Hôm nay,  

Tổng Thống Và Đcsvn

23/11/200600:00:00(Xem: 12024)

Ông Tổng Thống và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Nhân dịp Tổng thống Hoa Kỳ George Bush tới Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương (APEC) tại Hà Nội và chính thức viếng thăm Việt Nam, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế - hiện đang cư ngụ tại Chợ Lớn - đã có một bài nhận định đánh giá Hoa Kỳ qua chuyến đi này. Bài viết được đăng trên trang bình luận báo Wall Street Journal Asia ngày thứ Năm 16-10-2006 với tựa đề "The President and the Party". Nguyên văn bài báo bằng tiếng Anh, Đinh Từ Thức chuyển ngữ.

Chợ Lớn, Việt Nam - Khi Tổng thống Bush tới Việt Nam vào thứ Sáu, ông sẽ thấy một quốc gia dang khao khát tự do. Cuộc thăm viếng của ông trong khuôn khổ tham dự Hội nghị thượng đỉnh thường niên của diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương, sẽ là một dịp quan trọng để lượng định sự cân bằng của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ dân chủ và theo đuổi lợi nhuận về kinh doanh tại một nước đang phát triển nhanh về kinh tế. Người dân Việt Nam đang quan sát những dấu hiệu chứng tỏ Hoa Kỳ không bỏ rơi họ trong cuộc tranh đấu lâu dài để có tự do.

Mặc dầu đã ba thập niên bị áp bức, niềm mong mỏi được tự do khỏi ách độc tài Cộng sản vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hàng trăm ngàn người đã chết trong cuộc tranh đấu này. Các trại Tập trung - ngụy danh "Cải tạo" - đã trừng phạt, nhiều khi cho tới chết, những người đứng về phía Hoa Kỳ cho tới khi Sàigòn sụp đổ vào năm 1975. Những người khác đã bỏ mình trên biển cả trong những chuyến vượt thoát của thuyền nhân, bầy tỏ cho thế giới thấy được người thường dân Việt Nam có thể cố gắng tới mức nào để thoát cảnh bạo ngược.

Nhiều người nữa đã phải chịu khủng bố qua những hình thức khác. Bản thân tôi, trong 30 năm vừa qua, đã trải qua 20 năm trong tù, chỉ vì một lý do dản dị là lên tiếng chống lại áp bức. Tôi đã bị giam giữ không xét xử từ năm 1978 đến 1988 vì vai trò thành lập Mặt trận Quốc gia Tiến bộ, một tổ chức tận hiến cho việc phát huy nhân quyền tại Việt Nam. Rồi đến năm 1990, được gợi hứng bởi các phong trào tranh đấu dân chủ tại Đông Âu, một nhóm các trí thức, chuyên gia và sinh viên đại học cùng với tôi đã lập ra Cao trào Nhân bản. Bản tuyên ngôn của chúng tôi, kêu gọi một cuộc tranh đấu bất bạo động cho một Việt Nam tự do, dân chủ và đa đảng, đã khiến tôi phải trả giá bằng tám năm tù khổ sai, cộng thêm 5 năm quản thúc tại gia. Chuyện này vừa chấm dứt, người ta lại bỏ tù tôi lần nữa. Lần này vì đã chỉ trích tình trạng thiếu tự do thông tin tại Việt Nam. Mãi tới tháng Hai năm ngoái tôi mới được thả ra.

Nhưng các biện pháp áp bức như vậy đã không ngăn chặn nổi hàng ngũ những người chống đối tiếp tục lớn mạnh và lan rộng bao gồm nhiều tầng lớp trong xã hội Việt Nam - từ các nhà lãnh đạo tôn giáo tới nông dân và thợ thuyền. Trên đà tăng tiến, chúng tôi đã khởi đầu họp lại với nhau thành các chính đảng, phong trào hoặc liên minh, trực diện thách thức đường lối cai trị của Cộng sản. Ví dụ Khối 8406, một nhóm nhân quyền đã đặt tên cho mình bằng ngày thành lập, ngày 8 tháng 4 năm 06. Trong bảy tháng từ khi ra đời, bản Tuyên ngôn của nhóm về Tự do Dân chủ cho Việt Nam đã thu hút hàng ngàn chữ ký ủng hộ. Và sự thành hình vào tháng rồi của Liên minh Dân chủ và Nhân quyền, một liên minh rộng lớn với sự liên kết giữa Khối 8406, các nhà lãnh đạo Phật giáo và Công giáo, và Cao trào Nhân bản của tôi.

