Hôm nay,  

Quan Hệ Mỹ - Trung - Việt Sau Hội Nghị APEC 14

25/11/200600:00:00(Xem: 10735)

Quan Hệ Mỹ - Trung - Việt Sau Hội Nghị APEC 14

Tổng Thống Bush và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Việt Nam tham dự Hội Nghị APEC, nhưng cả hai đã có những sắp xếp khác, không liên hệ gì đến nội dung bàn thảo của 21 nguyên thủ trong Hội Nghị APEC lần thứ 14 này. Chính vì lý do đó mà người ta thấy là các cơ quan truyền thông của Hà Nội đã loan tải các cuộc đón tiếp và gặp gỡ giữa lãnh đạo Cộng sản Việt Nam với Tổng Thống Bush và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhiều hơn so với 18 vị nguyên thủ còn lại đã đến Hà Nội từ ngày 17 đến 19 tháng 11 vừa qua. Tại sao"

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào viếng thăm Hà Nội một cách chính thức từ ngày 15 đến 17 tháng 11. Nhưng trước khi họ Đào đến Hà Nội, Đường Gia Triền, Bộ trưởng ngoại giao đã đến Hà Nội trước, từ ngày 11 tháng 11, để thuyết phục lãnh đạo Cộng sản Việt Nam chấp thuận sự đề nghị của Hồ Cẩm Đào, thành lập Ủy ban chỉ đạo quan hệ song phương. Việc thành lập Ủy ban này đã được Bắc Kinh trao bản dự thảo cho Cộng sản Việt Nam hồi tháng 10 với dự kiến là hai phía sẽ cùng ký nghị định thành lập nhân chuyến viếng thăm của Hồ Cẩm Đào. Mục tiêu của Ủy ban chỉ đạo này là để điều hướng sự hợp tác của hai phía trên các quan hệ chiến lược. Do sự thúc đẩy của Hồ Cẩm Đào, Cộng sản Việt Nam đã phải đồng ký nghị định thành lập ủy ban với Trung Quốc vào ngày 16 tháng 11, cử Phạm Gia Khiêm, phó thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban về phía Việt Nam trong khi Đường Gia Triền, làm chủ tịch phía Trung Quốc. Sở dĩ Hồ Cẩm Đào đẩy Cộng sản Việt Nam phải chấp nhận việc thành lập Ủy ban chỉ đạo ngay vào thời điểm tháng 11 này vì muốn chứng tỏ với Hoa Kỳ rằng Hà Nội vẫn còn trong vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Trong cuộc gặp gỡ với Nông Đức Mạnh và Nguyễn Minh Triết, Hồ Cẩm Đào còn đưa ra bốn đề nghị cho phía Cộng sản Việt Nam suy nghĩ để xúc tiến trong thời gian tới. Bốn đề nghị gồm: 1/Tăng cường hợp tác kinh tế, thuơng mại giữa hai nước; 2/Áp dụng biện pháp mở rộng quy mô thương mại, cải thiện cơ cấu, nâng cao trình độ thương mại và cân đối thương mại hai chiều lên 15 tỷ Mỹ Kim vào năm 2010; 3/Tăng cường hợp tác về một số dự án lớn, trong đó năm dự án ký ngày 16 tháng 11 với tổng trị giá hơn 3,6 tỷ Mỹ Kim; 4/Tăng cường hợp tác kinh tế đa phương, trong đó Trung Quốc sẵn sàng chia sẽ với Cộng sản Việt Nam kinh nghiệm đối phó những thách thức khi gia nhập WTO. Những đề nghị của Hồ Cẩm Đào nói trên và việc thiết lập Ủy ban Chỉ đạo song phương giữa hai chính phủ cho thấy là lãnh đạo Bắc Kinh không muốn buông Việt Nam cho Hoa Kỳ mà cố gắng lôi kéo Cộng sản Việt Nam ngã về phía Trung Quốc trên cả hai lãnh vực kinh tế và quan hệ chiến lược. Những nội dung hợp tác được đưa ra từ Hồ Cẩm Đào cho thấy là Bắc Kinh đã theo dõi rất kỹ các trao đổi giữa Hà Nội với Hoa Thịnh Đốn và không muốn Hà Nội tiếp cận quá gần với Mỹ.

