Hôm nay,  

Đảng CSVN sợ cách mạng mầu lật đổ

11/29/202216:48:00(View: 13352)
Bình luận

vn court


Dư âm cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2010 ở Trung Đông, Bắc Phi châu và sự tan rã của Thế giới Cộng sản ở Nga năm 1992,  đang là mối lo hàng đầu của đảng CSVN, sau hơn 35 năm đổi mới. Dưới lăng kính bảo vệ an ninh quốc gia, nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) coi mọi phản ứng của dân trong cuộc sống, kể cả các hoạt động đòi dân chủ, tự do và nhân quyền v.v… đều là “diễn biến hòa bình” nhằm phát triển “cách mạng mầu” để lật đổ đảng CSVN.

Thậm chí, những phản ứng “ích quốc lợi dân” nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi kinh tế  và môi trường cũng bị chụp mũ chống nhà nước, chống nhân dân.

 

Quan điểm này được dẫn chứng trong báo đảng: “Những năm vừa qua đã xuất hiện nhiều vụ việc cho thấy rằng, thế lực thù địch và phản động không ngừng nuôi âm mưu và sử dụng “chiêu thức” phản cách mạng để tấn công vào sự nghiệp cách mạng của nước ta. Chúng lợi dụng lòng yêu nước, lợi dụng mạng xã hội, Internet cùng những hạn chế trong nhận thức, hiểu biết của một bộ phận không nhỏ quần chúng để xúi giục nhân dân biểu tình. Điển hình như: lấy danh nghĩa “Hướng về biển, đảo quê hương” để kích động biểu tình, bạo loạn, phá hoại, bài xích quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (như vụ phản đối giàn khoan HD-981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam năm 2014 để tiến hành cái gọi là “cách mạng hoa sen”; vụ Formosa gây ra ô nhiễm môi trường biển khiến cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung để thực hiện cái gọi là “cách mạng cá” năm 2016); lấy danh nghĩa bảo vệ môi trường để thực hiện cái gọi là “cách mạng cây”; kêu gọi “xuống đường tổng biểu tình” năm 2018 tại 23 tỉnh, thành phố liên quan đến việc Quốc hội nước ta chuẩn bị thông qua và ban hành Luật An ninh mạng và Dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt...(Tuyên Giáo, ngày 21/10/2020)

Đó là dự luật cho thuê đất 99 năm đối với ba đặc khu Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong. Chủ thuê triển vọng, không ai khác là các Công ty của Trung Quốc. Vì vậy, dự luật đặc khu đã bị dân ép Quốc hội đình hoãn.

BỐN NGUY CƠ

 

Vẫn theo giọng điệu của Tuyên giáo thì: “Trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng tấn công vào các nước xã hội chủ nghĩa hoặc các nước không chịu theo “chiếc gậy chỉ huy” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thì Việt Nam là trọng điểm chống phá thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ kết hợp bạo loạn lật đổ với mục tiêu không thay đổi là xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chính vì vậy, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1/1994), Đảng ta đã chỉ ra những thách thức, những nguy cơ lớn đối với sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. “Những thách thức là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới…; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa…; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Các nguy cơ đó có liên quan mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau”; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII nhấn mạnh: “Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ “diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí…”

Tình trạng suy thoái của cán bộ, đảng viên và ảnh hưởng của 4 nguy cơ đã được xác nhận thêm vào năm 2021, với “một số mặt diễn biến có tính chất phức tạp hơn.” Theo lời ông Võ Văn Thưởng, khi còn giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương thì dù Đảng “đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo, ngăn ngừa những nguy cơ này. Tuy nhiên, hiện nay các nguy cơ này vẫn còn tồn tại, bệnh cạnh đó có một số mặt diễn biến có tính chất phức tạp hơn.” Ông Võ Văn Thưởng, hiện giữ chức Bí thư thường trực Trung ương, chỉ đứng sau Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã cảnh giác: “Bốn nguy cơ này có quan hệ chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau và nguy cơ nào cũng nguy hại, đều phải đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi, không thể chủ quan, xem thường bất cứ nguy cơ nào". (Theo báo Pháp luật Việt Nam, ngày 01/02/2021)

