Hôm nay,  

Phật Đản Trước Hiện Tình Đàn Áp Tôn Giáo Ở Việt Nam

24/05/200700:00:00(Xem: 9279)

  Hằng năm vào ngày rằm Tháng Tư Âm Lịch (cuối Tháng Năm duơng lịch  năm nay) hằng triệu Phật tử trên thế giới, từ thành thị đến thôn quê, từ rừng sâu đến biển cả, ở các nước Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Trung hoa, Đài Loan, Tây Tạng,  Nhật Bản, Đại Hàn, Thái Lan, Việt Nam, Cao Miên, Lào…  nô nức đến chùa đón mừng ngày Khánh Đản. Phật tử hân hoan đến chùa  lễ Phật để tỏ lòng kính ngưỡng sự  hóa độ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy Ngài đã nhập diệt 2551 năm nhưng giáo lý của Ngài vẫn sáng ngời và tồn tại đến ngày nay và mãi mãi về sau.

Trước khi thành Phật, Đức Thích Ca Mâu Ni  là một Thái Tử, có tên là Tất Đạt Đa, họ là Cù Đàm, sống ở Miền Bắc Ấn Độ vào thế  kỷ VI trước Tây Lịch. Thân phụ Ngài là Quốc Vương Tịnh Phạn, cai trị bộ tộc Thích - Ca, ở xứ Nepal ngày nay. Mẹ Ngài là Hoàng Hậu Ma-Gia. Ngày kết hôn rất sớm, năm 16 tuổi  với Công Chúa Da-Du-Dà-La và có một đứa con là La Hầu La.

Thái tử Tất Đạt Đa sống trong cung vàng điện ngọc với đầy đủ những xa hoa vật chất, khi có dịp ra ngoài thành, thấy cảnh sống khổ sở của kiếp người như già, lão, bệnh, tử Ngài quyết ra đi tìm con đường giải thoát khỏi cảnh khổ.  Năm 29 tuổi Ngài rời  bỏ cung điện đi vào rừng sâu tầm đạo.

Sau sáu năm khổ hạnh tu tập với nhiều đạo sư, Ngài  không thỏa mãn với những lý thuyết cũng như cách hành đạo khổ hạnh của họ. Ngài đã vạch ra  một con đường riêng cho mình. Rồi một đêm kia dưới cội bồ đề, bên bờ sông Ni-liên-thiền Ngài được chứng đạo (enlightment). Từ đó Ngài  được tôn vinh là Phật Thích Ca Mâu Ni,  năm đó Ngài 35 tuổi.

Sau đó Ngài đi giáo hóa suốt 45 năm khắp nơi ở Ấn Độ, năm 80 tuổi Ngài nhập diệt ở Câu-thi-na. Ngài để lại cho nhân loại một  kho tàng giáo lý  vô cùng thâm sâu mầu nhiệm.

Nhưng,  Đạo Phật không phải là một tôn giáo,  Phật Thích Ca không tự xưng mình là đấng toàn năng tạo nên vũ trụ, mà Ngài chỉ nhận mình là một Đạo sư dẫn đường. Đạo Phật là một đạo  giáo (đạo là đường). Phật nói “ ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành”, nếu đi theo con đường ta chỉ dẫn, các người cũng sẽ thành Phật, thoát khỏi khổ đau, luân hồi.

Niết bàn trong đạo Phật không giống như Thiên đàng của các tôn giáo khác. Trong các tôn giáo khác, nếu hiện tại chúng ta làm nhiều điều lành thì khi chết chúng ta sẽ được lên thiên đàng, nơi đó là cõi an lành vĩnh cữu của những bậc thần thánh, và con người chỉ có thể đến đó sau khi chết.

Còn Niết Bàn của đạo Phật thì không có không gian vật lý, cũng không là một cảnh trời hay một nơi chốn nào đó sau khi chết chúng ta mới có thể đến được. Trong Đạo Phật,  Niết Bàn là một đạo quả, một  trạng thái tinh thần thanh tịnh,  giải thoát do có trí tuệ và tình thương tuyệt đối. Nói một cách dễ hiểu Niết Bàn  là sự tận diệt của tham, sân, si, là thành tựu tối thượng của sự chuyển hóa nhận thức. Nếu khát khao chân lý, nỗ lực  tu hành, đi theo con đường Phật dạy, chúng ta có thể đạt Niết Bàn, thành Phật,  trong kiếp này.

Tóm lược một cách đơn giản cho dễ  hiểu thì giáo lý  căn bản của Đạo Phật  là phát triển Từ,  Bi,  Hỷ,  Xả để thăng hoa cuộc sống, và tận diệt Tham, Sân, Si, là nguồn gốc của khổ đau.

“Lấy oán trả oán thì oán chồng chất,

 lấy ân trả oán thì oán sẽ tiêu tan”.

Trong tinh thần  Từ Bi Hỷ Xả đó, Phật tử nghỉ gì, làm gì trong lúc Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất đang bị đàn áp nghiệt ngã " Tại Tu Viện Nguyên Thiều, Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang bị bức bách bởi nhiều chướng duyên ngoại tại, bị cách ly tứ chúng đệ tử, xuất gia cũng như tại gia. Ngài không đựơc đi tái khám chữa bệnh, Hòa Thượng Thích Quảng Độ cũng không được vào Bình Định thăm viếng Ngài.  Ban Đại Diện GHPGVNTN các tỉnh thành đang bị trấn áp và truy bức dữ dội. 

