tình nguyện tham gia nghiên cứu bằng một cây kim vào giữa hai đốt ở cột sống, qua thử nghiệm đó các nhà nghiên cứu biết người đó có khả năng mang chứng bịnh thể Lewy* không? Các chứng bịnh thể Lewy là thuật ngữ chung cho bệnh Parkinson và chứng mất trí nhớ thể Lewy, hay còn gọi là sa sút trí tuệ Lewy.
Theo tờ Smithsonianmag, trong một cuộc phẫu thuật thử nghiệm đột phá, các khoa học gia đã điều trị cho bốn bệnh nhân bị thương nặng ở một mắt bằng cách cấy ghép tế bào gốc từ mắt còn lại. Ula Jurkunas, bác sĩ nhãn khoa tại Massachusetts Eye and Ear và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu mới, cho biết: “Báo cáo từng trường hợp cụ thể về bốn bệnh nhân cho thấy một số thông số đã có sự cải thiện, đồng thời cơn đau cũng như các triệu chứng khó chịu đều có giảm bớt.”
Các bác sĩ tại NYU Langone Health trong tuần qua cho biết ca ghép thận heo (đã biến đổi gen) cho một người đàn ông (đã chết não) thành công và thận vẫn tiếp tục hoạt động sau 32 ngày, tờ Washington Post đưa tin. Đây là một bước tiến lớn tới khả năng cấy ghép dị chủng. Theo báo cáo, trong vài phút đầu tiên sau khi được cấy ghép, trái thận không bị cơ thể người nhận đào thải – điều này thường là một vấn đề lớn trong cấy ghép dị chủng (sử dụng cơ quan từ loài khác để cấy ghép). Trái thận đã bắt đầu sản xuất nước tiểu và đảm nhận các chức năng của thận người như đào thải các chất độc.
Nếu thuở nhỏ quý vị từng bị rầy la vì vụ đọc sách, truyện trong bóng tối hoặc nếu có xài mắt kính chặn ánh sáng xanh khi làm việc trên máy tính, thì có thể quý vị chưa hiểu đúng về sức khỏe của mắt. Theo Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bịnh (CDC), ở Hoa Kỳ cứ 10 người trưởng thành thì có khoảng 4 người có nguy cơ cao bị suy giảm thị lực. Bác sĩ Joshua Ehrlich, giảng sư về nhãn khoa và khoa học thị giác tại Trường Michigan cho biết, có nhiều bịnh về mắt có thể điều trị hoặc phòng ngừa được. Và sau đây là một số niềm tin phổ biến của mọi người về thị lực và những nhận xét của các chuyên gia.
Gần đây các tin thời sự nói nhiều về vấn đề sinh sản. Những nước Á châu đang phát triển kinh tế tột bực như Nhật, Đài Loan và Đại Hàn đều gặp phải vấn đề mức sinh sản quá thấp. Phụ nữ các xứ này học càng ngày càng lâu, lập gia đình chậm hoặc từ chối lập gia đình, có con ít hoặc chọn lựa không sinh con cái để tiếp tục sự nghiệp cá nhân, nếp sống tự do không vướng bận con cái, hoặc lo ngại không đủ tiền của để giáo dục nuôi dưỡng một đứa trẻ.
Một nhóm các nhà nghiên cứu vây quanh Keith Thomas, 45 tuổi, và nhìn chằm chằm vào bàn tay phải của ông. “Mở ra nào, mở ra nào, mở ra nào,” họ thúc giục, và reo hò khi những ngón tay của Thomas xòe ra và cuộn lại theo các hình ảnh trên màn hình máy tính. Vào tháng 7 năm 2020, bị tai nạn trong một chuyến đi lặn, Thomas bị liệt từ ngực trở xuống. Nhưng giờ đây, ông đã có thể cử động tay trở lại sau một thử nghiệm lâm sàng thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Feinstein Institutes for Medical Research của Northwell Health ở New York.
Mùa hè đang vẫy gọi với những chuyến du lịch sôi động, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi số ca nhiễm COVID-19 dần tăng trở lại. Một số tiểu bang ở Hoa Kỳ, số người phải vào bệnh viện do COVID-19 cũng đang tăng, đặc biệt là những người cao niên. Theo Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bịnh (CDC), số người phải vào bệnh viện hàng tuần đã tăng nhẹ kể từ giữa tháng 6, từ khoảng 6,300 ca lên hơn 8,000 ca trong tuần kết thúc vào ngày 22 tháng 7. Kể từ khi kết thúc tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do COVID-19 vào tháng 5, CDC không còn báo cáo về số ca nhiễm COVID-19 trên toàn quốc. Điều này có nghĩa là các sở y tế của tiểu bang không còn phải báo cáo dữ liệu này cho CDC.
Giác mạc (cornea) là một lớp mô cứng, trong suốt bao phủ phía trước mắt. Nó giúp tập trung ánh sáng vào võng mạc (retina). Nếu giác mạc bị tổn thương do bệnh tật hoặc chấn thương, nó có thể gây ảnh hưởng đến thị lực. Trên toàn thế giới, gần 13 triệu người bị mù do các vấn đề về giác mạc.
Các phòng khám ‘lang băm’ hô hào có bán các liệu pháp tế bào gốc (stem cell therapies) mọc lên nhan nhản khắp mọi nơi. Trên thế giới, có hàng ngàn phòng khám, cơ sở tuyên bố có thể chữa được bách bệnh, từ bệnh tự kỷ cho đến bại não. Những nơi có nhiều ‘phòng khám trị liệu tế bào gốc’ nhất là ở Hoa Kỳ, Mexico, Ấn Độ và Trung Quốc. Rất nhiều người đang đi khắp mọi nơi để tiếp cận những phương pháp điều trị này, dẫn đến một hiện tượng được gọi là du lịch tế bào gốc (stem cell tourism).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.