 

Vì vậy, Ban Tuyên giáo đã ráo riết phát động phong trào học tập lý luận chính trị trong đảng, nhất là những người đứng đầu, phải tuyệt đối trung thành với đảng và kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh. Công tác học tập cũng được lan rộng sang các trường Trung và Đại học, Cao Đẳng, Quân đội và Công an.

Lý do phải tổ chức học toàn diện như thế vì trong đảng đã xuất hiện khuynh hướng hoài nghi đường lối lãnh đạo của đảng, và phê bình quyết định tiếp tục xây dựng đất nước đặt trên nền tảng Chủ nghĩa Cộng sản. Quan trọng hơn, đã có nhiều người bỏ học Nghị quyết  đảng. Một số đảng viên còn công khai bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin, cho rằng chủ nghĩa này không còn phù hợp với xu thế thời đại và hoàn cảnh của Việt Nam.

Ngoài ra, một số không nhỏ đảng viên tại chức và nghỉ hưu đã tự ý bỏ sinh hoạt đảng hay không khai báo khi chuyển đến làm việc hay di trú đến địa phương khác.

AI XUYÊN TẠC AI ?

Nghiêm trọng hơn, đã có tiếng nói đòi xét lại vai trò và trách nhiệm lịch sử của đảng trong 30 năm chiến tranh (1945-1975) khiến báo  của Trung ương đảng phải phản ứng: “Với thủ đoạn thâm độc đi ngược lại xu thế phát triển của đất nước, ước nguyện hòa bình, mưu cầu hạnh phúc của dân tộc Việt Nam, các thế lực “Cách mạng Mầu - Cách mạng Trắng” thù địch, xét lại, cơ hội chính trị đã cố tình bôi đen, xuyên tạc, phủ nhân sự thật lịch sử, tuyên truyền sai lệch nhằm làm cho một bộ phận quần chúng thiếu hiểu biết về lịch sử dân tộc, nhất là giới trẻ hoài nghi, phai nhạt niềm tin đối với Đảng, chia rẽ Đảng với Nhân dân, làm suy yếu, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” (ĐCSVN, ngày 02/09/2022)


Dù biện minh cách nào chăng nữa, đảng CSVN cũng không thể chối bỏ trách nhiệm đã gây ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn, đổ vỡ cho đất nước và chia rẽ dân tộc hai miền Nam-Bắc. Bởi vì nếu không có chiến tranh thì làm gì có cuộc đi cư của trên 1 triệu người dân miền Bắc phải di cư vào Nam năm 1954. Và nếu không có quân đội miền Bắc xâm lăng miền Nam sau đó thì làm gì có hàng chục ngàn nạn nhân phải đi  “học tập cải tạo”. Có người phải ở tù đến 17 năm và một số không nhỏ  đã chết trong tù lao động.

Và nếu không có chế độ Cộng sản ở Việt Nam thì hàng trăm ngàn người Việt đã không bỏ nước ra đi tìm tự do bằng đường bộ và đường biển nguy hiểm từ sau ngày 30/04/1975. Theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn: “Ước tính có từ 200.000 đến 400.000 thuyền nhân chết trên biển do mọi nguyên nhân (bệnh tật, tai nạn, bão tố, gặp hải tặc...) Những ước tính khác cho rằng có từ 10 đến 70 phần trăm thuyền nhân chết trên biển do mọi nguyên nhân.”

Cũng phải kể ra các nguyên nhân khiến đảng CSVN bị Quốc tế lên án vì đã đàn áp nhân quyền, độc quyền báo chí, hạn chế tối đa các quyền tự do tư tưởng, tôn giáo,hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước còn kiểm soát thông tin trên Internet và kìm kẹp hoạt động của các Mạng xã hội dân sự.

