Hôm nay,  

‘Suy Tư Và Ước Vọng’

02/11/200600:00:00(Xem: 7298)

Mấy Cảm Nghĩ  Sau Khi Đọc ‘Suy Tư Và Ước Vọng’

- Vương Quốc Hoài - Cử nhân báo chí

Lời giới thiệu: Cách đây hơn hai năm, nhà báo trẻ Vương Quốc Hoài lần đầu tìm đến thăm tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang và được ông tặng cuốn "Suy tư và Ước vọng". Một tuần sau đó, anh hoàn thành bài viết này. Vì bấy giờ anh đang công tác ở báo Hà Giang nên bài viết phải được cất kín để anh không bị đuổi việc.

Gần đây, sau khi tuyên bố thành lập "Nhóm thanh niên dân chủ Sơn-Hà", anh bị công an săn lùng và đã hàng tháng nay không thấy anh ở nhà nữa. Có thể anh đã trốn biệt, có thể anh đã bị bắt và đang chờ ngày ra pháp đường. Công bố bài viết này, chúng tôi hy vọng độc giả hiểu rõ được những suy tư khắc khoải nào đã dẫn đến hành động của anh và minh oan cho anh nếu anh bị quy là gián điệp, là phản động.  

*

Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo xứ Đoài, khi mà đất nước đã tan khói bom và lắng dần tiếng súng. Lớn lên, tôi được đào tạo ở hai trường đại học xã hội chủ nghĩa. Thôi thì cứ tự phong cho mình cái mác trí thức nhà quê vậy. Tôi đã đi nhiều nơi trên đất nước mình, đi tới đâu tôi cũng được nghe thế hệ cha anh kể về một thời hào hùng của dân tộc. Và, đập vào mắt tôi, trắng xóa khắp đất nước là bạt ngàn những nghĩa trang liệt sỹ.

Là một người hoạt động trong ngành báo chí, lại ham học hỏi nên tôi thường đọc rất nhiều loại báo, cố lắng nghe những gì đang diễn ra xung quanh mình, trong đất nước mình, dân tộc mình. Tôi thấy nhiều điều cũng đáng tự hào, đáng trân trọng, đáng vui mừng. Nhưng, cũng còn quá nhiều điều làm tôi băn khoăn, rất khó hiểu. Khó hiểu tới mức tôi chẳng biết mình dốt nát tới mức nào. Càng vểnh tai lên, căng mắt ra, nghe rõ, nhìn rõ vào thực tế xã hội, càng thấy bộn bề tâm trí.

Hình như có điều gì không ổn với Đất nước này - Một Đất nước đã độc lập, đã hoà bình mà Nhân dân chưa no ấm, chưa tự do, đâu đây còn có bao người nghèo đói, mù chữ, chưa biết điện là gì! Đâu đây còn có những tha hoá, suy đồi, phi nhân bản...

Một bà cụ tự tử vì thèm một bát canh cá, một nhà sư tự thiêu để chống lại sự ngược đãi của chính quyền sở tại, một nông dân treo cổ tự tử do oan ức vì bị vu khống. Cùng lúc đó, báo đưa tin chỗ này quan chức tham nhũng hàng chục tỉ đồng, chỗ kia tiền của mồ hôi nước mắt của Nhân dân bị thất thoát hàng trăm tỉ vì những chủ trương, những quyết sách lầm lạc của Đảng.

Một ông bộ trưởng có bộ mặt khắc khổ như dầu dãi cũng nỗi khổ của nông dân, mùa mùa đầm mình cùng bão lũ, sụt sùi trên truyền hình trước cảnh vùng này có người chết trôi, vùng kia hoa màu bị mất trắng. Dân chúng cảm động và yêu mến ông vô cùng. Thế mà, đùng một cái lại nghe tin ông dính vào tham nhũng. Bên cạnh đó, bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ đi làm tay sai cho một mụ đàn bà tham lam, dốt nát. Rồi, một phó chủ nhiệm ngành thể dục thể thao hãm hiếp một cô bé gái. Ấy thế mà mới hôm qua thôi, báo chí còn hết lời ca ngợi ông ta. Và..., vừa hôm nay lại có tin: không đủ căn cứ khép tội vì bé gái kia đã đủ 13 tuổi 4 tháng mà gia đình thì đã rút đơn kiện vì nhận được một tỷ đồng bồi thường!

