Hôm nay,  

Đảng CSVN sợ cách mạng mầu lật đổ

29/11/202216:48:00(Xem: 13344)
Bình luận

vn court


Dư âm cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2010 ở Trung Đông, Bắc Phi châu và sự tan rã của Thế giới Cộng sản ở Nga năm 1992,  đang là mối lo hàng đầu của đảng CSVN, sau hơn 35 năm đổi mới. Dưới lăng kính bảo vệ an ninh quốc gia, nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) coi mọi phản ứng của dân trong cuộc sống, kể cả các hoạt động đòi dân chủ, tự do và nhân quyền v.v… đều là “diễn biến hòa bình” nhằm phát triển “cách mạng mầu” để lật đổ đảng CSVN.

Thậm chí, những phản ứng “ích quốc lợi dân” nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi kinh tế  và môi trường cũng bị chụp mũ chống nhà nước, chống nhân dân.

 

Quan điểm này được dẫn chứng trong báo đảng: “Những năm vừa qua đã xuất hiện nhiều vụ việc cho thấy rằng, thế lực thù địch và phản động không ngừng nuôi âm mưu và sử dụng “chiêu thức” phản cách mạng để tấn công vào sự nghiệp cách mạng của nước ta. Chúng lợi dụng lòng yêu nước, lợi dụng mạng xã hội, Internet cùng những hạn chế trong nhận thức, hiểu biết của một bộ phận không nhỏ quần chúng để xúi giục nhân dân biểu tình. Điển hình như: lấy danh nghĩa “Hướng về biển, đảo quê hương” để kích động biểu tình, bạo loạn, phá hoại, bài xích quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (như vụ phản đối giàn khoan HD-981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam năm 2014 để tiến hành cái gọi là “cách mạng hoa sen”; vụ Formosa gây ra ô nhiễm môi trường biển khiến cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung để thực hiện cái gọi là “cách mạng cá” năm 2016); lấy danh nghĩa bảo vệ môi trường để thực hiện cái gọi là “cách mạng cây”; kêu gọi “xuống đường tổng biểu tình” năm 2018 tại 23 tỉnh, thành phố liên quan đến việc Quốc hội nước ta chuẩn bị thông qua và ban hành Luật An ninh mạng và Dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt...(Tuyên Giáo, ngày 21/10/2020)

Đó là dự luật cho thuê đất 99 năm đối với ba đặc khu Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong. Chủ thuê triển vọng, không ai khác là các Công ty của Trung Quốc. Vì vậy, dự luật đặc khu đã bị dân ép Quốc hội đình hoãn.

BỐN NGUY CƠ

 

Vẫn theo giọng điệu của Tuyên giáo thì: “Trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng tấn công vào các nước xã hội chủ nghĩa hoặc các nước không chịu theo “chiếc gậy chỉ huy” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thì Việt Nam là trọng điểm chống phá thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ kết hợp bạo loạn lật đổ với mục tiêu không thay đổi là xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chính vì vậy, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1/1994), Đảng ta đã chỉ ra những thách thức, những nguy cơ lớn đối với sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. “Những thách thức là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới…; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa…; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Các nguy cơ đó có liên quan mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau”; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII nhấn mạnh: “Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ “diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí…”

Tình trạng suy thoái của cán bộ, đảng viên và ảnh hưởng của 4 nguy cơ đã được xác nhận thêm vào năm 2021, với “một số mặt diễn biến có tính chất phức tạp hơn.” Theo lời ông Võ Văn Thưởng, khi còn giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương thì dù Đảng “đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo, ngăn ngừa những nguy cơ này. Tuy nhiên, hiện nay các nguy cơ này vẫn còn tồn tại, bệnh cạnh đó có một số mặt diễn biến có tính chất phức tạp hơn.” Ông Võ Văn Thưởng, hiện giữ chức Bí thư thường trực Trung ương, chỉ đứng sau Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã cảnh giác: “Bốn nguy cơ này có quan hệ chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau và nguy cơ nào cũng nguy hại, đều phải đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi, không thể chủ quan, xem thường bất cứ nguy cơ nào". (Theo báo Pháp luật Việt Nam, ngày 01/02/2021)

 

Vì vậy, Ban Tuyên giáo đã ráo riết phát động phong trào học tập lý luận chính trị trong đảng, nhất là những người đứng đầu, phải tuyệt đối trung thành với đảng và kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh. Công tác học tập cũng được lan rộng sang các trường Trung và Đại học, Cao Đẳng, Quân đội và Công an.