Do đó, tất cả những ai lên tiếng chống đảng liền bị báo đảng chỉ trích như họ đã viết: “Thời gian qua, một số các đài VOA, RFA, BBC, RFI  cũng như một số trang mạng xã hội Youtobe, Twitter, Facebok của các tổ chức “Việt Tân”, “Nhân dân hành động”, “Triều đại Việt”, “Tiếng dân”, “KTV, “Tivi tuần san”, TV24, “Góc nhìn W.C”, N10TV các nhóm cờ vàng, “No U”, “dân chủ” cuội trong và ngoài nước… thông qua các hình thức bình luận theo chuyên đề, kể chuyện lịch sử, hội luận nhằm xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ dân tộc và vai trò lãnh đạo của Đảng hòng làm giảm lòng tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước. Chúng thường sử dụng các thông tin các sự kiện có thật, nhưng được biên tập sửa chữa và thêm thắt các tình tiết ngụy tạo, bóp méo rồi được tung ra như một dạng thông tin chính thống. Những thủ đoạn kiểu này thường được thực hiện khá tinh vi, bài bản mà khi tiếp cận không chỉ những người có nhận thức hạn chế, phiến diện mà đôi khi cả những người có học vấn cao, nhận thức sâu rộng cũng có thể cũng bị mắc lừa.” (ĐCSVN, ngày 02/09/2022)

Vì vậy, báo đảng đã kêu gọi: “Chúng ta phải hết sức cảnh giác trước các luận điệu xuyên tạc sự thật, bịa đặt lịch sử, bóp méo lịch sử, xét lại lịch sử của các thế lực thù địch đang muốn thực hiện cách mạng màu, “Cách Mạng Trắng” ở Việt Nam làm mất ổn định xã hội, gây nghi ngờ vào nền tảng tư tưởng của Đảng và mất lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Hơn bao giờ hết, mỗi công dân Việt Nam yêu nước hãy tuyệt đối tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang kiên định mục tiêu cao nhất là độc lập dân tộc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, dân chủ, công bằng, phồn vinh hạnh phúc cho Nhân dân.”

 

Tuyên giáo đảng cũng báo động rằng: “Hậu quả nặng nề và kéo dài ở các nước bị cái gọi là “cách mạng sắc màu” “càn quét và tàn phá” qua là lời cảnh báo đối với Việt Nam. Trên thực tế, mặc dù cái gọi là “cách mạng sắc màu” chưa được các thế lực thù địch thực hiện thành công ở nước ta, nhưng đã có manh nha với những biểu hiện cụ thể của âm mưu, thủ đoạn này ở Việt Nam và gây ra những hậu quả nhất định.” (Tuyên Giáo, ngày 21/10/2020)


CHỐNG CÁCH NÀO ?

Mặc dù Tuyên giáo không nói ra “những hậu qủa” này, nhưng đã yêu cầu toàn đảng phài tăng cường chận đứng những mầm mống tạo ra “cách mạng mầu” bằng các biện pháp gồm:

-- Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội; chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội… để củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

 

-- Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ.

 

-- Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho toàn dân. Bảo vệ Tổ quốc là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch không ngừng từ bỏ âm mưu thôn tính chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.


- Xây dựng cơ sở chính trị-xã hội vững mạnh về mọi mặt.


- Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh. Không ngừng chú trọng xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại (có lực lượng tiến thẳng lên hiện đại), xây dựng vững mạnh lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, lực lượng an ninh nhân dân ở cơ sở...”


