Hôm nay,  

Cộng Đồng Việt Tại Úc Đòi Csvn Phải Nhập Cảng Báo Úc

1/30/200400:00:00(View: 5549)
(Canberra - VNN) -- Theo bản tin của CĐNVTD/UC phổ biến ngày 28-01-04, đoàn thể này phát biểu trên báo Úc rằng "Canberra hãy đòi Hà Nội cho nhập cảng báo Úc". Nội dung bản tin như sau.
Trên tờ báo toàn quốc The Australian ngày 28 tháng 1, Cộng Đồng Người Việt Tự Do đã khuyên chính quyền Úc đừng nhượng bộ khi thương lượng với nhà cầm quyền Hà Nội, mà hãy tiếp tục đòi CSVN phải cho xuất cảng báo Úc vào Việt Nam rồi mới bằng lòng cho CSVN gia nhập vào WTO.
Lời kêu gọi nói trên được đưa ra trong khuôn khổ một bài bình luận đăng trong trang Quan Điểm. Ngoài ra, bài này cũng nhắc đến tình trạng đàn áp tôn giáo, bóp nghẹt báo chí, và tham nhũng của chế độ độc tài đang cai trị Việt Nam.
Bài quan điểm, mang tên "Cover-ups hurt us all" (Bưng bít thì sẽ chỉ làm hại cho mọi người), nói về dịch cúm gà đang lan tràn tại Việt Nam và nhiều nước ở Á Châu. Bài thuật lại lời tiết lộ của giám đốc của tổ chức Food and Agriculture Organisation ở Việt Nam, rằng thực ra thì từ tháng Bảy vừa qua, dịch cúm gà đã bộc phát ở một tỉnh miền bắc, nhưng bị chế độ này giấu nhẹm. Bài cũng nhắc đến quan điểm của nhiều chuyên gia về y tế, rằng phải chi Hà Nội đừng bưng bít thì người ta đã có cơ hội tiêu diệt vi khuẩn, không để nó lan tràn và nay thì truyền vào loài người.
Ở Thái Lan thì các báo chí và các tổ chức dân lập đã đặt nghi vấn và buộc chính quyền Thái Lan phải trả lời tại sao có vẻ che giấu. So sánh tương phản với sự việc đó, bài này nói rằng ở Việt Nam, Đảng CSVN nắm mọi cơ quan truyền thông cũng như mọi hội đoàn, và do đó không có cơ chế nào trong xã hội có thể cản trở được khi chế độ này muốn nói láo hay che dấu.
Cũng trong khi nhắc đến việc bóp nghẹt báo chí, bài này nhắc đến các vụ đàn áp như vụ bỏ tù Phạm HồngSơn, Nguyễn Vũ Bình, và kể cả sự bóp nghẹt tự do báo chí toàn diện, trong đó có các hệ thống truyền thông của dân chúng, chẳng hạn như hệ thống thông tin trong nội bộ của các giáo hội.
Được biết, nhà cầm quyền CSVN đang thương lượng với nhiều chính quyền, trong đó có Úc, Hoa Kỳ, Canada, và nhiều quốc gia Âu Châu, để được gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới. Tiến trình thương lượng này bao gồm các cuộc họp song phương (thí dụ Hà Nội - Canberra, hay Hà Nội - Washington), và đa phương (Hà Nội - WTO) ở Geneva. Để được gia nhập, tất cả các bản thoả ước song phương và đa phương này phải được thông qua. Như thế, đây là cơ hội để mỗi quốc gia này - nhất là các quốc gia có nhiều người Việt sinh sống, nếu cộng đồng người Việt lên tiếng và vận động - đòi Hà Nội phải bỏ thói quen dùng luật rừng trong thành phố. Một trong những điều đó là phải có qua có lại: hiện nay Hà Nội tự do xuất cảng sách, báo, và các sản phẩm nhạc vào các quốc gia này, nhưng lại cấm nhập cảng các mặt hàng đó (ngay cả trong Thương Ước với Hoa Kỳ cũng có các điều khoản cấm này).
Theo lời đề nghị của CĐNVTD/UC cũng như của một số công ty Úc, thì từ năm ngoái, chính quyền Úc đã đòi nhà cầm quyền CSVN phải có qua có lại. Tuy nhiên, Hà Nội đang chống lại, vì theo luật của WTO, nếu đã cho nhập cảng báo tiếng Anh từ Úc thì khó lòng cấm được báo tiếng Việt từ Úc. Và thế là việc bưng bít sự thật và độc quyền dành tiền lời trên thị trường báo chí của Đảng CSVN sẽ bị phá vỡ.