Đây nữa, một Bí thư đoàn Thành phố biển thủ cả tiền cứu trợ đồng bào lũ lụt của học sinh, sinh viên, một ông con bộ trưởng phóng xe cán chết nhiều người mà không bị truy tố, nhờ đã đem tiền ra rải vv....

Tiền đâu mà lắm thế nhỉ" Cùng với quyền-tiền là mại dâm, ma tuý, cướp của, giết người... Đạo đức xã hội bị băng hoại, giống nòi bị suy thoái, dân tộc bị tha hóa, dân chúng hoang mang lo sợ nhưng không thể không quằn quại vùng lên. Chỗ này biểu tình nằm vạ ở trụ sở uỷ ban, chỗ kia chống trả cảnh sát, nổi dậy cướp chính quyền...

Cường hào, ác bá hoành hành khắp nơi, dân chúng bị bóc lột thậm tệ, bị đàn áp dã man, tư tưởng bị nô dịch một cách tinh vi, xảo trá hơn cả thời Pháp thuộc. Người này kêu than với người kia. Người kia kêu than với trời xanh. "Anh hùng đâu tá"".

Tỷ như cái lĩnh vực báo chí, văn nghệ ấy, thời mà dân tộc ta còn chìm đắm dưới ách thực dân, dù le lói nhưng nhờ mấy toà soạn tư nhân, mấy hội Tao Đàn, mấy nhóm thơ phú thâm giao... mà đã có những tác phẩm để đời, sánh bằng văn học thế giới. Cũng từng "Vang bóng một thời", chả kém văn đàn Gôloa mẫu quốc là bao.

Ngày nay thì sao"

Hàng vạn nhà văn, nhà báo được đào tạo chính qui, được thấm nhuần lý tưởng xã hội chủ nghĩa, nhưng rồi cũng chỉ dám ăn theo, nói leo, lái bút rặn ra mấy tiếng gáy te te, ca ngợi lãnh tụ này, quan chức nọ, ca ngợi chuyên chế độc đảng... Mạnh bút như Trần Hiệp thì cũng chỉ dám nói đến cái "Thời chưa xa", Ma văn Kháng cũng chỉ biết ngồi ngắm "Mùa lá rụng trong vườn".

Buồn cười hơn, cứ nhìn vào trang đầu của bất kỳ tờ báo nào cũng thấy cờ hoa rực rỡ, chỗ này tô vẽ lòe loẹt: người dân đã sung túc ấm no; chỗ kia "rên lên": "chưa có bao giờ đẹp như hôm nay". Chỗ nọ mấy cụ già tụng ca "Nhờ ơn Đảng - Chính phủ"; chỗ khác mấy cháu thiếu nhi hát vang lên: "Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng!"

Ngày nào cũng thế, tháng nào cũng thế, năm nào cũng thế, cứ như cả trăm tờ báo chỉ là tiếng nói của một người. Còn "những điều trông thấy mà đau đớn lòng" thì sao" Chẵng phải chỉ những người học qua ngành báo chí mà bất kỳ ai cũng biết được rằng: Báo chí có quyền đăng tin một cách trung thực, không ai được ngăn cấm. Nhưng, báo chí lại có cả cái quyền không đưa tin thật mà không ai bắt ép được. Thế là cứ bưng bít, cứ làm ngơ, cứ im lặng trước những điều trông thấy ấy. Sao vậy nhỉ" (Tôi lại tự hỏi).

Chắc chắn là phải có một điều gì cơ bản lắm, khủng khiếp lắm, làm cho dân tộc mình đằng đẵng hàng thế kỷ nay trói mình trong bao điều nghịch lý!

Tôi có quá nhiều câu hỏi và cứ ngẩn ngơ đi tìm lời giải. Nhưng, càng tìm càng thấy u mê, vô vọng. Tôi lại tự vấn mình: Tôi là ai" Tôi từ đâu đến" Tôi phải làm gì bây giờ"

Thế là tôi hoang mang, tôi âm thầm tự dày vò, tôi tạm gác công việc, lao vào đọc rất nhiều sách Đông, Tây, Kim, Cổ..., đến nỗi cái thư viện nhỏ ở thị trấn Quốc Oai không còn gì để tôi đọc nữa.

