Hôm nay,  

TQ Bành Trướng Tới Phi Châu

06/12/200600:00:00(Xem: 7149)

TQ Bành Trướng Tới Phi Châu, Thế Phương Tây Giữ Hòa Bình

Mặc dầu có thái độ nghi ngờ, Quốc gia này là nước đóng góp lớn nhất thứ mười ba vào các sứ mạng quốc tế khi các cường quốc quan trọng rút lui  -

UNITED NATIONS (Column Lynch, nhà báo của Washington Post - KL dịch)- Khi các nước Phi Châu khởi sự thúc đẩy việc gửi quân giữa hoà bình tới Somalia hồi tháng sáu để hất chính quyền thích chiến tranh của xứ này, một quốc gia chưa từng hứa hẹn đã nhẩy vào theo yêu cầu này: Trung quốc. Từ trước tới nay Trung quốc chỉ đứng ngoài coi chừng với thái độ nghi ngờ về những việc can thiệp của LHQ.

Trung quốc nổi lên như là một siêu cường kinh tế, khiến cho chính quyền Trung quốc phải nghĩ lại một số vấn đề nằm trong chính sách đối ngoại ưu tiên theo phong thái hảo hán. Trung quốc âm thầm bành trướng ảnh hưởng trên sàn thế giới qua việc hỗ trợ các hoạt động gìn giữ hoà bình quốc tế.

HIện nay Trung quốc là quốc gia đóng góp lớn nhất thứ mười ba vào đội quân giữ hoà bình của LHQ. Trung quốc hiện cung ứng 1.648 bộ đội, cảnh sát và quan sát viên quân sự cho 10 quốc gia, hầu hết là tại các quốc gia của Phi châu, như Congo, Liberia và Nam Sudan. Nhưng trên thực tế, hành động này của Trung quốc còn dang ra ngoài Phi châu để tung sản phẩm do Hoa lục sản xuất để các nước này làm quen.

Cảnh sát dẹp biểu tình của Trung quốc đã được gửi tới Haiti để trấn áp. Đầu tháng vừa qua, Bắc Kinh xin cung cấp  một ngàn lính giữ hoà bình tại phía nam Li-Băng để buộc đội bên, Israel và Hezbollah, phải ngưng bắn. Hiện nay LHQ mới nhận được gần một nửa số lính này.

Wang Guangya, đại sứ Trung quốc tại LHQ, tuyên bố Trung quốc đang điền vào chỗ trống, nơi Tây phương đã tháo lui.

“Các cường quốc quan trọng đang rút ra khỏi vai trò giữ hoà bình thế giới. Vai trò này đang được các tiểu quốc tham dự. Trung quốc cảm thấy, đây là lúc hảo hán phải ra tay để điền vào chỗ trống này. Chúng tôi muốn đóng vai trò của chúng tôi.”

Việc tham gia của Trung quốc trong sứ mạng giữ hoà bình của LHQ thường với mục đích để tạo mối giao hảo với  Washington và các chính quyền của các quốc gia Tây phương. Mặc dù rằng, có nhiều trường hợp, việc lộ diện này đưa tới vấn để căng thẳng, như trường hợp Hoa kỳ chặn việc Trung quốc đả kích vụ đánh bom của Israel đã làm cho bốn quan sát viện quân sư của LHQ bị chết, trong số bốn quan sát viên này có người của Trung quốc. Theo báo chí Hoa kỳ một quan sát viên Canada nằm trong nhóm này đã thoát chết, hình như được biết trước.

“Trung quốc đã có sẵn đà lãnh đạo toàn cầu trong vụ này,” theo lời của bà Elizabeth Economy, giám đốc Nghiên cứu Á Châu trong Hội đồng Bang giao Nước ngoài. Bà này cho biết, vai trò mới của Trung quốc đã buộc chính quyền này chống lại cái nhãn quan chỉ biết có khai thác các tài nguyên tại chỗ như Phi châu. “Việc này cũng có nguy tai nổi tiếng. It ra cũng cho thiên hạ nhìn thấy như một lực lượng phụng sự hoà bình và an ninh thế giới trong bước đầu tốt và quan trọng.”