Dưới đây là bản dịch của bài nói trên, của ông Đoàn Việt Trung, Chủ Tịch liên bang của CĐNVTD.
Tựa Đề: "Bưng bít thì sẽ chỉ làm hại cho mọi người"
Tiểu Đề: "Theo Trung Doan thì nếu Việt Nam là nước dân chủ, dịch cúm gà đã ngăn chặn được"
"Vấn đề không phải là tại sao con gà băng qua đường, mà là bịnh cúm gà có bị bưng bít và xuất cảng hay không.
Dịch cúm giết người này đang lan ở Á Châu. Thế nhưng, khác với các chính quyền dân chủ ở Nhật, Nam Dương, Nam Hàn, và Đài Loan, các nhà cầm quyền độc tài ở Việt Nam, Lào, và Trung Quốc có thể bưng bít.
Nay, theo lời tiết lộ của người giám đốc của Tổ Chức Thực Phẩm và Canh Nông của LHQ tại Việt Nam, thì tháng Bảy vừa rồi, Hà Nội có giấu nhẹm một vụ dịch cúm gà địa phương. Theo các chuyên gia thì việc bưng bít này đã làm cho người ta không hoàn toàn tiêu diệt được loại vi khuẩn H5N1. Nay thì nó đang lan rộng cũng như lây qua người.
Việt Nam bị thiệt hại nặng nhất. Năm người đã chết ở miền Bắc, và nạn nhân thứ sáu ở Sàigòn (Coi Ghi Chú dưới đây).

Đến nay thì Trung Quốc vẫn chưa thông báo gì cả cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới. WHO không yên tâm trước sự yên lặng này, và họ đã phải bày tỏ sự lo ngại của họ trên công luận.
Ở Thái Lan, các cơ quan truyền thông và các nhóm tranh đấu đã lên tiếng chỉ trích chính quyền Bangkok là đã bưng bít. Điều này có đúng hay không thì còn chờ bằng chứng, nhưng điều quan trọng là các tổ chức này có mặt, và họ có khả năng buộc chính quyền phải thành thật.
Nhưng ở các chế độ độc tài thì không. Ở Việt Nam, Trung Quốc, và Lào, các đảng cộng sản nắm hết mọi thứ - từ nhà nước trung ương đến cơ quan cấp làng xã, từ toà án tối cao đến toà tỉnh lỵ, từ các nghiệp đoàn đến các hội phụ nữ, từ các đài truyền hình đến các báo chí cho trẻ em. Mọi cơ quan truyền thông không có mặt để trình bày sự thực, mà để phục vụ những đảng tham nhũng này.
Tháng Sáu năm ngoái, một người viết đã bị tù với tội danh gián điệp vì dịch một bài mang tên "Dân chủ là gì"" trên internet. Tháng Mười Hai, một cựu phóng viên cũng bị tù, lại với tội danh "gián điệp", vì muốn thành lập hội chống tham nhũng. Trong tháng Một này, nhà cầm quyền Hà Nội cho các cơ quan truyền thông hay rằng từ nay trở đi, các con số thống kê về án tử hình sẽ trở thành bí mật quốc gia. Chế độ hà hiếp này chỉ muốn các nước khác gởi tiền viện trợ đến cho họ nhiều thêm, còn lời chỉ trích thì bớt đi. Họ tiếp tục hành quyết ngày càng nhiều, họ chỉ giấu các con số mà thôi.
Nhà báo có thể bị tử hình nếu họ loan tin về các con số hành quyết. Vậy thì còn ai dám loan tin về con số người chết vì dịch cúm mà nhà nước muốn giấu" Một đảng cộng sản nổi giận vì mất hàng triệu đô la trong ngành du lịch và xuất cảng, thì không phải là một cảnh đẹp mắt.
Đôi khi, gia đình của các nạn nhân đến các chùa điạ phương để nhờ giúp đỡ. Thế nhưng nếu có một nhà sư nào muốn báo tin lên, thì sẽ bị đè bẹp ngay. Trong giáo hội quốc doanh, những sư chóp bu là viên chức của đảng. Những giáo hội độc lập thì bị loại trừ ra ngoài vòng luật pháp, mục sư và sư sãi của họ thì đang chết dần mòn trong tù.
Các viên chức của WTO có giấy thông hành ngoại quốc, nên Hà Nội không dám bỏ tù họ. Nhưng họ chỉ có mặt ở Hà Nội và Sàigòn, họ không có ở các tỉnh, và họ phải tùy thuộc vào sự cộng tác của các viên chức đảng. Họ không thể phá vỡ sự bưng bít của Hà Nội.
