Hôm nay,  

Cộng Đồng Việt Tại Úc Đòi Csvn Phải Nhập Cảng Báo Úc

1/30/200400:00:00(View: 5542)
(Canberra - VNN) -- Theo bản tin của CĐNVTD/UC phổ biến ngày 28-01-04, đoàn thể này phát biểu trên báo Úc rằng "Canberra hãy đòi Hà Nội cho nhập cảng báo Úc". Nội dung bản tin như sau.
Trên tờ báo toàn quốc The Australian ngày 28 tháng 1, Cộng Đồng Người Việt Tự Do đã khuyên chính quyền Úc đừng nhượng bộ khi thương lượng với nhà cầm quyền Hà Nội, mà hãy tiếp tục đòi CSVN phải cho xuất cảng báo Úc vào Việt Nam rồi mới bằng lòng cho CSVN gia nhập vào WTO.
Lời kêu gọi nói trên được đưa ra trong khuôn khổ một bài bình luận đăng trong trang Quan Điểm. Ngoài ra, bài này cũng nhắc đến tình trạng đàn áp tôn giáo, bóp nghẹt báo chí, và tham nhũng của chế độ độc tài đang cai trị Việt Nam.
Bài quan điểm, mang tên "Cover-ups hurt us all" (Bưng bít thì sẽ chỉ làm hại cho mọi người), nói về dịch cúm gà đang lan tràn tại Việt Nam và nhiều nước ở Á Châu. Bài thuật lại lời tiết lộ của giám đốc của tổ chức Food and Agriculture Organisation ở Việt Nam, rằng thực ra thì từ tháng Bảy vừa qua, dịch cúm gà đã bộc phát ở một tỉnh miền bắc, nhưng bị chế độ này giấu nhẹm. Bài cũng nhắc đến quan điểm của nhiều chuyên gia về y tế, rằng phải chi Hà Nội đừng bưng bít thì người ta đã có cơ hội tiêu diệt vi khuẩn, không để nó lan tràn và nay thì truyền vào loài người.
Ở Thái Lan thì các báo chí và các tổ chức dân lập đã đặt nghi vấn và buộc chính quyền Thái Lan phải trả lời tại sao có vẻ che giấu. So sánh tương phản với sự việc đó, bài này nói rằng ở Việt Nam, Đảng CSVN nắm mọi cơ quan truyền thông cũng như mọi hội đoàn, và do đó không có cơ chế nào trong xã hội có thể cản trở được khi chế độ này muốn nói láo hay che dấu.
Cũng trong khi nhắc đến việc bóp nghẹt báo chí, bài này nhắc đến các vụ đàn áp như vụ bỏ tù Phạm HồngSơn, Nguyễn Vũ Bình, và kể cả sự bóp nghẹt tự do báo chí toàn diện, trong đó có các hệ thống truyền thông của dân chúng, chẳng hạn như hệ thống thông tin trong nội bộ của các giáo hội.
Được biết, nhà cầm quyền CSVN đang thương lượng với nhiều chính quyền, trong đó có Úc, Hoa Kỳ, Canada, và nhiều quốc gia Âu Châu, để được gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới. Tiến trình thương lượng này bao gồm các cuộc họp song phương (thí dụ Hà Nội - Canberra, hay Hà Nội - Washington), và đa phương (Hà Nội - WTO) ở Geneva. Để được gia nhập, tất cả các bản thoả ước song phương và đa phương này phải được thông qua. Như thế, đây là cơ hội để mỗi quốc gia này - nhất là các quốc gia có nhiều người Việt sinh sống, nếu cộng đồng người Việt lên tiếng và vận động - đòi Hà Nội phải bỏ thói quen dùng luật rừng trong thành phố. Một trong những điều đó là phải có qua có lại: hiện nay Hà Nội tự do xuất cảng sách, báo, và các sản phẩm nhạc vào các quốc gia này, nhưng lại cấm nhập cảng các mặt hàng đó (ngay cả trong Thương Ước với Hoa Kỳ cũng có các điều khoản cấm này).
Theo lời đề nghị của CĐNVTD/UC cũng như của một số công ty Úc, thì từ năm ngoái, chính quyền Úc đã đòi nhà cầm quyền CSVN phải có qua có lại. Tuy nhiên, Hà Nội đang chống lại, vì theo luật của WTO, nếu đã cho nhập cảng báo tiếng Anh từ Úc thì khó lòng cấm được báo tiếng Việt từ Úc. Và thế là việc bưng bít sự thật và độc quyền dành tiền lời trên thị trường báo chí của Đảng CSVN sẽ bị phá vỡ.