Tôi đành lang thang trên Internet để được phóng mắt qua một cửa sổ nhìn ra thế giới. Rồi một ngày, tôi tìm được Nguyễn Thanh Giang, một tiến sĩ, một viện sĩ, một chí sĩ yêu nước đương đại.

Chọn một sáng tháng Tám đẹp trời (ngày mà tôi bước vào tuổi 31) để tìm gặp Nguyễn Thanh Giang. Ấn tượng đầu tiên là tôi phải gọi Nguyễn Thanh Gíang bằng chú. Chú Giang có dáng vẻ một trí thức vừa trầm tư vừa nhanh nhẹn, lịch duyệt, khoáng đạt và cởi mở thân tình. Tôi đã có cảm tình ngay với Chú. Qua tìm hiểu tôi được biết Chú là một trí thức uyên bác có tấm lòng yêu dân, yêu nước thiết tha, tự thấy mình phải có trách nhiệm trước vận mệnh dân tộc mình. Mấy lời thăm hỏi ngắn ngủi chân tình và thân thiết của Chú về hoàn cảnh cuộc sống của tôi làm lòng tôi thấy ấm áp và bỗng trào dâng một niềm xúc động chân thành. Tôi thấy kính trọng mà rất gần gũi, như đang ngồi trước một người cha lâu ngày mới gặp lại. Mấy lời chỉ bảo động viên bằng cái giọng trầm ấm của Chú đủ làm cho tôi như thấy mình không còn quá u mê, bế tắc và tuyệt vọng. Chia tay ra về tôi được Chú tặng một quyển sách chú tự viết và tự in, có tên: "SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG".

Cuốn sách chỉ dày hơn 300 trang mà tôi đã nằm nhà đọc một tuần vì phải đọc đi, đọc lại tới bốn lần. Như vừa có một vầng dương soi sáng tâm hồn tôi, như vừa có một vầng trăng nhô ra khỏi núi, xoá tan những u tối trong đầu tôi. Tôi rũ mình đứng dậy. Bây giờ tôi đã hiểu tất cả. Giờ đây tôi đã biết tôi là ai" Tôi từ đâu tới đây" Tôi phải làm gì bây giờ" Tôi nhận ra: Điều gì đã làm cho xã hội đầy rẫy những nhiễu nhương, mất hết luân thường, đạo lý, đầy rẫy những lố bịch nực cười, tráo trở, tàn bạo, "Bại nhân nghĩa, nát cả đất trời". Tôi đã nhìn thấy bọn gian tà bán nước cầu vinh, dối trời, lừa dân bằng đủ muôn nghìn kế.

Và tôi cũng đã hiểu ra: Tôi từ đâu tới đây"

Tôi từ cha Rồng mẹ Tiên, từ 18 đời Hùng Vương xây dựng cơ đồ. Từ một dân tộc bốn ngàn năm anh dũng kiên cường bất khuất đánh tan mọi ách đô hộ, mọi kẻ thù xâm lăng, mọi thế lực áp chế; từ một Việt Nam qua mấy mươi năm máu lửa, lật đổ phong kiến, đánh bại thực dân, chiến thắng đế quốc. Tôi từ cái nôi, cái võng, từ câu dân ca, từ những chuyện cổ tích truyền thuyết, từ Thạch Sanh - Sơn tinh - Thuỷ tinh, từ Bà Trưng, Bà Triệu, từ Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, từ Lê Lợi, Quang Trung...từ Chu văn An, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám; từ Nguyễn Tuân, Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Thế Lữ....

Tôi, tôi là một con người như bao con người trong cái cộng đồng nhân loại này. Cũng được Thượng đế sinh ra, cũng có quyền được hưởng tự do và mưu cầu hạnh phúc, cũng được đòi hỏi quyền lợi như mọi người khắp năm châu, bốn bể.

