Hôm nay,  

Di Dân Mỹ Tạo Nửa Triệu Việc

1/14/200700:00:00(View: 3690)

Di Dân Mỹ Tạo Nửa Triệu Việc

- 39% Hãng Cali Là Của Di Dân

Durham, N.C.- Tuần rồi một nhóm nghiên cứu sinh viên trường Đại học Duke và Berkley School of Information của University of California đã ấn hành một bản nghiên cứu lần đầu tiên về sự quan trọng của các di dân có tài năng đối với sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ, đặc biệt trong việc thành lập các công ty kỹ thuật và cơ khí. Tác giả bản nghiên cứu nhắc tới người mang lại kết quả trực tiếp rất đáng khích lệ là Vivek Wadhwa, một nhà sáng lập công ty kỹ thuật thế hệ mới và nhà máy. Bài viết cho biết chi tiết như sau.

Kết quả của cuộc nghiên cứu này cho thấy tại Thung Lũng Silicon, xuất hiện từ 1999, một mẩu hình lớp di dân nay tài năng đã tạo ra luồng gió cải cách trong các ngành sản xuất và dịch vụ, đồg thời tạo ra ra việc làm, thúc đẩy sự thịnh vượng xã hội, đã trở thành hiện tượng phi thường khắp đất nước Hoa Kỳ. Đã có một số công ty kỹ thuật tiêu biểu ở Hoa Kỳ xuất hiện từ năm 1995 tới năm 2005.

Trong số 25.3% các công ty này thì có ít nhất một nhà sáng lập chủ chốt sinh trưởng ở ngoại quốc. Các tiểu bang có tỉ lệ trung bình số công ty được thành lập bởi các di dân gồm: Cali (39%), New Jersey (38%), Georgia (30%) và Massachusetts (29%). Các tiểu bang có tỉ lệ trung bình thấp hơn gồm Washington (11%), Ohio (14%), North Carolina (14%) và Texas (18%). Tính chung cả nước, các công ty đó đã làm ra trị giá hàng hóa 52 tỉ đô và thuê mướn 450,000 thợ riêng trong năm 2005.

Người Ấn Độ đã thành lập nhiều công ty kỹ thuật và cơ khí tại Hoa Kỳ trong thập niên qua bởi các di dân từ Anh, Hoa Lục, Đài Loan và Nhật Bản. Số công ty của người Ấn Độ chiếm tới 26% trong số các nhà sáng lập công ty của di dân.

Các công ty của di dân sinh trưởng tại Trung Quốc (bao gồm cả Trung Hoa lục địa và Đài Loan) tập trung phần lớn tại Cali, gồm 49% của Hoa Lục và 81% của Đài Loan. Công ty Ấn Độ và Anh phân tán khắp Hoa Kỳ, trong khi công ty qui mô của người Ấn Độ tập trung phần lớn ở Cali và New Jersey; còn người Anh thì ở Cali và Georgia.

Xấp xỉ 80% công ty của di dân ở Hoa Kỳ thuộc hai lãnh vực: nhu liệu và các dịch vụ có liên quan tới sản xuất.

Hơn một nửa (52.4%) nền kỹ nghệ của Thung Lũng Silicon đã được hình thành bởi một hoặc nhiều di dân, so với tỉ lệ trung bình tại Cali là 38.8%.

Một tài liệu nghiên cứu vào năm 1999 cho thấy tỉ lệ các công ty của người Ấn và người Trung Quốc đã tăng từ 24% lên 28%. Từ năm 1995 tới 2005, các công ty ở Thung Lũng Silicon do người Ấn thành lập chiếm 15.5% và di dân từ Trung Quốc, Đài Loan chiêm 12.8%.

Tại Research Triangle Park, 18.7% đã được thành lập bởi di dân, so với North Carolina là 13.9%. Cộng đồng Ấn Độ là các tập đoàn sáng lập của di dân lớn nhất, với 25%, sau đó là di dân Đức và Anh, mỗi nhóm chiếm 15%.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Phi công trưởng thử nghiệm John S. Beesley lái chiếc F-35 có tên gọi Joint Strike Fighter (chiến đấu cơ tấn công phối hợp) đã bay cao 15,000 feet, có 3 phi cơ
Ông lão Joseph Perez 85 tuổi bị tố giác bắt cóc vợ từ nhà dưỡng lão Father Murray (Michigan) hồi Tháng 1, để 2 người chung sống ở Florida, và đã bị báo cáo
Tạp chí Time chúc mừng hàng triêu người là "Nhân Vật Trong Năm" - tờ Time chuyển sự quan tâm từ định chế sang cá nhân, và nói hàng triệu người là công dân của nền dân chủ thời đại
Một phụ nữ 22 tuổi phát triển lệch lạc, cân nặng 43 pound, được cảnh sát Florida khám phá chỉ mặc trên người 1 áo T-shirt và tã lót, nằm trên đệm dây dính
Robert McNamara, sinh trưởng ở San Francisco năm 1916, thành phố khét tiếng tự do và cấp tiến. Ông tốt nghiệp cử nhân kinh tế Đại Học Berkeley năm 1937
Trong luc tuần hành trên đại lộ 5 trong ngày Thứ Bẩy, 1 trong những ngày mua sắm bận rộn nhất trong năm của cư dân New York, hàng ngàn người đếm tới số 50 để nhắc lại cac loạt đạn
Chúng ta hiện đang bước dần trong mùa lễ lộc, nào là tiệc cuối năm liên tục, rồi sắp đến là Giáng Sinh và Tết Đinh Hợi nữa. Thôi thì tiệc tùng lu bù liên miên
Hầu hết người Mỹ đều nói rằng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo đang lớn dần và trở thành mối quan ngại đáng sợ của đất nước. Chính vấn đề nhạy cảm
Trong một bài báo mới đây của Nicole C. Brambila, dòng di dân lậu đã bơm vào nền kinh tế quận Riverside gần 1.5 tỉ đô hàng năm trong khi chỉ phải trả có 32 xu
Bản phúc trình quốc hội Hoa Kỳ cảnh cáo rằng Bộ Ngân Khố Mỹ phải cải thiện hơn việc hợp tác các sở để quan sát các hoạt động tình nghi rửa tiền. Bản phúc trình của cơ quan kiểm toán
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.