Dưới đây là bản dịch của bài nói trên, của ông Đoàn Việt Trung, Chủ Tịch liên bang của CĐNVTD.
Tựa Đề: "Bưng bít thì sẽ chỉ làm hại cho mọi người"
Tiểu Đề: "Theo Trung Doan thì nếu Việt Nam là nước dân chủ, dịch cúm gà đã ngăn chặn được"
"Vấn đề không phải là tại sao con gà băng qua đường, mà là bịnh cúm gà có bị bưng bít và xuất cảng hay không.
Dịch cúm giết người này đang lan ở Á Châu. Thế nhưng, khác với các chính quyền dân chủ ở Nhật, Nam Dương, Nam Hàn, và Đài Loan, các nhà cầm quyền độc tài ở Việt Nam, Lào, và Trung Quốc có thể bưng bít.
Nay, theo lời tiết lộ của người giám đốc của Tổ Chức Thực Phẩm và Canh Nông của LHQ tại Việt Nam, thì tháng Bảy vừa rồi, Hà Nội có giấu nhẹm một vụ dịch cúm gà địa phương. Theo các chuyên gia thì việc bưng bít này đã làm cho người ta không hoàn toàn tiêu diệt được loại vi khuẩn H5N1. Nay thì nó đang lan rộng cũng như lây qua người.
Việt Nam bị thiệt hại nặng nhất. Năm người đã chết ở miền Bắc, và nạn nhân thứ sáu ở Sàigòn (Coi Ghi Chú dưới đây).

Đến nay thì Trung Quốc vẫn chưa thông báo gì cả cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới. WHO không yên tâm trước sự yên lặng này, và họ đã phải bày tỏ sự lo ngại của họ trên công luận.
Ở Thái Lan, các cơ quan truyền thông và các nhóm tranh đấu đã lên tiếng chỉ trích chính quyền Bangkok là đã bưng bít. Điều này có đúng hay không thì còn chờ bằng chứng, nhưng điều quan trọng là các tổ chức này có mặt, và họ có khả năng buộc chính quyền phải thành thật.
Nhưng ở các chế độ độc tài thì không. Ở Việt Nam, Trung Quốc, và Lào, các đảng cộng sản nắm hết mọi thứ - từ nhà nước trung ương đến cơ quan cấp làng xã, từ toà án tối cao đến toà tỉnh lỵ, từ các nghiệp đoàn đến các hội phụ nữ, từ các đài truyền hình đến các báo chí cho trẻ em. Mọi cơ quan truyền thông không có mặt để trình bày sự thực, mà để phục vụ những đảng tham nhũng này.
Tháng Sáu năm ngoái, một người viết đã bị tù với tội danh gián điệp vì dịch một bài mang tên "Dân chủ là gì"" trên internet. Tháng Mười Hai, một cựu phóng viên cũng bị tù, lại với tội danh "gián điệp", vì muốn thành lập hội chống tham nhũng. Trong tháng Một này, nhà cầm quyền Hà Nội cho các cơ quan truyền thông hay rằng từ nay trở đi, các con số thống kê về án tử hình sẽ trở thành bí mật quốc gia. Chế độ hà hiếp này chỉ muốn các nước khác gởi tiền viện trợ đến cho họ nhiều thêm, còn lời chỉ trích thì bớt đi. Họ tiếp tục hành quyết ngày càng nhiều, họ chỉ giấu các con số mà thôi.
Nhà báo có thể bị tử hình nếu họ loan tin về các con số hành quyết. Vậy thì còn ai dám loan tin về con số người chết vì dịch cúm mà nhà nước muốn giấu" Một đảng cộng sản nổi giận vì mất hàng triệu đô la trong ngành du lịch và xuất cảng, thì không phải là một cảnh đẹp mắt.
Đôi khi, gia đình của các nạn nhân đến các chùa điạ phương để nhờ giúp đỡ. Thế nhưng nếu có một nhà sư nào muốn báo tin lên, thì sẽ bị đè bẹp ngay. Trong giáo hội quốc doanh, những sư chóp bu là viên chức của đảng. Những giáo hội độc lập thì bị loại trừ ra ngoài vòng luật pháp, mục sư và sư sãi của họ thì đang chết dần mòn trong tù.
