Hôm nay,  

VN: Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa - Cái Giả Mạo Kịch Tính

8/30/200600:00:00(View: 10144)

Trần Thanh Hiệp

Lời Người viết : Trong thời gian trước và sau Đại hội Đảng X (4/2006) ,  bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tung ra  phong trào viết bài chống lại  những cuộc vận động Dân chủ ở trong nước và phản bác  những ý kiến góp ý cho Bản Dự thảo Báo cáo Chính trị đòi đảng phải từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và độc quyền lãnh đạo đất nước.  Họ đề cao  thành tựu của 20 năm Đổi mới là do  tư tưởng chỉ đạo thông suốt của đảng và những điều gọi là “Nhà nước pháp quyền” và nền “Dân chủ Xã hội chủ nghĩa”. Nhưng thế nào là “Pháp quyền” và “Dân chủ” theo kiểu Xã hội chủ nghĩa "

Trong cuộc Đối thoại với Luật sư Trần Thanh Hiệp, một Nhà  Luật  học,  tuy đã  80 tuổi nhưng không ngừng hoạt động đóng góp cho cuộc vận động dân chủ ở trong nước, người viết được ông trả lời như sau nhân  dịp ông từ Pháp qua  vùng Thủ  đô Hoa Thịnh Đốn :

H.- Theo Luật sư, có phải Việt Nam ta chưa hề có một Chủ thuyết để xây dựng Con người và Tổ quốc nên ông mới có ý  đề xuớng một  “Tư tưởng Chính trị Việt Nam hiện đại” "

Đ : Nói dứt khoát Việt Nam ta chưa hề có một chủ thuyết để xây dựng ‘Con người và Tổ quốc’ thì tôi sợ là tuyệt đối quá. Dĩ nhiên, nếu phải hiểu chữ chủ thuyết theo nghĩa hiện đại của nó hàm ý một hệ thống kiến thức thành văn có tầm vóc một kiến trúc triết học, khoa học với quy mô lớn, thì nói Việt Nam thiếu lọai chủ thuyết này không phải là hoàn toàn sai. Tuy vậy cũng đừng phê phán vội vàng. Nên tránh những thành kiến sai lầm và chật hẹp, xuất phát từ tâm lý tự ti mặc cảm coi người Việt Nam đương nhiên là lạc hậu, thậm chí ngu dốt hơn người phương Tây. Hãy tạm gác sang bên chưa bàn vội về những khám phá mới của nhân chủng học, dân tộc học, khảo cổ học liên quan tới trình độ văn minh của người Việt thời cổ, trước khi có lịch sử viết. Chỉ cần vận dụng một cách khách quan phương pháp nghiên cứu sử học, luật học hiện đại cũng thấy được ngay rằng dân tộc đã hình thành ở Việt Nam sớm hơn ở phương Tây. Ngoài ra, sự kiện dân tộc Việt Nam đã giành lại được quyền tự chủ từ gần giữa thế kỷ thứ X, rồi sau đó còn đẩy lui được 7 cuộc xâm lăng từ phương Bắc (2 Tống, 3 Mông Cổ, 1 Minh, 1 Thanh), chứng tỏ rằng dân tộc này ít nhất cũng đã phải có những nguyên tắc quản trị xã hội tốt. Nếu ngày nay không thấy ở Việt Nam có hiện tượng gọi là “chủ thuyết” thì hoặc chưa tìm ra đủ hoặc ở Việt Nam trước đây chỉ có những chủ thuyết không thành văn mà thôi. Tôi không có tham vọng đề xướng một tư tưởng chính trị Việt Nam hiện đại. Tôi chỉ cố gắng nhận diện những yếu tố mới đang bổ sung cho tư tưởng chính trị vốn có sẵn ở Việt Nam giúp giải quyết những vấn đề chính trị đang được đặt ra cho chúng ta, như những thách đố, một mặt, thanh toán được độc tài bản địa, mặt khác, bắt kịp đà tiến hóa của nhân loại.

H. “Tư tưởng Chính trị Việt Nam” đưa ra vào Thế kỷ 21, thời điểm việc gì của nhân loại cũng  cần  tòan cầu hoá và hội nhập nhanh để tồn tại thì liệu ông có chậm qúa không "

Đ: Tại sao lại chậm" Chính vì chúng ta đang bước vào giai đoạn toàn cầu hóa cho nên mới phải hiện đại hóa tư tưởng chính trị của chúng ta. Không hiện đại hóa mới là chậm chứ.

