Chính luận
– Có gi tốt đâu mà chuyển giao?
Ngày 20/03/2024 mở ra thời kỳ bất ổn chính trị mới ở Việt Nam với quyết định cách hết các chức vụ trong Đảng và Chính phủ của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Ông Thưởng là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021-2026. Ông là cánh tay mặt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời có nhiều triển vọng giữ chức Tổng Bí thư đảng.
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Võ Văn Thưởng đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân Đồng chí. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, Đồng chí đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.”
Ông Thưởng được bầu giữ chức Chủ tịch nước chưa đầy một năm từ ngày 02/03/2023. Như vậy, chỉ trong một năm đã có 2 Chủ tịch nước mất chức. Người trước ông Thưởng là Nguyễn Xuân Phúc, người bị lên án đã để cho cấp dưới quyền tham nhũng trong vụ Kittest Covid Việt Á và hồi hương công nhân Việt Nam ở nước ngoài về nước để tránh Covid. Tuy nhiên, ông Phúc đã phủ nhận cáo buộc này.
LÝ DO THAM NHŨNG?
Mặc dù chuyện ông Võ Văn Thưởng bị buộc rời bỏ quyền hành còn trong hỏa mù, nhưng cùng lúc rộ lên lý do ông bị thất sủng vì có dính tới tham nhũng trong dự án Tuyến đường bờ nam sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi, có vốn đầu tư lên đến 1000 tỷ đồng, khi ông giữ chức Bí thư tỉnh Quảng Ngãi năm 2012. Ngoài ra cũng có tin ông Thưởng đã “nâng đỡ” chuyện làm ăn và tham nhũng của người anh họ Đặng Trung Hoành, huyện uỷ viên, Chánh văn phòng Huyện uỷ Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long.
AI THAY ÔNG THƯỞNG?
LÝ DO THAM NHŨNG?
Mặc dù chuyện ông Võ Văn Thưởng bị buộc rời bỏ quyền hành còn trong hỏa mù, nhưng cùng lúc rộ lên lý do ông bị thất sủng vì có dính tới tham nhũng trong dự án Tuyến đường bờ nam sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi, có vốn đầu tư lên đến 1000 tỷ đồng, khi ông giữ chức Bí thư tỉnh Quảng Ngãi năm 2012. Ngoài ra cũng có tin ông Thưởng đã “nâng đỡ” chuyện làm ăn và tham nhũng của người anh họ Đặng Trung Hoành, huyện uỷ viên, Chánh văn phòng Huyện uỷ Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long.
AI THAY ÔNG THƯỞNG?
Vậy ai sẽ thay ông Thưởng làm Chủ tịch Nước, mặc dù chức vụ này chỉ làm công tác nghi lễ?
Có 3 người nổi bật là Thủ tướng Phạm Minh Chính, sinh ngày 10 tháng 12 năm 1958 tại Thanh Hóa. Ông mang quân hàm Thiếu tướng Công an. Người thứ hai là ông Vương Đình Huệ sinh ngày 15 tháng 3 năm 1957 tại Nghệ An, là một chuyên gia về Tài chính và Ngân hàng. Người thứ 3 là Đại tướng Công an Tô Lâm, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1957 tại Hưng Yên. Ông là người tin cậy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác điều tra tham nhũng. Người thư tư là bà Trương Thị Mai, sinh ngày 23 tháng 1 năm 1958 tại xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Bà hiện là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng dù tìm xong Chủ tịch nước mới, công tác nhân sự của đảng CSVN vẫn còn muôn vàn chông gai, hầm hố của các phe cánh giăng ra cho “con mồi” Tổng Bí thư, thay ông Trọng tại Đại hội Đảng XIX, tháng 1/2026.
Theo Quy định số 214-QĐ/TW, ngày 2-1-2020 thì: “Đối với Tổng bí thư, phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực khác.
Cụ thể là có uy tín cao trong TƯ, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và Nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng.
Ngoài ra, Tổng bí thư phải có trình độ cao về lý luận chính trị; có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước...
Đồng thời, có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất, và quyết đoán; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc.
Có năng lực lãnh đạo, điều hành BCH TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt.
Tổng bí thư phải là người đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành TƯ; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do BCH TƯ quyết định.
Với những tiêu chuẩn này, liệu ai trong số 4 lãnh đạo hàng đầu nêu trên sẽ lọt vào mắt ông Nguyễn Phú Trọng, vì ông vừa là Trưởng Tiểu ban Văn kiện đảng, đồng thời kiêm luôn Trưởng Tiếu ban Nhân sự đảng khóa XIV.
