Hôm nay,  

7 Dân Biểu Hứa Giúp Db Văn: Ngăn Dẫn Độ Lý Tống Về Vn

5/20/200600:00:00(View: 4390)

DB Văn họp với ông Scott Marciel, Giám Đốc Sự  Vụ vùng Đông Nam Á của Bộ ngoại Giao Hoa Kỳ.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Dân Biểu Trần Thái Văn đã lên đường đến Thủ đô  Hoa Thịnh Đốn để tiếp tục vận động nhân đạo cho ông Lý Tống không bị dẫn độ về Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namsau khi mãn án vào ngày 17 tháng 5, 2005.

 

Trong lúc DB Văn có mặt tại thủ đô, ông Jim Cole, đệ nhất tham vụ ngoại giao tại toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan cũng đã điện thư cho ông diễn biến mới nhất về ông Tống.

 

Điện  thư cho biết ông Tống đã được thả tự do đúng vào ngày mãn án theo đúng thủ tục pháp lý của Thái Lan. Tuy nhiên, ông Tống đã bị cảnh sát Sở Di Trú Thái  tạm giữ sau một  giờ được tự do để xét sử có bị dẫn độ về Việt Nam để xét xử một lần nữa. Theo giới am tường luật di trú Thái Lan cho biết  thủ tục pháp lý này sẽ kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm.

 

Trước tình trạng pháp lý tế nhị và phức tạp ngoại giao giữa ba nước Việt Nam, Thái Lan và Hoa Kỳ về số phận ông Tống, DB Văn đã gặp nhiều Dân Biểu Quốc Hội Liên Bang, Bộ Ngoại  Giao Hoa Kỳ  và Tòa  Đại sứ Thái Lan cập nhật hoá vấn đề và vận động các Dân Biểu có uy  tín trong Ủy Ban Ngoại Giao tại Hạ Viện, tìm giải pháp ngăn chặn  trường hợp ông Tống bị đẫn độ về Việt Nam.

 

“Chúng ta có thể đồng ý hay không về hành động quả cảm của Anh Lý Tống chống lại chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên anh là một công dân Hoa Kỳ và nhìn vào khía cạnh nhân đạo, chúng tôi  tìm mọi cách ngăn chặn việc dẫn độ anh Tống về Việt Nam.  Đây là một tiền lệ không tốt  cho bất cứ  công dân Hoa Kỳ sau khi đã thọ án lại bị  đưa  về  đệ tam quốc gia để bị xét xử thêm một lần nữa” DB Văn nói.

 

Trong hai ngày liên tiếp, DB Văn đã  nỗ lực hội ý với  nhiều dân biểu như Gary Miller (R, Diamond Bar CA), Lincoln Diaz-Bart, Mario Diaz-Balart (R, Miani, FL),  Ken Galvert (R, Riverside, CA), Darell Issa (R, San Clementee, CA), Dana Rohrabacher (R, Hungtington Beach, CA) và Ed Royce (R, Fullerton, CA) tại Hoa Thịnh Đốn. Tất cả những dân biểu  này có cùng quan điểm với DB Văn,  tìm cách ngăn cản không  để ông Tống trục xuất  về Việt Nam, nơi được mô tả là một nước không có nền tư pháp độc lập,  tòa án chỉ xử  theo chỉ thị của nhà nước. Các dân cử  này sẽ đặt vấn đề  này với  các viên chức thẩm quyền của Bộ Ngoại Giao trong những ngày sắp đến.

 

Cùng ngày, Dân Biểu Văn cũng hội ý với Toà Đại Sứ Thái Lan, ông Phó Đại sứ  Chirachai Punkrasin đã xác nhận tin ông Tống đã bị  tạm giam tại nhà tù thuộc sở Di Trú Thái Lan trong thời gian cứu xét việc trục xuất ông Tống về Việt Nam.

 

Ngoài ra, Dân Biểu Văn họp với ông Scott Marciel, Giám đốc sự vụ Vùng Đông Nam Á và ông Douglas Sonnek, Đặc trách về Việt Nam thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Hai ông cho biết  Bộ Ngoại Giao đang theo dõi các diễn biến chung quanh vụ ông Tống và sẽ có thái độ thích hợp khi tình trạng pháp lý của ông Tống đã được quyết định bởi toà án Thái Lan. Hiện nay chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không can thiệp vào nội bộ của Thái Lan hay Việt Nam.

 

Trong lần gặp Dân Biểu Văn vào tháng 11, năm 2005, ông Eric John, phụ tá thứ trưởng ngoại giao, trách nhiệm vùng Đông Nam Á cho biết quan điểm của bộ ngoại giao không đồng ý với chính phủ Thái về việc dẫn độ một công dân có quốc tịch Hoa Kỳ như ông Tống về Việt Nam. Ông John cho biết thêm ông Tống đã nộp đơn xin được chuyển về Mỹ sau khi đã thụ án và được Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ chấp nhận. 