H.- Đại hội Đảng kỳ VII của những người  Cộng sản Việt Nam khẳng định  xây dựng đất nước “ dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.” Như vậy có phải là họ cũng không có một Chủ thuyết Thuần Túy Việt Nam "

Đ: Những người cộng sản Việt Nam cầm quyền không có một chủ thuyết thuần túy Việt Nam và không thể có được chủ thuyết này vi họ là những người theo chủ nghĩa quốc tế, đấu tranh cho sự chiến thắng của chủ nghĩa quốc tế. Nếu trong quá trình tranh đấu ấy họ phải dương lên ngọn cờ dân tộc thì chẳng qua đó chỉ là một bước lùi chiến thuật. Lê-nin cổ võ cho độc lập của các nước thuộc địa là muốn dùng những nước thuộc địa này bao vây tư bản. Một khi chiếm được thế chủ động, cộng sản liền để lộ rõ bộ mặt quốc tế của nó. Cho nên Stalin đã thẳng tay Nga hóa các dân tộc họp thành Liên Xô cũ. Chính vì vậy mà Liên Xô cũ mới bị tan vỡ để các dân tộc họp thành cái liên bang áp đặt ấy khôi phục lại độc lập của mình. Ở Việt Nam, những người cộng sản cầm quyền cũng đã có bước lùi dân tộc để Đảng Cộng sản tiêu diệt đối lập không cộng sản và chiếm độc quyền chống ngọai xâm. Khi họ chiếm trọn được chính quyền trong cả nước họ lập tức phô bày bộ mặt thực vô sản quốc tế, kịch liệt theo đuổi đấu tranh giai cấp, vứt bỏ ngụy trang dân chủ nhân dân dưới danh nghĩa dân tộc. Nếu những người cộng sản cầm quyền này theo đường lối thuần túy dân tộc thì họ đã không thể cho ra đời được một bản Hiến pháp phi dân tộc như bản Hiến pháp 1980. Chẳng mấy lâu sau, cộng sản quốc tế trên thế giới sụp đổ, những người cộng sản quốc tế Việt Nam (tôi muốn nói thiểu số cộng sản cầm quyền, không thiếu gì những người cộng sản đích thực dân tộc công khai từ bỏ đường lối quốc tế ấy) mất chỗ dựa phải quay trở lại tìm đất sống trong dân tộc. Thiểu số này bèn mượn tên của người đầu đàn của họ là Hồ Chí Minh để thêm vào cái đuôi tư tưởng dân tộc Hồ Chí Minh. Nhưng Hồ Chí Minh chính là người chủ xướng cuộc cải cách ruộng đất phi dân tộc đầu thập niên 1950 với tất cả những hậu quả bi thảm của nó còn kéo dài cho tới ngày nay, và chưa hết nếu Đảng Cộng sản còn tiếp tục cầm quyền. Vì Đại hội X cũng chỉ là Đại Hôi VII sơn phết lại. Không có gì bảo đảm rằng Đại Hội XI sẽ khác với Đại Hội X.

PHÁP QUYỀN – DÂN CHỦ  LÀ GÌ "

H.- Những người cầm quyền ở Việt Nam, trong ít năm gần đây, tập trung  tuyên truyền “Nhà Nước ta là Nhà Nước pháp quyền” Và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 viết: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”. Thực tế có đúng như vậy không "

Đ: Đúng và không đúng. Đúng nếu hiểu nghĩa chữ pháp quyền của cộng sản là cai trị theo pháp luật do Đảng Cộng sản tự quyền làm ra để áp đặt độc tài toàn trị. Nhưng không đúng nếu đồng hóa một cách sai lầm thứ pháp quyền này với nền pháp trị của các nước chân chính dân chủ, tại đó, pháp luật là do dân làm ra và dân có quyền kiểm sát cách áp dụng pháp luật. Đúng vì chế độ chính trị cộng sản ở Việt Nam là một chế độ tập quyền tối đa, tất cả mọi quyền hành đều tập trung vào tay Đảng Cộng sản. Không đúng nếu cho rằng tình trạng tập trung này là một hình thức phân quyền dân chủ. Như vậy thì rõ ràng là Nhà nước của Đảng đâu phải là Nhà nước của dân "