Tôi tới đây để làm gì" Trí hèn, sức mọn nào dám nghĩ tới anh hùng, vĩ nhân. Tôi chỉ lấy Nguyễn Thanh Giang để soi lại mình. Soi vào một con người đã cống hiến cả tuổi trẻ cho cuộc trường chinh cách mạng, đã băng qua bom đạn chiến tranh, đã vượt núi băng rừng mong làm giàu cho Đất nước; đã lao tâm khổ tứ miệt mài học tập để đạt tới đỉnh vinh quang của tri thức khoa học, làm rạng danh cho dân tộc trên trường quốc tế. Một con người luôn canh cánh bên lòng nỗi khổ của nhân dân, không màng danh lợi, bỏ qua hạnh phúc cá nhân mà chọn con đường khổ ải lao tù để đấu tranh cho Dân chủ, Nhân quyền, để tìm ra con đường đi cho dân tộc, biết.lấy hạnh phúc, tự do của Nhân dân làm lý tưởng. Một con người đã vượt lên những kiến thức hạn hẹp giáo điều của một nền giáo dục lạc hậu bảo thủ để nhận ra đất nước không phải là hình chữ S mà đang quặn đau thành dấu hỏi. Nguyễn Thanh Giang chính là một tấm gương sáng cho tôi soi mình vào đó.

Sáng mắt, sáng lòng nên tôi ngộ được ra, tôi từ hai tiếng Việt Nam đến đây trên cõi đời này nhất định không phải để hưởng lạc và mưu cầu hạnh phúc cá nhân, để thu vén sung sướng cho riêng mình, để chạy theo danh lợi, để truy hoan với những thú tiêu khiển dục vọng. Không, tôi không phải đến đây để làm thế. Tôi phải góp phần làm cho đất nước mình vẫn là hình chữ S thân yêu. Phải làm cho bà con tôi, cha mẹ tôi, anh em tôi, bạn bè tôi sống chan hoà trong một xã hội tự do dân chủ và bác ái. Bởi vì tôi là một phần của lịch sử Dân tộc, là một trang nam nhi sau 30 năm binh lửa điêu linh.

Đọc "SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG" tôi cảm nhận đây là một thiên chính luận sâu sắc, một công trình nghiên cứu rất công phu, rất tỉ mỉ, rất nghiêm túc với đầy tinh thần trách nhiệm. Những lập luận đều được chứng minh bằng những cứ liệu chính xác ở nhiều lĩnh vực: chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội. Tầm bao quát rất rộng nhưng rất súc tích, không hề dàn trải.

Trong "SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG" không thấy sự tư biện khiên cưỡng, duy ý chí thường gặp trên các tạp chí như kiểu Tạp chí Cộng sản, các sách chính trị như của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, mà tất cả đều xuất phát từ trực quan rồi mới đến lập luận, từ sự việc rồi mới đến lý thuyết. Tưởng như, đây là một công trình khoa học xã hội được nghiên cứu rất công phu của một tập thể nhà khoa học chứ không thể chỉ từ một tiến sĩ Địa Vật Lý, dù là rất uyên bác.

Tác giả đã mổ xẻ phơi bày toàn bộ cơ chế của một chính thể, đã giải phẫu để soi tìm ra căn bệnh quái ác đã làm cho cái Đất nước Việt Nam này "Quặn đau hình dấu hỏi", để rồi đã vạch một định hướng, một đường đi chung cho Dân tộc.

Ở vào cái tuổi gần cổ lai hy mà mỗi trang viết của Chú vẫn rừng rực nhiệt huyết, tràn đầy ý chí và khát vọng. Lẽ ra chú rất xứng đáng được hưởng một tuổi già vui vầy hạnh phúc, yên ổn bên gia đình nhưng trớ trêu sao, chú đã bị cầm tù biệt giam, bị lăng mạ, bị hạ nhục, bị vu khống, bị tước đoạt tài sản. Thậm chí còn bị mưu sát. Để phản đối sự bắt bớ sai trái của chính quyền, Chú đã hai lần tuyệt thực trong nhà giam B14.

Nhưng, Chú không để người ta vỗ về, lừa mị. Chú không sợ người ta trù diệt, hãm hại. Những Suy tư về Đất nước, về Dân tộc về Nhân dân, những Ước vọng Dân chủ, Tự do, Bác áí đã hối thúc chú phải đăng đàn tranh đấu.

Qủa là: "Chở bao nhiêu đạo, thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà", "SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG" phân tích, giải phẫu rất nhiều vấn đề nhức nhối, những mâu thuẫn nội tại của chế độ, của nền kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa, nguyên nhân phát sinh mọi tiêu cực xã hội; đồng thời chỉ ra những đường lối sai trái, mù quáng, giáo điều của Đảng đối với các vấn đề như Nhân quyền, Dân chủ, như vấn đề "Hội Nhập để phát triển", vấn đề "Vai trò của doanh nghiệp nhà nước"... Rồi "Định hướng xã hội chủ nghĩa" là như thế nào" Thế nào là nền kinh tế tri thức" vv...

