Hôm nay,  

Mọi Cộng Đồng Sắc Tộc Cần Được Ghi Nhận Trong Dữ Liệu Liên Bang

5/27/202414:30:00(View: 2299)
ems brief may 17 tina kauh
Diễn giả Tina Kauh


Quận Cam (VB) - Lần đầu tiên kể từ năm 1997, Văn Phòng Quản Lý Và Ngân Sách (Offife of Management and Budget –OMB, trực thuộc phòng điều hành của tổng thống Hoa Kỳ) đang mở rộng tiêu chuẩn về sắc tộc, nhận diện các cộng đồng trước đây bị bỏ quên, không được tính tới. Những cộng đồng này nay sẽ hiển thị trong bộ sưu tập dữ liệu liên bang.


Vào ngày 17 tháng 5 2024, tổ chức Dịch Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (EMS) đã tổ chức cuộc họp báo qua mạng. Chủ đề của cuộc họp báo là về sự đấu tranh chống bất bình đẳng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, được tài trợ bởi Robert Wood Johnson Fund. Các chuyên gia trình bày việc thu thập dữ liệu đầy đủ, cụ thể hơn sẽ giúp sử dụng các nguồn lực liên bang nhiều hơn cho các cộng đồng sắc tộc hiện đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sức khỏe. Cuộc họp cũng sẽ đề cập đến việc cần thử nghiệm bổ sung và nghiên cứu thực hiện các tiêu chuẩn sắc tộc mới.


Những diễn giả trong cuộc họp báo:

Tina J. Kauh, Senior Program Officer thuộc đơn vị Research-Evaluation-Learning của tổ chức Robert Wood Johnson Foundation.

Gail C. Christopher, Giám Đốc Điều Hành, National Collaborative for Health Equity; Giám Đốc  National Commission to Transform Public Health Data Systems của tổ chức Robert Wood Johnson Foundation.

Meeta Anand, Senior Program Director, Census and Data Equity thuộc The Leadership Conference Education Fund.

Juan Rosa, National Director, Civic Engagement tại NALEO Educational Fund


Trong phần trình bày của mình, cô Tina Kauh cho biết mình đang làm việc với các cộng đồng, nhóm bác sĩ để thực hiện quyền bình đẳng về chăm sóc y tế. Dữ liệu thống kê từ các cộng đồng có sẵn là một trong những yếu tố quan trọng để có được sự bình đẳng y tế. Cô kể lại về trường hợp của gia đình mình, ba mẹ là một di dân gốc Đại Hàn, sang Mỹ từ thập niên 1970s. Họ đã phải làm việc hơn 10 tiếng/ngày, 7 ngày trong tuần trong suốt 30 năm làm việc, nhưng lại rất giới hạn trong quyền được tiếp cận các nguồn giáo dục, chăm sóc y tế phù hợp, lý do là sự giới hạn ngôn ngữ tiếng Anh.


Những nghiên cứu thống kê về cộng đồng Mỹ gốc Á cho đến nay vẫn còn tương đối phổ quát, chưa đi vào chi tiết của từng sắc dân khác nhau. Thí dụ, khi nói đến người Mỹ gốc Á, người Mỹ thường nghĩ ngay đó là sắc dân khá giả, học giỏi, thường làm nghề bác sĩ, kỹ sư… Đó là những định kiến chung, không chính xác cho từng sắc dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Vì vậy, khi làm các mẫu thống kê dân số, cần có chi tiết về các cộng đồng gốc Á chính tại Mỹ. Chính nhờ nỗ lực của OMB mà nhiều cộng đồng gốc Á nay được xuất hiện trên các mẫu nghiên cứu của chính phủ, góp phần tạo nên sự bình đẳng về y tế so với các cộng đồng khác. Và điều này cũng phải được thực hiện với mọi cộng đồng sắc tộc khác ở Mỹ.

ems brief may 17 gail chirstopher
Diễn giả Gail Christopher


Diễn giả Gail Christopher cũng thuộc Robert Wood Johnson Foundation cho rằng trường gia đình của cô Tina là một thí dụ cho sự cần thiết phải nhận diện mọi cộng đồng sắc tộc để có được sự bình đẳng trong nhiều lĩnh vực. Bà tin rằng đa dạng sắc tộc là một trong những thế mạnh của nước Mỹ. Mọi sắc dân phải được nhận diện, có tiếng nói của mình trong xã hội. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng phải thể hiện được tính đa dạng này. Những gì mà OMB đang làm về dữ liệu cộng đồng đang thúc đẩy nhanh chóng tiến trình bình đẳng cho mọi sắc tộc.