Trong khi đó, trước khi đến viếng thăm Việt Nam từ ngày 17 đến 19 tháng 11, Tổng Thống Bush đã cử Ngoại Trưởng Rise đến Việt Nam cùng lúc Hồ Cẩm Đào đặt chân đến Hà Nội và để cho Cố vấn an ninh quốc gia Stephen Hadley trực tiếp sắp xếp nội dung trao đổi giữa Tổng Thống Bush và Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh thay vì giao cho bà Rise. Sự kiện này cho thấy là bộ tham mưu của Tổng thống Bush đã có những tính toán hai mặt. Một mặt thì trước khi bà Rise lên đường sang Việt Nam, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố bỏ tên Cộng sản Việt Nam ra khỏi danh sách những quốc gia đáng quan tâm (CPC), cũng như thúc đẩy Hạ viện thông qua quy chế PNTR, để đáp lại sự thỏa thuận của Hà Nội trong việc chấp nhận ba yêu sách mà phía Hoa Kỳ đã đưa ra. Đó là:

1/Cộng sản Việt Nam chấp thuận cho Hoa Kỳ giám sát nguồn nhiên liệu của nhà máy hạt nhân tại Đà Lạt để tránh một Bắc Triều Tiên thứ hai tại Đông Nam Á;

2/Tham gia vào hiệp định hợp tác nhằm chận đứng việc phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt;

3/Chấp thuận cho các toán thiện nguyện hòa bình (Peace Corps) của Hoa Kỳ được hoạt động tại Việt Nam. Những điều kiện này rất là bình thường trong quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ với nhiều quốc gia nhưng lại trở thành vấn đề nhạy cảm và nhiều lần Hà Nội lên tiếng từ chối với lý cớ 'tình hình chưa thuận lợi'.

Khi gặp trực tiếp lãnh đạo Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, Tổng thống Bush đã đề cập về nhu cầu tăng cường hợp tác giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn trong việc giải quyết các mối quan tâm khu vực và toàn cầu. Phía Hoa Kỳ đã đưa ra điều kiện: sẵn sàng viện trợ cho mọi phát triển của Việt Nam đồng thời thúc đẩy đầu tư trọn gói về kinh tế; ngược lại, Cộng sản Việt Nam phải chấp thuận trở thành một đối tác chiến lược với Hoa Kỳ mà cụ thể là sẽ đáp ứng hai yêu cầu: Thứ nhất là tăng cường hợp tác quân sự với Hoa Kỳ trên lãnh vực hải quân và bộ binh. Thứ hai là đồng ý để cho Hoa Kỳ thuê lại một hải cảng dùng làm hậu cần cho các tàu chiến của Mỹ ghé vào tu sửa hay mua tiếp liệu khi di chuyển trên vùng Biển Đông để tiếp tế cho chiến trường Trung Đông. Theo nhiều tin tức tổng hợp thì Hoa Kỳ đang thương lượng với Hà Nội để thuê một hải cảng nằm về phía Bắc cảng Cam Ranh, thuộc miền Trung Việt Nam; nhưng Cộng sản Việt Nam đang do dự vì sợ Trung Quốc phật lòng. Thật ra thì việc cho thuê một hải cảng để cho quân đội ngoại quốc sử dụng làm 'hậu cần' không phải là điều cấm kỵ đối với một quốc gia có chủ quyền và độc lập; nhưng đối với hoàn cảnh của Cộng sản Việt Nam hiện nay, quả là vấn đề khá tế nhị, khi đàn anh phương Bắc cũng đang muốn thuê hải cảng Cam Ranh.