Nhiều lập luận, quan điểm của chú đã khai mở những suy tư, giải tỏa những thắc mắc của tôi từ bấy lâu nay làm tôi rất tâm đắc.

Tỷ như việc "Bàn về giai cấp công nhân Việt Nam". Trước đây tôi đã từng tranh luận với mấy cán bộ tuyên giáo ở một trung tâm chính trị rằng: Đâu là giai cấp công nhân Việt Nam" Giai cấp công nhân Việt Nam là ai" Là những "cửu vạn" đang phơi mình đào đất ngoài nắng kia hay mấy ông quan bụng phệ ngồi trong phòng máy lạnh. Ai là người lãnh đạo" Ai là người bị lãnh đạo" Mấy bà buôn thúng bán bưng ngoài chợ, mấy ông cựu chiến binh tạm bỏ quê lên phố kia (lực lượng này khá lớn) là thuộc giai cấp nào" Chỉ đến nay chú Giang mới giải đáp được cho tôi khi chú chứng minh: ở Việt Nam không có và chưa bao giờ có giai cấp công nhân.

Từ khi học lớp bốn cô giáo chủ nhiệm tôi giảng rằng: "Không có Bác Hồ thì không có các em." Tôi cứ thắc mắc mãi: Tôi được bố mẹ sinh ra, nếu không có Bác Hồ thì tôi vẫn cứ có mặt trên đời này. Bác Hồ chỉ là người tìm ra con đường đi tới độc lập cho dân tộc mình mà thôi. Rồi mới đây tôi có phê phán việc người ta thần thánh hoá Bác Hồ Chí Minh tức là phủ nhận, phỉ báng công lao của Người chứ không phải tôn vinh Người. Tôi thấy nhiều nơi người ta thờ Hồ Chí Minh như một vị thánh. Các bà sãi thường thờ tượng bán thân của Bác bên cạnh tượng Phật Thích Ca. Mấy điểm di tích lịch sử lập am miếu hương khói lễ bái có phần mê tín dị đoan. Họ coi Hồ Chí Minh như một vị thánh cứu nhân độ thế. Cứ đà này rồi lũ trẻ sẽ hiểu hai từ "Bác Hồ" giống như một vị thần, một ông tiên giáng thế chứ không phải một con dân, một công dân số một của Dân tộc ta. Các nhạc sĩ thì đua nhau ca ngợi Hồ Chí Minh với những sáng tác mà ca từ, giai điệu phảng phất các bản thánh ca của tôn giáo Đảng. Huyễn hoặc sao, người ta còn đặt ra các giai thoại để dựng thành truyền thuyết. Ví dụ, người ta nói ở Nam Đàn (Nghệ An) có một con suối được sinh ra đúng vào ngày Bác Hồ chào đời. Đến ngày Bác Hồ mất thì bỗng con suối kia cạn nước. Có người còn nói vào năm 1890 trên trời xuất hiện một vì sao rất sáng, sáng mãi đến ngày 2-9- 1969 thì vụt tắt....

Tất cả những điều như vậy thực tế, vô hình chung đã xuyên tạc Bác.Bác là con người bằng xương, bằng thịt thì tất có mơ ước lớn lao, nhưng cũng có những ham muốn cá nhân và cả những dục vọng xác thịt.

Về cuộc kháng chiến chống Mỹ, chính tôi đã viết bài đăng trên một tạp chí chính trị phê phán việc một số nhà văn nói cuộc chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là "cuộc chiến thần thánh". Tôi cho thế là phủ nhận công lao của hàng triệu liệt sĩ nằm lại ở các chiến trường. Chiến thắng này, chúng ta đổi bằng hàng núi xương, hàng bể máu, bằng nỗi đau quằn quại của cả dân tộc, chứ làm gì có vị thánh, vị thần nào giúp. Hàng vạn, hàng vạn chiến sỹ hăm hở xông trận đều là những con người bằng xương, bằng thịt có căm giận, có xót thương của cha mẹ, vợ con, xóm làng. Họ đâu phải là những thiên binh được Thượng đế phái xuống. Họ là cha, là anh, là bạn bè chúng ta đấy chứ.

