Hôm nay,  

Tưởng Niệm Đông Tiến

25/08/200700:00:00(Xem: 9114)

Đông Tiến là con đường tiến về phía Đông, hướng về phía Mặt Trời của đất nước Việt Nam thân yêu từ hải ngoại. Đông Tiến là con đường kháng chiến Việt Nam đã phải băng qua lãnh thổ Lào và Kampuchia từ đất Thái, trong giai đoạn đất nước hoàn toàn bị bao phủ bởi bức màn sắt của độc tài chuyên chế, để xâm nhập vào Việt Nam, vận động toàn dân vùng lên đấu tranh giải phóng đất nước khỏi gông cùm toàn trị của đảng Cộng sản Việt Nam; đoạn đường lịch sử dài suốt gần 10 năm - từ cuối năm 1981 đến giữa năm 1990.

Con đường Đông Tiến được chính thức 'khai sinh' vào hạ tuần tháng 11 năm 1981 khi Tướng Hoàng Cơ Minh, Chủ Tịch Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Viêt Nam (gọi tắt là Mặt Trận), cùng với khoảng 14 chiến hữu của ông, từ Bangkok, tiến về vùng biên giới Thái Lào, để thiết lập khu chiến trong lãnh thổ Lào, cách làng Nong Noi, tỉnh U Bon, Thái khoảng 10 cây số về hướng Đông. Sau khi thiết lập xong căn cứ và huấn luyện thêm nhân sự, Tướng Hoàng Cơ Minh đã thực hiện các toán công tác với nhiệm vụ mở những con đường xâm nhập vào Việt Nam băng qua lãnh thổ Lào và Kampuchia. Mặt Trận gọi đây là giai đoạn Đấu Tranh Đông Tiến với hai mục tiêu: 1/Khai mở con đường liên lạc trong ngoài đã bị tắc nghẽn từ sau năm 1975; 2/Ba('t tay với các lực lượng kháng cự tại nội địa. Kháng Chiến Quân Phùng Tấn Hiệp là người đã có công rất lớn trong việc thực hiện các toán giao liên, mở những con đường xâm nhập Việt Nam trong bối cảnh phôi thai của Kháng chiến Việt Nam.

Mùa Thu năm 1983, toán giao liên do Chiến hữu Phùng Tấn Hiệp phụ trách đã thành công trong việc đưa một đoàn xâm nhập vào tới vùng cao nguyên trung phần Việt Nam và tạo một cái bắt tay lịch sử với một số lực lượng kháng cự đã chiến đấu âm thầm suốt nhiều năm tại đây. Sau khi giải thích về đường lối và chủ trương của Mặt Trận cho những anh chị em hoạt động trong các lực lượng kháng cự, mọi người đã xin giải thể tổ chức của mình, sáp nhập và tham gia Mặt Trận. Vì vậy mà trong chuyến trở ra lại căn cứ, chiến hữu Phùng Tấn Hiệp đã dẫn một đoàn người đông hơn nhiều lần. Kháng Chiến Quân Phùng Tấn Hiệp đã nằm xuống trên con đường Đông Tiến trong một chuyến công tác vào cuối tháng 10 năm 1983 và tên tuổi của anh đã gắn liền với con đường lịch sử này, khi anh được Mặt Trận vinh danh là Anh Hùng Đông Tiến vào cuối năm 1983.

Nỗ lực khai mở con đường giao liên để xâm nhập Việt Nam đã chính thức hoàn tất vào cuối tháng 12 năm 1983, khi Mặt Trận tổ chức buổi lễ kết thúc giai đoạn đấu tranh Đông Tiến, với sự ra đời của đài phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến. Đài Việt Nam Kháng Chiến chính thức phát thanh vào lúc 5 giờ sáng ngày 27 tháng 12 năm 1983 sau ba năm nghiên cứu và thử nghiệm. Đài Việt Nam Kháng Chiến đã góp phần rất lớn trong việc duy trì con đường Đông Tiến qua các tín hiệu được Mặt Trận gửi cho những đoàn xâm nhập.