Lý do phải tổ chức học toàn diện như thế vì trong đảng đã xuất hiện khuynh hướng hoài nghi đường lối lãnh đạo của đảng, và phê bình quyết định tiếp tục xây dựng đất nước đặt trên nền tảng Chủ nghĩa Cộng sản. Quan trọng hơn, đã có nhiều người bỏ học Nghị quyết  đảng. Một số đảng viên còn công khai bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin, cho rằng chủ nghĩa này không còn phù hợp với xu thế thời đại và hoàn cảnh của Việt Nam.

Ngoài ra, một số không nhỏ đảng viên tại chức và nghỉ hưu đã tự ý bỏ sinh hoạt đảng hay không khai báo khi chuyển đến làm việc hay di trú đến địa phương khác.

AI XUYÊN TẠC AI ?

Nghiêm trọng hơn, đã có tiếng nói đòi xét lại vai trò và trách nhiệm lịch sử của đảng trong 30 năm chiến tranh (1945-1975) khiến báo  của Trung ương đảng phải phản ứng: “Với thủ đoạn thâm độc đi ngược lại xu thế phát triển của đất nước, ước nguyện hòa bình, mưu cầu hạnh phúc của dân tộc Việt Nam, các thế lực “Cách mạng Mầu - Cách mạng Trắng” thù địch, xét lại, cơ hội chính trị đã cố tình bôi đen, xuyên tạc, phủ nhân sự thật lịch sử, tuyên truyền sai lệch nhằm làm cho một bộ phận quần chúng thiếu hiểu biết về lịch sử dân tộc, nhất là giới trẻ hoài nghi, phai nhạt niềm tin đối với Đảng, chia rẽ Đảng với Nhân dân, làm suy yếu, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” (ĐCSVN, ngày 02/09/2022)


Dù biện minh cách nào chăng nữa, đảng CSVN cũng không thể chối bỏ trách nhiệm đã gây ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn, đổ vỡ cho đất nước và chia rẽ dân tộc hai miền Nam-Bắc. Bởi vì nếu không có chiến tranh thì làm gì có cuộc đi cư của trên 1 triệu người dân miền Bắc phải di cư vào Nam năm 1954. Và nếu không có quân đội miền Bắc xâm lăng miền Nam sau đó thì làm gì có hàng chục ngàn nạn nhân phải đi  “học tập cải tạo”. Có người phải ở tù đến 17 năm và một số không nhỏ  đã chết trong tù lao động.

Và nếu không có chế độ Cộng sản ở Việt Nam thì hàng trăm ngàn người Việt đã không bỏ nước ra đi tìm tự do bằng đường bộ và đường biển nguy hiểm từ sau ngày 30/04/1975. Theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn: “Ước tính có từ 200.000 đến 400.000 thuyền nhân chết trên biển do mọi nguyên nhân (bệnh tật, tai nạn, bão tố, gặp hải tặc...) Những ước tính khác cho rằng có từ 10 đến 70 phần trăm thuyền nhân chết trên biển do mọi nguyên nhân.”

Cũng phải kể ra các nguyên nhân khiến đảng CSVN bị Quốc tế lên án vì đã đàn áp nhân quyền, độc quyền báo chí, hạn chế tối đa các quyền tự do tư tưởng, tôn giáo,hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước còn kiểm soát thông tin trên Internet và kìm kẹp hoạt động của các Mạng xã hội dân sự.