LỰC LƯỢNG 47

 

Riêng trong lĩnh vực báo chí và an ninh mạng, nhà nước CSVN đã kêu gọi hợp tác chống “diễn biến hòa bình” và tuyên truyền bảo vệ chế độ trên không gian mạng. Bởi vì, Tuyên giáo đã nói: “Chính truyền thông xã hội đã châm ngòi, thổi bùng bằng kích động, tổ chức và thông tin, khiến ban đầu là các phong trào đường phố, đi đến bạo động và hệ quả là sự suy yếu nhanh chóng của các chế độ như ở Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi, Mỹ Latinh.”  (Võ Văn Thưởng, ngày 17/06/2019)

 

Để bảo vệ đảng, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã thành lập Lực lượng 47 theo Chỉ thị 47/CT- CT ngày 8 tháng 1 năm 2016 có nhiệm vụ chống các "quan điểm sai trái" trên mạng Internet tại Việt Nam, đặc biệt trong nội bộ Quân đội.

 

Bách khoa Toàn thư mở viết: “Tính đến tháng 12 năm 2017, lực lượng này có hơn 10.000 người với quân số có mặt ở tất cả các đơn vị cơ sở, mọi miền và mọi lĩnh vực của quân đội.” Theo quan điểm của chính quyền Việt Nam, lực lượng này được coi là đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động diễn biến hoà bình trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa bao gồm phản bác các quan điểm sai trái trên mạng Internet.”


Tuy nhiên, không ai biết đã có bao nhiêu Công an đã được huấn luyện tham gia cuộc chiến tranh mạng. Chỉ biết rằng Công an chính là lực lượng đã kiểm soát, theo dõi và lùng bắt những người có tư tưởng và hoạt động chống đảng CSVN trên không gian mạng.

 

– Phạm Trần

(11/022)

