Hôm nay,  

Bất Trắc Kinh Tế Tại Đông Á

11/17/200400:00:00(View: 13058)
Tuần qua, Ngân hàng Thế giới báo cáo cập nhật về viễn ảnh kinh tế Đông Á, và ngân hàng trung ương Mỹ lại nâng lãi suất thêm 25 điểm, lần thứ tư từ 5 tháng nay. Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao"
Đài RFA đã trao đổi với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về tình hình này như sau.
Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, hôm mùng chín, Ngân hàng Thế giới đã công bố bản báo cáo về viễn ảnh năm tới của kinh tế Đông Á và Á châu Thái bình dương, hai hôm sau, ngân hàng trung ương Mỹ cũng nâng lãi suất ngắn hạn thêm 0,25%. Xin ông trình bày sơ lược cho thính giả về dự báo của Ngân hàng Thế giới và hiệu ứng về lãi suất Mỹ đối với kinh tế Đông Á"
Đáp: Ta sẽ khởi sự với phúc trình của Ngân hàng Thế giới trước khi nói đến chuyện lãi suất. So với bản báo cáo hồi tháng Tư thì phúc trình cập nhật vừa công bố cách đây một tuần có vẻ lạc quan hơn về kết quả toàn năm 2004, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 7%, cao hơn dự báo 6,8% trước đây. Nhưng ngược lại, bản báo cáo lại nói đến những bất trắc của tình hình năm tới sau khi nêu câu hỏi là năm nay kinh tế Đông Á có lên tới đỉnh của chu kỳ phục hồi kể từ vụ khủng hoảng 97-98 hay không. Ngân hàng Thế giới chỉ ra năm điều bất trắc cho kinh tế Đông Á vào năm tới và đấy là điều đáng chú ý trong báo cáo này.
Hỏi: Thưa ông, năm điều rủi ro bất trắc ấy là gì"
Đáp: Rủi ro thứ nhất là đà tăng giá dầu thô và thương phẩm trên thế giới có thể đánh sụt lợi tức đa số các nước không có dầu trong khu vực và lợi tức của các nước đã phát triển ngoài khu vực, vốn lại là thị trường xuất khẩu cho Đông Á, là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Âu châu.
Bất trắc thứ hai là sự trì trệ của các nước đã phát triển này, nhất là Nhật Bản và Âu châu.
Thứ ba là chu kỳ suy trầm của khu vực công nghệ cao, vốn là sở trường của nhiều xứ Đông Á.
Thứ tư là rủi ro xuất phát từ Trung Quốc, nếu kinh tế xứ ấy hạ cánh nặng nề như ta nói thì xuất khẩu của Đông Á vào Hoa Lục sẽ giảm và dù có hạ cánh nhẹ nhàng, tức là hạ nhiệt thành công, thì số xuất cảng vẫn bị ảnh hưởng, như các nước đã bắt đầu thấy.
Sau cùng, nhìn vào khung cảnh quốc tế của kinh tế Đông Á, bản phúc trình của Ngân hàng Thế giới cũng nhấn mạnh đến tình trạng thất quân bình kinh tế toàn cầu khi cán cân vãng lai của Hoa Kỳ bị khiếm hụt nặng hơn, đối diện với thặng dư rất cao của Đông Á, gồm cả Nhật Bản và các nước khác. Trạng thái thất quân bình đó có thể dẫn tới những phản ứng khó tiên đỐn của giới đầu tư đối với những rủi ro vì sự điều chỉnh hối suất hay lãi suất.
Hỏi: Trong những rủi ro đó có cả sự điều chỉnh lãi suất của Hoa Kỳ phải không"
Đáp: Thưa vâng, và cả sự điều chỉnh lãi suất của Trung Quốc nữa. Bước qua lãnh vực này, ta bắt đầu ra khỏi những phân tách của Ngân hàng Thế giới về viễn ảnh Đông Á mà nói đến khung cảnh toàn cầu, nhất là sau khi Hoa Kỳ đã hoàn tất bầu cử và chính quyền Bush sẽ khởi sự một nhiệm kỳ thứ hai.
Vấn đề này đang trở thành trọng tâm chú ý của các nước. Tôi chỉ xin nhấn mạnh là trọng tâm chú ý ở đây liên hệ đến luồng trao đổi mậu dịch, đến khối lượng mua bán về ngoại thương, có thể bị chi phối bởi giá thương phẩm, đà tăng trưởng, bởi lãi suất ngân hàng và sự thăng trầm thuộc loại chu kỳ của các nền kinh tế.
