Hôm nay,  

Nan Đề Wto: Hội Nhập Trong Nước

1/12/200600:00:00(View: 11002)
-Một vấn đề cho Việt Nam là yêu cầu hội nhập vào luồng trao đổi kinh tế toàn cầu mà một biểu hiện là việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

Tuy nhiên, Diễn đàn Kinh tế đài RFA kỳ này sẽ nói về một yêu cầu tiên quyết, đó là hội nhập ngay trong nội bộ quốc gia, qua phần trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây.

Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, để tiếp tục loạt bài tổng kết về kinh tế Việt Nam trong năm 2005 vừa kết thúc và cũng để nêu ra những vấn đề đặt ra cho giai đoạn trước mặt, kỳ này xin đề nghị với ông là chúng ta sẽ đề cập tới yêu cầu hội nhập.

- Nói đến yêu cầu này, người ta đều nghĩ đến việc hội nhập vào luồng trao đổi toàn cầu, trong đó có mục tiêu gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới WTO mà năm qua Việt Nam đã bị hụt mất. Xin ông nêu nhận xét sơ khởi về vấn đề này trước khi ta đi sâu vào chi tiết cụ thể.

Chẳng những Việt Nam không kịp gia nhập WTO mà tuần qua, nhật báo Wall Street Journal và sáng viện nghiên cứu The Heritage Foundation tại Hoa Kỳ đã công bố báo cáo hàng năm của họ về Chỉ số Tự do Kinh tế. Họ xếp các nước vào bốn loại, 1) có tự do, 2) cơ bản là có tự do, 3) cơ bản là thiếu tự do, và 4) bị đàn áp. Trên danh mục 157 quốc gia được khảo sát, Việt Nam đứng hàng thứ 142, thuộc loại thấp nhất trong các nước bị liệt vào danh sách "cơ bản là thiếu tự do". So với năm ngoái thì còn tụt năm hạng, tức là đi ngược với trào lưu của thế giới.

Hỏi: Kết quả khảo sát ấy gây ngạc nhiên vì giờ đây mọi người trong nước đều đồng ý với thế giới rằng tự do kinh tế là một điều kiện tất yếu của thịnh vượng và năm qua, kinh tế Việt Nam có tăng trưởng khả quan vậy mà vì sao mức độ tự do lại sút giảm"

- Năm qua, mức độ tự do đo lường ở chính sách ngoại thương của Việt Nam có tăng tiến được chút đỉnh như lại giảm trong nhiều lãnh vực khác như sự can thiệp của chính quyền, chính sách tiền tệ, đầu tư nước ngoài, tài chính và ngân hàng, quyền tư hữu của tư nhân, luật lệ cho tư doanh, v.v… Nếu phân tích cho kỹ, ta thấy ra một nguyên nhân chính của tình trạng tụt hậu ấy là hệ thống quản lý chính sách và lãnh đạo.

Vì vậy mà trước khi nói đến việc hội nhập với thế giới bên ngoài, tôi nghĩ rằng Việt Nam cần giải quyết một ách tắc là hội nhập nội bộ. Nôm na là guồng máy công quyền phải tự hội nhập vào mục tiêu chung của cả quốc gia, là điều thực ra vẫn chưa có tại Việt Nam.

Hỏi: Đây là một vấn đề hơi ngược đời vì người ta thường cho rằng thứ nhất, chính quyền Việt Nam ý thức được yêu cầu hội nhập, thứ hai, chính quyền ấy có quá nhiều quyền hạn. Khi muốn hội nhập vào luồng trao đổi toàn cầu thì chính quyền chỉ việc ra lệnh, các cấp đều phải chấp hành nhằm đạt mục tiêu chung, chứ vì sao ông lại cho rằng chưa có sự hội nhập của guồng máy công quyền vào mục tiêu ấy"

- Tôi thiển nghĩ rằng đây là một sự hiểu lầm lớn nhất trong rất nhiều hiểu lầm của cả dư luận lẫn giới lãnh đạo Việt Nam. Ngườt ta cứ tưởng rằng dưới sự lãnh đạo và cầm quyền thực tế của đảng Cộng sản Việt Nam, đảng cứ ra nghị quyết, rồi chính quyền căn cứ trên đó mà làm luật hoặc ra nghị định là mọi cấp ở dưới đều thống nhất chấp hành. Sự thật lại không như vậy.