Các viên chức của WTO có giấy thông hành ngoại quốc, nên Hà Nội không dám bỏ tù họ. Nhưng họ chỉ có mặt ở Hà Nội và Sàigòn, họ không có ở các tỉnh, và họ phải tùy thuộc vào sự cộng tác của các viên chức đảng. Họ không thể phá vỡ sự bưng bít của Hà Nội.
Hồi trước thì chúng ta cứ coi như vấn đề các nước láng giềng đàn áp tự do báo chí như vấn đề của người khác, chỉ ảnh hưởng đến người dân đáng thương ở các nơi đó, chứ không dính dáng gì đến mình. Thế nhưng trong thế giới ngày nay của hàng không và giao thương, thì nền kinh tế của chúng ta có thể bị vạ lây. Và nếu xui xẻo, thì chính thân thể của chúng ta cũng bị lây.
Hiện nay Việt Nam và Trung Quốc được tự do xuất cảng báo chí và sách đến Úc, cũng như thiết lập các cơ quan truyền thông của ho tại đây. Thế nhưng, các công ty truyền thông của chúng ta thì lại bị cấm không được xuất cảng những tờ báo độc lập như The Australian qua các nước này để bán cho hàng triệu người dân có học tiếng Anh.
Hồi đó khi Trung Quốc xin gia nhập WTO, thế giới không nắm lấy cơ hội để mở thị trường truyền thông của nước này ra. Nhưng nay, khi đang thương lượng với Hà Nội, Canberra đang làm một điều có lý, là đòi Hà Nội phải có qua có lại, cho phép xuất cảng sách và nhạc qua Việt Nam.
Dĩ nhiên, Hà Nội không hài lòng. Nhưng chúng ta hãy hy vọng rằng những nhà thương thuyết của chúng ta sẽ đạt được quyền song phương này, bởi vì hệ thống truyền thông ở đó mà mở rộng hơn thì tốt hơn cho chúng ta ở đây.
Nói một cách tổng quát hơn, lâu nay ai cũng biết là khuyến khích sự cởi mở ở các nước láng giềng thì tốt cho nền kinh tế và an ninh của chúng ta. Nay thì chúng ta biết là cũng tốt cho sức khoẻ của mình nữa.
Trung Doan là chủ tịch liên bang của Vietnamese Community in Australia"
GHI CHÚ: Nguyên văn trong bài nộp cho báo thì viết là "Sàigòn", nhưng người chủ bút vì không hiểu dụng ý của tác giả nên đã sửa lại thành "TP Hồ Chí Minh" (theo thông lệ trong ngành báo chí, các chủ bút có quyền hiệu đính bài). Nay, tác giả đã giải thích cho người chủ bút để dọn đường cho những bài viết trong tương lai. Tên HCM bị áp đặt lên Sàigòn bằng võ lực chứ không do dân chọn. Ngoài ra, đa số người Việt vẫn gọi là Sàigòn. Vì thế, chữ Sàigòn phải được duy trì để tái tục khi tương lai có điều kiện.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chúa Nhật, ngày 30/3/2025, thư viện Việt Nam kỷ niệm 26 năm thành lập, được tổ chức lúc 11 giờ sáng nhưng từ 10 giờ đồng hương đã đến sắp hàng để được nhà báo Du Miên- ký tặng sách. Sách viết về Little Saigon bằng tiếng Anh, sách tiếng Việt đã phát hành rồi. Ấn bản tiếng Anh "Little Saigon Chronicles" của tác giả Ngọc Hà và Du Miên giúp những người trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ hay ở các quốc gia nói tiếng Anh như Úc, Canada, Tân Tây Lan, v.v., có thể đọc hiểu được về lịch sử hình thành Little Saigon. Năm 1975, Việt Cộng chiếm Sài Gòn, xóa tên Sài Gòn, chúng ta đã dựng lại được Little Saigon ở hải ngoại, quyển sách giới thiệu lịch sử Little Saigon với nhiều hình ảnh giá trị từ 1975 đến 2024. Đông đảo đồng bào tham dự gồm thế hệ thứ nhất, người trẻ thế hệ thứ hai, và thứ ba, ...
