Hôm nay,  

Mccain, Palin Xuống Điểm, Tố Obama Bạn Với Khủng Bố

06/10/200800:00:00(Xem: 7512)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

WASHINGTON  -    Gần 1 tháng trước ngày tổng tuyển cử, NS Obama đang thắng thế trên sân chơi ngày càng thu hẹp, và khủng hoảng kinh tế đem lại cơ hội tiến lên chiếm Bạch Ốc, bổn phận của NS McCain vào lúc này là phải chuyển hướng, với các chọn lựa hạn chế.

 

Các cố vấn nói vị dân cử Arizona cần phải phóng ra các thông điệp mạnh và tập trung hơn về đối thủ Obama gồm các nghi vấn về thành tích quá độ cấp tiến và các đề nghị quá rủi ro, như có thể thấy qua các buổi xuất hiện của ông Obama và các quảng cáo.

 

Bên đảng DC, các cố vấn của NS Obama cho biết ứng viên TT Obama sẽ lý luận rằng đối thủ McCain chưa thể phác họa kế sách kinh tế khác TT tại chức.

 

Hai phe tin rằng nhiểu việc có thể thay đổi trong tháng này. Giới quan sát cũng tin thế.

 

Ông McCain không thể thắng nếu không giữ đuợc các tiểu bang mà TT Bush thắng. Tại 10 trong số những tiểu bang ấy, tỉ lệ cử tri ủng hộ ông Obama là ngang ngửa hoặc thua ông Obama. Tại 5 tiểu bang mà ông Kerry thắng năm 2004, ông McCain tỏ ra yếu thế.

 

Ông Tom Rath, 1 cử tri đoàn CH của New Hampshire, nhận xét: ông McCain phải làm cho cử tri thấy là có đủ lý do để bỏ phiếu cho ông, và chưa làm đuợc việc ấy.

 

Mặt khác, tin báo chí cho biết ông Obama đang thắng ông McCain 7 điểm. Tờ The Columbus Dispatch ở Ohio hôm chủ nhật đưa tin cuộc khảo sát từ ngày 24-9 đến 3-10 cho thấy tỉ lệ ủng hộ ông Obama là 49%, ông McCain 42%. Cũng báo này mở cuộc khảo sát hồi giữa Tháng 8 nhận thấy ông McCain hơn 1 điểm. Hậu thuẫn của ông Obama ở tiểu bang Ohio đã tăng 10% từ 1 tháng rưỡi qua. Trong Tháng 8, chỉ 50% cảm tình viên của bà Hillary Clinton ủng hộ ông Obama.

 

Trong khi đó một bản tin khác cho biết rằng bà Palin tố ông Obama làm bạn với khủng bố. Bản tin viết như sau.

 

CARSON, California   -    Nữ ứng viên PTT của đảng CH tố cáo NS Obama từng giao du với khủng bố, có lúc là bạn của 1 nhân vật quá khích thập niên 1960.

 

Hôm Thứ Bẩy, bà Sarah Palin nhắc tên ông Bill Ayers, giáo sư trưòng đại học Chicago và là 1 trong các sáng lập viên của nhóm Weather Underground can dự 5, 6 vụ đánh bom, gồm 1 vụ bom ống gây tử thương 1 cảnh sát và gây thuơng tích 1 người khác ở San Francisco. Ông Obama là vị thành niên khi nhóm kể trên đang hoạt động. Ông cũng lên án chủ trương và hành động của Weather Underground.

 

Người ta đuợc biết Obama và Ayers sống trong cùng 1 khu phố Chicago và cùng giúp việc tại 1 ủy ban từ thiện, nhưng không có bằng chứng là họ đã kết thân. Cũng là sai nếu cho rằng họ hợp tác với nhau khi Ayers can dự hoạt động khủng bố.

 

Tuy vậy, bà Palin bình luận như trên trong 3 lần xuất hiện tại các tiểu bang khác nhau. Bà Palin tuyên bố tại Englewood (Colorado), và nhắc lại tương tự ở Carson, Costa Mesa (California) đại ý: đối thủ của tôi là người tin rằng nước Mỹ không đủ tốt đẹp, ông ta giao du với những quân khủng bố chọn mục tiêu là xứ sở của chính họ.

 

Phát biểu của bà Palin có thể đưa tới phản ứng ngược và làm mất trọng tâm vận động tranh cử của NS McCain đang tập trung vào đề tài kinh tế. Bà Palin tuyên bố: ông Obama không phải là người nhận xét về nước Mỹ như các bạn và tôi, chúng ta coi nước Mỹ là 1 thế lực vì tốt đẹp, 1 quốc gia của chủ nghĩa ngoại lệ.

 

Các e-mail cũng ám chỉ ông Obama là quá khích trong bí mật và là tín đồ Hồi Giáo sinh đẻ ở ngoại quốc.

 

Cũng trong chiến dịch đả phá NS Obama, quảng cáo truyền hình của các nhóm ngoại cuộc nêu nghi vấn về các quan hệ của ông Obama với ông Ayers, về nhà vận động tài chính Antoin "Tony" Rezko và mục sư Jeremiah Wright. Năm 2002, ông Obama từ giã HĐ từ thiện giúp dân nghèo Chica có tên Woods Fund. Ông Obama là chủ tịch đầu tiên của Chicago Annenberg Challenge, 1 nhóm chủ trương cải tổ học đường mà ông Ayers là người sáng lập.

