Hôm nay,  

Vì Đời Mà Đi

13/12/202400:00:00(Xem: 1023)

Vi Doi ma Di
Thuở sinh tiền, có bữa, Nguyễn Thụy Long tự nhiên nổi nóng:

 “Lâu lâu tôi cũng đi uống cà phê, có những quán cà phê cũng ngon nhưng nhạc ầm ỹ qúa. Tôi yêu cầu nhà hàng cho nghe một bản nhạc nhẹ, cô phục vụ hỏi lại:
-         Bác muốn nghe nhạc ‘sến’ hả?
....

Tôi nhìn kỹ lại người vừa nói với tôi ... chỉ là một đứa ranh con, mặt mũi còn non choẹt ... tôi giận cành hông.” (Nguyễn Thụy Long. “Hương Cà Phê.” Tuần báo Viet Tribune – 24/05/2013).

Ông văn sĩ, ngó bộ, hơi … dễ giận. Ông bác sĩ, xem ra, dễ chịu hơn nhiều:
“Thấy tôi đứng loay hoay tìm kiếm mãi trên các kệ đầy nhóc băng đĩa ngổn ngang, cô bé bán hàng đến gần hỏi:
 
- Bác muốn kiếm loại nào?
 
- Nhạc. Nhạc xưa.
 
Cô đọc vài cái tên gì đó…
- Không. Xưa hơn nữa kìa. Chừng nửa thế kỷ trước. Có không?
- Bác chờ con lấy.
Một lúc, cô mang ra một cái... giỏ, đúng hơn là một cái rổ to, hình chữ nhật, chứa hàng ngàn đĩa CD, buộc dây thun từng cọc, nói bác lựa đi. Tôi giật mình thấy trên thành rổ dán mấy mảnh giấy viết tay bằng chữ in khá to: SẾN GIÀ NAM…Tôi đoán đây là loại nhạc “sến” dành riêng cho nam giới “già”!
 (Đỗ Hồng Ngọc. “Sến Già Nam.” 03/03/2013).
 
Tôi cũng già chát (từ lâu) nhưng chưa già bằng hai ông văn sỹ và bác sỹ nên đã có lúc phải trở thành chiến sỹ. Lính thì thằng nào chả hát nhạc vàng, nhạc sến, hay nhạc lính. Lính mà em?
 
Khác với nhạc đỏ (loại nhạc đã chết nhưng chưa chôn) nhạc vàng tuy đã từng bị nhà nước hiện hành vùi dập (và vùi lấp) nhưng vẫn nhất định không chịu chết mà còn sống hùng, sống mạnh, rồi đang tràn lan “khắp bốn vùng chiến thuật” – theo như tường thuật của một người cầm bút khác ( Đoàn Nhã Văn) trên trang FB của ông, vào hôm 12 tháng 12 năm 2023:

 “Qua những gì đã thấy trong thời gian ngắn, tôi chứng nghiệm: nhạc vàng hiện hữu ở đồng bằng, leo lên miền núi, chạy xuống vùng biển, lẫn trong thành phố, ra ngoài ngoại ô. Nó ăn sâu vào tâm khảm của những thanh niên mới lớn, bất kể ở Sài Gòn, Hải Phòng, Hà Nội, Tuyên Quang, Đồng Văn, v.v. bất kể chất giọng cao, thấp, đục, rè. Nó được hát bởi anh tài xế, chị làm ngân hàng, anh bộ đội phục viên, những người ca sĩ trẻ tuổi, và cả những thương gia thành đạt …”.

Tui cũng hát liên miên (hẳn nhiên) nhưng chỉ cho chính mình nghe (thôi) khi lái xe trên những đoạn đường dài. Bữa nay phá lệ, tôi ca vài bài cho thiên hạ nghe chơi để biết thế nào là nhạc sến và nhạc lính. Có thể vì tuổi đời nên giọng của tui e không còn mùi mẫn như xưa (nữa) nhưng bảo đảm là chưa dở:
 
Mình vui được sao nếu chưa thanh bình
Từng đoàn người trai đi viết sử xanh
Thì gian nhà xinh vắng vắng đi mình anh
Cũng thôi chớ buồn em nhé
Tiễn đưa nhớ ngày đăng trình…   (Hoài Linh. “Nếu Một Mai Anh Giã Biệt Kinh Kỳ”)
 