Hồi trước thì chúng ta cứ coi như vấn đề các nước láng giềng đàn áp tự do báo chí như vấn đề của người khác, chỉ ảnh hưởng đến người dân đáng thương ở các nơi đó, chứ không dính dáng gì đến mình. Thế nhưng trong thế giới ngày nay của hàng không và giao thương, thì nền kinh tế của chúng ta có thể bị vạ lây. Và nếu xui xẻo, thì chính thân thể của chúng ta cũng bị lây.
Hiện nay Việt Nam và Trung Quốc được tự do xuất cảng báo chí và sách đến Úc, cũng như thiết lập các cơ quan truyền thông của ho tại đây. Thế nhưng, các công ty truyền thông của chúng ta thì lại bị cấm không được xuất cảng những tờ báo độc lập như The Australian qua các nước này để bán cho hàng triệu người dân có học tiếng Anh.
Hồi đó khi Trung Quốc xin gia nhập WTO, thế giới không nắm lấy cơ hội để mở thị trường truyền thông của nước này ra. Nhưng nay, khi đang thương lượng với Hà Nội, Canberra đang làm một điều có lý, là đòi Hà Nội phải có qua có lại, cho phép xuất cảng sách và nhạc qua Việt Nam.
Dĩ nhiên, Hà Nội không hài lòng. Nhưng chúng ta hãy hy vọng rằng những nhà thương thuyết của chúng ta sẽ đạt được quyền song phương này, bởi vì hệ thống truyền thông ở đó mà mở rộng hơn thì tốt hơn cho chúng ta ở đây.
Nói một cách tổng quát hơn, lâu nay ai cũng biết là khuyến khích sự cởi mở ở các nước láng giềng thì tốt cho nền kinh tế và an ninh của chúng ta. Nay thì chúng ta biết là cũng tốt cho sức khoẻ của mình nữa.
Trung Doan là chủ tịch liên bang của Vietnamese Community in Australia"
GHI CHÚ: Nguyên văn trong bài nộp cho báo thì viết là "Sàigòn", nhưng người chủ bút vì không hiểu dụng ý của tác giả nên đã sửa lại thành "TP Hồ Chí Minh" (theo thông lệ trong ngành báo chí, các chủ bút có quyền hiệu đính bài). Nay, tác giả đã giải thích cho người chủ bút để dọn đường cho những bài viết trong tương lai. Tên HCM bị áp đặt lên Sàigòn bằng võ lực chứ không do dân chọn. Ngoài ra, đa số người Việt vẫn gọi là Sàigòn. Vì thế, chữ Sàigòn phải được duy trì để tái tục khi tương lai có điều kiện.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
50 năm trôi qua, nhiều thế hệ đã qua đời, những thế hệ sau có vấn đề của họ, nhiều thứ người ta muốn quên, nhiều thứ tưởng chừng quên nhưng vẫn nằm trong tâm thức cộng đồng, sẽ dai dẳng vài thế kỷ, ngăn trở sự phát triển lành mạnh của dân tộc. Như tiến sĩ Veith nói với các em, rằng chúng ta phải viết, phải là chứng nhân. Lịch sử phải được ghi lại trung thực nhất cho mai sau, để sự thật không được bóp méo bởi vô số ấn phẩm, phương tiện truyền thông của nhà cầm quyền “Bên Thắng Cuộc”. Đó là công việc các thiện nguyện viên Bảo Tàng Quân Lực VNCH đang nỗ lực thực hiện, và nhiều người khác, nơi khác cũng đang làm.
Ba mươi sáu tay golf hàng đầu thế giới của LPGA sẽ hội tụ tại Pechanga Resort Casino vào thứ Ba, ngày 8 tháng 4. Các nữ vận động viên sẽ tham gia sự kiện Pechanga Pro-Am lần thứ 12 với không khí vui vẻ và không áp lực tại sân golf Journey at Pechanga, một phần của Pechanga Resort Casino. Những tay golf như Angel Yin, Gabriela Ruffels, Grace Kim, Savannah Grewal và Dewi Weber sẽ có cơ hội thi đấu trên một trong những sân golf được đánh giá cao nhất tại California cùng với các khách mời và nhà tài trợ, trong khi tận hưởng sự gắn kết thân thiện và tinh thần thi đấu hữu nghị, bởi lịch thi đấu chính thức của giải Tour sẽ chưa bắt đầu lại cho đến ngày 17 tháng 4 tại khu vực Los Angeles.
