Hôm nay,  

Lãng Phí Trong Đầu Tư

11/18/200300:00:00(View: 15779)
Hôm 17-11, báo chí VN cho biết theo giới chức đầu tư của Bộ Tài chính, việc đầu tư và xây dựng cơ bản trong khu vực kinh tế nhà nước thất thoát từ 20 đến 25 ngàn tỷ đồng mỗi năm, một con số rất lớn so với tổng sản lượng hàng năm của toàn dân.
Dưới đây là bài của đài RFA trao đổi với Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về hiện tượng trên.
Hỏi: Thưa ông, tin tức báo chí trong nước vừa nói về việc đầu tư và xây dựng cơ bản thì nhà nước bị thất thoát mỗi năm từ 20 đến 25 ngàn tỷ đồng. Ông nghĩ sao về điều đó"
-- Đầu tiên là một sự vui mừng, vì thứ nhất đã có giới chức nhà nước đề cập đến tệ nạn này, thứ hai, đã có báo chí dám nói đến sự phê phán đó. Trước đây, chỉ có dân gian nói ra và nói xong thì bị phiền nhiễu, thậm chí hoạn nạn. Đó là nhận xét sơ khởi về hệ thống báo động và tôi xin được nhắc lại nhận xét của một kinh tế gia gốc Ấn Độ, ông Amartya Sen, giải Nobel về Kinh tế năm 1998, là trong các xã hội có tự do báo chí, ta không có nạn đói vì nguy cơ bị đói được báo chí tức thời đề cập khiến nhà nuớc không thể không có biện pháp đối phó. Cho nên, không thể có phát triển kinh tế đồng bộ và bền vững nếu không có tự do thông tin. Đó là nhận xét thứ nhất. Nhận xét thứ hai là về kích thước của vấn đề. Do báo cáo của cơ chế có thẩm quyền là Bộ Tài chính, nạn thất thoát hay lãng phí đầu tư trong khu vực tư nhân hay đầu tư trực tiếp của nước ngoài thì rất ít hoặc không có. Đấy nhờ là quy luật kinh tế gọi là “của đau con xót”, ngược lại, vấn đề nằm trong khu vực nhà nước. Tại Việt Nam ngày nay, khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm lĩnh vai trò chủ đạo vì cái gọi là “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Phần đầu tư của khu vực này, thuộc nhiều cấp độ và thẩm quyền, vẫn được coi là động lực chính của tăng trưởng kinh tế theo những ưu tiên mơ hồ của chính phủ hay của đảng cầm quyền và lãnh đạo. Trong ngân khoản đầu tư đó thì đầu tư và xây dựng cơ bản chỉ là một phần thôi. Vậy mà số lượng thất thoát hay lãng phí được chính thức xác định bởi Vụ Đầu tư của Bộ Tài chính lại lên đến từ 20 đến 25 ngàn tỷ đồng Việt Nam thì ta phải giật mình vì lên tới 30% kim ngạch đầu tư của khu vực nhà nước. Quy ra đô la theo hối suất hiện hành thì khoản mất mát đó lên tới bình quân là 5% tổng sản lượng hàng năm của quốc dân. Nếu kinh tế quốc dân hàng năm tăng thêm được 7% thì 5%, tức là hơn 70% số đó, bị mất vào tay một số kẻ thừa hành trong bộ máy nhà nước. Sự mất mát đó khiến cho một thiểu số có thể làm giàu bất chính trên lưng đa số nghèo túng và đây là nghịch lý nếu so với cái gọi là “định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Hỏi: Đi vào chi tiết, thưa ông, vì sao lại có nạn thất thoát đó"
-- Về các nguyên do thì ta phải phân biệt hai lãnh vực. Thứ nhất là về kỹ thuật quản trị ngân sách quốc gia; vì thiếu mạch lạc về ưu tiên và thiếu chặt chẽ trong thông tin nên dự án thực hiện không sát mục tiêu, gây lãng phí về tài nguyên và cơ hội, đáng lẽ dùng vào việc này thì có hiệu quả kinh tế hay xã hội cao hơn là vào việc khác. Lãnh vực đó có thể cải tiến nếu người ta muốn và nhất là chấp nhận nguyên tắc “phàm cái gì dân làm được thì nhà nước đừng làm để khỏi cạnh tranh”, với năng suất vốn dĩ là thấp hơn tư doanh. Khốn nỗi, và đây ta đụng vào lãnh vực thứ hai, là cơ chế chính trị và luật pháp bất toàn gây ra không chỉ lãng phí mà