 

Lời tuyên bố này phù hợp với tinh thần lá thư của bà Micheele Bernier-Toth, trưởng Cơ quan Phục Vụ Quyền Lợi Công Dân Hoa Kỳ thuộc Bộ Ngoại Giao, đã gửi cho ông Lê Ngoạn, Chủ tịch Phong Trào Yểm Trợ Ông Lý Tống, ngày 23 tháng 9, 2005.

 

Ông Scott cho biết thêm, ông là nhân viên bộ ngoại giao đầu tiên đến thăm ông Lý Tống trong tù năm 1994 khi Hoa Kỳ và Việt bắt đầu trao đổi ngoại giao.

 

Trong thời gian này, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Marine cũng có mặt tại Quốc Hội vận động cho  thỏa hiệp Thương Mại  vừa ký kết giúp Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) mới đạt được thỏa hiệp trên nguyên tắc. Hiệp ước này sẽ được viết thành văn bản chính thức và cần  được  Quốc Hội phê chuẩn mới có hiệu lực. Hiệp ước này có thể bị tu chính nếu có những điều khoản bất lợi  hay không thăng bằng trong việc giao thương giữa  đôi bên.

 

Dân biểu Ed Royce tiết lộ ông đã gặp Đại sứ Marine và đặt vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo  với ông Đại sứ Marine và sẽ đưa vấn đề này trước Quốc Hội để thảo luận.

 

Tưởng nên nhắc lại, năm 2,000 trong  lúc  Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đang có mặt tại Hà Nội, ông Tống đã  tìm cách  trả tiền và ép buộc người huấn luyện Thái Lan để ông bay về Việt Nam trải 50,000 truyền đơn chống lại chế độ Cộng Sản Việt Nam trên hkông phận Thành phố Sàigòn. Ông Tống đã thành công trong chuyến bay giải truyền đơn. Tuy nhiên khi trở lại Thái Lan ông Tống đã bị bắt  và kết án hơn 5.5  năm tù.

 

Trong thời gian được tạm tự do, ông Tống đã được nhiều cơ quan truyền thông quốc tế và điạ phương phỏng vấn. Ông cho biết sẽ  chống lại việc dẫn độ  về Việt Nam. Tuy nhiên chính quyền Mỹ không can thiệp cho một công dân Hoa Kỳ như ông, ông sẽ trả lại quốc tịch hoa Kỳ, tình nguyện về Việt Namđể đương đầu trực tiếp với chính quyền Cộng sản Việt Nam.

 