Thứ nhất, quyền lực của đảng từ trung ương lại không được cấp đảng ở địa phương thống nhất chấp hành. Người ta cứ tưởng đấy là biểu hiện của nguyên tắc phân quyền hay tản quyền. Thức ra, đấy là biểu hiện của nguyên tắc "phép vua thua lệ làng" về chính sách quốc gia. Thứ hai, về trình độ, chính quyền trung ương, từ Quốc hội, Thủ tướng đến các Bộ cứ nghĩ là chỉ cần ban hành luật lệ là mọi nơi đều áp dụng đồng bộ. Thực ra, chuyện ấy không có vì mỗi nơi lại tùy tiện suy diễn một cách và cùng một đạo luật, người ta có những kết quả bất nhất.

Hỏi: Vì sao lại có hiện tượng nghịch thường là quyền tự do của người dân bị thu hẹp trong khi đảng viên hay viên chức nhà nước lại có quyền tự do suy diễn hay áp dụng mỗi nơi một khác"

- Tôi cho rằng đấy là thuộc tính của đảng Cộng sản, với thứ nhất, quyền hạn rất lớn dành cho các địa phương và thứ hai, trung ương không nắm vững tình hình thực tế ở mọi nơi. Lý do thứ hai là viên chức nhà nước thường cũng là đảng viên và nhờ hệ thống đảng nên không nhất thiết chấp hành chỉ thị ở trên mà thượng cấp cũng khó áp dụng kỷ luật. Sự chòng chéo về quyền lực chính trị và trách nhiệm quản lý là một lý do chính. Đã vậy, và đây là lý do thứ ba, người dân và báo chí chưa có đầy đủ quyền hạn để lên tiếng hoặc phê bình những bất nhất tùy tiện trong bộ máy công quyền. Hậu quả chung là cùng một chính sách kinh tế tài chính hay luật lệ, mỗi nơi lại đạt một kết quả khác. Nói chung, đó là vấn đề về khả năng cai trị, thuật ngữ của giới kinh tế gọi là "governance quality."

Hỏi: Đấy là những nguyên tắc hay giải thích chung, chứ ông có thể đơn cử vài thí dụ cụ thể về hiện tượng ấy không"

- Suốt năm qua, chúng ta đã nghe thấy nhiều cuộc thảo luận trong Quốc hội về Luật doanh nghiệp chung, hoặc Luật đầu tư chung. Đấy là một nỗ lực hội nhập chính sách và áp dụng vào một mục tiêu thống nhất. Xuyên qua các văn bản và tranh luận, ta thấy ngay một hiện tượng nổi bật là mỗi nơi suy diễn một cách với hậu quả là thay vì giản lược hóa tiến trình quyết định bằng luật lệ thống nhất, có nơi lại lập ra nhiều cửa ải mới, tạo ra cơ hội tham nhũng mới. Một thí dụ là việc lập ra 'dịch vụ một cửa', về nguyên tắc là để đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh, khai thuế và có con dấu hành nghề. Thực tế thì một số tỉnh, như Lào Kay có dồn được ba việc vào một khâu, nhưng Dak Lak lại không được như vậy.

Một thí dụ rộng lớn hơn đã được nêu ra trong báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới là dù luật lệ được ban hành trên cả nước thống nhất, mỗi nơi lại đạt kết quả một khác. Nói chung, các tỉnh trong Nam, từ thành phố Đà Nẵng đến tỉnh Long An hay Bình Dương đã áp dụng luật lệ thông thoáng và minh bạch hơn nên thu hút đầu tư nhiều hơn, cấp giấy phép kinh doanh và giải thích luật lệ nhanh hơn. Hậu quả là tính bình quân trên dân số từng tỉnh thì Bình Dương chẳng hạn tiếp nhận đầu tư nước ngoài cao hơn 13 lần tỉnh Hà Tây là nơi mà tư doanh không được chính quyền khuyến khích nâng đỡ như ở nhiều nơi khác. Ngay ở trong Nam, thành phố Đà Nẵng cũng hơn hẳn thành phố Huế.