thực tế là thất thoát, nôm na là sang đoạt bất hợp pháp. Ai có thể làm nổi việc chiếm đoạt ấy nếu không có liên hệ đến nhà nước" Nạn thất thoát xảy ra ở tất cả các khâu, các chặng, của việc đầu tư, từ trù hoạch hay quy hoạch đến xác định chủ trương đầu tư, soạn thảo dự án, thẩm xét giá trị kinh tế hay xã hội của dự án, đến phê duyệt, giải phóng mặt bằng và tái định cư dân chúng bị chuyển dịch nếu liên hệ đến đất đai, rồi thủ tục đấu thầu, thực hiện, thanh toán và kiểm tra tiến độ thực hiện công trình. Những chi tiết này vừa được nêu ra, với rất nhiều thí dụ cụ thể mà dân trong nước từng nơi đều có thể đã phong thanh nghe nói đến. Trong hai lãnh vực gây vấn đề thì phần kỹ thuật quản trị ngân sách và dự án đã được các nước hay cơ quan cấp viện chú ý, khuyến cáo và viện trợ khá nhiều về cả tài chính và kỹ thuật để khắc phục. Lãnh vực cơ chế lại là nơi khó xử lý nhất vì đụng vào quyền lực. Mà quyền lực càng cao, dự án càng lớn thì tỷ lệ thất thoát càng nhiều vì trách nhiệm càng nhỏ về cả hành chính, hình sự hay chính trị.
Hỏi: Xin ông đơn cử cho một số thí dụ về hiện tượng này.

-- Thí dụ thì có rất nhiều, từ Bắc vào Nam đều có. Như vụ xây dựng đường liên tỉnh 15 với Chủ đầu tư là Công ty Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Cơ sở. Họ đầu tư theo thể thức BOT (build,-operate-transfer) là xây dựng, điều hành và chuyển giao. Vốn đầu tư ban đầu là hơn 99 tỷ đồng, sau được phù phép thổi hai lần thành gần 199 tỷ, làm Ủy ban Nhân dân thành phố Sàigon kêu trời là có sai phạm nghiêm trọng gây thất thoát đến mươi tỷ. Vụ ông Bùi Xuân Trường, nguyên Giám đốc Xí nghiệp Xây dựng Công trình Giao thông của Bộ Giao thông Vận tải đã rút tiền chi sai nguyên tắc đến 26 tỷ đồng. Nổi tiếng nhất trong dư luận là vụ bà Lã Thị Kim Oanh đang ra tòa vì đã tham ô gần 83 tỷ đồng trong chức vụ Giám đốc Công ty Tiếp thị Đầu tư Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, số tiền đó là hơn năm triệu đô la, trong một xứ mà lợi tức cả năm của dân cư chưa lên đến 400 đô la một người. Cũng bộ Giao thông và Vận tải, là chủ đầu tư của dự án xây cầu Hoàng Long và cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa, đã không tiến hành việc thẩm định dự án cho đầy đủ và chặt chẽ nên vốn đầu tư tăng từ hơn 83 tỷ lên tới hơn 224 tỷ đồng.
Hỏi: Bây giờ, sau khi tìm hiểu về nguyên do và kích thước vấn đề, xin hãy nói qua về lối xử lý. Nếu ông cho rằng vấn đề chính thuộc lãnh vực cơ chế, người ta sẽ xử lý ra sao"
-- Vấn đề cơ chế đó thuộc phạm vi “văn hóa xã hội chủ nghĩa”, xin tạm gọi là “cha chung không ai khóc” của thời bao cấp, và được duy trì cho đến nay vì cái chủ trương chính trị gọi là “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đất nước là của toàn dân, cũng như đất đai theo định nghĩa chính thức hiện hành, nhưng lại “do nhà nước thống nhất quản lý”, cũng theo định nghĩa chính thức. Nghị quyết xác định ưu tiên, nhà nước soạn thảo dự án căn cứ trên lắm ưu tiên chính trị vu vơ mà không ai dám nêu thành vấn đề, điển hình là dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất. Sau đó, nhà nước thẩm định rồi phê duyệt dự án, làm chuẩn chi viên kiêm thanh toán viên lẫn giám sát và quyết toán sổ sách rồi trấn an nhau bằng nguyên tắc “hậu kiểm”. Có khi dự án đưa vào sử dụng từ một hai năm rồi mà chưa có cơ quan phê duyệt báo cáo quyết toán. Nhà nước mà bao biện như vậy tất nhiên gây thất thoát tài sản quốc dân, ở đâu cũng thế mà thôi.