Sau giai đoạn khai mở từ năm 1981 đến năm 1983, con đường Đông Tiến đã bắt đầu rộn rịp với nhiều bước chân di hành của các đoàn công tác, lúc thì tiếp vận, lúc thì đưa người xâm nhập, lúc thì đón người từ trong nước ra các căn cứ học tập, lúc thì đưa những cán bộ Ủy ban kháng quản xâm nhập hoạt động nội thành.... Từ năm 1984 cho đến năm 1990, Mặt Trận đã đưa hàng chục đoàn công tác với hàng trăm người tham dự trong các đợt xâm nhập. Có những chuyến xâm nhập đông đến trên 300 người tham gia; nhưng cũng có chuyến xâm nhập chỉ có khoảng mươi người. Đa số mỗi đoàn xâm nhập có từ 50 đến 110 người. Đoạn đường di hành thường là từ vùng biên giới Thái Lào, băng qua Lào rồi sau đó băng qua đất Kampuchia, tiến vào ngã Ba Tam Biên (Lào - Kampuchia - Việt Nam) để vào khu an toàn của Mặt Trận vào lúc đó là vùng cao nguyên trung phần.

Trong các đợt xâm nhập, tuy có đụng độ với lực lượng bộ đội Lào Cộng và Việt cộng; nhưng anh chị em Kháng Chiến Quân chỉ chiến đấu khi rơi vào tình thế nguy kịch, còn đa số là tránh các cuộc đụng độ vì mục tiêu của Mặt Trận không phải là tiến hành các cuộc đấu tranh quân sự với bộ máy quân sự của Hà Nội, mà là vận động và tổ chức hóa người dân, đứng lên chống lại chế độ độc tài cộng sản bằng chính sức mạnh quần chúng. Mặt Trận gọi đây là đường lối đấu tranh vận dụng.

Trên đoạn đường xâm nhập, ngoài những hy sinh trong các cuộc giao tranh với lực lượng Việt cộng, nhiều anh chị em Kháng Chiến Quân đã bỏ mình vì những nghiệt ngã của núi rừng; nhưng đã không làm chùn bước chân của những con người Việt Nam quả cảm với lòng yêu nước nồng nàn. Chính nhờ con đường Đông Tiến này mà Mặt Trận đã đưa được rất nhiều người con yêu của Tổ Quốc quay trở về hoạt động ngay trên quê hương, và giữ vững ngọn cờ đấu tranh ngay tại quốc nội cho đến ngày hôm nay, dù phải trải qua rất nhiều sóng gió.

Cộng sản Việt Nam đã cố tình bóp méo những sự thật liên quan đến con đường Đông Tiến khi chúng chỉ nêu lên khía cạnh thất bại qua ba chuyến xâm nhập vào năm 1985 của chiến hữu Dương Văn Tư, năm 1987 của chiến hữu Nguyễn Trọng Hùng, có Tướng Hoàng Cơ Minh đi cùng và năm 1989 của chiến hữu Đào Bá Kế. Như trên đã trình bày, con đường Đông Tiến đã không chỉ diễn ra ba đợt xâm nhập như Cộng sản Việt Nam vẽ vời thêu dệt. Thậm chí có một vài người Việt Nam lại dùng chính những điều Việt cộng xuyên tạc về sự tan rã của Mặt Trận sau ba đợt xâm nhập, để tấn công vào Mặt Trận. Tất cả những loan truyền của Việt cộng về Mặt Trận, về con đường Đông Tiến đều là những ráp nối giữa những dữ kiện giả với một vài dữ kiện thật, để lung lạc những người không nắm vững nội vụ vấn đề. Ngay cả chuyến xâm nhập năm 1987 của Tướng Hoàng Cơ Minh, Cộng sản Việt Nam cũng đã dàn dựng ra những dữ kiện không thật, kể cả việc đưa ra một số dữ kiện sai lạc về hướng xâm nhập, sinh hoạt của Kháng Chiến Quân trong lúc di chuyển và tinh thần chiến đấu của Kháng chiến quân. Những sai lạc này lại được một cựu Kháng chiến quân - sau khi bị Việt Cộng cầm tù và thả ra - góp nhặt viết trong một tập Hồi Ký để tiếp tục loan truyền những hình ảnh không đúng, không thật về những hy sinh hào hùng của đồng đội.