Do đó, tất cả những ai lên tiếng chống đảng liền bị báo đảng chỉ trích như họ đã viết: “Thời gian qua, một số các đài VOA, RFA, BBC, RFI  cũng như một số trang mạng xã hội Youtobe, Twitter, Facebok của các tổ chức “Việt Tân”, “Nhân dân hành động”, “Triều đại Việt”, “Tiếng dân”, “KTV, “Tivi tuần san”, TV24, “Góc nhìn W.C”, N10TV các nhóm cờ vàng, “No U”, “dân chủ” cuội trong và ngoài nước… thông qua các hình thức bình luận theo chuyên đề, kể chuyện lịch sử, hội luận nhằm xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ dân tộc và vai trò lãnh đạo của Đảng hòng làm giảm lòng tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước. Chúng thường sử dụng các thông tin các sự kiện có thật, nhưng được biên tập sửa chữa và thêm thắt các tình tiết ngụy tạo, bóp méo rồi được tung ra như một dạng thông tin chính thống. Những thủ đoạn kiểu này thường được thực hiện khá tinh vi, bài bản mà khi tiếp cận không chỉ những người có nhận thức hạn chế, phiến diện mà đôi khi cả những người có học vấn cao, nhận thức sâu rộng cũng có thể cũng bị mắc lừa.” (ĐCSVN, ngày 02/09/2022)

Vì vậy, báo đảng đã kêu gọi: “Chúng ta phải hết sức cảnh giác trước các luận điệu xuyên tạc sự thật, bịa đặt lịch sử, bóp méo lịch sử, xét lại lịch sử của các thế lực thù địch đang muốn thực hiện cách mạng màu, “Cách Mạng Trắng” ở Việt Nam làm mất ổn định xã hội, gây nghi ngờ vào nền tảng tư tưởng của Đảng và mất lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Hơn bao giờ hết, mỗi công dân Việt Nam yêu nước hãy tuyệt đối tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang kiên định mục tiêu cao nhất là độc lập dân tộc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, dân chủ, công bằng, phồn vinh hạnh phúc cho Nhân dân.”

 

Tuyên giáo đảng cũng báo động rằng: “Hậu quả nặng nề và kéo dài ở các nước bị cái gọi là “cách mạng sắc màu” “càn quét và tàn phá” qua là lời cảnh báo đối với Việt Nam. Trên thực tế, mặc dù cái gọi là “cách mạng sắc màu” chưa được các thế lực thù địch thực hiện thành công ở nước ta, nhưng đã có manh nha với những biểu hiện cụ thể của âm mưu, thủ đoạn này ở Việt Nam và gây ra những hậu quả nhất định.” (Tuyên Giáo, ngày 21/10/2020)


CHỐNG CÁCH NÀO ?

Mặc dù Tuyên giáo không nói ra “những hậu qủa” này, nhưng đã yêu cầu toàn đảng phài tăng cường chận đứng những mầm mống tạo ra “cách mạng mầu” bằng các biện pháp gồm:

-- Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội; chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội… để củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

 

-- Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ.

 

-- Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho toàn dân. Bảo vệ Tổ quốc là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch không ngừng từ bỏ âm mưu thôn tính chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.


- Xây dựng cơ sở chính trị-xã hội vững mạnh về mọi mặt.


- Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh. Không ngừng chú trọng xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại (có lực lượng tiến thẳng lên hiện đại), xây dựng vững mạnh lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, lực lượng an ninh nhân dân ở cơ sở...”


LỰC LƯỢNG 47

 

Riêng trong lĩnh vực báo chí và an ninh mạng, nhà nước CSVN đã kêu gọi hợp tác chống “diễn biến hòa bình” và tuyên truyền bảo vệ chế độ trên không gian mạng. Bởi vì, Tuyên giáo đã nói: “Chính truyền thông xã hội đã châm ngòi, thổi bùng bằng kích động, tổ chức và thông tin, khiến ban đầu là các phong trào đường phố, đi đến bạo động và hệ quả là sự suy yếu nhanh chóng của các chế độ như ở Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi, Mỹ Latinh.”  (Võ Văn Thưởng, ngày 17/06/2019)

 

Để bảo vệ đảng, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã thành lập Lực lượng 47 theo Chỉ thị 47/CT- CT ngày 8 tháng 1 năm 2016 có nhiệm vụ chống các "quan điểm sai trái" trên mạng Internet tại Việt Nam, đặc biệt trong nội bộ Quân đội.

 

Bách khoa Toàn thư mở viết: “Tính đến tháng 12 năm 2017, lực lượng này có hơn 10.000 người với quân số có mặt ở tất cả các đơn vị cơ sở, mọi miền và mọi lĩnh vực của quân đội.” Theo quan điểm của chính quyền Việt Nam, lực lượng này được coi là đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động diễn biến hoà bình trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa bao gồm phản bác các quan điểm sai trái trên mạng Internet.”