H.- Những Cán bộ Lý luận của Ban Tư tường – Văn hóa Trung ương cũng đề cao nền “Dân chủ Xã hội Chủ nghĩa”.  Có người viết : “  Dân chủ xã hội chủ nghĩa là hình thức chính trị của nhà nước xã hội chủ nghĩa.”( PGS.TS Phạm Xuân Hảo). Nhưng thế nào là “Dân chủ Xã hội chủ nghĩa” và nó khác với nền Dân chủ Tư bản Chủ nghĩa ở chỗ nào"

Đ: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là thứ dân chủ khác với dân chủ phương Tây, mà ta có thể tạm gọi là dân chủ tự do. Còn dân chủ của mấy nước cộng sản tàn dư - sau biến cố Liên Xô cũ và Đông Âu cộng sản sụp đổ - là độc tài giả mạo dân chủ. Xã hội chủ nghĩa là bước quá độ lên lý tưởng cộng sản được trình bày như là một kết tinh của tự do, của giàu mạnh, của văn minh. Muốn thực hiện được thế giới hoang tưởng đó thì phải dùng độc tài chuyên chính nghĩa là dùng bạo lực, khủng bố, gian dối chiếm và tập trung hết quyền lực vào tay Đảng cộng sản rồi cho nó tên gọi dân chủ xã hội chủ nghĩa. Như thực tế chính trị ở Việt Nam đã cho thấy, dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ hạn chế tối đa, dân chủ đình hoãn vô hạn định, dân chủ giả mạo, chỉ có hình thức mà không có thực chất. Tức là dân chủ phi dân chủ. Nó khác với dân chủ ở các nước tư bản là thứ dân chủ « ở đây và ngay tức khắc » người dân được Nhà nước bảo đảm cho hưởng dụng những nhân quyền và dân quyền cơ bản, người dân có khả thế thay  Nhà nước nếu Nhà nước đi ngược lại quyền lợi của người dân.   

H.- Những ngừời CVSVN cho rằng những thắng lợi của họ trong các lĩnh vực  Kinh tế, Chính Trị, Văn hoá, Xã hội sau 20 năm Đổi mới là do Đảng biết “kiên định vào lý tưởng cộng sản; kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn của cách mạng Việt Nam”. Điều này có đúng không "  Có phải chủ trương làm “Kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa” chẳng qua cũng chỉ là một cách nói để tránh bị mang tiếng là họ đã làm kinh tế theo Tư bản để tồn tại "

Đ: Tự nó, chủ nghĩa Mác-Lênin không có khả năng tạo ra của cải vì nó chỉ là chủ nghĩa của nghèo đói, ngu dân, áp bức như lịch sử nhân loại đã minh chứng. Vậy thì làm sao nó có thể mang lại giàu mạnh, tiến bộ cho Việt Nam xã hội chủ nghĩa được " Nếu cứ bám trụ nó thì tất yếu chế độ cộng sản Việt Nam này phải tiêu tùng. Cho nên những người cộng sản cầm quyền ở Hà Nội mới phải tự đổi mới nghĩa là tự hạn chế bớt quyền hành, quay sang sống nhờ tư bản, điều mà họ dùng uyển ngữ để gọi là « vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam ». Tiền bạc, kỹ thuật của tư bản, tiền người Việt ở nước ngoài hàng năm gửi về giúp thân nhân trong nước, sự hoạt động của hàng ngàn tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam mới là những thứ tạo nên thắng lợi của đổi mới chứ không phải nhờ vào « Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ». Nêu lên khẩu hiệu này là để cho  những người cộng sản Việt Nam cầm quyền có thể làm kinh tế theo đường lối tư bản nhưng lại không hoàn  toàn theo tư bản mà chỉ với những hạn chê cấm không cho dân được tự do kinh doanh, tự do sinh sống như ở các nước tư bản. Để cho chính quyền cộng sản còn tồn tại được.

ẢO TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

H.- Một số Cán bộ ngành Tư tưởng trong nước đã cao rao rằng, căn cứ vào những mâu thuẫn không tẩy sạch được của Chủ nghĩa Tư bản như là quyền lợi kinh tế, chính trị chỉ tập trung vào một Thiều số có Quyền và có Tiền nên đa số nhân dân lao động bị chế độ “người bóc lột người” của Thiếu số này chiếm đoạt. Nạn Cá lớn Nuốt cá bé cùa các nước giầu có áp đặt lên các nước nghèo cũng là nguyên nhân khiến các dân tộc nhược tiều  đứng lên chống đối các nước lớn ngày một lan rộng trên thế giới…Trong khi Xã hội chủ nghĩa đem lại cơm no áo ấm, công bằng cho mọi người, không phân biệt màu da, giàu, nghèo nên “tương lai của nhân loại vẫn thuộc về chủ nghĩa xã hội” (PGS,TS Nguyễn Ngọc Hồi). Ông bình luận gì về luận cứ này "