Bà đưa ra một thí dụ về những định kiến sai lầm do thiếu dữ liệu thống kê với cộng đồng da đen trong lĩnh vực y tế. Trước đây, giới y khoa có khuynh hướng cho rằng người Mỹ gốc Phi thường dễ bị nhiễm trùng hơn người da trắng. Do đó, khi người da đen phải phẫu thuật trong bệnh viện, thường bác sĩ sẽ sử dụng lượng thuốc mê nhiều hơn, dẫn đến nhiều di chứng sau này không cần thiết! Điều này sẽ không xảy ra khi thống kê có đầy đủ, chính xác hơn về dữ liệu của từng sắc tộc.


Diễn giả Meeta Anand thuộc Census & Data Equity cho rằng Gail và Tina đều là những người có tầm nhìn xa trong vấn đề dữ liệu sắc tộc dẫn đến bình đẳng sắc tộc. Bản thân bà có mẹ là người Haiti, cha là người Ấn Độ; nhưng trong suốt thời niên thiếu bà không có dịp nào để thông báo nguồn gốc của mình để được nhận diện trong xã hội Mỹ. Trong những mẫu khai báo sắc dân, cần có thêm những chi tiết cụ thể hơn để công dân có thể khai báo chính xác nguồn gốc của mình. Thí dụ: Asian Black, Asian Hispanic; hay Mina là tên gọi chung của cộng đồng sắc tộc Tây Phi. Bà hy vọng sự cải tổ lần này sẽ được thực hiện nhanh chóng và toàn diện. Bởi vì mỗi chính phủ sẽ có một ưu tiên khác. Nếu tháng 11 tới ông Trump đắc cử, những nỗ lực tương tự có thể sẽ không còn là ưu tiên của chính phủ nữa!

