Hôm nay,  

Lễ Kỷ Niệm 100 Năm Có Thể Là Sự Kiện Trọng Thể Cuối Cùng Của Đảng Cộng Sản Trung Quốc *

05/07/202111:31:00(Xem: 8217)

Project-Syndicate

Tác giả: Bùi Mẫn Hân
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm  


Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chuẩn bị đánh dấu một trăm năm vào ngày 1 tháng 7, kỷ lục trường thọ còn khiêm nhường hơn trong các đảng độc tài khác trong thời hiện đại sẽ khiến cho giới lãnh đạo của Đảng lo lắng. Nếu Đảng không đi đúng hướng với sự hồi sinh của tân chủ thuyết Mao, sự kiện trọng thể của Đảng có thể là cuối cùng.

Con người sống gần 100 năm thường nghĩ về cái chết. Nhưng các đảng chính trị kỷ niệm một trăm năm, như ĐCSTQ vào ngày 1 tháng 7, họ bị ám ảnh bởi sự bất tử. Tinh thần lạc quan như vậy có vẻ kỳ lạ đối với các đảng cai trị độc tài, bởi vì kỷ lục trường thọ của Đảng không truyền cảm hứng cho sự tự tin. Thực tế là trong thời hiện đại, không có đảng nào như vậy tồn tại trong một thế kỷ, cho nên khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo lắng và không phải là mừng lễ kỷ niệm.

Một lý do rõ ràng cho tuổi thọ tương đối ngắn của các đảng cộng sản hoặc độc tài là, không giống như các nền dân chủ, các chế độ độc tài thống trị hiện đại chỉ xuất hiện trong thế kỷ XX. Chế độ độc tài đầu tiên tại Liên Xô được thành lập vào năm 1922. Quốc Dân Đảng (QDĐ) ở Trung Quốc, một đảng gần như Leninist, đã giành được quyền kiểm soát đất nước trên danh nghĩa vào năm 1927. Đức Quốc xã đã không nắm quyền ở Đức trước năm 1933. Gần như tất cả các chế độ cộng sản trên thế giới được thành lập sau Đệ nhị Thế chiến.

Nhưng có một lời giải thích cơ bản hơn là sự trùng hợp lịch sử. Như những người theo của thuyết của Hobbe nghĩ, môi trường chính trị mà các đảng độc tài hoạt động có ngụ ý về một sự tồn tại “khó chịu, tàn bạo và ngắn ngủi” nhiều hơn khi so với các người theo thuyết dân chủ nghĩ.

Một cách chắc chắn để các đảng độc tài chết là gây chiến và thua cuộc, một số phận đã xảy ra đối với Đức Quốc xã và Phát xít Ý. Nhưng hầu hết mọi việc từ bỏ quyền lực là trong một phong cách ít bi thương hoặc chấn thương hơn.

Trong các chế độ không cộng sản, các đảng cầm quyền lâu đời và hướng tới tương lai, chẳng hạn như QDĐ ở Đài Loan và Đảng Cách mạng Thể chế Mexico (Institutional Revolutionary Party, PRI), đã nhìn thấy các lời lẽ viết ra trên tường và các cải cách dân chủ hóa được khởi xướng trước khi các đảng này mất tất cả tính hợp pháp. Rối cuộc, mặc dù các đảng này đã mất phiếu bầu; nhưng về phương diện chính trị, họ còn tồn tại và sau đó trở lại nắm quyền bằng cách giành chiến thắng trong cuộc bầu cử có cạnh tranh (như tại Đài Loan năm 2008 và Mexico năm 2012).

Ngược lại, các chế độ Cộng sản đều đã sụp đổ, dù cố gắng xoa dịu dân chúng thông qua các cải cách dân chủ có hạn chế. Trong khối Xô viết cũ, các biện pháp tự do hóa trong những năm 1980 nhanh chóng tạo ra các cuộc cách mạng đưa những người cộng sản - và chính Liên Xô - vào đống rác của lịch sử.

ĐCSTQ không muốn bàn đến chuyện lịch sử đó trong buổi lễ kỷ niệm trăm năm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các đồng chí của ông rõ ràng muốn phóng chiếu hình ảnh của một tinh thần tự tin và lạc quan. Nhưng việc làm ra vẻ can đảm chính trị không thể thay thế cho một chiến lược sinh tồn, và một khi ĐCSTQ loại trừ các cải cách xem ra là quá nguy hiểm, các lựa chọn có sẵn của Đảng là cực kỳ hạn chế.