Những nỗ lực của Tổng Thống Bush và Chủ tịch Hà Cẩm Đào nói trên cho thấy là cả hai chính quyền Hoa Kỳ và Trung Quốc đều muốn thúc đẩy nhanh chóng mối quan hệ chiến lược với những toan tính lôi kéo Cộng sản Việt Nam đi vào trong vòng ảnh hưởng của mỗi phía. Nói cách khác, những hợp tác thương mại hay những viện trợ kinh tế cho Việt Nam, được đưa ra từ miệng của ông Hồ Cẩm Đào hay từ Tổng Thống Bush đều giống nhau ở chỗ là nhắm vào việc thúc đẩy hợp tác quân sự để mở rộng thế đối tác an ninh chiến lược trong vùng. Cả hai đã coi vấn đề hợp tác kinh tế với Cộng sản Việt Nam như là 'cây gậy và củ cà rốt', nhằm thúc đẩy sự hợp tác của Cộng sản Việt Nam cho những mục tiêu riêng của Hoa Thịnh Đốn hay Bắc Kinh tại vùng Đông Nam Á. Hiểu rõ vấn đề này, ta thấy là tình hình chính trị tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ rất phức tạp. Các lực lượng đấu tranh không cộng sản sẽ không chỉ đối đầu với đảng Cộng sản Việt Nam để giành lại tự do dân chủ cho Việt Nam mà còn phải đối phó trước các toan tính của Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh trong việc sử dụng Hà Nội cho những nhu cầu chiến lược riêng tư. Những toan tính này chắc chắn sẽ đi ngược lại những khát vọng của dân tộc Việt Nam mà chúng ta không thể im lặng.

Tóm lại, quan hệ giữa Cộng sản Việt Nam với Hoa Kỳ và Trung Quốc sau APEC 14 sẽ rất phức tạp vì sự cạnh tranh tạo ảnh hưởng của Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn lên những bước đi chập chững của Hà Nội trong WTO. Với bản chất tham lam, luôn luôn dựa vào thế lực bên ngoài để 'ổn định tình hình nội bộ' người ta thấy ngay là Cộng sản Việt Nam sẽ rất vất vả đối phó nhiều áp lực, đặc biệt là những áp lực bất mãn của dân chúng ngày một rõ nét hơn trong thời gian tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
Từ năm 1949, tháng Năm được chọn là Tháng Nhận Thức Về Sức Khỏe Tâm Thần (Mental Health Awareness Month – MHAM) ở Mỹ. Đây là tháng mang ý nghĩa kêu gọi cùng nâng cao nhận thức, giảm bỏ kỳ thị và thúc đẩy bảo vệ sức khỏe tâm thần. Theo phúc trình năm 2024 của tổ chức Mental Health America ở Alexandria, Hoa Kỳ thật sự đang trong cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Cứ năm người trưởng thành ở Mỹ thì có trên một người đang sống chung với bệnh tâm thần, và hơn một nửa không được điều trị. Gần 60 triệu người lớn (23.8%) mắc bệnh tâm thần trong năm 2024. Gần 13 triệu người lớn (5.04%) có ý định tự tử.
Chiến dịch cắt giảm chi tiêu của chính quyền Trump, vốn đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ nghệ thuật đến nghiên cứu ung thư, nay còn bao gồm cả nỗ lực thực hiện mục tiêu lâu dài của Đảng Cộng Hòa: chấm dứt hoàn toàn nguồn tài trợ liên bang cho hai hệ thống truyền thông phục vụ công chúng lớn nhất nước Mỹ: NPR và PBS. Hiện có khoảng 1,500 đài phát thanh và truyền hình độc lập liên kết với NPR và PBS trên khắp Hoa Kỳ, phát sóng các chương trình nổi tiếng như Morning Edition, LAist, Marketplace, PBS NewsHour, Frontline và Nova... Theo dữ liệu từ các hệ thống này, có khoảng 43 triệu người nghe đài công cộng hàng tuần, và mỗi năm có hơn 130 triệu lượt xem đài PBS.
Ngày 30.04.1975 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Nhưng năm mươi năm sau nhìn lại, dân tộc Việt oai hùng, như vẫn thường tự nhận, đã không có đủ khôn ngoan để ngày chiến tranh chấm dứt thành một cơ hội đích thực để anh em cùng dòng máu Việt tìm hiểu nhau, cùng chung sức xây dựng đất nước.Tiếc thay, và đau thay, cái giá tử vong cao ngất của hơn 2 triệu thường dân đôi bên, của hơn 1triệu lính miền Bắc và xấp xỉ 300.000 lính miền Nam đã chỉ mang lại một sự thống nhất địa lý và hành chính, trong khi thái độ thù hận với chính sách cướp bóc của bên thắng trận đã đào sâu thêm những đổ vỡ tình cảm dân tộc, củng cố một chế độ độc tài và đẩy hơn một triệu người rời quê hương đi tỵ nạn cộng sản, với một ước tính khoảng 10% đã chết trên biển cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.