Ngay cả những người không dám công khai đương đầu với chế độ Cộng sản đã chọn hình thức phản kháng thụ động. Ví dụ, mặc dầu chính quyền phủ nhận quyền sở hữu đất đai của tư nhân, nhiều nông dân đã coi thường chuyện này. Thay vào đó, họ đã mua bán đất đai với nhau bằng văn tự viết tay, và giải quyết những tranh chấp qua trung gian chứ không chịu đưa nội vụ ra cho chính quyền xét xử.Một chợ đen khổng lồ đã giúp người dân qua mặt hệ thống nhà nước kiểm soát và kinh doanh với nhau mà không phải đóng góp cho hầu bao của đảng. Sách báo và phim ảnh bị cấm đã được lưu hành rộng rãi qua hệ thống chợ đen.

Biết rõ tình trạng dân chúng đang thoát khỏi vòng kiềm tỏa, giới lãnh đạo Cộng sản đã dựa vào thế giới bên ngoài để chấn chỉnh quyền hành. Vì thế, họ mong muốn để Việt Nam gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO). Bằng việc gia nhập tổ chức toàn cầu này, Đảng hy vọng sẽ củng cố độc quyền cai trị bằng hai mặt. Trước hết, hứa cuội về việc gia tăng tôn trọng nhân quyền và cai trị bằng luật pháp, nhà cầm quyền hy vọng sẽ hóa giải được những áp lực của ngoại quốc đối với Việt Nam và gây khó khăn thêm cho chúng tôi trong việc duy trì hậu thuẫn của quốc tế cho cuộc chiến đấu đòi dân chủ ở trong nước. Thứ đến, Đảng nhắm tới các lợi nhuận do ngoại quốc đầu tư tràn ngập sẽ ưu tiên dành cho đảng viên của mình, để họ tiếp tục trung thành với đảng.

Nhưng chúng ta cũng không thể chối cãi được vai trò tích cực của cải cách kinh tế và tự do mậu dịch trong việc làm gia tăng tự do về thông tin và làm bàn tay khống chế của đảng đối với xã hội trở thành lỏng lẻo hơn. Ngoài ra, việc phát triển tự do kinh tế còn làm nảy sinh một tầng lớp trung lưu lớn hơn và phồn thịnh hơn với những khát vọng về tự do chính trị..

Dầu sao, người ngoại quốc tới Việt Nam kinh doanh cần suy tính rất thận trọng, liệu công cuộc đầu tư của mình sẽ góp phần vào việc phát huy dân chủ hay chỉ nhắm giúp củng cố một chế độ Cộng sản trên đường xuống dốc. Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, với truyền thống cao cả và lâu đời trong việc hỗ trợ nhân quyền và dân chủ trên toàn thế giới, còn phải cân nhắc suy tính nhiều hơn nữa.

Điều này có nghĩa là cần tránh đầu tư vào những công ty quốc doanh, vì ở đó, tiền sẽ chạy thẳng vào két bạc của Đảng. Cũng có nghĩa là cần phải lớn tiếng và mạnh bạo ủng hộ nhân quyền - điều mà Tổng thống Bush sẽ có cơ hội làm vào tuần này. Ví dụ, ông có thể đòi gặp một số các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam. Hoặc là, Tổng thống Hoa kỳ có thể dùng cuộc viếng thăm để thúc đẩy Hà Nội xác định một thời biểu cho những cuộc bầu cử công bằng và tự do, trong đó, các đảng phái ngoài đảng Cộng sản cũng được quyền tranh cử.

Dù chọn lựa cách nào, những cử chỉ như vậy sẽ tạo được ấn tượng lớn trong việc làm yên tâm người dân thường Việt Nam là Hoa Kỳ đã không bỏ rơi họ trong cuộc đấu tranh lâu dài chống Cộng sản áp bức.

Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế là một y sĩ bị nhà cầm quyền Cộng Sản từ chối không cho ông hành nghề y khoa, ông là Chủ Tịch của Cao Trào Nhân Bản Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chưa bao giờ Tết nhất ở Việt Nam lại có nhiều tham nhũng cùng vui Tết với người dân như măm Nhân Dần 2022 khiến Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng phải than: “Vì sao chúng ta chống tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt như thế nhưng những người thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực không thấy xấu hổ mà vẫn trơ ra đó?”
✱ AsiaWE Center: “6 nước họp vào tháng 2.2022 để thảo luận về tranh chấp ... Trung quốc là kẻ gây ra xáo trộn ở Biển Đông" ✱ Dept of State: “...nghiên cứu này là cơ sở rất quan trọng để từ đó bạn bè và đồng minh bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông” ✱ Hãng tin Anh Reuters: Việc Trung Quốc tiếp quản vùng đất rộng 20 cây số vuông khiến nhiều người Lào đã lo lắng bị đuổi khỏi nơi cư ngụ. ✱ Báo Pháp Courrier International: chúng tôi đã có rất nhiều bạn bè (TQ) ở đó. Chúng tôi có thể kiếm tiền ở đó và giúp làm cho Lào giống Trung Quốc hơn. ✱ Radio Pháp RFI: Đã có hiện tượng Lào bị « mất » chủ quyền tại một số « nhượng địa » cho Trung Quốc khai thác.
"Không ai muốn thấy chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng hoạt động của lực lượng dân quân biển đôi bên đang nhen nhúm ngòi thuốc nổ ở Biển Đông". Qua các nguồn thông tin từ nhiều phía khác nhau, tác giả Phạm Trần đưa ra nhận dịnh về một cuộc chiến có thể bùng nổ tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam. Việt Báo trân trọng giới thiệu. Chuyện này có vẻ khó tin vì lãnh đạo hai nước vẫn tiếp tục cam kết bảo vệ mối giao hảo truyền thống giữa hai dân tộc được phía Việt Nam đề cao “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, sau 72 năm hai nước bang giao (18/01/1950 – 18/01/2022).
Với tình hình tại biên giới hai quốc gia Nga-Ukraine mỗi ngày mỗi khẩn trương, câu hỏi hiển nhiên nảy ra trong suy nghĩ mọi người là liệu thế chiến III sẽ xảy ra? Tác giả Đào Văn Bình đưa ra nhận định và bình luận trong bài viết súc tích sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✻ Ủy hội MRC: Sinh kế của hàng triệu con người phụ thuộc vào sông Mê Kông. ✻ Stimson.Org (Mỹ): Giám sát các đập của Trung Quốc trên sông Mê Kông. ✻ Global Times, TQ: Các đập của Trung Quốc không phải là nguyên nhân gây ra mực nước sông Mekong xuống thấp. ✻ Hãng tin Qatar, Al Jazeera: Phóng viên đến hiện trường khảo sát đã chứng minh ngược lại với lý lẽ nêu trên của Trung Quốc. ✻ Al Jazeera: Thế hệ của tôi, biết bơi trước khi biết đi... trước đây đã kiếm ăn từ những con sông này, nhưng giờ sông chết, lúa teo tóp. ✻ Ủy Hội Mekong kêu gọi hợp tác quản lý nước tốt hơn khi hạn hán vẫn tiếp diễn.
20/1/2022 đánh dấu một năm kỷ niệm ngày Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ. Nhân dịp này, báo chí phương Tây đồng loạt nhìn lại thành quả chấp chính với các quan điểm chung, được tác giả Đỗ Kim Thêm tuyển dịch và tóm lược trong bài viết sau.
Thông tin từ Việt Nam thống nhất hai vấn đề đảng CSVN phải đối phó trong năm 2022, đó là: “Kinh tế sẽ lâm nguy nếu không kiểm soát được dịch bệnh” và “phải xây dựng, chỉnh đốn đảng mạnh hơn để tồn tại”. -- Tác giả Phạm Trần phân tích và bình luận về viễn ảnh kinh tế & chính trị quốc gia Việt Nam trong những ngày sắp tới. Việt Báo trân trọng iới thiệu.
✱ Reuters: Ngũ Nhãn trao đổi thông tin tuyệt mật về các hoạt động đối ngoại của Trung Quốc với các quốc gia đồng minh khác - xây dựng một liên minh rộng lớn hơn để phối hợp cùng đối phó với Trung Quốc. ✱ Hoa Nam SCMP-HK: Bắc Kinh cho rằng Mỹ đang dẫn đầu trong nỗ lực kiềm chế sự trỗi dậy của Trung quốc. ✱ SCMP:... cảnh báo 5 cường quốc phụ thuộc vào 831 mặt hàng chiến lược của Trung Quốc, liên quan đến các ngành như truyền thông, năng lượng, hệ thống giao thông và công nghệ thông tin ✱ Hội đồng RIAC nước Nga: Ngũ Nhãn đang phải đối phó với các mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc - TQ hiện là cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới ✱ CNBC: Trung Quốc phải mất ít nhất 50 năm nữa mới theo kịp Mỹ
Karzakhstan là một đất nước còn non trẻ, gìành độc lập từ năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ. Với diện tích 2 triệu 7 cây số vuông và hơn 19 triệu dân, Karzakhstan giàu tài nguyên khoáng sản như dầu hoả, khí đốt và đá hiếm và kinh tế phát triển với nhiều đầu tư của Mỹ, Thụy Sĩ, Hà Lan và nhiều nước khác của Liên Âu. -- Tác giả Đỗ Kim Thêm tổng hỡp những thông tin và bình luận về những biến động mới đây tại thủ đô quốc gia này, tường trình nơi đây cùng quý độc giả. Việt Báo trân trọng mời đọc.
Tác giả Đỗ Kim Thêm lược qua những biến cố trọng đại xảy ra trên thế giới trong năm 2021 và dự báo những diễn biến có tầm cỡ có tầm ảnh hưởng quốc tế trong năm 2022. Việt Báo mời đọc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.