Rồi đến cái việc "Hội nhập để phát triển", đúng là chúng ta phải rũ bỏ những định kiến cổ hủ. Chúng ta không thể xếp các nước XHCN vào những cái hộp, không thể nhìn thế giới qua một lỗ châu mai. Bởi vì, chúng ta là một phần của nhân loại, của thế giới. Không thể hiểu độc lập dân tộc là phải và chỉ để cho: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư".

Chúng ta không thể lấy giá nhân công rẻ mạt làm lợi thế trường cửu để thu hút đầu tư nước ngoài. Như vậy thì người lao động nước ta mãi hèn kém, mãi mãi nghèo khó, mãi mãi là tôi đòi. Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang đã rất có lý khi đả phá luận điểm trên và chỉ ra cho Đảng phải biết khai thác tư chất thông minh, cần cù, khéo tay của con người Việt Nam làm lợi thế cạnh tranh.

"SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG" xứng đáng là cuốn cẩm nang cho các nhà lãnh đạo nước ta, nếu họ muốn đảng Cộng sản còn tiếp tục gánh vác được sự nghiệp lãnh đạo Đất nước; là đơn thuốc tốt có thể chữa lành những căn bệnh trầm kha cho xã hội Việt Nam ngày nay; là kim chỉ nam định hướng cho Đất nước phát triển theo định hướng Dân chủ, Tự do tới giầu mạnh, văn minh.

Đúng là ở nước ta "Hào kiệt đời nào cũng có" nhưng những người như chú Nguyễn Thanh Giang đã bị câu thơ Đặng Dung vận vào: "Thời lai đồ điếu thành công dị. Vận khứ anh hùng ẩm hận đa". Người ta không những không biết tôn trọng, trân quý mà còn hắt hủi. Không chỉ hắt hủi mà còn dày xéo, trấn áp. Nhưng, tôi vẫn hy vọng một ngày kia, những ý kiến của chú sẽ được người ta nghiên cứu, bàn thảo một cách nghiêm túc

Tôi cầu mong rồi đây không chỉ có một mà sẽ nhanh chóng xuất hiện hàng trăm, hàng ngàn Nguyễn Thanh Giang đang đâu đó âm thầm ưu tư vì vận nước. Nhất định không lâu nữa, rồi lũ "đồ đểu" kia phải phục thiện tung hô Chú như ngày nay chúng đang hò nhau dựng tượng ông Kim Ngọc.

Gấp cuốn "SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG" lại và ngẩng đầu thở phào, tôi trả lời được cái dấu hỏi quặn đau mang hình hài Đất nước. Tôi biết được như Chú đã hình tượng qua hai câu thơ Tế Hanh: đất nước mình như "Mấy chuyến toa đầy nặng khổ đau" chỉ vì "Có gì vướng víu trong hơi máy."

Hôm nay tôi đã được ba mươi tuổi bảy ngày. Có ai đó hỏi rằng: "Mày đã làm gì được cho đời". Vâng! Tôi chưa làm được gì được cho Nhân dân tôi, Đất nước tôi, nhưng "SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG" đã bảo cho tôi biết phải làm gì. Và, tôi xin hứa!

Thật tiếc là cuốn sách quí này không được in ấn công khai để được phổ biến rộng rãi. Gíá như tất cả lớp trẻ chúng tôi có được cuốn sách này thì chúng tôi sẽ phải ngậm ngùi nói thực với nhau rằng "Chúng mình đang chạy mãi phía sau trên con đường thời đại". Rồi, khi biết được có cái gì "vướng víu trong hơi máy" thì chúng tôi sẽ đồng tâm hợp lực "ghé vai vào" sửa lại cho con tàu Đất nước chạy nhanh hơn, kịp với con tàu thế giới, để, không còn cảnh "Những chuyến toa đầy nặng khổ đau".

"Lời quê góp nhặt dông dài", gọi là để tỏ lòng cảm tạ người chí sĩ đã khai sáng cái đầu óc u tối của tôi, đưa tôi lên khỏi lòng gíếng giáo điều hạn hẹp. Kính chúc chú Nguyễn Thanh Giang và gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc. Chúc cho ƯỚC VỌNG của chú sớm thành hiện thực...

Đêm 28-8-2004

Vương Quốc Hoài

Email: Langduhoai@hopthu.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.