Hỏi: Những địa phương ông nêu làm thí dụ đều có vị trí địa dư hay tiềm năng khác nhau thì đâu có thể chứng minh là nguyên do nằm ở những yếu tố khác"

- Tình hình nói trên là do cuộc khảo sát của Ban Quản lý Kinh tế Trung ương và Cơ quan Viện trợ Đức cùng thực hiện tại bảy tỉnh. Tiêu chí đặt ra cho các tỉnh là phải cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày thì 67% các doanh nghiệp tại Hà Tây cho biết họ nhận giấy phép sau thời hạn. Vấn đề vì vậy không nằm ở tài nguyên hay vị trí địa dư. Nói chung, ta có nhiều cuộc khảo sát của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á cho thấy có sự cao thấp trong khả năng phục vụ của các tỉnh.

Hỏi: Vậy thì nguyên nhân là ở chỗ khả năng chuyên môn cao thấp khác nhau của từng địa phương hay còn vì lý do gì khác"

- Trình độ chuyên môn có thể là một vấn đề khiến mức độ cạnh tranh trong nội bộ mỗi nơi lại mỗi khác để cải thiện môi trường sinh hoạt cho dân chúng. Nhưng ngoài lý do khả năng thì còn phải kể đến nhiều lý do khác.

Thứ nhất là mức độ minh bạch trong chính sách luật lệ hay về tiến trình quyết định của bộ máy địa phương cũng có khác nên người dân không được bảo vệ đồng đều. Có minh bạch thì trách nhiệm mới được phân giải rõ ràng.

Một lý do thứ ba tôi thiển nghĩ là còn quan trọng hơn đó là ý thức của các giới chức địa phương về vai trò của tư doanh, hoặc rộng lớn hơn, về quyền dân. Những nơi mà bộ máy công quyền có vẻ thông thoáng hữu hiệu nhất cũng là những nơi mà viên chức nhà nước biết nâng đỡ tư doanh thay vì nghi ngờ tư doanh hoặc còn giữ thái độ quan liêu cửa quyền.

Hỏi: Bây giờ mình sẽ chuyển qua phần giải pháp cho vấn đề. Theo ông nghĩ, nếu như chính quyền Việt Nam thực tâm muốn cải cách để hội nhập guồng máy hành chính của mình vào mục tiêu chung thì họ có thể làm những gì"

- Các tổ chức quốc tế có nêu ra nhiều giải pháp cho loại vấn đề ấy. Một việc mà Việt Nam đã nói đến và đã được viện trợ để tiến hành từ hơn 10 năm nay là cải cách hành chính. Đây là một trách nhiệm của Ban Tổ chức Chính quyền Trung ương. Việc cải cách này có được tiến hành nhưng vẫn quá chậm và gần như năm nào cũng được khuyến cáo.

Ngay trước mắt, vấn đề đặt ra là làm sao cho chính các viên chức công quyền muốn thi hành việc đó. Đây không phải là chuyện đơn giản vì nhiều người thấy rằng việc chấp hành và suy diễn luật lệ lại thu hẹp quyền hạn và khả năng của họ, kể cả khả năng tham nhũng.

Hỏi: Quả thật như vậy, nếu ai ai cũng phải chấp hành luật lệ như nhau thì nhiều người sẽ mất cơ hội kiếm chác và đấy cũng là một nguyên do vì sao tham nhũng mới dễ nảy sinh. Như vậy, làm sao các cấp chính quyền lại chịu thi hành một việc họ cho là bất lợi cho bản thân"

- Minh bạch hóa luật lệ và tiến trình quyết định để mọi người đều biết rõ trách nhiệm và quyền hạn là một việc cần có thể đáp ứng yêu cầu đó. Rộng lớn hơn, người ta cần công khai hóa mọi chuyện, thí dụ như thứ bậc cao thấp của từng địa phương, từng ngành trong việc yểm trợ dân chúng và chấp hành luật lệ hầu người dân biết rõ và có quyền lên tiếng về tình trạng ấy. Tức là mọi người đều phải có quyền tự do thông tin và phát biểu. Tự do thông tin, tự do báo chí và tự do tiếp cận mọi nguồn thông tin là một bước cần thiết của việc minh bạch hóa.