Hỏi: Tức là với cơ chế chính trị hiện nay,nạn lãng phí hay thất thoát đó sẽ còn tiếp tục"
-- Cơ bản là như vậy. Trong khi chờ đợi, người ta có thể khắc phục được một số khó khăn để dân chúng khỏi bất mãn bằng cách tăng cường khả năng giám sát của một số cơ chế độc lập, thí dụ cao cấp nhất là Quốc hội, nếu cơ chế này dám đảm nhận trách nhiệm độc lập, là điều vẫn rất khó. Nếu không, thì vẫn chỉ là tay phải ngăn tay trái của cùng một cơ thể là đừng “dĩ công vi tư”. Thói thường, người ta làm gì cũng biết so sánh lợi ích kinh tế với rủi ro bị trừng phạt khi vi phạm luật lệ. Nếu thấy rủi ro không đáng kể vì ta được cơ chế chính trị bảo vệ thì bất cứ ai ngồi vào vị trí có “định hướng” đó đều có thể bị cám dỗ.
Hỏi: Ông nhiều lần nói đến “định hướng xã hội chủ nghĩa” như một nguyên nhân của tệ tham ô lãng phí. Xin ông tổng kết cho buổi trao đổi hôm nay về vấn đề này.
-- Trung tuần tháng 10 vừa qua, tại Bắc Kinh, đã có một hội nghị trao đổi giữa các nhà lý luận Việt Nam và Trung Quốc về khái niệm hay phạm trù này, tạm gọi là “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” hay “xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa” nói theo lối Trung Quốc, hoặc “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, là lối nói của lãnh đạo Việt Nam. Thực chất thì không ai xác định được nội dung của những khái niệm đó ra sao, ngoài một số nhà lý luận, vốn sống tách rời khỏi đời sống dân sinh và được gọi ra chứng minh rằng lãnh đạo có nói trắng hay đen gì thì vẫn có lý. Họ như các quan Thái sử hay Chiêm bốc thời phong kiến đã nhân danh những vận hành mơ hồ của thiên nhiên vạn vật hay Thiên mệnh để tâu bày rằng Hoàng đế luôn luôn có lý. Những lý luận theo lối viện dẫn Karl Marx hay Lenin đều chỉ là phần biện bác của các quan thái bốc hiện đại. Tuy nhiên, vượt ra khỏi mâu thuẫn của lối trói voi bỏ giọ hoặc chứng tỏ hình tròn có bốn góc như vậy, ta có thể nói “định hướng xã hội” của một chính quyền là quan tâm đến đa số, nhất là những kẻ thất thế trong xã hội, và giải trừ mọi thế lực độc quyền của những kẻ có tiền hay có quyền, hầu kết quả của phát triển được phân phối đồng đều hơn cho đa số. Và, quan trọng hơn hết, người ta không thể chống lại quy luật thị trường, hoặc đưa nhà nước lên thành cơ chế trấn áp thị trường, nhân danh xã hội chủ nghĩa hay nhân danh bất cứ điều gì. Làm như vậy, nhà nước dễ là công cụ của một thiểu số có tư thế an toàn nhất để chiếm đoạt tài sản công cộng mà không sợ bị trừng phạt. Từ mấy năm cuối của thập kỷ 60, một số nước Đông Âu, điển hình là Hungary, đã cố tìm ra hình tròn bốn góc bằng phạm trù “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” mà không xong, và cuối cùng thì chế độ cộng sản bao cấp tại đấy cũng tan tành. Bốn mươi năm sau mà Việt Nam còn loay hoay trong vòng lý luận đó thì không nên ngạc nhiên vì sao xứ sở chậm tiến. Kinh tế có tăng trưởng 7% mà 70% của số đó lại tuột vào tay một thiểu số thân cận với đảng và nhà nước thì rõ là người ta đùa cợt với lý tưởng xã hội chủ nghĩa.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo tài liệu Pháp, tháng 1/1910, Nguyễn Sinh Huy, Tri huyện Bình Khê, thân phụ của Hồ Chí Minh, bị ngưng chức vì tội sát nhân. Ngày 19/5, ông bị tống giam. Qua tháng 8/1910, ông được ân xá và chỉ bị cách chức. Lý do là ông luận tội một nghi phạm và đã đánh chết nghi phạm trong nhà giam vì bản tánh hung ác và đang cơn say rượu...