Trong lúc bản tường thuật  này lên tin, Dân Biểu đang có phiên họp đặt biệt với Phòng   Đại diện Thương Mại Hoa Kỳ về các diễn biến chung quanh hiệp ước Thương mại mới thỏa thuân với Việt Nam trong tuần qua.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sinh hoạt: Lớp Dưỡng Sinh vào mỗi Thứ Bảy & Chủ Nhật hàng tuần, ngày 12, 13, 19 & 20 tháng 4, 7 AM – 8:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Nhóm Hỗ Trợ Hàng Tháng Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư vào Thứ Bảy, 12 tháng 4, 10 AM – 12 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Để ghi danh tham dự, quý vị vui lòng liên lạc (714) 751-5805. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào mỗi Thứ Ba, ngày 15 & 22 tháng 4, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Lớp Thủ Công Mỹ Thuật: Tự Làm Đồ Trang Trí Cho Mùa Xuân vào Thứ Bảy, ngày 19 tháng 4, 10:00 PM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Jon Lê Culpepper là người Mỹ gốc Việt thế hệ đầu, con của một gia đình tị nạn. Anh lớn lên trong một gia đình Công Giáo. Tuổi thơ của anh là những năm tháng gắn liền với nhà thờ, giáo lý, thánh ca, ca đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Jon nói gần như nửa cuộc đời của anh quẩn quanh trong hai chữ “nhà thờ.” Từ thưở nhỏ đến lúc học xong trung học, Jon xác định “mình là đứa trẻ có suy nghĩ khác người.”
Hội Cao Niên Á Mỹ do Hoa Hậu Lam Châu (CEO) Hội Trưởng đã long trọng tổ chức Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Năm Thứ 4904) DL.2025 đã diễn ra vào lúc 1 giờ chiều Thứ Bảy, ngày 05 tháng 4 năm 2025 (Nhằm ngày 08 tháng 3 Âm Lịch Năm Ất Tỵ) tại Saigon Grand Center,16149 Brookhurst ST, Fountain Valley với sự tham dự của một số quý vị dân cử, đại diện dân cử Thành Phố, Quận Hạt, Tiểu Bang, Liên Bang, quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị mạnh thường quân, các cơ sở thương mại bảo trợ, cùng số đông các cơ quan truyền thông một số các ban văn nghệ và rất đông đồng hương tham dự đã ngồi kín hội trường.
“Năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, là cột mốc 50 năm kể từ ngày những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ. Nửa thế kỷ kiên cường, dựng xây và tái định nghĩa thế nào là người Mỹ gốc Việt. Trong suốt hành trình đó, nghệ thuật kể chuyện đã đóng một vai trò thiết yếu—lưu giữ lịch sử, mở rộng tương lai, và thắt chặt cộng đồng. Chính vì thế, chúng tôi vô cùng tự hào được mang đến cho quý vị VietBook Fest năm nay—không chỉ một lễ hội sách, mà một không gian để kết nối, đối thoại và tôn vinh Bản Sắc Người Việt 50 Năm.”
Một tay cầm micro, tay kia cố gắng lật trang sách để giữ nó cố định, Thái Nguyễn chỉ vào hình ảnh cô tài tử Hollywood gốc Việt đang tiếp nhận những ‘hào quang ánh sáng’ của báo chí điện ảnh Mỹ, trong tà áo dài màu xanh lá cây đậm, giới thiệu về sách thiếu nhi Mai’s áo dài: “Đây là lần đầu tiên áo dài Việt Nam hiện diện trên thảm đỏ Oscar!”
Để đánh dấu năm thứ 15 phục vụ cộng đồng, tối Chủ Nhật, ngày 23 tháng 3 năm 2025 tại nhà hàng Hoàng Sa, Paracel Seafood Restaurant, 1583 Brookhurst Street, Westminster, CA 92683, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLBTNS) đã tổ chức một buổi Đại Nhạc Hội với sự tham dự của gần 500 người.
Museum of the Republic of Vietnam xin mời quý đồng hương và bạn hữu đến tham dự Buổi Hội Thảo Tưởng Niệm 50 Năm Sau Chiến Tranh Việt Nam vào thứ Bảy ngày 12 tháng Tư, 2025 từ 12:00 đến 1:30.
Chúa Nhật, ngày 30/3/2025, thư viện Việt Nam kỷ niệm 26 năm thành lập, được tổ chức lúc 11 giờ sáng nhưng từ 10 giờ đồng hương đã đến sắp hàng để được nhà báo Du Miên- ký tặng sách. Sách viết về Little Saigon bằng tiếng Anh, sách tiếng Việt đã phát hành rồi. Ấn bản tiếng Anh "Little Saigon Chronicles" của tác giả Ngọc Hà và Du Miên giúp những người trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ hay ở các quốc gia nói tiếng Anh như Úc, Canada, Tân Tây Lan, v.v., có thể đọc hiểu được về lịch sử hình thành Little Saigon. Năm 1975, Việt Cộng chiếm Sài Gòn, xóa tên Sài Gòn, chúng ta đã dựng lại được Little Saigon ở hải ngoại, quyển sách giới thiệu lịch sử Little Saigon với nhiều hình ảnh giá trị từ 1975 đến 2024. Đông đảo đồng bào tham dự gồm thế hệ thứ nhất, người trẻ thế hệ thứ hai, và thứ ba, ...
Nhân kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt hải ngoại kể từ biến cố ngày 30/4/1975, trang mạng Da Màu sẽ thực hiện chuyên đề “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” (VHVNHN 1975-2025), bắt đầu từ tháng 3/2025 và kéo dài cho đến hết năm 2025. Trong lúc đợi chờ một định nghĩa chính xác về nền văn học mới mẻ này trong lịch sử văn học Việt Nam, chúng tôi tạm hiểu “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” là một nền văn học bao gồm tất cả các công trình biên khảo cũng như các sáng tác văn chương nghệ thuật đủ loại của người Việt Nam viết bằng tiếng Việt hay các thứ tiếng khác (Anh, Pháp…), được xuất bản hay phát hành bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, kể từ ngày 30/4/1975 cho đến 30/4/2025
Kể từ ngày lên nắm quyền, tổng thống Trump liên tục hành động nhằm cắt giảm chi tiêu chính phủ, trong đó có cả chi tiêu y tế. Với việc Hạ Viện đang đề nghị mức cắt giảm Medicaid lớn nhất trong lịch sử, sức khỏe của 79.3 triệu người Mỹ ghi danh vào chương trình đang bị đe dọa. Trong một cuộc họp báo trên mạng do tổ chức Ethnic Media Services (EMS) tổ chức vào ngày 21/03/2025, các chuyên gia trong ngành y tế đã thảo luận về những hệ lụy của dự luật này đối với người dân nghèo ở Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.