Hỏi: Tuy nhiên, khách quan mà nói thì cũng có những địa phương yếu kém nghèo nàn và cần được chính quyền trợ giúp qua ngân sách quốc gia. Ông có nghĩ rằng đấy cũng là một giải pháp thực tế hay không"

- Trong cải cách hành chính, ta có một khâu quan trọng chính là thủ tục ngân sách, chuẩn chi và thanh toán để san xẻ tài nguyên từ các tỉnh giàu có đến các tỉnh nghèo. Tuy nhiên, ta phải thực tế nhìn ra phản tác dụng nếu các tỉnh nghèo được tài trợ nhiều hơn hầu cải tiến hạ tầng vật chất và xã hội cho địa phương mình. Phản tác dụng là vì càng được trợ giúp, người ta càng chậm thay đổi. Cho nên, dư luận người dân và báo chí phải được biết về tình hình ấy hầu tạo ra áp lực thay đổi.

Kết luận ở đây là không thể chỉ trông chờ vào thiện chí cải cách của chính quyền mà phải cho người dân có quyền phê phán để giới hữu trách phải chịu trách nhiệm trước quốc dân.

Và nếu nhớ đến bàn tay vô hình của đảng trong các quyết định về chính sách và nhân sự, thì việc minh bạch hóa tiến trình chính trị trong đảng cũng là một yêu cầu thực tế, là điều nhiều đảng viên chờ đợi từ Đại hội đảng khóa X trong năm nay.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm...
Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
Câu chuyện hoang tưởng “di dân ăn thịt chó, mèo” của Donald Trump và JD Vance gây ra nỗi sợ hãi, tạo ra nhiều kích động tiêu cực, vì nó được nói ra trước 81 triệu dân Mỹ, từ một cựu tổng thống. Những lời vô căn cứ tràn đầy định kiến và thù hận đó như một bệ phóng cho con tàu “Kỳ Thị” bay vút vào không gian của thế kỷ 21, thả ra những làn khói độc. Nó như một căn bệnh trầm kha tiềm ẩn lâu ngày, nay đúng thời đúng khắc nên phát tán và lan xa. Nói như thế có nghĩa, con tàu “Kỳ Thị” này, căn bệnh này, vốn đã có từ rất lâu đời. Nó âm ỉ, tích tụ, dồn nén theo thời gian, chực chờ đến ngày bùng nổ. Một tuần qua, người Haiti, là nạn nhân của cơn bùng phát này. Gần nửa thế kỷ trước, và cho đến tận nay, là cộng đồng người gốc Việt.
Sự trỗi dậy của những nhóm cực hữu đang làm sống lại làn sóng kỳ thị chủng tộc, một căn bệnh trầm kha chưa bao giờ thực sự chấm dứt ở Hoa Kỳ. Để thực hiện những chương trình nghị sự của mình, những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng đã thực hiện nhiều chiến lược, chiến thuật khác nhau. Trong những năm gần đây, nhiều nhà hoạt động đã cảnh báo các nhóm cực hữu đang cố sử dụng nền tảng giáo dục làm công cụ để bảo vệ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Một bài viết trên trang mạng lithub.com của tác giả Jason Stanley đã phân tích sâu sắc về đề tài này.
Nhìn ở bề ngoài thì ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Do Thái, đang làm cái việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu từng làm với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 1968. Năm đó ông Thiệu bị cáo buộc là hành động để đảng Dân Chủ thua đảng Cộng Hòa còn bây giờ thì, xem ra, ông Netanyahu lại đang tháu cáy với nước cờ tương tự tuy nhiên bản chất hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.