Hôm nay,  

Tiền

06/03/202115:17:00(Xem: 4546)

 


Thuở ban đầu nó chỉ là vỏ sò, vỏ hến, mảnh đá, lá cây… Khi con người văn minh và tiến bộ hơn thì đúc tiền bằng sắt, kẽm, đồng; cao cấp hơn một bậc nữa thì là tiền bằng bạc, bằng vàng. Đến một giai đoạn phát triển khác nữa thì in tiền bằng giấy, đây cũng là loại hình tiền phổ biến và thông dụng trên toàn thế giới. Thời đại hôm nay thì tiền vượt qua sự tưởng con người, tiền điện tử, tiền ảo, có thể nói Bitcoin là tiêu biểu nhất. Ai mà sở hữu chừng mươi đồng Bitcoin thì đó là cả một gia tài lớn, những ngỡ sắc tức thị không nào ngờ không tức thị sắc. Bitcoin là đồng tiền ảo, chẳng ai biết nó ở đâu, hình dong ra sao, diện mạo thế nào… ấy vậy mà có nó vài đồng thì đời lên hương, trong túi nhét cỡ hai mươi đồng là có thể mạnh miệng nói vung xích chó, nổ hơn tạc đạn tổng kho Long Bình. Bitcoin vốn không mà lại có, bởi vậy mà thiên hạ đua nhau đi đào. 

Tiền là vật trung gian, dùng trao đổi ngang giá. Nó giúp con người không phải mang vác vật này để đi đổi vật kia chi cho mệt, cứ quy ra tiền để mà trao đổi hoặc bán mua. Nó là vậ vô tri nhưng có sức mạnh kinh khủng nhất thế gian này. Quyền lực của nó không có ai có thể cưỡng lại được. Nó sai xử tất cả mọi người, không kể là sang – hèn, trí – ngu, nam – nữ, già – trẻ, Tây – ta – Tàu… Chỉ trừ một số rất ít ỏi dám buông nó xuống, không bị nó câu thúc, đó là những bậc tu hành chân chính đúng chánh pháp. Những vị nào tu chơi chơi, tu qua quít thì vẫn bị nó sai xử như thường, vì thế nên vẫn thích nó, mê nó chẳng khác gì người thế tục. 

Người mình xưa nay vẫn thường nói tiền bạc, ừ thì tiền nó bạc nhưng không tiền còn bạc hơn. Lại cũng hay nói tiền tệ, ừ, tiền tệ đấy nhưng không tiền thì tệ biết bao. Đơn vị tiền ta là đồng, có tiền thì đồng anh, đồng em, đồng chị, đồng lòng, đồng bào, đồng chí….( không tiền thì đừng hòng mà đồng). Đơn vị tiền của anh Mẽo là đô la ( dollar) nhưng anh Phú Lang Sa lại là Phật Lăng ( Franc), là quan ( tiền mà lị, phải là quan chứ hổng phải dân). Anh ba Tàu thì gọi là nhân dân tệ(Yuan) bậy nè! Nhân dân đâu có tệ, quan mới tệ. Quan vơ vét sạch sành sanh nhân dân tệ nên nhân dân tệ, (lol). Con cháu Thái Dương thần nữ thì gọi tiền là yên ( Yen) ( đúng là tiền mới yên, không tiền đố mà yên). Gã Miên thì gọi là riêng ( riel), Xiêm thì bảo bạt ( baht). Đan Mạch xa xôi ở bắc Âu thì nói cua ron ( krone) Anh cà ri nị quê hương của đức Phật thì gọi là đồng ru pi ( rupee). Xứ sở điệu tăng gô thì kêu là đồng Đi na( Dinar), Thổ Nhĩ Kỳ có đồng Li ra (Lira).. Thiên hạ bá tánh trăm nết nghìn na, nhân tâm bất đồng, diện mạo không xứng nên văn hóa khác nhau, gọi tiền cũng khác nhau, thôi thì vô số: đồng kíp, đồng pê sô(Peso) , đồng rúp ( ruble),  đồng ơ rô( euro), đồng lép ( lev), đồng riu ( real)….nội tên gọi tiền, chuyện tiền nói đến tết Công Gô cũng hổng hết.