 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Câu hỏi đang đặt ra ở Biển Đông là Trung Quốc có âm mưu gì khi bất ngờ gia tăng đe dọa và phủ nhận quyền chủ quyền của các nước có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai và Brunei, vào lúc cả thế giới lo phòng, chống dịch nạn Vũ Hán, xuất phát từ Trung Quốc từ đầu năm 2020 (Coronavirus disease 2019 (COVID-19). Để trả lời cho thắc mắc này, cũng như liệu tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông có đưa đên nguy cơ chiến tranh hay không, xin mời bạn đọc theo dõi nội dung Cuộc phỏng vấn của tôi với Giáo sư ngoại hạng (Professor Emeritus), Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, người từng giảng dậy nhiều năm về Quan hệ Quốc tế tại Đại học George Mason, gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Giáo sư Hùng là Học giả cao cấp bất thường trú của Trung tâm nghiên cứu Chiến lươc và quan hệ Quốc tế ở Washington, D.C. (Center for Strategic and International Studies, CSIS). Ngoài ra ông còn là Học giả vãng lai hai niên khóa 2015-2016 tại viện nghiên cứu nổi tiếng ISEAS-Yusof Is
Sau khi ông George Floyd bị chết dưới bạo lực cảnh sát, một phong trào biểu tình chống kỳ thị người da đen đã bùng nổ và lan rộng khắp nước Mỹ và trên thế giới. Phong trào có sự tham gia của mọi tầng lớp, của nhiều sắc tộc khác nhau, trong đó có người Việt Nam. Sự kiện này đã dẫn đến nhiều mâu thuẫn trong tập thể người Việt, do cách nhìn trái chiều về vấn đề kỳ thị chủng tộc đối với người da đen và phong trào Black Lives Matter. Đặc biệt là giữa thế hệ trẻ và thế hệ những người lớn tuổi trong cộng đồng. Là một tổ chức đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam, với chủ trương Đấu tranh bất bạo động, đảng Việt Tân đã từng lên tiếng ủng hộ các phong trào biểu tình của người dân như ở Hong Kong. Chúng tôi có cuộc phỏng vấn với ông Hoàng Tứ Duy, Phát ngôn nhân Đảng Việt Tân, về nhận xét của ông đối với phong trào Black Lives Matter và sự tham gia của giới trẻ Việt Nam trong các cuộc xuống đường đòi công lý cho người Mỹ da đen.
Trong khi tham vọng kiểm soát của chế độ toàn trị vẫn như cũ, có một số khác biệt giữa những nỗ lực của Mao và Tập Cận Bình. “Tư tưởng của Tập Cận Bình là một thay thế nhạt màu cho Sách Đỏ của Mao. Tập Cận Bình đã không thể đưa ra một ý thức hệ mạch lạc để truyền cảm hứng cho sự cuồng tín trong những người theo ông, khác một chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc chung chung. Mặt khác, Tập có các công cụ công nghệ khả dụng mà đơn giản là không áp dụng cho những nhà độc tài trong thế kỷ 20. Hệ thống tín dụng xã hội kết hợp tất cả các phương pháp của thông minh nhân tạo, dữ liệu quy mô, cảm biến lan tỏa và đặt các phương tiện này vào trong tay nhà nước Trung Quốc. Cả Stalin và Mao đều không thể kiểm soát trực tiếp các phong trào hàng ngày, lời nói và giao dịch của từng đối tượng theo cách mà đảng Trung Quốc về mặt lý thuyết có thể làm ngày nay.
Một dự luật đã được đưa ra Quốc Hội Nhân Dân của Đảng Cộng Sản Trung Hoa (CSTH) ngày 22 tháng 5 năm 2020 tại Bắc Kinh, và đúng một tuần lễ sau, dự luật này đã được nhanh chóng thông qua vả trở thành Đạo Luật An Ninh Quốc Gia (ĐLANQG) về Hồng Kông vào ngày 29 tháng 5. Khi đưa ra Quốc Hội Nhân Dân để bàn thảo và thông qua, dự luật này gồm 7 điểm chính, trong đó ba điểm quan trọng nhất để đối phó và triệt hạ quyền tự chủ cùa Hồng Kông là điều số 2, số 4, và số 6. Theo đó, Bắc Kinh sẽ ngăn chặn tất cả các nguồn yểm trợ từ bên ngoài vào Hồng Kông; sẽ sử dụng được các lực lượng đàn áp từ Bắc Kinh để dập tắt các cuộc biểu tình, những người tham dự biểu tình có thể quy tội phản quốc, ly khai; và từ đó Bắc Kinh sẽ khai triển ra những đạo luật khác để thực hiện các mưu đồ trên.
