Hôm nay,  

Thông Báo Về Các Chương Trình Tị Nạn Và Con Lai

8/16/200000:00:00(View: 12569)
Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển — Ngày 14 tháng 8, 2000

Sau khi có sự can thiệp của Quốc Hội Hoa Kỳ vào năm ngoái, Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú đã bắt đầu giải quyết một số hồ sơ tị nạn. Tuy nhiên do nhiều lý do kỹ thuật nên việc cứu xét hồ sơ đã bị chậm trễ khá nhiều. Sau đây là tổng lược về diễn tiến trong chương trình định cư tị nạn và con lai của Hoa Kỳ.

1. Chương Trình McCain Mở Rộng
Toà tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sàigòn đã bắt đầu phỏng vấn và chấp nhận định cư một số trường hợp con cái HO theo Tu Chính Án McCain mở rộng. Phần lớn số hồ sơ còn lại giờ này đã nhận được thư giới thiệu (LOI) để tiến hành thủ tục vào phỏng vấn.

Nếu trong vòng một hoặc hai tháng nữa những trường hợp nào vẫn chưa có thư giới thiệu thì nên liên lạc với toà Tổng Lãnh Sự để tìm hiểu. Vì số lượng hồ sơ khá lớn nên có thể có sự thất thoát hồ sơ. Một cách hữu hiệu hơn nữa là nhờ thân nhân ở Hoa Kỳ liên lạc trực tiếp với các vị dân cử để can thiệp riêng cho mỗi hồ sơ. Sở di trú bắt buộc phải trả lời thư của các vị dân cử chứ không thể làm ngơ.

Chúng tôi tin rằng chương trình tái xét theo Tu Chính Án McCain mở rộng sẽ được xúc tiến một cách nhanh chóng trong thời gian tới vì đây là chương trình được ưu tiên hàng đầu. Tuy vậy vẫn có một số hồ sơ bị trở ngại. Chẳng hạn có những trường hợp bị phía Việt Nam chặn lại và không cho vào phỏng vấn với lý do là không cùng hộ khẩu liên tục với cha mẹ. Phía Hoa Kỳ không chấp nhận tái xét cho các trường hợp này, với lý luận rằng trong hồ sơ của Hoa Kỳ không có chứng cớ nào về lý do bị từ chối (vì những người con này đâu đã được phỏng vấn). Hoặc có trường hợp người cha ở Hoa Kỳ đã qua đời và nhân viên phỏng vấn ở Sàigòn nại cớ ấy để đóng hồ sơ.

Chúng tôi đang thu thập các hồ sơ như vậy để vận động riêng cho họ. Dù vậy chúng tôi khuyên cha mẹ ở Hoa Kỳ nếu hội đủ điều kiện làm bảo lãnh cho con cái theo diện di dân thì nên thực hiện việc bảo lãnh càng sớm càng tốt để phòng hờ vì cuộc vận động của chúng tôi không chắc sẽ thành công.

2. Chương Trình Cựu Nhân Viên Chính Phủ Hoa Kỳ
Lẽ ra các hồ sơ đã nằm chờ phỏng vấn từ 4 năm nay đã phải được gọi vào phỏng vấn từ tháng 2 vừa qua. Tuy nhiên do trục trặc về nhân sự, các hồ sơ này vẫn tiếp tục chờ đợi. Chúng tôi tiếp tục theo rõi và thúc đẩy cho việc phỏng vấn và giải quyết số hồ sơ này một cách nhanh chóng. Khi có diễn tiến thì chúng tôi sẽ thông báo sau.

Trong thời gian chờ đợi, chúng tôi khuyến khích các trường hợp này chuẩn bị lời khai và giấy tờ chứng minh sự bị ngược đãi sau năm 1975 vì lý do đã từng hợp tác với chính phủ Hoa Kỳ. Rất nhiều trường hợp đã bị đánh rớt oan uổng vì nhân viên phỏng vấn không tin là họ bị khó khăn một cách trầm trọng trong cuộc sống sau năm 1975. Trong những năm về sau này, tỉ lệ được nhận định cư thụt hẳn xuống còn có 3% so với tỉ lệ trên 90% trước đây. Một khi được gọi vào phỏng vấn nhưng lại bị phái đoàn phỏng vấn đánh rớt thì cũng như không.

3. Các Trường Hợp Yêu Cầu Tái Xét
Những trường hợp đã vào phỏng vấn nhưng bị đánh rớt có quyền yêu cầu mở lại hồ sơ với điều kiện là phải chưng dẫn được những tin tức hoặc tài liệu mà trước đây chưa hề trình bày tại bàn phỏng vấn. Trên nguyên tắc, các hồ sơ này chỉ có một năm để yêu cầu mở lại hồ sơ. Sau đó Sở Di Trú sẽ huỷ bỏ hồ sơ. Năm ngoái Sở Di Trú đã định huỷ hàng ngàn hồ sơ nhưng Quốc Hội Hoa Kỳ đã ngăn chặn kịp thời.

