Hôm nay,  

Nhiều NS, DB Mỹ: Đòi Rút Quân Ở Afghan Nhiều Hơn Nữa

24/06/201100:00:00(Xem: 2883)

Nhiều NS, DB Mỹ: Đòi Rút Quân Ở Afghan Nhiều Hơn Nữa; 27 Nghị Sĩ Mỹ Gửi Thư Cho Obama Đòi Rút Trước 20,000 Quân

WASHINGTON - Đa số các nhà lập pháp vận động rút quân đáng kể từ Afghanistan tỏ ra bất bình với bài diễn văn tối Thứ Tư của TT Obama.
Lãnh đạo Hành Pháp loan báo từ nay đến hết năm, quân số Hoa Kỳ tại Afghanistan sẽ giảm bớt 10,000, và giảm tiếp 23,000 vào muà Thu 2012. Quân số trong 2 đợt triệt thoái kể trên là bằng lực lượng tăng viện mà TT Obama quyết định hồi cuối năm 2009 để giành ưu thế trên chiến trường.
Hôm Thứ Ba, nghị sĩ DC Carl Levin, chủ tịch ủy ban quân vụ Thượng Viện, gợi ý rút ít nhất 15,000 quân trước cuối năm nay. Sau bài nói chuyện về Afghanistan của TT Obama, ông Levin ra tuyên bố ghi rằng điều kiện thực tế cho phép 1 quân số triệt thoái lớn hơn. Ông cho biết sẽ tiếp tục vận động để tăng tốc giải kết.
Thủ lãnh đa số DC Hạ Viện Nancy Pelosi cũng thấy quân số rút mà TT Obama quyết định không là điều bà hi vọng.
Theo nghị sĩ Jeff Merkley (DC-Oregon), chúng ta nên có kế hoạch đưa quân tác chiến về nước. Ông nhắc nhở : quân số tác chiến vào cuối nhiệm kỳ của ông Obama nhiều gấp đôi đầu nhiệm kỳ.
Nghị sĩ Merkley cùng với các nghị sĩ Tom Udall (DC-New Mexico) và nghị sĩ Mike Lee (CH-Utah) là đồng tác giả của 1 bức thư hô hào rút quân đáng kể với chữ ký của 27 nghị sĩ. Ông Merkley nói : 15,000 đến 20,000 binh sĩ mới là "quân số đáng kể".