Edward Luck, sử gia của đại học Columbia U. chuyên nghiên cứu về LHQ, ông cho biết: “Nếu như Trung quốc sắp thành siêu cường mới, họ phải thực năng động về những loại việc như thế.”

Sự vắng mặt của Trung quốc vào công cuộc giữ hoà bình từ thời 1950-1953 của chiến tranh Triều Tiên, khi lực lượng LHQ do Hoa kỳ dẫn đầu, tiến thẳng vào biên giới Trung quốc và đã choảng nhau tại biên giới này. Tư lệnh Hoa kỳ, tướng Douglas MacArthur, đã từng nghĩ tới việc xử dụng nguyên tử  để hăm doạ Hồng quân của Mao Trạch Đông.

Khi Trung Cộng gia nhập LHQ năm 1971, Trung cộng đã bác bỏ việc tài trợ các hoạt động giữ hoà bình của LHQ cả thập niên, cứ giữ thái độ coi chừng trong khi bàn thảo về để mục này. “Trung Cộng đã im hơi, lặng tiếng trong 10 năm qua,” theo lời của ông Brian Urquhart, quan chức LHQ đã hồi hưu, ông này từng giúp để tạo ra thể chế thế giới trong nỗ lực gìn giữ hoà bình, chính ông này đã từng khuyên Trung quốc tam gia vào việc gìn giữ hoà bình trong thập niên 1980. “Trung quốc cứ ngồi cản khi có dịp.”

Sau Chiến Tranh Lạnh, Bắc Kinh quyết định gửi một nhóm công binh nhỏ và các quan sát viên khi cao hứng vào các sứ mạng của LHQ tại Cambodia và Kuwait. Phải đợi cả chục năm sau trước khi Trung quốc bắt đầu bành trướng đáng kể để tham dự các sứ mạng của LHQ.

Ngày nay, Phi châu là nơi tương lai  từ nay để Trung quốc có thái độ can thiệp; mặc dầu bạch thư Trung quốc công bố không can thiệp vào nội bộ của nước khác, theo lời của ông Luck.

Mới gần đây, chính sách của Trung quốc tại Phi châu đã thấy rõ với thâm ý ngăn chặn không cho Đài Loan lập được ngoại giao tại vùng này, và đeo đuổi việc cung cấp dầu và nguyên liệu của lục địa này để làm kinh tế Trung quốc phấn chấn. Trung quốc từng bị chỉ trích như lãnh đạm về nhân quyền, nhẹ tay với những kẻ quá tay trong vấn đề nhân quyền – như tổng thống Robert Mugabe của chính quyền Zimbabuwe, ngoài ra TRung quốc còn có hành động cản trở LHQ tại Sudan, ngăn cản Hoa kỳ đặt trừng phạt kinh tế đối với chế độ này.

Hiện nay Trung quốc đang cố tình đánh bong cho nổi tiếng  tại Phi châu, ký thoả thuận mậu địch hàng tỷ Mỹ kim, cam kết tăng ngoại viện gấp đôi vào năm 2009 và hứa huỷ bỏ các khoản nợ cho một số  quốc gia nghèo nhất. Tuần vừa qua, Wang đã thủ vai quan trọng để khuyên chính quyền Sudan cho phép LHQ có mặt tại vùng Dafur, nơi chính quyền này đã chống lưng cho quân đội để giết hàng trăm ngàn người dân lành, theo như giới cao cấp của LHQ và Hoa kỳ cho biết..

Andrew Natsios, đặc sứ Hoa kỳ tại Sudan, đã ca ngợi Wang trong việc giữ vững sự cộng tác của Khaertoum: “Vào những lúc nguy hiểm, ông ta đã can thiệp một cách rất có hiệu quả.”

Trong nhiệm vụ của Hội đồng An ninh LHQ cho thủ đô Addis Ababa của Ethiopia hồi tháng sáu, chính ông Wang đã mắng vào mặt các nhà ngoại giao khác sao lãng Somalia và thúc giục các nhà ngoại giao này hỗ trợ  việc gửi quân giữ hoà bình tới đó. Đánh dấu một bước ngoặt của Bắc Kinh, lần đầu tiên đã cầm đầu hội đồng của 15 quốc gia, đưa ra việc can thiệp của nước ngoài để giải quyết vụ xung đột cách biên giới Trung quốc cả hàng ngàn hải lý.