Hỏi: Và chắc là giói phân tích phải tính cả những thăng trầm của kinh tế Trung Quốc, vì đó là một thị trường lớn của thế giới, phải không thưa ông"
Đáp: Thưa đúng vậy. Trong một kỳ trước, vào ngày 26 tháng 10, nói về kinh tế Trung Quốc, ta có thấy là việc hãm đà tăng trưởng có thể sẽ không mỹ mãn như cục Thống kê Bắc Kinh loan báo. Quả nhiên, hai ngày sau, vào hôm 28, Trung Quốc quyết định nâng lãi suất để đẩy mạnh việc kềm hãm ấy. Lần đầu tiên từ chín năm nay, lãi suất Trung Quốc mới được điều chỉnh, nhưng chỉ có 27 điểm tức là 0,27%, cho nên rủi ro hạ cánh nặng nề, thậm chí tan tành, vẫn còn nguyên vẹn ở đó. Trong khi ấy, tuần qua, Hoa Kỳ cũng đã nâng lãi suất 25 điểm, lần thứ tư trong năm tháng, tức là lên gấp đôi kể từ tháng Sáu. Điều đó tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến luồng trao đổi của các nước và trước hết đến kinh tế Đông Á.
Hỏi: Chúng tôi muốn trao đổi thêm về kinh tế Trung Quốc, vì nó có ảnh hưởng nhiều tới Đông Á và Việt Nam, thì nếu Ngân hàng Nhà nước xứ này nâng lãi suất thì cũng là để giảm bớt sức ép trên vật giá và giảm đà tăng trưởng hầu tránh lạm phát. Nếu vậy vì sao ông vẫn cho rằng việc đó khó có kết quả khả quan như giới lãnh đạo Bắc Kinh trông đợi"
Đáp: Câu hỏi này rất đáng cho Hà Nội quan tâm vì liên hệ đến cấu trúc và đường lối kinh tế của cả Trung Quốc lẫn Việt Nam. Khi kinh tế tăng trưởng mạnh, là trường hợp của hai nền kinh tế này, số cầu gia tăng sẽ nâng cao sở phí sản xuất và đẩy mạnh áp lực lạm phát - từ lương bổng đến nguyên vật liệu - và biện pháp nâng lãi suất khiến tiền bạc trở nên đắt giá hơn, sẽ làm giảm số cầu và ngăn ngừa được lạm phát. Đó là định lý chung. Nhưng tại Trung Quốc hay Việt Nam, với đà tăng trưởng từ 7 đến 9%, sự thể lại khác.

Hỏi: Ông vui lòng nói rõ sự khác biệt đó.
Đáp: Tại mọi nơi, doanh nghiệp lao vào sản xuất để tìm lợi nhuận và thấy còn có lời thì còn tạo ra việc làm nên phí tổn tài chính, tức là tiền lời ngân hàng, chi phối các tính tỐn lời lỗ ấy. Doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam lại có động thái khác vì đa số còn nằm trong tay nhà nước. Chúng nhắm vào việc tạo ra công việc làm và tránh gây xáo trộn cho xã hội, lợi nhuận nếu có thì càng hay, không thì cũng chẳng là chuyện sinh tử mà bề nào thì giới quản trị các cơ sở ấy cũng vẫn có tiền bỏ túi.
Cho nên, đường lối tổ chức này dẫn tới việc nhà nước duy trì lãi suất thấp và nâng đỡ doanh nghiệp nhà nước trong chức năng gọi là xã hội; hậu quả là các cơ sở này bị lỗ mắc nợ rất lớn và các ngân hàng bị chìm dưới núi nợ xấu của doanh nghiệp, do nhà nước đứng ra bù lỗ ở đằng sau. Bây giờ, với giá dầu thô và thương phẩm - tức là nguyên vật liệu - đều tăng vọt, lãi suất cũng gia tăng nhằm hãm đà tăng trưởng, toàn bộ cấu trúc doanh nghiệp và ngân hàng có thể sụp đổ. Sự sụp đổ có thể xảy ra rất nhanh đến độ bất ngờ khi giới đầu tư nước ngoài lo ngại và rút vốn bỏ chạy.
Hỏi: Có thể là họ càng suy tính như vậy chăng, khi lãi suất lại tăng bên phía Hoa Kỳ"
Đáp: Thưa vâng, và chúng ta đang trở lại hoàn cảnh kinh tế Hoa Kỳ sau cuộc bầu cử vừa qua. Nội dung phúc trình của Ngân hàng Thế giới chú trọng đến tình hình Đông Á. Nếu nhìn ra các nước đã phát triển - chủ yếu là Mỹ, Nhật, châu Âu - thì kết quả khảo sát của quý III vừa qua cho thấy kinh tế Hoa Kỳ có thể đạt tốc độ tăng trưởng quy ra toàn năm là 3,7%, tức là rất cao nếu ta nhớ đến tốc độ bình quân của Mỹ là chỉ có 3% trong suốt 15 năm qua. Đối diện thì kinh tế Nhật Bản và Âu châu lại như không có tăng trưởng, hoặc rất thấp, từ 0,3 đến 0,1% cho hai khối ấy. Tình hình quý III vì vậy tiên báo điều không tốt đẹp cho năm tới, là một trong năm bất trắc của bản báo cáo tuần qua của Ngân hàng Thế giới.
Hỏi: Ông vui lòng giải thích thêm.