Đ: Luận điệu tuyên truyền bừa bãi này của nhà cầm quyền cộng sản quả thật là khôi hài hết mức.  Những hiện tượng họ nêu lên như « quyền lợi kinh tế, chính trị tập trung, nạn cá lớn nuốt cá bé, dân lao động bị bóc lột chính là những hiện tượng đang diễn ra dưới chế độ xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam. Làm sao lại có thể dựa vào đó để khẳng định rằng tương lai của nhân loại vẫn thuộc về chủ nghĩa xã hội, nhất là không ai nhìn thấy được diện mạo đích thực của cái chủ nghĩa ấy ra sao.

MỤC ĐÍCH TRẦN THANH HIỆP

H- Tôi được biết ông đang vận động để được nhiều người Việt ở Hải ngoại tham gia vào việc  xây dựng cho một  “Tư tưởng Chính trị Việt Nam Hiện đại”. Nỗ lực này của ông đã đạt được những kết qủa nào trong thới gian qua "

Đ:  Hiện giờ tôi không làm công việc gọi là vận động. Để viết một cuốn sách nghiên cứu về Tư tưởng chính trị Việt Nam hiện đại, tôi đã mở ra những cuộc tham khảo thân hữu, trao đổi, thảo luận trong tinh thần đối thoại nghiêm chỉnh, thẳng thắn, mong ước có thể cùng nhau nhận diện và thống nhất được nhận định về những hình thức phát triển mới nhất của tư tưởng chính trị Việt Nam. Tôi cho rằng một dân tộc đã có một quá trình cứu nước dựng nước lâu dài như Việt Nam thì không thể không có một tư tưởng chính trị được. Điều quan yếu là vào thời điểm này, tư tưởng ấy đã biến đổi ra sao để giải quyết những vấn đề chính trị đang được đặt ra cho dân tộc mà tình thế đã tạo ra thành hai bộ phận, một ở trong và một ở ngoài nước. Từ giữa thế kỷ trước chúng ta đã chọn con đường dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam đã tri tình đổi hướng sang độc tài toàn trị, đặt đất nước vào tình trạng lạc hậu và tụt hậu, giam hãm cả một đại khối hơn 80 triệu người dân trong nghèo đói, àp bức mất hết nhân phẩm. Bộ phận người Việt ở ngoài nước may mắn có cơ hội tiếp thu tinh hoa tiến bộ của nhân loại. Bộ phận này phải nhận lãnh sứ mạng lịch sử, đi vào chính mạch của tiến hóa nhân loại hiện đã bước qua ngưỡng cửa xã hội kỹ nghệ để đặt chân vào xã hội thông tin, kinh tế tri thức. Đổi mới chỉ có ý nghĩa lịch sử đich thực đối với người Việt Nam khi nào rũ bỏ được cuộc sống lạc hậu đảng trị độc tôn áp bức, ngu dân, khinh dân để sớm kiến tạo được một không gian chính trị lành mạnh, lương thiện, trong đó nhân phẩm của mỗi người được tôn trọng và số phận chung của cả một dân tộc ngày càng được cải thiện. Tôi chưa đạt được gì to lớn cả, nhưng qua các cuộc tiếp xúc trong chuyến đi này, ở đâu tôi cũng gặp được đồng tình, đồng thuận rất phấn khởi. 

H.- Việc làm của ông có liện hệ gì với những nỗ lực vận động  Dân chủ, Tư Do của những Nhà đấu tranh dân chủ và Tôn giáo ở trong nước"

Đ: Tôi không nằm trong bất cứ một tổ chức hay cơ sở vận động chính trị nào ở trong nước. Nhưng điều này không có nghĩa là việc làm của tôi đã theo chiều hướng không liên hệ gì tới những nỗ lực vận động Dân chủ, Tự do của những nhà tranh đầu dân chủ và tôn giáo ở trong nước. Vả lại tôi cho rằng bộ phận người Việt ở ngoài nước phải hỗ trợ cho và kết hợp với bộ phận ở trong nước để chuyển hóa độc tài toàn trị trong thời hạn ngắn nhất hầu bắt tay vào thực hiện dân chủ hóa đất nước càng sớm càng tốt.