CÓ ĐÂU MÀ CHUYỂN
Tuy nhiên, trong phát biểu tại phiên họp của Tiểu ban Nhân sự đảng khóa XIV, ông Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra một điểm mới. Ông nói: “Đây cũng là thời điểm chuyển giao thế hệ từ lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, được rèn luyện, trưởng thành trong những năm tháng kháng chiến, chủ yếu được đào tạo ở trong nước và tại các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, sang lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hoà bình và được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau. (Diễn văn, ngày 13/3/2024)
Nhìn lại sau gần 15 năm giữ chức Tổng Bí thư, ông Trọng thừa nhận: “Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, đội ngũ cán bộ của ta hiện nay đông nhưng chưa thật mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ vẫn xảy ra ở nhiều nơi; sự liên thông giữa các cấp, các ngành còn hạn chế. Tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số chưa đạt chỉ tiêu mong muốn. Thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực. Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa toàn diện, có mặt còn hạn chế, yếu kém; không ít cán bộ, trong đó có cả cán bộ cấp cao thiếu tính chuyên nghiệp, làm việc không đúng chuyên môn, sở trường; trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế còn nhiều hạn chế. Không ít cán bộ trẻ thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện. Một bộ phận cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, thậm chí có người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp cao, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, phẩm chất, năng lực chưa ngang tầm nhiệm vụ, vi phạm nguyên tắc và quy chế làm việc, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm. Không ít cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thiếu tính Đảng, lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách, luật pháp, cố ý làm trái, trục lợi, làm thất thoát lớn vốn, tài sản của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, bị xử lý kỷ luật đảng và xử lý theo pháp luật.”.
Viết đến đây tôi nhớ lại câu nói ý nghĩa và thâm thúy của cố Thượng nghị sỹ Việt Nam Cộng hòa Phạm Nam Sách khi ông gặp tôi tại một cuộc Hội thảo cách nay trên 30 năm. Ông nói: “Chúng ta cứ nói chuyển bó đuốc chúng ta đang có cho thế hệ mai sau để họ tiếp nối con đường đấu tranh. Nhưng chúng ta có duốc đâu mà trao?”
Như vậy thì ông Trọng lấy đâu ra những con người tốt và việc tốt để chuyển giao cho thế hệ mới?
Bằng chứng như ông nhìn nhận: “Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội..., trong đó có cả cán bộ cấp cao, tuy đã được ngăn chặn nhưng vẫn chưa hoàn toàn bị đẩy lùi. Làm việc gì, giữ chức vụ gì cũng chỉ tính đến lợi quyền, bổng lộc cho cá nhân mình, gia đình mình trước nhất, quên cả thanh liêm, danh dự.”
Ngoài ra, người đứng đầu đảng còn muốn rút hết tâm gan ra để phân bua một lần trước khi về hưu tại Đại hội toàn quốc tháng 1/2026 khi ông nói thẳng: “Tình hình tư tưởng trong Đảng và tâm trạng trong nhân dân, bên cạnh mặt tích cực là cơ bản, cũng có những biểu hiện đáng lo ngại. Nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức mới chỉ bước đầu được ngăn chặn, đẩy lùi.”
Do đó, ông Trọng kêu gọi: “Ban Chấp hành Trung ương khoá XIV phải là một tập thể thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất cao ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bảo đảm tính kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển liên tục.”
Theo Quy định số 214-QĐ/TW, ngày 2-1-2020 thì: “Đối với Tổng bí thư, phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực khác.
Cụ thể là có uy tín cao trong TƯ, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và Nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng.
Ngoài ra, Tổng bí thư phải có trình độ cao về lý luận chính trị; có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước...
Đồng thời, có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất, và quyết đoán; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc.
Có năng lực lãnh đạo, điều hành BCH TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt.
Tổng bí thư phải là người đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành TƯ; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do BCH TƯ quyết định.
Với những tiêu chuẩn này, liệu ai trong số 4 lãnh đạo hàng đầu nêu trên sẽ lọt vào mắt ông Nguyễn Phú Trọng, vì ông vừa là Trưởng Tiểu ban Văn kiện đảng, đồng thời kiêm luôn Trưởng Tiếu ban Nhân sự đảng khóa XIV.