Ngạn ngữ phương tây có câu:” Tiền là chìa khóa, có thể mở được mọi cánh cửa”, duy chỉ có cửa tử thần thì cũng đành bó tay! Ở những xứ lạc hậu, cai trị bởi những chính phủ độc tài và tham nhũng thì đồng tiền nó có sức mạnh vô địch. Nó tác oai tác quái kinh khủng lắm. Nó có thể mua được mọi thứ: Mua quan bán chức, mua ghế, mua trường, mua điểm, mua bằng, mua án, mua sắc, mua đường ( mãi lộ)… Sống chết bởi đồng tiền, muốn án thế nào thì tiền sẽ quyết định án thế ấy! Người xứ ấy đặt ra câu nói ố danh nhưng rất hiện thực, mô tả đúng bản chất xã hội:” Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng nhiều tiền”. Trước khi có câu nói này thì vốn cũng đã có câu:” Tiền là tiên là Phật, là sức bật của đời, nụ cười tuổi trẻ, sức khỏe người già, cái đà danh vọng, cái lọng che thân, cái cân công lý...” Đôi khi sự đời trớ trêu, công lý lại là tên một anh hề, hình anh ta mặc độc xà lỏn, dang hai tay làm cán cân công lý và hình ảnh ta được in làm bìa cho quyển sách về pháp luật, không biết vô tình hay thâm mà chơi xỏ thế này? 

Cái chân lý ở đời, hễ ai nắm hầu bao thì kẻ ấy có quyền chi phối. Trong phạm vi gia đình, nếu vợ nắm tay hòm chìa khóa thì anh chồng chỉ là bù nhìn, răm rắp theo sự sắp đặt của chị ta, miệng thơn thớt:” Anh chỉ yêu mình em, anh thề hổng có bồ nhí, phòng nhì chi cả!” ( chí ít là cho đến khi anh chưa có qũy đen). Còn giả như ông chồng nắm giữ hầu bao thì cô vợ chỉ là con sen, khép nép dưới bóng tùng quân, “ Em yêu chỉ mỗi mình anh, yêu anh mãi mãi” ( khi mà anh còn chu cấp, cung phung đủ chi tiêu cho em). Ở phương diện xã hội, kẻ có tiền đứng sau lưng giật dây đứa làm luật, Kẻ có tiền chi phối những mối quan hệ trong xã hội theo hướng có lợi nhất cho mình. Trên bình diện quốc tế, quốc gia nào có tiền, chi nhiều thì quốc gia ấy chi phối các mối quan hệ quốc tế khác. Còn về khoa học kỹ thuật cũng thế, nước  nào chi nhiều tiền, đầu tư đúng mức cho nghiên cứu khoa học thì nước ấy sẽ có một nền khoa học kỹ thuật tân tiến, kinh tế sung túc… ( Thế gian này cũng có kẻ chi ít nhưng giỏi ăn cắp các sáng chế khoa học, sản phẩm trí huệ… nên cũng phát triển không kém, thậm chí có phần còn vượt trội và quay lại chi phối, gây áp lực cho chính những nước mà họ vừa ăn cắp sản phẩm trí huệ)

Giới giang hồ và xã hội đen càng không thể ngoại lệ được. Kẻ nào có tiền, kẻ đó sẽ làm ông trùm, quy tụ đàn em và cả gái ghú. Bởi thế mà năm xưa cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết

“Thớt có tanh tao ruồi đến đỗ

   Gan không mật mỡ kiến bò chi”

Dân gian đôi khi lại hài hước mà hay đáo để

“Đồng tiền không phấn không hồ

   Mà sao khéo điểm khéo tô mặt mày” 


Có một khúc tụng ca thật dài, dùng để “ chiêu hồn”, thức tỉnh những vong linh và cả người sống hiện tại. Khúc tụng ca ấy có đoạn về đồng tiền như sau

“Tiền xài đúng tiền hiền như Phật

    Bạc xài bậy bạc ác hơn ma

    Chung quy cũng tại người ta

    Chứ tiền bạc nó vốn là vô tri” 

Người dân có lý lắm khi nói “ Có tiền mua tiên cũng được” Mấy đại gia nhiều tiền lắm của, đôi khi tiền lừa đảo, tiền cướp đoạt, tiền tàn hại môi trường… nhưng mua được hết tiên trên mặt đất ( hoa hậu, hoa khôi, người mẫu, diễn viên, chân dài…). Người dân có thể không có học vấn cao, nhưng sự quan sát của họ rất chính xác, không dễ gì che mắt dân được. Họ cũng nắm bắt tâm lý rất giỏi, từ đó mà kho tàng ca dao, tục ngữ, dân ca… đầy ắp những câu ca hay 