Ngoài ra, 1 đề luật về "điều động quân tác chiến an toàn và có trách nhiệm" với nghị sĩ Kirsten Gilibrand (DC-New York) là đồng bảo trợ đòi hỏi TT Obama trình trước ngày 31-7 kế hoạch rút quân tác chiến theo 1 thời biểu rút hoàn toàn.
Mặt khác, nghị sĩ Chris Coons (DC-Delaware) tuyên bố "Tôi hoan nghênh quyết định của TT về tái phối trí 33,000 quân từ nay đến cuối Hè 2012, nhưng rất tiếc không thấy TT Obama chuyển hướng chiến lược từ chống nổi dậy thành chống khủng bố." Theo lời ông, không chuyển hướng chiến lược thì không chắc có thể bảo đảm an ninh và ổn định tại Afghanistan trong 5 năm tới.
Với dân biểu Jim McGovern (DC-Massachusetts), chiến luợc chống khủng bố không cần đến 70,000 quân, và lãnh đạo Hành Pháp cần giải thích bằng cách nào rút hết lực lượng tham chiến tại Afghanistan.
Trong khi đó, dân biểu John Conyers (DC-Michigan) đứng đầu nhóm Out of Afghanistan Caucus ra thông cáo báo chí với nhận định rằng chiến cuộc Afghanistan tiếp tục không thấy cơ may kết thúc. Nghị sĩ Udall không chỉ trích ông Obama nhưng hô hào lập kế hoạch để trong 12 đến 18 tháng giao hết trách nhiệm an ninh cho người Afghanistan.
Với nghị sĩ Harry Reid, thủ lãnh đa số Thượng Viện, quyết định của TT Obama là 1 buớc cấp thiết đúng hướng đầu tư vào các tiến bộ đã đạt đuợc để hoàn tất sứ mạng và bảo đảm chiến luợc đánh thắng al-Qaeda trong trường kỳ.
Thêm vào đó, nghị sĩ Jon Tester (DC-Montana) cho rằng quyết định của TT Obama đã làm rõ với người Afghanistan rằng đã đến lúc họ phải chuẩn bị nắm quyền kiểm soát đất nước vì lực lượng Hoa Kỳ không lưu lại vĩnh viễn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phần trình diễn chính, ước mơ của Trump bắt đầu. Dưới cái nóng oi bức hơn 80oF, vài trăm người thưa thớt trên hàng ghế khán đài dõi theo cuộc diễn hành nhàm chán, yên tĩnh. Những đoàn lính thuộc các quân chủng khác nhau tuần tự đi qua, chậm rãi, yếu ớt. Bước chân không đồng nhịp. Đôi tay của họ thừa thãi, có cảm giác như họ không biết cất nó vào đâu. Gương mặt của họ không khác với hai vị quân nhân trên chuyến tàu điện ngầm vài giờ trước đó, gương mặt bất chí khí.
Vào Thứ Bảy này, thủ đô Washington D.C. sẽ tổ chức một cuộc duyệt binh lớn để mừng 250 năm ngày thành lập Lục Quân Hoa Kỳ – trùng đúng ngày sinh nhật lần thứ 79 của tổng thống Donald Trump. Nhưng không chỉ có xe tăng, quân nhạc và pháo hoa, cùng lúc đó sẽ có hàng ngàn cuộc biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ, với một thông điệp rất rõ ràng: "Chúng tôi không muốn một vị vua." Nếu có ý định tham dự cuộc biểu tình No Kings một cách hiệu quả và an toàn, bạn đọc nên ghi danh tham gia tại trang chính thức của chiến dịch biểu tình hoặc qua các tổ chức vận động tại địa phương. Trang chính của No Kings: truy cập NoKings.org, vào mục Attend (tham dự) hoặc Find an event near you (tìm một cuộc biểu tình gần bạn) để xem danh sách sự kiện theo từng khu vực. Trang này cung cấp bản đồ tương tác giúp bạn chọn và ghi danh rõ địa điểm mình muốn tham gia. Và nhớ rằng biểu tình ôn hoà ở nơi công cộng (đường phố, vỉa hè, công viên) là quyền được Tu Chính án thứ nhất bảo vệ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh mẽ theo ý nghĩa tương đối, sau khi phá hủy các định chế, những gì còn lại là sự hiện diện của Trump được bao quanh bởi những kẻ bất tài. Nhưng Trump yếu đuối bởi vì đã phá hủy quá nhiều năng lực của nhà nước, Hoa Kỳ không có công cụ thực sự để đối phó với các nơi khác trên thế giới. Trong hai tháng qua, giới đầu tư tài chính đã đưa ra một chiến lược giao dịch mới, dựa trên một quy tắc đơn giản: Trump luôn là kẻ rút lui – Trump Always Chickens Out (TACO). Tổng thống Mỹ đe dọa sẽ áp thuế ào ạt về nhập khẩu đối với bạn cũng như thù, hoặc loại bỏ vị Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, chỉ lùi bước khi đòn roi của thị trường áp đặt kỷ luật không khoan nhượng. Sau đó, Trump quay trở lại thuế quan, chỉ để lùi lại một lần nữa.