H.-  Có thể coi “Tư tưởng Chính trị Việt Nam Hiện đại”  của ông Đối lập với đường lối chính trị của đảng CSVN dựa trên “nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lệnin và Tư tưởng Hồ  Chí Minh” " Nhưng “Tư tưởng Hồ Chí Minh” là cái  gì vậy "

Đ:  Theo tôi, tư tưởng chính trị Việt Nam hiện đại, vì là một tư tưởng đích thực dân chủ, nên phải khác hẳn với chủ nghĩa Mác-Lênin từ hình thức đến nội dung, trên nguyên tắc cũng như trong thực hành. Tôi quan niệm rằng ở trong bất cứ một nước dân chủ nào, khi một đường lối cai trị đã thất bại thì đương nhiên nó phải được thay thế. Và đường lối cai trị mới không có lý do gì để lại đi theo vết xe đổ của đường lối cũ. Theo tôi, Tư tưởng Hồ Chí Minh là một huyền thoại, đúng ra là một tên gọi, một danh từ cho phép những người cộng sản Việt Nam cầm quyền mượn chiêu bài chủ nghĩa Mác-Lênin mà hành động theo chiều hướng « xét lại ». Nhưng không phải xét lại triệt để, mà chỉ xét lại nửa vời ở ngoại vi, không đụng tới cốt lõi độc tài đảng trị. Cung cách làm chính trị như thế không giúp gì cho việc tạo nên một môi trường thay đổi tích cực qui tụ được đủ các xu hướng, chiếu cố được mọi nguyện vọng. Những người cộng sản cầm quyền ở Hà Nội không nên vì quyền lợi riêng mà cứ tiếp tục kiên trì trong đường lối đổi mới sai lầm này của họ.   

Xin cảm ơn Luật sư

Phạm Trần

(08/06)

GHI CHÚ: Tiểu sử Trần Thanh Hiệp.

Sinh năm 1927 tại Hà Tĩnh. Tốt nghiệp Cao đẳng Công pháp Đại học Aix-Marseille và Cao đẳng Chính trị học Đại học Paris II. Nguyên Luật sư Tòa Thượng thẩm Sài Gòn và Tòa Thượng Thẩm Paris, nay đã nghỉ hưu.

Nguyên thành viên Hội Đồng Luật sư đoàn Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn cuối thập niên 1960. 

Giảng sư trường Đại học Chính trị Kinh doanh và trường Chiến tranh Chính trị Đà Lạt. Nguyên Bô trưởng Lao động chinh phủ Phan Huy Quát, Cố vấn pháp lý Phủ thủ tướng Nguyễn Văn Lộc, Hội viên các Hội Đồng Nhân Sĩ, Hội Đồng Dân Quân, Thành viên Phái đòan  Việt Nam Cộng Hòa tham dư Hòa đàm Paris 1969-1973.

Sau 1975, tị nạn và định cư tại Pháp. Cựu chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại trong nhiều năm. Trong vai trò này ông đã cùng PEN (Văn Bút Quốc tế) đấu tranh để cho nhiều văn nghệ sĩ được trả tự do.

Hiện ông  là chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở đặt tại Paris và là tác giả của nhiều bài khảo cứu và bình luận về nhân quyền nói chung và thực trạng nhân quyền ở Việt Nam. Chủ nhiệm Tạp chí Văn hóa, Chính tri, Khoa học là tạp chí Viễn Tượng Việt Nam.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
Tồn tại qua hơn hai thế kỷ, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ chưa bao giờ là một cánh cửa vô tri. Mỗi nhiệm kỳ Tòa để lại một dấu ấn ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có nhiệm kỳ, Roe v. Wade1 mất hiệu lực, tòa cắt quyền phá thai khỏi tay người phụ nữ, coi như món nợ trả về từng tiểu bang, tự lo tự liệu. Có nhiệm kỳ, cánh cửa Affirmative Action2 sập lại, đám trẻ da màu nghèo khỏi cơ hội cầu tiến. Có nhiệm kỳ, Tòa thả lỏng súng đạn, cãi vã sân trường cũng đủ gây đổ máu3. Nhưng cũng đã có những nhiệm kỳ Tòa đứng thẳng lưng, bảo vệ người dân buộc Bạch Ốc Nixon phơi ra hồ sơ mật với Pentagon Papers
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.