Tình và buồn dễ sợ chưa? Nếu chưa (phê) thì nghe thêm bản khác nha:
Đường phố khuya rồi
Chênh chếch bóng trăng soi
Uống cạn hết ly này
Ghi nhớ mãi đêm nay …
Còn riêng mình tôi vai ba lô về khu chiến
Nghe đường dài thêm
. (Song Ngọc. “Chúng Mình Ba Đứa”)
Tiếp tục chương trình là bài mà tui ca tới nhất, cỡ Trường Vũ hay Tuấn Vũ mà nghe là đỏ mặt liền (vì mắc cở) và giải nghệ cấp kỳ:
Mùa mưa lần trước anh về đây ghé thăm tôi
Tình xưa bạn cũ gặp nhau đêm ấy mưa rơi
Tách cà phê ấm môi
Mình ngồi ôn lại những phút vui trôi qua mất rồi
Nhiều khi chờ sáng nghe lòng thao thức canh thâu
Đường ga nhỏ bé nằm đợi mong đã bao lâu
Tiếng còi đêm lướt mau
Đoàn tàu đi về mãi mà bạn thân tôi nơi đâu .... (Lê Minh Bằng. “Hai Mùa Mưa”)

Vi Doi ma Di 2
 
Tuổi già hạt lệ như sương mà lần nào tui cũng vừa hát vừa muốn ứa nước mắt. Bạn đi luôn thì tất nhiên là buồn lắm (rồi) nhưng nếu trở lại trên đôi nạng gỗ thì còn buồn hơn nữa:
 
 Em hỏi anh, em hỏi anh, bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời, mai mốt anh về
Anh trở về anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân …  (Linh Phương & Phạm Duy. “Kỷ Vật Cho Em”)
 
Đôi khi, tôi không chỉ buồn mà còn cảm thấy hơi cay (và đắng) nữa:
Mây mù che núi cao
Rừng sương che lối vào
Đồng ruộng mông mênh nước
Đêm đêm nằm đường ngăn bước thù
Áo nhà binh thương lính, lính thương quê
Vì đời mà đi
… (Trúc Phương. “Trên Bốn Vùng Chiến Thuật”)
 
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà.

Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?

Vi Doi ma Di 3
Tất nhiên là có nhưng chắc ít thôi, và ít lắm. Tôi không dám trách đời hay oán hận chi đâu, nếu chưa muốn nói là ngược lại. Tôi biết nhều tổ chức, hội đoàn, cá nhân (trong cũng như ngoài nước) đã hết lòng chăm lo cho số thương phế binh (bất hạnh) này nhưng chỉ e là không đủ thiếu chi và không còn kịp nữa.

Người trẻ nhất mà tôi biết rõ (vì chúng tôi cùng đơn vị) là Hạ Sỹ Nguyễn Văn X. Ông sinh năm năm 1956, nhập ngũ năm 1974 (bị thương cùng năm) vừa lìa trần tuần trước. Phần lớn chúng tôi đều trên tuổi đó và lắm kẻ (cho đến khi nhắm mắt) vẫn chưa bao giờ nhìn thấy một món quà nào – từ bất cứ ai – dù Đại Nhạc Hội Cảm Ơn Anh Thương Phế Binh đã được tổ chức (rất thành công) khá nhiều lần, từ mấy thập niên qua!                
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời Hoàng Kim (Golden Age) – khẩu hiệu mới của chính quyền Trump – hiện ra rõ nhất trong buổi lễ nhậm chức không như mong đợi của Trump và những cử tri ủng hộ. Ngồi ở hàng ghế đầu, vị trí xưa nay vốn thuộc về gia đình tổng thống, các cựu tổng thống, và những vị khách danh dự khác, là những tỷ phú giàu nhất thế giới. CEO Meta Mark Zuckerberg và vợ; CEO Amazon Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sánchez, CEO Google Sundar Pichai và Elon Musk, người giàu nhất thế giới đã dựng “bệ phóng Space X” đưa Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, đã soán chỗ của các tổng thống tiền nhiệm. Điều này đối lập hẳn với những phát ngôn tranh cử khi Trump luôn xem mình là một tổng thống đứng cùng tầng lớp trung lưu và lao động.
Nếu chúng ta, trong thị trường giải trí, từng một thời ướt át “tân cổ giao duyên” thì bây giờ người Mỹ, trong “thị trường chính trị”, như là biến thể mới nhất của nền chính trị quốc gia, đang khô khốc với sát khí “chăn lái giao duyên”. Nước Mỹ của thế kỷ 21, xem ra, đang đối mặt với nguy cơ tụt lùi về thế kỷ 19 của chủ nghĩa tư bản hoang dã và chủ nghĩa thực dân.
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, lịch sử Hoa Kỳ lật qua một trang sử mới. Qua một thủ tục chuyển quyền hiến định, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 và sẽ thay đổi một số chính sách cơ bản cho nhiệm kỳ sắp tới...
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác. Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.