Chúng tôi kêu gọi những ai trong trường hợp này nên viết thư sớm và yêu cầu tái xét để tránh tình trạng hồ sơ bị huỷ vĩnh viễn. Điều này áp dụng cho các hồ sơ trong chương trình HO (cựu tù cải tạo), U11 (cựu nhân viên chính phủ Hoa Kỳ), và ROVR (thuyền nhân hồi hương).

4. Chương trình ROVR
Hiện nay còn 400 hồ sơ ROVR vẫn chưa được phỏng vấn vì phía Việt Nam chưa hoàn tất thủ tục cho phép họ vào phỏng vấn. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hy vọng sẽ bắt đầu phỏng vấn số hồ sơ này vào tháng 11 năm nay.

Thực ra chúng tôi nghĩ răng còn vài ngàn trường hợp lẽ ra cũng phải được phỏng vấn trong chương trình ROVR. Đây là những thuyền nhân đã ghi danh và đã có số ROVR nhưng lại không được phía Hoa Kỳ lên danh sách cho phỏng vấn vì trong đơn xin tham gia chường trình ROVR đương sự đã không nói rõ về tình trạng bị ngược đãi. Nếu có tin tức bổ túc thì họ vẫn có thể yêu cầu mở lại hồ sơ cho phỏng vấn.

5. Chương trình con lai
Do sự can thiệp bền bỉ từ Quốc Hội Hoa Kỳ trong thời gian 6 tháng qua, Sở Di Trú mới đây đồng ý xét lại 800 hồ sơ con lai có thể đã bị từ chối một cách oan ức. Trong thời gian qua Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển đã cung cấp gần 20 hồ sơ cho Quốc Hội Hoa Kỳ để làm tài liệu chứng minh sự sai sót trong chương trình con lai.

Trên nguyên tắc, nhân viên di trú cứu xét hồ sơ con lai theo một trong hai tiêu chuẩn: hoặc có tướng hình cho thấy là con lai, hoặc có giấy tờ chứng minh. Tuy nhiên nhân viên di trú nhiều khi đòi hỏi cả hai tiêu chuẩn một lúc. Cho nên có những trường hợp mặt mũi lai rõ ràng nhưng không đủ giấy tờ chứng minh gốc gác thì vẫn bị từ chối.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo rõi việc tái xét của Sở Di Trú đối với các trường hợp con lai vì đồng ý mở lại hồ sơ là một lẽ, còn giải quyết hồ sơ như thế nào lại là một lẽ khác.

6. Chương trình tị nạn tổng quát
Đây là chương trình rất mới mẻ và trên nguyên tắc đã bắt đầu áp dụng vào tháng 2 năm nay. Trong thực tế chưa một ai được cứu xét và tên chính thức cũng chưa được ấn định rõ ràng. Thoạt tiên Bộ Ngoại Giao gọi là Chương Trình Giải Cứu (Rescue Program) nhưng sau này họ tránh không dùng tên này nữa vì sợ xúc phạm phía Việt Nam. Chúng tôi tạm gọi là Chương Trình Tị Nạn Tổng Quát cho đến khi có một tên gọi chính thức.

Chương trình này dành cho những người đang bị ngược đãi hoặc có triển vọng bị ngược đãi vì lý do chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo, chính trị hay thành phần xã hội. Những người này không nhất thiết phải có liên hệ gì với Hoa Kỳ hay Việt Nam Cộng Hoà trong cuộc chiến trước 75.

Những ai muốn tham gia chương trình này thì cần phải chứng minh rằng mình bị ngược đãi theo nguyên tắc của bản Công Ước Quốc Tế về Tị Nạn năm 1951. Điều này khá phức tạp và lỉnh kỉnh. Chúng tôi sẽ có bài viết riêng để hướng dẫn.

Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển đã cung cấp những hồ sơ đầu tiên cho Bộ Ngoại Giao, qua con đường Quốc Hội, để thử nghiệm chương trình mới này. Đến nay vẫn chưa một hồ sơ nào được giải quyết. Chúng tôi đang tiếp tục làm việc với một số vị dân biểu để thúc hối việc thực hiện chương trình mới mẻ này.