CÓ ĐÂU MÀ CHUYỂN
Tuy nhiên, trong phát biểu tại phiên họp của Tiểu ban Nhân sự đảng khóa XIV, ông Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra một điểm mới. Ông nói: “Đây cũng là thời điểm chuyển giao thế hệ từ lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, được rèn luyện, trưởng thành trong những năm tháng kháng chiến, chủ yếu được đào tạo ở trong nước và tại các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, sang lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hoà bình và được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau. (Diễn văn, ngày 13/3/2024)
Nhìn lại sau gần 15 năm giữ chức Tổng Bí thư, ông Trọng thừa nhận: “Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, đội ngũ cán bộ của ta hiện nay đông nhưng chưa thật mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ vẫn xảy ra ở nhiều nơi; sự liên thông giữa các cấp, các ngành còn hạn chế. Tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số chưa đạt chỉ tiêu mong muốn. Thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực. Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa toàn diện, có mặt còn hạn chế, yếu kém; không ít cán bộ, trong đó có cả cán bộ cấp cao thiếu tính chuyên nghiệp, làm việc không đúng chuyên môn, sở trường; trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế còn nhiều hạn chế. Không ít cán bộ trẻ thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện. Một bộ phận cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, thậm chí có người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp cao, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, phẩm chất, năng lực chưa ngang tầm nhiệm vụ, vi phạm nguyên tắc và quy chế làm việc, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm. Không ít cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thiếu tính Đảng, lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách, luật pháp, cố ý làm trái, trục lợi, làm thất thoát lớn vốn, tài sản của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, bị xử lý kỷ luật đảng và xử lý theo pháp luật.”.
Viết đến đây tôi nhớ lại câu nói ý nghĩa và thâm thúy của cố Thượng nghị sỹ Việt Nam Cộng hòa Phạm Nam Sách khi ông gặp tôi tại một cuộc Hội thảo cách nay trên 30 năm. Ông nói: “Chúng ta cứ nói chuyển bó đuốc chúng ta đang có cho thế hệ mai sau để họ tiếp nối con đường đấu tranh. Nhưng chúng ta có duốc đâu mà trao?”
Như vậy thì ông Trọng lấy đâu ra những con người tốt và việc tốt để chuyển giao cho thế hệ mới?
Bằng chứng như ông nhìn nhận: “Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội..., trong đó có cả cán bộ cấp cao, tuy đã được ngăn chặn nhưng vẫn chưa hoàn toàn bị đẩy lùi. Làm việc gì, giữ chức vụ gì cũng chỉ tính đến lợi quyền, bổng lộc cho cá nhân mình, gia đình mình trước nhất, quên cả thanh liêm, danh dự.”
Ngoài ra, người đứng đầu đảng còn muốn rút hết tâm gan ra để phân bua một lần trước khi về hưu tại Đại hội toàn quốc tháng 1/2026 khi ông nói thẳng: “Tình hình tư tưởng trong Đảng và tâm trạng trong nhân dân, bên cạnh mặt tích cực là cơ bản, cũng có những biểu hiện đáng lo ngại. Nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức mới chỉ bước đầu được ngăn chặn, đẩy lùi.”
Do đó, ông Trọng kêu gọi: “Ban Chấp hành Trung ương khoá XIV phải là một tập thể thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất cao ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bảo đảm tính kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển liên tục.”
Ngoài ra, ông cũng quả quyết: “Không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khoá XIV những người có một trong các khuyết điểm sau: (1) Bản lĩnh chính trị không vững vàng; không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng; có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, quan liêu, cục bộ, vận động cho cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm; thiếu chính kiến, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; (2) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán; không công bằng, công minh trong đánh giá, sử dụng cán bộ, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình; (3) Để nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng hoặc để xảy ra tham nhũng, thất thoát, vụ việc tiêu cực lớn ở địa phương, cơ quan, đơn vị; (4) Không chịu nghiên cứu học hỏi; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm; ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức, uy tín giảm sút; (5) Kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính; (6) Vi phạm quy định về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay.
Nguyên tắc của chúng ta là "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể”.
Những điều kiện này của ông Trọng, tất nhiên, là “bản di chúc” cho người thay thế ông vào tháng 1/2026.
– Phạm Trần
Những điều kiện này của ông Trọng, tất nhiên, là “bản di chúc” cho người thay thế ông vào tháng 1/2026.
– Phạm Trần
(03/024)
Gửi ý kiến của bạn