 

Hôm Thứ 7, bà Palin kể ra 1 bài của báo New York Times viết chi tiết về các liên lạc giữa NS Obama và ông Ayers. Theo báo này, 2 ông chênh lệch 16 tuổi không thân nhau và ông Obama chưa từng tỏ cảm tình với những quan điểm và hành động quá khích của ông Ayers.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổng Thống Donald Trump khẳng định rằng dự luật thuế mới của ông, vừa được một ủy ban quan trọng của Quốc Hội thông qua vào ngày 18 tháng 5, sẽ mang lại lợi ích cho mọi tầng lớp người dân Hoa Kỳ. Trong phát biểu ngày 1 tháng 5, Trump tuyên bố: “Luật này sẽ giúp một gia đình bình thường có thêm hàng ngàn Mỹ Kim mỗi năm.” Đúng là nhiều người sẽ thấy mình còn lại nhiều tiền hơn sau thuế. Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu phi đảng phái lại cho rằng người giàu sẽ được lợi nhiều nhất, còn những người kiếm tiền ít nhất lại có thể mất đi một phần thu nhập, nhất là khi chính phủ cắt giảm các chương trình như Medicaid và Trợ Giúp Thực Phẩm Supplemental Nutrition Assistance Program (SNAP).
Trong số 145 sắc lệnh hành pháp mà Tổng Thống Donald Trump đã ban hành, từ quy định về sức nước mạnh hay nhẹ trong vòi sen cho đến xuất cảng hải sản, có một sắc lệnh đáng chú ý. Được ký vào ngày 23 tháng 4 với tiêu đề tưởng chừng đơn giản: “Khôi Phục Bình Đẳng Cơ Hội và Trọng Dụng Tài Năng” (Restoring Equality of Opportunity and Meritocracy), sắc lệnh này lại mang tham vọng tái định hình toàn bộ luật dân quyền Hoa Kỳ. Ngay cả những người hay nghi ngại Trump cũng không khỏi giật mình nhận ra, điều quan trong lần này không chỉ là mục tiêu mà ông nhắm đến, mà còn là những chọn lựa đầy toan tính.
Chỉ sau 100 ngày đầu tiên Donald Trump trở lại làm tổng thống, người dân Mỹ giờ đây hoang mang về hướng đi của đất nước mình. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số người Mỹ đồng ý rằng Trump là "một nhà độc tài nguy hiểm"; tin rằng tổng thống đang mở rộng quyền hạn của mình, coi thường pháp quyền, đưa Hoa Kỳ đi chệch khỏi các nguyên tắc căn bản từ khi lập quốc.
Tỉ lệ chấp thuận Tổng Thống Trump suy giảm đáng kể- Trump làm kinh tế tồi tệ hơn- Đa số dân Mỹ phản đối việc cắt giảm các chương trình xã hội bao gồm Medicaid - Trong trận tái đấu giả định năm 2024, Kamala Harris dẫn trước Donald Trump.
Kể từ khi chính thức đóng cửa vào năm 1963, nhà tù Alcatraz đã trở thành một phần huyền thoại của nước Mỹ. Tọa lạc trên một hòn đảo ngoài khơi California, nơi này từng là nhà tù liên bang nổi tiếng với danh xưng “không thể vượt ngục” – bốn bề là biển cả, vừa lạnh thấu xương vừa nhiều sóng dữ. Alcatraz từng giam giữ những tên tội phạm khét tiếng nhất Hoa Kỳ, từ Al “Scarface” Capone đến George “Machine Gun” Kelly.
Trước khi trở thành Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (Democratic National Committee, DNC), Ken Martin đã dành cả đời làm việc trong đảng, qua mọi cấp độ – từ cơ sở đến trung ương. Chặng đường ấy bắt đầu với một người mà Martin luôn kính trọng: cố TNS Paul Wellstone – một chính khách cấp tiến, luôn kiên định với các lập trường táo bạo như việc phản đối cuộc chiến tại Iraq, điều từng khiến ông đối đầu với nhiều nhân vật quyền lực.
Từng là trụ cột vững chãi của hệ thống tài chánh toàn cầu, đô la Mỹ (MK, USD) nay lại khiến thị trường lo sợ. Từ khi đạt mức cao hồi giữa tháng 1, giá trị “đồng bạc xanh” của Hoa Kỳ đã lao dốc hơn 9% so với các đồng tiền mạnh khác. Điều đáng lo ngại hơn cả, là gần phân nửa đà sụt giảm này chỉ diễn ra sau ngày 1 tháng 4, dù lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm lại tăng nhẹ 0.2%.
Không những sản lượng kinh tế suy thoái, thị trường chứng khoán cũng đã giảm mạnh. Niềm tin của người tiêu dùng đã hạ xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch COVID-19.
Trước khi trở thành Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (Democratic National Committee, DNC), Ken Martin đã dành cả đời làm việc trong đảng, qua mọi cấp độ – từ cơ sở đến trung ương. Chặng đường ấy bắt đầu với một người mà Martin luôn kính trọng: cố TNS Paul Wellstone – một chính khách cấp tiến, luôn kiên định với các lập trường táo bạo như việc phản đối cuộc chiến tại Iraq, điều từng khiến ông đối đầu với nhiều nhân vật quyền lực.
Hoa Kỳ từ trước đến nay vẫn luôn có một mối quan hệ phức tạp với người di dân và tị nạn, mặc cho một phần trong huyền thoại quốc gia luôn khắc họa chúng ta là một xứ sở của những người mới đến. Trong huyền thoại đó, họ — những người di dân — là một phần của chúng ta. Song song với điều đó, nước Mỹ cũng từng nhiều lần trải qua những cơn bùng phát dữ dội của tâm lý bài ngoại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.