Đảng Cộng Sản Việt Nam có truyền thống bán nước từ Hồ Chí Minh cho đến ngày nay. Người bán nước số một là Nguyễn Phú Trọng, bán nước một cách tinh vi, từ những bí mật nầy đến những bí mật khác để lừa bịp nhân dân. Đã đặt Việt Nam lệ thuộc vào Trung Cộng, xem như thời kỳ Bắc thuộc lần thứ năm. Tuổi tác đã cao, sức khỏe yếu kém mà muốn ôm cái ghế quyền lực suốt đời. Thủ hạ Nguyễn Hồng Diên thăm dò dư luận bằng những lời lẽ nâng bi quá đáng, làm phản tác dụng, gây phẩn nộ trong quần chúng. Tóm lại, Nguyễn Phú Trọng và đảng của ông đã đặt Việt Nam lệ thuộc vào Trung Cộng, đó là tội đồ của dân tộc.
Khi còn trẻ, đôi lúc, tôi cũng (thoáng) có ý định sẽ trở thành một người cầm bút. Ở một xứ sở mà phần lớn người ta đều cầm cuốc, cầm búa, cầm kìm hay cầm súng… mà định cầm viết thì quả là một chuyện khá viển vông – nếu không muốn nói là hơi xa xỉ. Lúc không còn trẻ (nữa) tôi mới ngộ ra rằng: bút viết nó chọn người, chứ không phải là ngược lại – trừ khi mình cứ cầm đại thì không kể. Tôi không được (hay bị) lựa và cũng không có máu liều – như phần lớn quí vị trong Hội Nhà Văn Việt Nam Đương Đại – nên chuyện viết lách kể như … trớt quớt!
Nuôi dưỡng nền dân chủ giống như kẻ trồng cây: khi còn là hạt giống phải chống đỡ quạ tha gà mổ; cây còn non trẻ cần ngăn ngừa sâu bọ; đến lúc trưởng thành già nua phải chặt bớt những cành lớn không thì một cơn bão lớn sẽ làm đổ ngã thân cây. Việt Nam chưa có dân chủ nên tranh đấu đòi dân chủ. Nền dân chủ non trẻ tại Phi Luật Tân bị đe dọa trở lại độc tài. Dân chủ ở Mỹ trưởng thành lâu đời nay lại nảy sinh ra dấu hiệu già nua thoái hóa thành một hình dạng gì chưa nhận biết được.
Xét về cao độ thì Sơn Núi (Nguyễn Đức Sơn) ở thấp hơn nhiều bạn đồng nghiệp của mình – như Bùi Minh Quốc, Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh, Tiêu Dao Bảo Cự… – xa lắc. Những nhân vật này đều có thời là biên tập viên của tạp chí Lang Biang, tờ báo (đã bị đóng cửa) này lấy tên theo vùng cao nguyên lâm Viên mà họ đang sinh sống. Đỉnh Lâm Viên, ở Đà Lạt, cao hơn hai ngàn mét lận. Từ đây, muốn leo lên trời (để đái, hay làm gì tùy thích) còn tiện hơn nhiều. Ngoài lợi thế nhỏ nhặt này ra, những cư dân ở miền sơn cước gặp phải toàn là những điều (vô cùng) bất tiện. Họ xa cách (mịt mù) với thế giới văn minh, ở những đô thị miền xuôi. Tôm cá hì hục chở lên đến được đến cao nguyên (thường) đã bị ươn, và thông tin khi nhận được thì (ôi thôi) hoàn toàn đã cũ.
Giữa mùa đại dịch COVID-19, tại những buổi tường trình mỗi ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence không ngớt tiên đoán sự lớn mạnh vượt bực của kinh tế quốc gia Hoa Kỳ sau khi tình hình dịch tễ lắng đọng. Hai ông nhấn mạnh rằng kinh tế Mỹ hậu-COVID-19 sẽ tìm lại thế quân bằng sau những chao đảo khiếp hãi khiến cả 40 triệu nhân công thất nghiệp trong vòng vỏn vẹn ba tháng trời. Đầu tháng Sáu, hy vọng bắt đầu le lói khi guồng máy kinh tế rục rịch mở cửa lại, ai nấy trông đợi ánh sáng tỏa lớn cuối đường hầm.Tuy nhiên, mặc dù người ta có quyền hy vọng vào sự thịnh vượng chung, nhưng sự thật là đối với các thành phần ít may mắn hơn trong xã hội (vâng, phần đông trong đó là những sắc dân da màu thiểu số), khó khăn kinh tế gần như là một điều chắc chắn. Ai cũng tưởng sau khi COVID-19 giáng một đòn chí tử lên kinh tế Hoa Kỳ, thì khoảng cách chênh lệch giữa hai thành phần giàu-nghèo sẽ phần nào thu hẹp, nhưng oái oăm thay, mọi bằng chứng cho thấy sự khác biệt ấy
Do đó, chỉ khi nào người dân được quyền trực tiếp chọn Lãnh đạo qua bầu cử tự do, công bằng và dân chủ thì khi ấy những kẻ bất tài, có thành tích xấu, hay chỉ biết thu vét cho đầy túi tham, lợi ích nhóm hay làm tay sai cho Ngoại bang mới bị loại khỏi đội ngũ cầm quyền. Ngược lại, nếu vẫn tiếp tục chọn người theo thông lệ “đảng cử dân bầu” hay “đảng chọn, cán bộ bỏ phiếu” thì có trăm năm, nhân dân Việt Nam vẫn chưa tìm thấy ánh sáng ở cuối đường hầm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.