Để che mắt sự đàn áp tôn giáo, CSVN đã dựng lên nhiều Tự Viện đồ sộ, thường xuyên tổ chức những nghi lễ khá tốn kém  nhưng tất cả đã không thể che đậy được sự thực rằng, niềm tin tôn giáo của tín đồ  không được tôn trọng ở VN.

Nhiều  nơi tại nông thôn hẻo lánh, vì không chống nỗi với những tai họa, sự áp bức và nghèo đói, nhiều người đã không còn giữ vững niềm tin với chánh pháp, phải nương tựa vào niềm tin mới, đem lại cơm áo trong hiện tại.

Phật Đản đến trong  hoàn cảnh nhiễu nhương của đất nước và Phật sự, từ Thiền Viện Nguyên Thiều  Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang gởi Thông điệp ra, nhắc nhở những người con Phật về lẽ VÔ THƯỜNG (đổi thay) và  VÔ NGÃ (không có cái ta) để cùng nhau hướng tới sự giác ngộ, giải thoát sinh tử luân hồi.

Ngài nói, chứng nào dân tộc VN chưa có tự do tôn giáo, chưa có dân chủ và nhân quyền thực sự, ngày  đó GHPGVNTN còn bị bách hại, gian truân và Giáo Hội sẽ chấp nhận sự bách  hại, gian truân.

Ngài nhắc lại lời  Đức Phật dạy: “Này các con! Các con hãy lên đường vì hạnh phúc của nhân loại và chư thiên”.

Hòa Thượng Huyền Quang nhắn nhủ Phật tử,  dẫu rằng đó là con đường vạn dặm, con đường đầy dẫy nội  ma, ngoại chướng;  Chúng ta là con Phật, là hậu  duệ của Bồ Tát, chúng ta đã chẳng sờn lòng, nản chí, không mỏi mệt ươn hèn; Chúng ta đã không sợ khó, sợ gian nguy khổ cực, thậm chí có thể phải  hy sinh tánh mạng; Chúng ta đã vượt qua không biết bao nhiêu chướng ngại từ bên trong đến bên ngoài, trong đó có những chướng ngại coi  như không thể vượt qua được, nhưng chúng ta đã bượt qua  bằng ý chí kim cương bất hoại.

Hòa Thượng Thích Huyền Quang cho biết,  từ nơi bị giam hãm, bị cô lập hiu quạnh ở Tu Viện Nguyên Thiều, ở Thanh Minh Thiền Viện Ngài và Hoà Thượng Thích Quảng Độ vẫn đang “cư trần lạc đạo”,  có nghĩa là hiện diện  nơi trần thế để hành đạo, vui đạo, sống đạo, dựng đạo, hưng đạo…

Các Ngài hiện diện nơi trần thế để  hành đạo, cứu nhân độ thế của Phật Giáo VN. Việc ấy đã được thực hiện, đã chứng tỏ, suốt dòng lịch sử 2000 năm Phật Giáo, từ thuở Hai Bà Trưng cho đến thời  hiện đại. Sự thành bại không đáng quan tâm bằng ý chí kim cương bất hoại của người Phật tử. Ý chí đó còn, Đạo Phật còn, Đạo Phật còn, dân tộc  sẽ trường tồn trong cường thịnh, vinh quang  và thái hoà, nhân loại sẽ bước vào kỷ nguyên huynh đệ đại đồng. 

Ngài Huyền Quang nhần mạnh, nếu tiền nhân đem xương máu dựng nước và giữ nước, nay con cháu đem lãnh thổ quốc gia hiến dâng  cho ngoại ban thì còn gì là quê hương của tổ tiên và dân tộc" Sự toàn vẹn lãnh thổ không khác gì sự toàn vẹn tâm linh con người. Cũng như thế tâm  linh con người không thể khiếp nhược và quy hàng hay van xin các thế lực nhất thời và lạc hậu.

Có như vậy công cuộc hoằng dương chánh  pháp ở thiên niên kỷ thứ ba này mới mở ra sinh lộ cứu nhân độ thế của Đạo Phật, trước những phương thức bạo lực và khủng bố mới, đang có nguy cơ đẩy nhân loại vào sự hủy diệt, tương tàn và bài xích Phật Tính nơi mỗi cá nhân.

Ngài Đại Lão Hòa Thượng kêu gọi toàn thể các cấp Giáo hội và nam nữ cư sĩ Phật tử trong và ngoài nước, gạt bỏ ra ngoài những ý kiến bất đống dị biệt, phát Bồ Đề Tâm, thương yêu và đoàn kết, dũng mãnh tiếp tục vận động phục hoạt GHPGVNTN đến thành công, hoàn thành sự nghiệp độ sanh mà Đức Thế Tôn đã khai thị từ 2551 năm  trước, đã đem lại an lạc và chủ quyền cho dân tộc suốt 2000 năm qua trên dải đất Việt Nam.

Cuối cùng Ngài nói, tôi xin vận hành hết tâm thành, đốt nén hương lòng kính dâng lên Đức Thế Tôn  nhân ngày Đản Sanh của Ngài, qua đó bằng một tâm hồn thanh thản, trong sáng và tỉnh giác, chúng ta khắc sâu và dặn lòng về những lời giáo huấn và di chúc của Ngài để hoàn thành sứ mệnh sứ giả Như Lai.

(Trích Thông Điệp Phật Đản  của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.