Những gì chúng ta chứng kiến ngày hôm nay sẽ tiếp tục là chiều hướng nguy hiểm của chính quyền này, đe dọa bất kỳ ai đứng lên và bất đồng quan điểm với họ. Khi gần như toàn bộ thành viên Cộng Hòa ủng hộ hành động tấn công một thượng nghị sĩ vì quyền đặt câu hỏi thì điều này cho thấy, “đây không còn là nước Mỹ mà tôi biết,” như lời Thượng Nghị Sĩ Lisa Murkowski của Alaska thốt lên.
LOS ANGELES — Sáng nay, một hình ảnh gây bàng hoàng đã lan truyền khắp truyền thông Hoa Kỳ: Thượng nghị sĩ Alex Padilla, đại diện tiểu bang California, bị nhân viên mật vụ đè úp xuống hành lang, còng tay như một kẻ phạm pháp chỉ vì Ông lên tiếng trong một buổi họp báo. Sự việc xảy ra tại trụ sở liên bang ở Los Angeles, khi Bộ trưởng Nội an Kristi Noem đang trình bày về các cuộc bố ráp di dân gần đây. Trước mặt báo chí và giới chức công lực, ông Padilla, sinh trưởng tại chính thành phố này, đã lên tiếng: “Bà cứ khăng khăng thổi phồng mọi chuyện.” Ngay sau đó, hai người đàn ông được nhận diện là mật vụ thuộc Bộ Nội an tiến lại gần, áp sát ông Padilla vào tường và dùng vũ lực đẩy ông ra khỏi hội trường qua cửa sau. Trên đường bị áp giải, ông vẫn cất cao giọng: “Tôi là Thượng nghị sĩ Alex Padilla, tôi có điều muốn hỏi bà bộ trưởng.”
Trong một cuộc họp báo trên mạng do American Community Media tổ chức, các chuyên gia y tế thảo luận về hậu quả nguy hiểm của những quyết định mới của Bộ Y Tế liên quan đến khuynh hướng chống vaccine; cũng như cắt giảm ngân sách những chương trình y tế công toàn cầu của chính phủ Hoa Kỳ.
Lịch sử cho thấy: khi một nhà độc tài dựng nên hệ thống đàn áp, thì hệ thống đó không chỉ nhắm vào kẻ “bị xem là đe doạ” — mà có thể quay sang đàn áp bất kỳ ai. Trump và chính quyền ông đang gấp rút xây dựng hệ thống đó, qua năm bước rõ ràng: Tuyên bố tình trạng khẩn cấp, dựa vào các thuật ngữ như “nổi loạn”, “nổi dậy” hay “xâm nhập.” Lấy cớ đó để triển khai lực lượng vũ trang liên bang vào nội địa. Cho phép các lực lượng này thực hiện bắt giữ hàng loạt, không trát, không thủ tục pháp lý. Mở rộng hệ thống trại giam, khu tạm giữ trên toàn quốc. Khi căng thẳng đủ lớn — ban bố thiết quân luật.
Rạng sáng chủ nhật, một người đàn ông, 36 tuổi, theo đoàn người đói khác đến địa điểm phân phát lương thực nơi họ được chính quyền thông báo sẽ mở cửa sớm với hy vọng có chút thực phẩm đem về nhà cho vợ con đang thoi thóp chờ chết vì đói. Một viên đạn xuyên trán. Người đàn ông chết tươi ngay tại chỗ. Bên cạnh anh, một người thanh niên 30 tuổi, cũng đang hướng về khu vực cứu đói, một viên đạn xuyên qua cằm, anh ta sống sót chỉ vừa kịp để nhận ra rằng một chiếc xe tăng đang quay nòng bắn vào họ. Đoàn người chạy tán loạn. Những phát súng tiếp tục bắn xối xả vào đám đông. Cảnh trên không phải xảy ra trong trò chơi video Squid Game hay trong phim. Mà chính là những gì đã và đang diễn ra tuần qua, hay mới hôm qua, hôm nay. Các nhân chứng Palestine cho biết, vào sáng Chủ nhật hôm nay, lực lượng Israel đã nổ súng khi người dân đến nhận hàng cứu trợ tại một điểm phân phát ở Rafah do Tổ chức Gaza Humanitarian Foundation (GHF) — một tổ chức được Israel và Hoa Kỳ hậu thuẫn — điều hành.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Câu chuyện sau đây của người mẹ ba con, được chia sẻ trong chương trình podcast The Daily Blast của The New Republic, đã nêu lên những mâu thuẫn giữa chính sách nhập cư và tình người, cũng như những góc khuất trong cuộc sống của di dân tại Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.