Hôm thứ Hai, thị trường chứng khoán tương đối yếu sau 5 tuần lên mạnh đưa các chỉ số vượt mức cao kỷ lục, với tin Trung quốc thương vụ yếu và Nhật kinh tế chậm nhất trong 5 năm.
Chỉ số Dow Jones đóng cửa xuống 25.94 ở mức 17111.42 trong khi Nasdaq lên 9.38 ở mức 4592.29. Lãi suất T-note 10-năm ở mức 2.469% lên 0.008. Dầu thô xuống 0.32 với giá $92.97. Vàng xuống $11.50 với giá $1255.90.
Boeing (BA) lên 3.29 với giá 127.98 nhờ xác nhận giao kèo 100 máy báy 737 cho RyanAir.
General Electric (GE) không thay đổi nhiều với giá 26.08 sau khi tuyên bố bán chi nhánh sản phẩm gia dụng (appliances) cho Electrolux Thụy Điển với giá $3.3B.
Multimedia Games (MGAM) lên 8.37 với giá 36.15 nhờ được Global Cash Access (GCA) mua với giá $1.2B.
Yahoo (YHOO) lên 2.22 với giá 41.81 vì là chủ 24% của Alibaba Group sắp ra IPO với giá $66/cp.
Campbell Soup (CPB) xuống 1.15 với giá 43.39 vì báo cáo lợi tức không hấp dẫn.
GoPro (GPRO) lên 4.77 với giá 63.52 nhờ được FBN Securities nâng giá mục tiêu lên $70.
Tesla Motors (TLSA) lên 4.72 với giá 282.11 cũng nhờ được FBN nâng giá mục tiêu lên $325, mặc dù ông CEO Elon Musk có bình luận giá hơi cao.
Bài phân tách sau đây sẽ bàn về những thiệt hại kinh tế Nga đang phải lãnh đủ. Nga với 142 triệu dân (2021) và tổng sản lượng nội địa (GDP) của 2020 là $3,876 tỉ (theo thời giá 2017), từ một nền kinh tế chỉ huy chuyển qua kinh tế tư bản quốc doanh với một khu vực tư nhân giới hạn sau khi Liên Xô xụp đổ. Kinh tế Nga đã thực hiện được mức phát triển tốt đẹp vào những năm 1998-2008. Tiếp theo là giai đoạn kinh tế trì trệ. Cuộc xâm chiếm Crimea vào 2014 đã đẩy Nga vào cuộc suy thoái kinh tế. Cuộc xâm lăng Ukraine vào 2022 sẽ làm kinh tế lún sâu vào một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy vì những biện pháp trừng phạt kinh tế của khối các nước dân chủ.
Người Mỹ, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, đã phải chịu đựng sức ép của giá cả tăng vọt trong những tháng gần đây. Giá mà người tiêu dùng trả cho mọi thứ, từ cá đến xăng dầu đã tăng vọt, với tốc độ thay đổi cao nhất trong nhiều thập kỷ. Lạm phát là sự gia tăng tổng quát và liên tục về giá của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Lạm phát làm xói mòn sức mua sắm của người tiêu dùng và giá trị tiền mặt của họ, do đó làm giảm thu nhập thực tế của họ. Một nền kinh tế hiện đại có hàng triệu thứ hàng hóa và dịch vụ mà giá cả liên tục giao động theo các luồng gió cung và cầu. Làm thế nào để tất cả những luồng thay đổi này có thể tụ lại một tỷ số lạm phát duy nhất? Như nhiều vấn đề trong lãnh vực đo lường kinh tế, câu trả lời khá đơn giản: Giá của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ được kết hợp thành một mức giá hoặc chỉ số duy nhất, và tỷ lệ lạm phát chỉ đơn giản là thước đo sự thay đổi của chỉ số này trong một số thời kỳ.
Các nhà kinh tế học có nhiều công cụ để đo l
Một Hiệp định Thương mại Tự do mới, bao gồm một phần ba nền kinh tế thế giới, sẽ loại bỏ 90% thuế quan giữa 15 quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương và dự kiến sẽ thúc đẩy xuất khẩu trong khu vực thêm 42 tỷ USD. Thông tin mới nhất về Hiệp định này do tác giả Đỗ Kim Thêm phiên dịch. Mời đọc.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.