7. Phải làm gì"
Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp cho những người trong cuộc tự lượng định được những gì cần làm và phải làm để tự lo cho hồ sơ của mình. Những trường hợp cựu nhân viên chính phủ Hoa Kỳ, con cái HO, ROVR, và con lai đang chờ vào phỏng vấn thì nên chuẩn bị lời khai và giấy tờ để tránh bị từ chối oan ức. Những trường hợp đã vào phỏng vấn và đã bị từ chối thì nên gởi ngay hồ sơ bổ túc để xin tái xét. Những trường hợp đã có số ROVR và những trường hợp con lai không được gọi phỏng vấn thì có thể nộp đơn xin mở hồ sơ. Tất cả những việc này quý vị có thể tự làm lấy.

Vì tình trạng nhân sự và tài chánh hết sức eo hẹp của Uỷ Ban, hiện nay chúng tôi sẽ chỉ có thể giúp cho những trường hợp như sau.

(1) Những trường hợp có thân nhân ở hải ngoại: chúng tôi sẽ chuyển hồ sơ cho hệ thống trung tâm dịch vụ S.O.S. để giải quyết. Các thân nhân này sẽ được yêu cầu đóng một lệ phí căn bản để giúp chúng tôi trang trải chi phí hành chánh và nhân sự. Các thân nhân cũng sẽ phải tiếp tay với chúng tôi trong việc lên tiếng với các giới chức chính quyền Hoa Kỳ để yêu cầu can thiệp đặc biệt.

(2) Những trường hợp không có thân nhân ở hải ngoại: chúng tôi sẽ chọn lọc một số ít hồ sơ với cảnh ngộ thật đặc biệt để giúp miễn phí. Tuy nhiên việc này sẽ tuỳ thuộc hoàn cảnh tài chánh và nhân sự thiện nguyện vào mỗi giai đoạn của Uỷ Ban. Chúng tôi hy vọng quý vị đồng hương thông cảm với tình trạng này vì từ trước đến giờ chúng tôi hoàn toàn không có một cấp khoản nào để lo cho các hồ sơ như kể trên.

Mọi hồ sơ xin gởi đến Trung Tâm Dịch Vụ S.O.S. tại địa chỉ 2800 Juniper Street # 8, Fairfax, VA 22031-4411. Attn: Tri Vu

Chúng tôi sẽ tiếp tục phổ biến tin tức về các diễn tiến trong những chương trình kể trên. Để theo rõi đều đặn tin tức của Uỷ Ban, quý vị có thể vào hội trang (web site) http://bpsos.org hoặc mua dài hạn bản tin hàng tháng của Uỷ Ban (10 Mỹ kim một năm).

Reader's Comment
7/1/201115:48:47
Guest
kính thưa Quý vi !
Làm thế nào dể giúp đỡ thêm trường hợp của 52 thuyền nhân được đệ thất hạm đội vớt vào ngày 27 June 1989...Tên của hạm đội là USS-FIFE -DD 991 .Số phận kém may mắn kính mong quý vị vận động và cứu vớt.
Tôi xin chân thành cám ơn.