Trước khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012, một số nhà lãnh đạo Trung Quốc đã hướng về mô hình của Singapore. Đảng Hành động Nhân dân (The People` s Action Party, PAP), đã cai trị một quốc gia thành phố liên tục từ năm 1959, dường như Đảng có tất cả: gần như là hoàn toàn độc quyền, quản trị có thực lực, thành quả kinh tế vượt trội và sự hỗ trợ đáng tin cậy của dân chúng. Nhưng khi ĐCSTQ càng hướng về Singapore nhiều hơn - và Đảng đã phái hàng ngàn quan chức đến Singapore để nghiên cứu - Đảng càng ít muốn trở thành một phiên bản quy mô của PAP. Những người Cộng sản Trung Quốc chắc chắn là muốn cho PAP giử quyền lực, nhưng họ không muốn áp dụng các phương pháp và thể chế tương tự đã giúp cho PAP duy trì quyền tối thượng.

Trong số tất cả các thành tố của thể chế đã làm cho sự cai trị của PAP trở nên đặc biệt, mà ĐCSTQ ít thích thú là, các đảng đối lập được hợp pháp hóa của Singapore, các cuộc bầu cử tương đối có minh bạch và tinh thần trọng pháp. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng, các thể chế này là quan trọng sinh tử đối với sự thành công của PAP, nhưng nó sẽ là định mệnh an bài cho sự suy vi trong tình trạng độc quyền chính trị của ĐCSTQ, nếu được du nhập vào Trung Quốc.

Đó có lẽ là lý do tại sao mô hình Singapore không thu hút trong thời đại của Tập, trong khi mô hình Bắc Triều Tiên - đàn áp toàn trị, sùng bái lãnh đạo tối cao, tự lực kinh tế - đã trở nên hấp dẫn hơn. Đúng như vậy, Trung Quốc vẫn chưa trở thành một Bắc Triều Tiên khổng lồ, nhưng trong tám năm qua, một số xu hướng đã đưa đất nước theo đường lối đó.

Về mặt chính trị, việc cai trị bằng sự sợ hãi đã trở lại, không chỉ đối với người dân bình thường, mà còn cho giới cao cấp của Đảng, vì ông Tập đã khôi phục các cuộc thanh trừng dưới vỏ bọc của một chiến dịch chống tham nhũng dài hạn. Kiểm duyệt cấp thượng tầng trong thời kỳ hậu Mao, và chế độ của ông Tập đã loại bỏ tất cả không gian cho các xã hội dân sự hoạt động, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ. Thậm chí chính quyền còn kiềm chế các doanh giới tư nhân Trung Quốc với các cuộc đàn áp theo luật, truy tố hình sự và tịch thu tài sản.

Và ông Tập đã nuôi dưỡng quyết liệt tinh thần sùng bái. Trong những ngày này, trên trang nhất của tờ báo Nhân dân Nhật báo có tràn ngập các bài vở về các hoạt động và sắc lệnh cá nhân của ông Tập. Gần đây, để đánh dấu một trăm năm của đảng, tài liệu lịch sử giản lược của ĐCSTQ được phát hành, dành một phần tư nội dung để nói về tám năm cầm quyền của ông Tập, trong khi chỉ dành một nửa chổ cho bài viết về Đặng Tiểu Bình, vị cứu tinh thực sự của Đảng.

Về mặt kinh tế, Trung Quốc vẫn chưa đạt được tình trạng tự túc toàn diện. Nhưng Kế hoạch Ngủ niên của Đảng dự kiến một tầm nhìn để tự cung ứng trong công nghệ và an ninh kinh tế để tập trung cho mức tăng trưởng quốc nội. Mặc dù Đảng có một lời biện minh hợp lý là, chiến lược tách rời kinh tế và công nghệ của Mỹ khiến cho họ không có một lựa chọn nào khác; chỉ có một vài nền dân chủ phương Tây muốn duy trì việc kết hợp kinh tế và xem Bắc Triều Tiên là một mô hình chính trị trong tương lai.

Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nâng cốc chúc mừng cho buổi lễ trăm năm của ĐCSTQ, họ nên hỏi liệu là Đảng có đi đúng hướng hay không. Nếu không, lễ mừng lần này của Đảng có thể là một sự kiện trọng thể cuối cùng.

***


Bùi Mẫn Hân
(Minxin Pei), Giáo sư Khoa Công quyền học tại Claremont McKenna College và Thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ Marshall của Đức của Hoa Kỳ.

Bài liên quan:

Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ trước năm 2049*

Trung Quốc sẽ không sụp đổ
Hung đồ của Trung Quốc với lân bang
Xuất khẩu mô hình Trung Quốc

 

*Người dịch đặt tựa đề cho bản dịch




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.