Đáp: Vì đà tăng trưởng quá mạnh này, Mỹ đã nâng lãi suất tất cả là 100 điểm từ tháng Sáu đến nay, và nhiều người đã dự báo qua năm tới còn có thể nâng thêm từ 180 đến 200 điểm nữa: lãi suất căn bản từ 1 đã lên tới 2% và có thể là 4% vào cuối năm tới. Hậu quả trước mắt, dù rất ngắn hạn, là tiền Mỹ sẽ bớt sụt giá trong khi về dài thì đồng đô la vẫn phải mất giá vì hai loại khiếm hụt song hành của kinh tế Mỹ là bội chi ngân sách và nhập siêu. Kết cục thì năm 2005 có thể thấy nhiều xoay chuyển bất ngờ, Mỹ kim vững giá chút đỉnh rồi cũng sẽ sụt và điều đó có lợi cho xuất khẩu của Hoa Kỳ nhưng gây nhiều bất lợi cho ngoại thương của Đông Á. Thậm chí tranh chấp về mậu dịch sẽ lại gia tăng.
Hỏi: Câu hỏi cuối, thưa ông, hoàn cảnh của Việt Nam sẽ như thế nào"
Đáp: Ngân hàng Thế giới ngợi khen kết quả tăng trưởng kinh tế và xỐ đói giảm nghèo của Việt Nam, có thành tích tương tự như Trung Quốc hay Philippines và Thái Lan, nhưng cũng dự báo nguy cơ lạm phát rất cao cho năm tới. Ra khỏi nội dung bản báo cáo mà nhìn vào toàn cảnh của thế giới thì ta vẫn thấy năm 2005 là năm có nhiều sóng gió, nhất là về mặt ngoại thương.
Như toàn cõi Đông Á, Việt Nam lệ thuộc nhiều hơn vào xuất cảng, mà lợi thế buôn bán với Mỹ nhờ Hiệp định thương mại năm 2001 nay giảm dần, trong khi các thị trường khác, tại Nhật Bản, Âu châu và Hoa Lục, đều sẽ có vấn đề.
Năm tới cũng lại là năm mà các nước kia đã đi vào chế độ giải tỏa của Tổ chức Mậu dịch WTO mà Việt Nam thì vẫn bị hạn ngạch quota, cho nên sẽ thất thế về cạnh tranh. Muốn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, Việt Nam phải chú ý đến các nguồn đầu tư của tư nhân, nhất là cho thị trường tiêu thụ nội địa, và nói đến đầu tư, ta lại trở lại đề tài tham nhũng.
Hỏi: Nói về tham nhũng có phải là vì báo chí trong nước có nói là tham nhũng đánh sụt trị giá của đầu tư không thưa ông"
Đáp: Dạ đúng vậy, theo lối tính ở trong nước, tham nhũng làm sụt hiệu quả đầu tư đến 38%. Tôi trộm nghĩ là lối tính này còn đơn giản vì họ dựa vào tỷ số đầu tư và tăng trưởng, thuật ngữ kinh tế gọi tắt là ICOR, cụ thể là phải đầu tư bao nhiêu thì GDP mới tăng một đồng chẳng hạn. Khi thấy phải đầu tư nhiều hơn xưa mới đạt cùng một kết quả ấy, người ta suy ra hiệu ứng của tham nhũng, là điều mà có Đại biểu Quốc hội đã nêu lên.
Thực ra, tỷ số này quá khái quát và có thay đổi theo cấu trúc sản xuất nhưng cho thấy là hiệu năng đầu tư sút giảm. Còn tham nhũng thì cả Ngân hàng Thế giới lẫn một số báo chí trong nước đều có nói tới, và người dân thì ai cũng biết mà không nói ra.
Tổng kết lại thì năm tới có nhiều rủi ro bất lợi, nhưng, tham nhũng vẫn hoành hành và báo chí mà nói tới thì có khi mang họa. Ta đang có hiện tượng y hệt như vậy tại Trung Quốc cho tới khi kinh tế hạ cánh tan tành, kéo theo động loạn xã hội và chính trị như đã xảy ra từ các cuộc biểu tình hàng loạt vừa qua tại Hà Nam. Giới đầu tư quốc tế cũng đã bắt đầu thấy điều ấy.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
Tồn tại qua hơn hai thế kỷ, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ chưa bao giờ là một cánh cửa vô tri. Mỗi nhiệm kỳ Tòa để lại một dấu ấn ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có nhiệm kỳ, Roe v. Wade1 mất hiệu lực, tòa cắt quyền phá thai khỏi tay người phụ nữ, coi như món nợ trả về từng tiểu bang, tự lo tự liệu. Có nhiệm kỳ, cánh cửa Affirmative Action2 sập lại, đám trẻ da màu nghèo khỏi cơ hội cầu tiến. Có nhiệm kỳ, Tòa thả lỏng súng đạn, cãi vã sân trường cũng đủ gây đổ máu3. Nhưng cũng đã có những nhiệm kỳ Tòa đứng thẳng lưng, bảo vệ người dân buộc Bạch Ốc Nixon phơi ra hồ sơ mật với Pentagon Papers
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.