Nhân kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt hải ngoại kể từ biến cố ngày 30/4/1975, trang mạng Da Màu sẽ thực hiện chuyên đề “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” (VHVNHN 1975-2025), bắt đầu từ tháng 3/2025 và kéo dài cho đến hết năm 2025. Trong lúc đợi chờ một định nghĩa chính xác về nền văn học mới mẻ này trong lịch sử văn học Việt Nam, chúng tôi tạm hiểu “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” là một nền văn học bao gồm tất cả các công trình biên khảo cũng như các sáng tác văn chương nghệ thuật đủ loại của người Việt Nam viết bằng tiếng Việt hay các thứ tiếng khác (Anh, Pháp…), được xuất bản hay phát hành bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, kể từ ngày 30/4/1975 cho đến 30/4/2025
Kể từ ngày lên nắm quyền, tổng thống Trump liên tục hành động nhằm cắt giảm chi tiêu chính phủ, trong đó có cả chi tiêu y tế. Với việc Hạ Viện đang đề nghị mức cắt giảm Medicaid lớn nhất trong lịch sử, sức khỏe của 79.3 triệu người Mỹ ghi danh vào chương trình đang bị đe dọa. Trong một cuộc họp báo trên mạng do tổ chức Ethnic Media Services (EMS) tổ chức vào ngày 21/03/2025, các chuyên gia trong ngành y tế đã thảo luận về những hệ lụy của dự luật này đối với người dân nghèo ở Mỹ.
Thư Viện Việt Nam (tọa lạc số 10872 Westminster Ave Suites # 214 & 215) do nhà báo Du Miên Giám Đốc điều hành, cùng Ông Bà BS. Võ Trọng Di một trong năm người đứng ra thành lập thư viện trong đó có: Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng, Nhà Văn Nguyễn Đức Lập, Giáo Sư Trần Lam Giang (3 người nầy đã qua đời), đã tổ chức buổi tiếp tân kỷ niệm 26 năm thành lập vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 29 tháng 3 năm 2025 tại phòng sinh hoạt Thư Viện Việt Nam, với hơn 200 nhân sĩ, trí thức, một số đại diện các hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng, các cơ quan truyền thông và đồng hương thân hữu tham dự.
Tại tòa nhà Freedom Hall trong công viên Mile Square Park vào sáng Thứ Bảy ngày 29 tháng 3 năm 2025 Giám Sát Viên Địa Hạt 1 Quận Cam Bà Janet Nguyễn đã tổ chức Hội Chợ Y Tế phục vụ cộng đồng, đây là việc làm mà bà đã liên tục tổ chức trong nhiều năm kể cả khi bà làm Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang.
Tại nhà hàng Diamond Seafood 2, 12181 Brookhurst ST, Garden Grove, Ban tổ chức gồm có: Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California, Tập Thể Chiến Sĩ Trung Tâm Tây Nam Hoa Kỳ, Đền Thánh Trần, Tổng Hội Sinh Viên Nam California, Viện Bảo Tàng Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa. Đồng đứng ra tổ chức buổi tiệc gây quỹ để có phương tiện tổ chức lễ Tưởng Niệm 50 Năm Quốc Hận.
Tại hội trường Westminster Community Center vào lúc 12 giờ trưa Chủ Nhật ngày 30 tháng 3 năm 2025, Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn Tổ Chức Buổi Vận Động Đẩy Mạnh Phong Trào Đòi Trả Tên Sài Gòn. Tham dự buổi vận động có quý vị nhân sĩ, quý vị đại diện cộng đồng, một số các hội đoàn, đoàn thể đấu tranh, các cơ quan truyền thông và rất đông đồng hương.
Clever Care đại diện cho một cộng đồng đa dạng mà chúng tôi phục vụ. Hơn 86% nhân viên của chúng tôi nói được nhiều hơn một ngôn ngữ, đảm bảo hội viên nhận được sự chăm sóc từ những người hiểu được nhu cầu văn hóa và sức khỏe của họ. Đây là điều khiến cho hội viên tin tưởng chúng tôi bởi họ có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình. Một điểm khác biệt quan trọng của Clever Care là sự nhạy bén và linh hoạt của một công ty trẻ đang phát triển với tốc độ cao. Không giống với các công ty bảo hiểm lớn với quy trình ra quyết định phức tạp, chúng tôi có thể nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của thị trường và nhu cầu của hội viên. Ngoài ra, các nhà đầu tư của chúng tôi, bao gồm Northwest Venture Partners, Google Ventures, và Novo Holdings hiện đang hỗ trợ mạnh mẽ để củng cố sự ổn định và tầm nhìn lâu dài của chúng tôi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.