ems brief may 17 juan rosa
Diễn giả Juan Rosa


Diễn giả Juan Rosa cho biết NALEO Educational Fund là tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái, đi đầu trong việc tạo điều kiện cho người Mỹ gốc Latino tham gia vào tiến trình chính trị của Mỹ, từ quyền công dân đến dịch vụ công cộng. NALEO đã góp phần vận động để hơn 6,800 người Mỹ gốc La-tinh được bầu vào các vị trí dân cử trên toàn quốc. Những hoạt động nhằm thống kê đầy đủ và chính xác hơn các cộng đồng sắc tộc cũng sẽ góp phần làm tiếng nói của họ thêm mạnh mẽ, có thêm nhiều quyền lợi chính đáng trong xã hội Mỹ. (VB)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi dịp Tết Nguyên đán đang đến gần, Pechanga Resort Casino chào đón mọi người tham gia những hoạt động mừng Năm Mới với những giải thưởng có tổng trị giá $250,000 bằng tiền mặt và EasyPlay. Các hội viên của Pechanga Club có thể kiếm vé số mỗi ngày để giành giải thưởng tiền mặt khi chơi các máy kéo hoặc trò chơi trên bàn mà họ yêu thích bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 để có cơ hội trúng giải lớn! Số lượng vé số của khách có thể được nhân lên theo cấp độ Club. Nhiều người thắng EasyPlay sẽ được chọn vào thứ Sáu, ngày 31 tháng 1 và ngày 14 tháng 2. Một người may mắn sẽ được chọn ngẫu nhiên để nhận giải đặc biệt trị giá $100.000 tiền mặt vào mỗi ngày quay xổ số. Khám phá cảm giác hồi hộp khi có cơ hội trúng giải nhiều lần.
Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quan Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên. Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh (sinh 1938) là một Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Ngài từng đảm trách vai trò Giám Mục chính tòa Giáo phận Kontum trong khoảng thời gian 12 năm, từ năm 2003 cho đến khi hồi hưu cuối năm 2015. Ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, ngài còn có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Latinh. Ngài cũng có thể giao tiếp bằng các ngôn ngữ dân tộc Bana, Jarai và Xê-đăng. Giám Mục Hoàng Đức Oanh quê ở Hà Tây, từ nhỏ đã đi theo con đường tu trì. Năm 1954, ngài cùng gia đình di cư vào miền Nam và tiếp tục theo đuổi việc tu học. Sau quá trình học dài hạn, năm 1968, ngài được truyền chức linh mục tại Sài Gòn.
Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ đang chuẩn bị trở thành chiến trường cho các vấn đề về tài trợ, sự đa dạng, người nhập cư dưới thời tổng thống đắc cử Donald Trump. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đề cập đến việc chấm dứt Bộ Giáo dục Hoa Kỳ; cắt giảm tài trợ của liên bang cho các trường công, đặc biệt là những trường duy trì chính sách đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI). Ông cũng tuyên bố sẽ đảo ngược ngược Đạo luật IX, một luật cấm phân biệt đối xử dựa trên giới tính đã được mở rộng dưới thời Biden.
Biến đổi khí hậu là có thật. Thiên tai diễn ra ngày càng thường xuyên hơn, khắc nghiệt hơn. Riêng ở tiểu bang California, trong những năm qua, bên cạnh động đất, người dân chứng kiến nạn cháy rừng, mưa lũ ngày càng nhiều. Câu hỏi đặt ra là chính quyền và người dân California đã và đang chuẩn bị đối phó với thiên tai ra sao?
Vào chiều ngày Chủ Nhật 8 tháng 12 2024, tại Tu Viện Đại Bi (Garden Grove, California), nhóm Phật tử Đuốc Tuệ đã tổ chức buổi nói chuyện về đề tài Chánh Niệm trong gia đình, người thuyết trình là tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ. Khoảng 50 người đã tham dự buổi nói chuyện, thuộc nhiều lứa tuổi và thành phần, từ những Phật tử cao niên cho đến những huynh trưởng trong các Gia Đình Phật Tử. Được biết trong cùng khoảng thời gian này, các vị tăng ni thuộc tu viện Lộc Uyển cũng có những buổi nói chuyện trên zoom, cũng về đề tài Chánh Niệm trong gia đình. Điều này cho thấy những khúc mắc, mâu thuẫn trong một gia đình luôn luôn tồn tại. Các thế hệ trong gia đình không tạo được sự truyền thông tốt đẹp với nhau dẫn đến những rạn nứt, cần tìm những giải pháp để nối lại nhịp cầu thương yêu.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa với người ủng hộ rằng ngay sau khi nhậm chức, ông sẽ bắt đầu cắt giảm mạnh chi tiêu chính phủ để giảm lạm phát và nợ công. Một số chương trình y tế liên bang quan trọng có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt ngân sách trong vài năm tới. Các khoản cắt giảm có thể nhắm vào Chương Trình Bảo Hiểm Y Tế Cho Người Có Thu Nhập Thấp (Medicaid), Chương Trình Bảo Hiểm Y Tế Trẻ Em (CHIP), và Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP).
Tại phòng sinh hoạt Viện Việt Học, Westminster vào lúc 1 giờ chiều Thứ Bảy ngày 14 tháng 12 năm 2024, Luật Sư Đỗ Thái Nhiên đã tổ chức buổi ra mắt tác phẩm “Dân Chủ Tham Gia”. Tham dự buổi ra mắt sách có một số các cựu học sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng, (đồng môn với tác giả) một số các thành viên Viện Việt Học, quý vị nhân sĩ và thân hữu của LS. Đỗ Thái Nhiên, Đặt biệt có Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt và phu nhân (GS. Đoàn Viết Hoạt cũng là bạn tù với LS. Đỗ Thái Nhiên), một số cơ quan truyền thông.
Trong không khí của mùa lễ Giáng Sinh đang về, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ tổ chức chương trình mừng Giáng Sinh cho các em thiếu nhi trong chương trình đào tạo và phát triển tài năng trẻ.
Người dân California có thể tự tin khẳng định rằng: California là tiểu bang đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng về luật bầu cử và mở rộng quyền bỏ phiếu hơn bất kỳ tiểu bang nào khác. Thành tựu này càng có ý nghĩa hơn khi chúng ta chuẩn bị kỷ niệm 60 năm Đạo Luật Quyền Bỏ Phiếu năm tới. Đạo luật mấu chốt này đã khởi xóa việc đàn áp, đe dọa và tước quyền bỏ phiếu lâu dài trong lịch sử mà quá nhiều người Mỹ đã phải trải qua tại các cuộc bỏ phiếu suốt nhiều thập kỷ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.