Tuy nhiên, không ai biết đã có bao nhiêu Công an đã được huấn luyện tham gia cuộc chiến tranh mạng. Chỉ biết rằng Công an chính là lực lượng đã kiểm soát, theo dõi và lùng bắt những người có tư tưởng và hoạt động chống đảng CSVN trên không gian mạng.

 

– Phạm Trần

(11/022)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không chỉ thường xuyên xua quân đi canh cửa, an ninh Thanh Hóa còn liên tục gửi giấy mời, giấy triệu tập như là một thủ trấn áp tinh thần bà Nguyễn Thị Lành - vợ của Mục sư, TNLT Nguyễn Trung Tôn. Chồng bị bỏ tù, một mình bà Nguyễn Thị Lành phải vất vả gánh vác gia đình. Những ngày qua càng thêm vất vả bởi chăm mẹ chồng lớn tuổi mắc bệnh phải nhập viện, và con bị tật nguyền. Nhưng bà Lành vẫn liên tục bị an ninh tỉnh Thanh Hóa sách nhiễu, đe dọa…
Những người Mỹ gốc Việt bênh hay chống ông là điều bình thường, vì những quyết định cũng như cách hành xử của ông sẽ ảnh hưởng lên đời sống của họ và tương lai con cháu họ, và ngược lại, là công dân HK, họ có trong tay lá phiếu để ảnh hưởng khiến ông Trump có được tiếp tục làm tổng thống nữa không. Do đó, lưu tâm và tham dự vào những đánh giá đúng sai, khen chê, tâng bốc, hay moi móc thói hư tật xấu của người đang ứng cử điều khiển vận mạng quốc gia của họ thêm 4 năm nữa (và sẽ để lại những hậu quả lâu hơn) là hiện tượng bình thường .
Tôi thì trộm nghĩ hơi khác FB Đoan Trang chút xíu: Việt Nam có hàng ngàn Tiên Lãng, Đồng Tâm, Dương Nội. Những thôn ổ này luôn là nơi sản sinh ra những nông dân (“vài ngàn năm đứng trên đất nghèo”) Lê Đình Kình, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Qúy, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thùy Dương, Trịnh Bá Khiêm, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư ... Hàng hàng/lớp lớp, họ sẵn sàng nối tiếp tiền nhân – không bao giờ dứt – để gìn giữ và bảo vệ quê hương. Quyết định đối đầu với sức mạnh của cả một dân tộc là một lỗi lầm chí tử của những kẻ đang nắm giữ quyền bính hiện nay.
Người Pháp gặp nhau, bắt tay, hoặc ôm hun ở má, tay vừa vỗ lưng vài cái nếu thân mật lắm, buông ra, nhìn nhau và hỏi «Mạnh giỏi thế nào?». Người Pháp mang tâm lý sợ sệt, nhứt là sợ chết sau nhiều trận đại dịch, từ dịch Tây-ban-nha giết chết gần phân nửa dân số âu châu. Người Tàu, gặp nhau, chào và hỏi ngay «Ăn cơm chưa?». Ăn cơm rồi là hôm đó sống hạnh phúc vì phần đông người Tàu đói triền miên. Trốn nạn đói, chạy qua Việt nam tỵ nạn, vẫn còn mang nỗi ám ảnh nạn đói. Còn người Việt nam xứ Nam kỳ chào nhau và hỏi thăm «Mần ăn ra sao?». Gốc nghèo khó ở ngoài Bắc, ngoài Trung, đơn thân độc mã, vào Nam sanh sống giữa cảnh trời nước mênh mông, đồng hoang lau sậy, thoát cái nghèo là niềm mong ước từ lúc rời người làng, kẻ nước.
Thiệt đọc mà muốn ứa nước mắt luôn. Sao mà xui xẻo dữ vậy Trời? Tôi sống theo kiểu check by check, có đồng nào xào đồng đó, chưa bao giờ dư ra được một xu. Hai tháng trước, vì (hay nhờ) dịch Vũ Hán, nhà nước Hoa Kỳ thương tình gửi phụ thêm cho 1,200.00 USD. Trộm nghĩ mình cũng đã đến lúc gần đất xa trời rồi nên lật đật bỏ số tiền này vô ngân hàng, dành vào việc hoả táng. Vụ này tui đã dọ giá rồi, tốn đâu cỡ gần ngàn. Vài trăm còn lại để con cháu mua chút đỉnh hương hoa, cho nó giống với người ta, ngó cũng phần nào đỡ tủi.