Tất cả đều trở về với cát bụi, nhưng lịch sử của một cuộc đấu tranh vẫn còn sống mãi với giòng tiến hóa của dân tộc. Tướng Hoàng Cơ Minh và hàng trăm Kháng Chiến Quân đã khai mở con đường Đông Tiến, con đường đánh dấu sự quật khởi hào hùng của dân tộc Việt Nam giữa tang thương và đổ vỡ của biến cố 30-4-1975, và sau hơn 5 năm đất nước bị nhuộm đỏ bởi đảng Cộng sản Việt Nam. Con đường Đông Tiến đã trở thành một giai thoại đấu tranh của lịch sử cận đại; nhưng chính nhờ lòng yêu nước nồng nàn và sự can đảm của hàng trăm Kháng chiến Quân mà niềm tin đã được khôi phục, đã giúp giữ vững trận thế chống độc tài Cộng sản trong lúc mà tâm trạng chung là buông xuôi và tháo chạy của thập niên 80. Nhớ về Đông Tiến và nhớ đến bối cảnh tan nát của đất nước vào lúc đó mới thấy rõ sự can đảm của những con người kiên cường, dám vứt bỏ đời sống ấm êm nơi xứ người, từ giã vợ con, gia đình để xông vào chốn hiểm nguy, xây dựng lại thế trận đấu tranh bằng hai bàn tay trắng. Tưởng niệm Đông Tiến chính là xiển dương tinh thần đấu tranh hào hùng của những tấm gương dũng liệt đã Vị Quốc Vong Thân.

August 24 2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
Tại Campuchia, kênh đào Phù Nam Techo, trị giá 1,7 tỷ USD sẽ kết nối Phnom Penh và Vịnh Thái Lan, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc, an ninh và kết nối thương mại quốc tế. Người ta có thể cảm thấy như thế qua lời tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và của ông Hun Sen, trong cương vị cố vấn, người đã chuyển giao quyền lực từ cha sang con vào năm ngoái...
Danh từ được tác giả dùng trong bài này không phải là danh từ theo tự loại mà là một thuật ngữ của Việt Cộng. Thuật ngữ Việt Công hay là danh từ Việt Cộng là những thuật ngữ, những từ được dùng trong nước dưới chính quyền Cộng sản Việt Nam. Ở trong nước người ta không dùng từ “Việt Cộng” mặc dầu Việt Cộng chỉ có ý nghĩa là Cộng Sản Việt Nam chớ không có nghĩa gì khác. Phải nói rõ ràng và dài dòng như vậy để tránh hiểu lầm và hiểu sai. Những danh từ đề cập trong bài viết này đa số là những danh từ kinh tế, vì chủ đề của bài viết là kinh tế, phân tích những ván đề kinh tế, nhận định về kinh tế chớ không phải chính trị, mặc dầu kinh tế không thể tách rời khỏi chính trị, xuất phát từ chính trị và tác động trở lại đời sống của mỗi con người chúng ta.
“Tôi hơi chậm hiểu lại rất chóng quên nên dù đã lê lết qua hơi nhiều trường ốc (trong cũng như ngoài nước) nhưng trình độ học vấn và kiến thức cũng chả̉ tới đâu, vẫn chỉ ở mức làng nhàng. Nói tóm lại là thuộc loại “xoàng”! Ơ! “Xoàng” thì đã sao nhỉ? Cũng không đến nỗi trăng/sao gì đâu, nếu tôi biết điều (biết chuyện – biết thân – biết phận) hơn chút xíu. Khổ nỗi, tôi lại cứ tưởng là mình cũng thuộc loại đầu óc trung bình (hoặc chỉ dưới mức đó không xa lắm) nên ghi danh học – tùm lum/tùm la – đủ thứ phân khoa: Triết Lý, Tâm Lý, Xã Hội, Nhân Chủng …
Một bài viết ngay sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư đảng CSVN cho thấy ông Tô Lâm đã hiện nguyên hình một người giáo điều, bảo thủ và hoài nghi trong “hợp tác quốc tế” với các nước. Trước hết ông cáo giác: “Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” Lời tố cáo này không mới vì chỉ “nói cho có” và “không trưng ra được bằng chứng cụ thể nào”, giống hệt như những người tiền nhiệm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.