“Tôi miễn cưỡng phải thủ vai này,” theo như ông Wang giải thích với các chính quyền tại Phi châu đang đẩy Trung quốc đưa vấn đề này ra tại hội đồng. “Nhưng các cường quốc khác tỏ ra không thích thú mấy.”.

Ý kiến này bị Anh quốc phản đối ngay từ đầu, sợ rằng nhét lính nước ngoài vào, sẽ làm cho Somalia lộn sộn thêm. Còn giới chức Hoa Kỳ cho biết họ vẫn còn xem xét tình hình.

Đại sứ Augustine Mahiga của Tanzania tại LHQ cho biết: “Trung quốc muốn được nhìn theo cánh hữu của vấn đề này.”

Cựu đại sứ Princeton N. Lyman của Hoa kỳ tại Nigeria và Nam Phi cho biết, ông nghi Trung quốc đang kiếm điểm ngoại giao bằng cách ủng hộ các liên minh quan trọng trong trong vùng như Ethiopia, nước sẵn sang gửi cà ngàn quân tới Somalia để bảo vệ chính quyền lâm thời, theo báo cáo mới đây của LHQ, có các vũ khí đang chuyển lậu vào Somalia. Báo cáo về vũ khí và lính xâm nhập từ Ethiopia và Eritrea để hỗ trợ phe Hồi giáo Somalia, việc này có thể bật ra cuộc chiến tranh trong vùng hỗn quân, hỗn quan do bàn tay lông lá tạo ra tại Đông Phi.

Phát ngôn viên Richard Grenell của phái bộ Hoa kỳ tại LHQ, đã bác bỏ việc phê bình vai trò của Trung quốc tại Somalia, nhưng nhấn mạnh Bắc Kinh hiện rất chú trọng tới Phi châu : “Chúng tôi hoàn toán ý thức được rằng người Trung quốc đang hoạt động mạnh về các đề xuất tại Phi châu.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hai Tổng thống Bush và Musharraf đang ngờ, đang chờ, đang nhờ nhau" Sau khi một số Nghị sĩ Cộng Hoà bày tỏ sự hoài nghi về chiến lược Iraq
Sau 28 ngày màn trời chiếu đất, đói khát, bệnh hoạn, những người dân cùng khổ rủ nhau lên trước tòa nhà gọi là Quốc Hội của thành phố mang tên Hồ Chí Minh
Vừa nghe thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam: Trong đợt thi vào lớp 10 ở TP. HCM mới đây, có tới 13.000 học sinh (mười ba ngàn) đạt kết quả điểm thì cao
Dường như đảng Cộng sản Việt Nam không biết chán khi nói đi nói lại các vấn đề : Tư tưởng đảng viên đã mòn; Nội bộ Đảng đã ruỗng; Cán bộ thích làm quan
Sau 26 ngày dầm mưa dãi nắng, chịu đựng đói khát lên khiếu kiện mất nhà mất đất ở
Quốc hội Châu Âu ra Quyết Nghị định giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam và tố cáo Việt Nam đàn áp nhân quyền và tôn giáo...
Ngày hôm qua 18, Tổng thống Bush đã tránh được một viên đạn giấy từ Thượng viện phóng ra khi viện trên của Quốc hội Mỹ vẫn không hội đủ
Cho tới 11 giờ đêm Thứ Hai 17-7, khoảng 300 công an CSVN sắc phục, vũ trang vẫn đang bủa vây đoàn dân oan biểu tình tại Saigon.
Từ khi xuất hiện tại Việt Nam tới nay, lúc nào đảng Cộng Sản cũng nói tới chuyện ‘ cách mạng, giải phóng ‘, khiến cho ai đã nghe rồi
Cuộc biểu tình của dân oan khiếu kiện nhà đất bị CS cướp giật đã kéo dài đến ngày thứ 23. Từ những ngày đầu, khi đồng bào hải ngoại được tin cuộc biểu tình
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.