Ông Zelensky đã để mất Bakhmut, một thành phố chiến lược. Theo cựu sĩ quan Mỹ, số thương vong của Ukraine tại đây là khoảng 50,000 người. Còn lực lượng đánh thuê Wagner của Nga tổn thất khoảng 20,000 người. Ngay sau đó, Ukraine tuyên bố cuộc phản công chiếm lại tất cả lãnh thổ đã bắt đầu...
Thật khó mà biết sự thật của tình hình kinh tế Việt Nam ra sao trước tình trạng ông nói gà, bà nói vịt, nếu bạn là một nhà đâu tư. Đối với ông Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng thì tình hình chung vẫn sáng sủa, phấn khởi và đầy hy vọng.
Nếu chả may mà sự việc có xẩy ra bi thảm như vậy chăng nữa thì cái chết của ông cũng khiến cho đám thường dân đỡ phần tủi hổ. Chúng tôi cảm thấy vô cùng yên ủi khi biết rằng dù quê hương rơi vào hoàn cảnh bi đát đến thế nào chăng nữa thì đất nước này vẫn còn có những vị nhân sĩ đáng kính, hết lòng vì dân tộc, chứ không chỉ thuần là một lũ trí thức trùm chăn hay một đám cơ hội ăn theo...
✱The White House: Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với CHND Trung Hoa về các vấn đề gây quan ngại xuyên quốc gia - cả hai bên đều nhận ra tầm quan trọng của việc giao tiếp ở cấp lãnh đạo như một phương tiện để ổn định mối quan hệ và quản lý cạnh tranh. ✱Global Times: Cuộc họp tại Vienna kéo dài hơn 10 giờ đồng hồ với việc hai bên đã có những trao đổi "thẳng thắn, sâu sắc, thực chất và mang tính xây dựng" về các chủ đề lớn, trong đó có quan hệ song phương. ✱TT Biden: Chúng tôi sẽ gặp nhau - chúng tôi đang tìm cách làm giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc.
Tôi có dịp được đi nhiều nơi, được gặp gỡ nhiều người, và cũng được nghe lắm lời bình phẩm (không được tử tế hay tế nhị gì cho lắm) về quê hương và đất nước của mình. Tuy thế, tôi chưa bao giờ bị một “vố” nặng như Trần Đĩnh cả.
Các thủ thư giờ đây có thể phải đối mặt với nhiều năm tù giam và hàng chục nghìn đô tiền phạt vì cung cấp sách được cho là khiêu dâm, tục tĩu hoặc “có hại” cho trẻ em theo luật mới của tiểu bang cho phép truy tố hình sự đối với nhân viên trường học và thư viện. Theo phân tích của Washington Post, ít nhất bảy tiểu bang đã thông qua luật như vậy trong hai năm qua, sáu trong số đó được thông qua trong hai tháng qua — mặc dù các thống đốc của Idaho và North Dakota đã phủ quyết luật này. Một chục tiểu bang khác đã xem xét hơn 20 dự luật tương tự trong năm nay, một nửa trong số đó có khả năng sẽ xuất hiện trở lại vào năm 2024, tạp chí này nhận định.
Với thời gian, mọi ước vọng đều trở nên những niềm hoài vọng xa xăm trong khi cái mảnh đất quê hương khốn khổ (và bao người ở lại) thì vẫn ngóng trông… mỏi cổ!
Trong Diễn văn bế mạc Hội nghị bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ ngày 17/05/2023 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cố gắng vẽ ra hình ảnh lạc quan nhưng tình trạng Tham nhũng, Tiêu cực và Suy thoái Tư tưởng chính trị trong Đảng đã nhạt nhòa khả năng lãnh đạo của ông...
Trong thế kỷ qua, ở Việt Nam bỗng từ đâu xuất hiện một con người mà mặt thật được che giấu kỹ dưới nhiều lớp dày mỏng khác nhau, nhiều cách khác nhau. Từ đời sống bản thân, tên họ, tuổi tác. Đều bằng dối trá và bưng bít. Do bản chất của con người gian ác. Điều này, dĩ nhiên là một hiện tượng quái lạ đã khêu gợi sự tò mò của một số người nên đã làm tốn khá nhiều công sức và giấy mực nhưng vẫn chưa phơi bày được đầy đủ sự thật. Thật rùng rợn! Con người đó có tên là Hồ Chí Minh. Mà cái tên Hồ Chí Minh cũng do ông chôm của người khác, Cụ Hồ Học Lãm. Và cả cái tên Việt Minh của Cụ Lãm nữa!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.