Tổng thống Trump khi ra tranh cử đã hứa sẽ trục xuất hàng loạt di dân; thề sẽ làm cho nước Mỹ an toàn hơn bằng cách trục xuất những người nhập cư phạm tội. Nhưng khi thực hiện, chính phủ Trump đã không chỉ dừng ở tội phạm; cả những cư dân hợp pháp, người có visa hợp lệ, khách du lịch, và thậm chí cả những đang xin visa cũng bị giam giữ.
Sinh hoạt: Lớp Dưỡng Sinh vào mỗi Thứ Bảy & Chủ Nhật hàng tuần, ngày 12, 13, 19 & 20 tháng 4, 7 AM – 8:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Nhóm Hỗ Trợ Hàng Tháng Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư vào Thứ Bảy, 12 tháng 4, 10 AM – 12 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Để ghi danh tham dự, quý vị vui lòng liên lạc (714) 751-5805. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào mỗi Thứ Ba, ngày 15 & 22 tháng 4, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Lớp Thủ Công Mỹ Thuật: Tự Làm Đồ Trang Trí Cho Mùa Xuân vào Thứ Bảy, ngày 19 tháng 4, 10:00 PM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Jon Lê Culpepper là người Mỹ gốc Việt thế hệ đầu, con của một gia đình tị nạn. Anh lớn lên trong một gia đình Công Giáo. Tuổi thơ của anh là những năm tháng gắn liền với nhà thờ, giáo lý, thánh ca, ca đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Jon nói gần như nửa cuộc đời của anh quẩn quanh trong hai chữ “nhà thờ.” Từ thưở nhỏ đến lúc học xong trung học, Jon xác định “mình là đứa trẻ có suy nghĩ khác người.”
Hội Cao Niên Á Mỹ do Hoa Hậu Lam Châu (CEO) Hội Trưởng đã long trọng tổ chức Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Năm Thứ 4904) DL.2025 đã diễn ra vào lúc 1 giờ chiều Thứ Bảy, ngày 05 tháng 4 năm 2025 (Nhằm ngày 08 tháng 3 Âm Lịch Năm Ất Tỵ) tại Saigon Grand Center,16149 Brookhurst ST, Fountain Valley với sự tham dự của một số quý vị dân cử, đại diện dân cử Thành Phố, Quận Hạt, Tiểu Bang, Liên Bang, quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị mạnh thường quân, các cơ sở thương mại bảo trợ, cùng số đông các cơ quan truyền thông một số các ban văn nghệ và rất đông đồng hương tham dự đã ngồi kín hội trường.
“Năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, là cột mốc 50 năm kể từ ngày những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ. Nửa thế kỷ kiên cường, dựng xây và tái định nghĩa thế nào là người Mỹ gốc Việt. Trong suốt hành trình đó, nghệ thuật kể chuyện đã đóng một vai trò thiết yếu—lưu giữ lịch sử, mở rộng tương lai, và thắt chặt cộng đồng. Chính vì thế, chúng tôi vô cùng tự hào được mang đến cho quý vị VietBook Fest năm nay—không chỉ một lễ hội sách, mà một không gian để kết nối, đối thoại và tôn vinh Bản Sắc Người Việt 50 Năm.”
Một tay cầm micro, tay kia cố gắng lật trang sách để giữ nó cố định, Thái Nguyễn chỉ vào hình ảnh cô tài tử Hollywood gốc Việt đang tiếp nhận những ‘hào quang ánh sáng’ của báo chí điện ảnh Mỹ, trong tà áo dài màu xanh lá cây đậm, giới thiệu về sách thiếu nhi Mai’s áo dài: “Đây là lần đầu tiên áo dài Việt Nam hiện diện trên thảm đỏ Oscar!”
Để đánh dấu năm thứ 15 phục vụ cộng đồng, tối Chủ Nhật, ngày 23 tháng 3 năm 2025 tại nhà hàng Hoàng Sa, Paracel Seafood Restaurant, 1583 Brookhurst Street, Westminster, CA 92683, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLBTNS) đã tổ chức một buổi Đại Nhạc Hội với sự tham dự của gần 500 người.
Museum of the Republic of Vietnam xin mời quý đồng hương và bạn hữu đến tham dự Buổi Hội Thảo Tưởng Niệm 50 Năm Sau Chiến Tranh Việt Nam vào thứ Bảy ngày 12 tháng Tư, 2025 từ 12:00 đến 1:30.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.