Tran van Dung
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sinh hoạt: Lớp Dưỡng Sinh vào mỗi Thứ Bảy & Chủ Nhật hàng tuần, ngày 12, 13, 19 & 20 tháng 4, 7 AM – 8:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Nhóm Hỗ Trợ Hàng Tháng Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư vào Thứ Bảy, 12 tháng 4, 10 AM – 12 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Để ghi danh tham dự, quý vị vui lòng liên lạc (714) 751-5805. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào mỗi Thứ Ba, ngày 15 & 22 tháng 4, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Lớp Thủ Công Mỹ Thuật: Tự Làm Đồ Trang Trí Cho Mùa Xuân vào Thứ Bảy, ngày 19 tháng 4, 10:00 PM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Jon Lê Culpepper là người Mỹ gốc Việt thế hệ đầu, con của một gia đình tị nạn. Anh lớn lên trong một gia đình Công Giáo. Tuổi thơ của anh là những năm tháng gắn liền với nhà thờ, giáo lý, thánh ca, ca đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Jon nói gần như nửa cuộc đời của anh quẩn quanh trong hai chữ “nhà thờ.” Từ thưở nhỏ đến lúc học xong trung học, Jon xác định “mình là đứa trẻ có suy nghĩ khác người.”
Hội Cao Niên Á Mỹ do Hoa Hậu Lam Châu (CEO) Hội Trưởng đã long trọng tổ chức Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Năm Thứ 4904) DL.2025 đã diễn ra vào lúc 1 giờ chiều Thứ Bảy, ngày 05 tháng 4 năm 2025 (Nhằm ngày 08 tháng 3 Âm Lịch Năm Ất Tỵ) tại Saigon Grand Center,16149 Brookhurst ST, Fountain Valley với sự tham dự của một số quý vị dân cử, đại diện dân cử Thành Phố, Quận Hạt, Tiểu Bang, Liên Bang, quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị mạnh thường quân, các cơ sở thương mại bảo trợ, cùng số đông các cơ quan truyền thông một số các ban văn nghệ và rất đông đồng hương tham dự đã ngồi kín hội trường.
“Năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, là cột mốc 50 năm kể từ ngày những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ. Nửa thế kỷ kiên cường, dựng xây và tái định nghĩa thế nào là người Mỹ gốc Việt. Trong suốt hành trình đó, nghệ thuật kể chuyện đã đóng một vai trò thiết yếu—lưu giữ lịch sử, mở rộng tương lai, và thắt chặt cộng đồng. Chính vì thế, chúng tôi vô cùng tự hào được mang đến cho quý vị VietBook Fest năm nay—không chỉ một lễ hội sách, mà một không gian để kết nối, đối thoại và tôn vinh Bản Sắc Người Việt 50 Năm.”
Một tay cầm micro, tay kia cố gắng lật trang sách để giữ nó cố định, Thái Nguyễn chỉ vào hình ảnh cô tài tử Hollywood gốc Việt đang tiếp nhận những ‘hào quang ánh sáng’ của báo chí điện ảnh Mỹ, trong tà áo dài màu xanh lá cây đậm, giới thiệu về sách thiếu nhi Mai’s áo dài: “Đây là lần đầu tiên áo dài Việt Nam hiện diện trên thảm đỏ Oscar!”
Để đánh dấu năm thứ 15 phục vụ cộng đồng, tối Chủ Nhật, ngày 23 tháng 3 năm 2025 tại nhà hàng Hoàng Sa, Paracel Seafood Restaurant, 1583 Brookhurst Street, Westminster, CA 92683, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLBTNS) đã tổ chức một buổi Đại Nhạc Hội với sự tham dự của gần 500 người.
Museum of the Republic of Vietnam xin mời quý đồng hương và bạn hữu đến tham dự Buổi Hội Thảo Tưởng Niệm 50 Năm Sau Chiến Tranh Việt Nam vào thứ Bảy ngày 12 tháng Tư, 2025 từ 12:00 đến 1:30.
Chúa Nhật, ngày 30/3/2025, thư viện Việt Nam kỷ niệm 26 năm thành lập, được tổ chức lúc 11 giờ sáng nhưng từ 10 giờ đồng hương đã đến sắp hàng để được nhà báo Du Miên- ký tặng sách. Sách viết về Little Saigon bằng tiếng Anh, sách tiếng Việt đã phát hành rồi. Ấn bản tiếng Anh "Little Saigon Chronicles" của tác giả Ngọc Hà và Du Miên giúp những người trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ hay ở các quốc gia nói tiếng Anh như Úc, Canada, Tân Tây Lan, v.v., có thể đọc hiểu được về lịch sử hình thành Little Saigon. Năm 1975, Việt Cộng chiếm Sài Gòn, xóa tên Sài Gòn, chúng ta đã dựng lại được Little Saigon ở hải ngoại, quyển sách giới thiệu lịch sử Little Saigon với nhiều hình ảnh giá trị từ 1975 đến 2024. Đông đảo đồng bào tham dự gồm thế hệ thứ nhất, người trẻ thế hệ thứ hai, và thứ ba, ...
Nhân kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt hải ngoại kể từ biến cố ngày 30/4/1975, trang mạng Da Màu sẽ thực hiện chuyên đề “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” (VHVNHN 1975-2025), bắt đầu từ tháng 3/2025 và kéo dài cho đến hết năm 2025. Trong lúc đợi chờ một định nghĩa chính xác về nền văn học mới mẻ này trong lịch sử văn học Việt Nam, chúng tôi tạm hiểu “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” là một nền văn học bao gồm tất cả các công trình biên khảo cũng như các sáng tác văn chương nghệ thuật đủ loại của người Việt Nam viết bằng tiếng Việt hay các thứ tiếng khác (Anh, Pháp…), được xuất bản hay phát hành bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, kể từ ngày 30/4/1975 cho đến 30/4/2025
Kể từ ngày lên nắm quyền, tổng thống Trump liên tục hành động nhằm cắt giảm chi tiêu chính phủ, trong đó có cả chi tiêu y tế. Với việc Hạ Viện đang đề nghị mức cắt giảm Medicaid lớn nhất trong lịch sử, sức khỏe của 79.3 triệu người Mỹ ghi danh vào chương trình đang bị đe dọa. Trong một cuộc họp báo trên mạng do tổ chức Ethnic Media Services (EMS) tổ chức vào ngày 21/03/2025, các chuyên gia trong ngành y tế đã thảo luận về những hệ lụy của dự luật này đối với người dân nghèo ở Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.