Có vẻ như con người thời nay càng lúc càng trở nên lười biếng, thụ động; nhất là từ khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tin học, truyền thông liên mạng. Tin học đã đem con người khắp hành tinh gần lại với nhau, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chính nó bị con người lạm dụng để bóp méo, biến dạng sự thực cho những mục tiêu bất chính của cá nhân, bè phái.
Sau 95 năm gào cùng một giọng nền Báo chí gọi là “cách mạng” của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) vẫn trơn tru uốn lưỡi phóng ra câu giả dối rằng:”Tự do ngôn luận, tự do báo chí là những quyền cơ bản của con người đã được Việt Nam cam kết thực hiện theo những nguyên tắc chung của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền.” (báo Quân đội Nhân dân (QĐND), ngày 15/6/2020). Điều không thật này đã được Ban Tuyên giáo, tổ chức tuyên truyền và chỉ huy báo chí-truyền thông sử dụng từ lâu, nay được lập lại để kỷ niệm 95 năm ngày gọi là “Báo chí cách mạng Việt Nam” (21/6/1925-21/6/2020).
“Muốn chỉ một cá nhân nào đó, tùy theo giai cấp, tín ngưỡng, tùy theo lúc sống hay chết, tùy theo già hay trẻ, người Việt Nam có rất nhiều tên để gọi. Ngôn ngữ Việt có những từ sau đây chỉ các loại tên: bí danh, bút hiệu, nhũ danh, nghệ danh, pháp danh, pháp tự, pháp hiệu, tên, tên cái, tên đệm, tên họ, tên gọi, tên chữ, tên cúng cơm, tên hèm, tên hiệu, tên húy, tên riêng, tên thánh, tên thụy, tên tục, tên tự, thương hiệu.” (Ngưng trích: Nguyễn Long Thao- DANH XƯNG ĐẶC BIỆT CỦA THƯỜNG DÂN VIỆT NAM)
Các cuộc khủng hoảng lớn lao có các hậu quả trầm trọng, thường không tiên đoán được. Cuộc Đại Khủng hoảng trong thập niên 1930 đã thúc đẩy trào lưu cô lập, tinh thần dân tộc, chủ nghĩa phát xít và Đệ nhị Thế chiến, nhưng cũng dẫn đến biện pháp hồi phục kinh tế New Deal, sự trỗi dậy của Hoa Kỳ như một siêu cường toàn cầu, và cuối cùng là tiến trình xoá bỏ thực dân. Các cuộc tấn công trong ngày 11 tháng 9 đã tạo ra cho Mỹ hai sự can thiệp thất bại, sự trỗi dậy của Iran và các hình thức mới của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã tạo ra một sự đột biến trong trào lưu dân tuý chống các định chế chính trị lâu đời để thay thế cho các nhà lãnh đạo trên toàn cầu. Các nhà sử học trong tương lai sẽ theo dõi và so sánh những ảnh hưởng lan rộng đến cơn đại dịch virus corona hiện nay; thách thức cho họ là hình dung ra trước được các ảnh hưởng.
Bác sỹ Tom Dooley qua đời năm 1961. Mãi đến vài chục năm sau, tôi mới biết đến tác phẩm đầu tay của ông (Deliver Us from Evil) do Farrar, Straus & Cudahy xuất bản từ 1956. Đây là một tập bút ký, có hình ảnh minh hoạ đính kèm, về cuộc di cư ồ ạt (vào giữa thế kỷ trước) của hằng triệu người dân Việt. Họ ra đi chỉ với hành trang duy nhất là niềm tin vào tình người, và không khí tự do, ở bên kia vỹ tuyến. Rồi họ đã được tiếp đón, hoà nhập và sinh sống ra sao nơi miền đất mới? Câu trả lời có thể tìm được – phần nào – qua một tác phẩm khác (Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố) của Phạm Công Luận, do Hội Nhà Văn xuất bản năm 2013.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.