“Túi có tiền mặt tươi roi rói

   Túi không tiền ma đói xác xơ

   Có tiền dậm dật phủ phê

   Không tiên khôn cũng vật vờ dở dang”

Hai ngàn năm sử Việt ( ai nói bốn ngàn năm thì người ấy chịu trách nhiệm) vốn gắn bó với nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Người Việt quây quần bên xóm làng, thôn ấp...Nguồn ca dao, dân ca, tục ngữ,,, cũng từ đây mà ra. Người dân Việt vốn vất vả mưu sinh, chịu nhiều áp bức của quan quyền, sai nha… Rồi những kẻ có tiền cũng hùa theo tác oai tác quái. Người dân đúc kết rằng:

“Vai mang bị bạc kè kè

   Nói bậy nói bạ chúng nghe rần rần

   Trong tay hổng có một đồng

   Lời nói như rồng chúng chẳng thèm nghe”

Thế đấy! Đồng tiền ghê gớm lắm, mạnh lắm, đổi trắng thay đen mấy năm hồi. “Nén bạc đâm toạc tờ giấy” là vậy!

Tiền có sức mạnh rất kinh khủng, dựng nên cũng nó mà dập xuống cũng nó. Ai chưa biết hay chưa tin thì cứ thử đi vay một ít thì biết ngay, vay được rồi nhưng đến hạn không có tiền trả thì càng thấm thía thế nào là thương đau. Ai thường lý thuyết suông hay chót lưỡi đầu môi “ Tiền bạc là vật ngoại thân, là của phù du...” thì cứ thử nai lưng đi làm kiếm chút tiền thì mới biết giá trị của nó. Trời lạnh thấu xương, băng giá phủ đầy, mùa đông mà bốn giờ sáng dậy đi làm thì đồng tiền còn lạnh hơn giá băng, lạnh hơn chúng ta tưởng (Xứ mình vốn là xứ nhiệt đới, vậy mà dân gian còn biết “ lạnh như tiền”). Mùa hè nắng như đổ lửa, nông phu nai lưng trên đồng, phu lục lộ lầm lũi trên đường… thì đồng tiền nóng như gió cát sa mạc. Hoặc giả lỡ mà dính líu đến giang hồ xã hội đen mà thiếu nợ thì đồng tiền ấy nhuộm máu chứ chẳng phải chơi! 

Tiền với công lý có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ lắm. Chuyện dân gian kể rằng: Ất và Giáp vốn là láng giềng của nhau, nhân vì tranh chấp rẻo đất mà phải kiện lên quan. Ất đút lót cho quan năm quan và quan hứa cho Ất thắng kiện, ngày ra tòa thì quan lại xử Giáp thắng. Ất xòe bàn tay đặt lên bàn nói:” Con có lý mà quan”. Quan án cười gằn, đặt bàn tay của y chồng lên bàn tay Ất:” Nhưng lý của thằng Giáp gấp đôi lý mày”. Chuyện đời nay cũng tiếu lâm nhưng không kém phần thâm thúy. Người ta kháo nhau rằng: Ở xứ nọ, sau khi nội chiến kết thúc, có kẻ làm ông gì đó lớn lắm, gia sản kết xù, đất đai vô số, tiền của không biết bao nhiêu mà kể… ấy thế mà lại lên giọng đạo đức thanh liêm:” Thuyền to sóng lớn ắt họa nhiều,của cải tiền bạc là vật phù du, là bụi trần, càng nhiều thì càng khổ...” Bạn của y nghe thế bèn cười tủm tỉm:” Hay là đồng chí cứ sang hết gia sản cho em đứng tên. Em sẽ gánh hết cái khổ cho”. Y nghe thế vội giãy nảy lên:” Ấy chết! Tôi đâu dám để khổ cho đồng chí, tôi nhất định kiên quyết gánh hết cái khổ cho nhân dân.”

Tiền là thế đấy! Khổ lắm, nhưng chẳng ai chịu từ bỏ cái khổ này. Ai cũng muốn “gánh khổ “cho kẻ khác, vì có quá nhiều kẻ muốn “ gánh cái khổ” cho dân nên dân khổ rạc khổ rài, khổ dài khổ mãi. 

Ngày xuân chưa qua, lúc trà dư tửu hậu tùng tam tụ tứ có kẻ vui miệng kể chuyện chơi: Thanh lâu vào một buổi sớm xuân sang, nhân lúc cao hứng, một cô cầm đồng tiền Thông Bảo nguyên niên (hay đại loại chi đó)giơ lên và nói:” Chị đố các em câu này, ai nói được chị nhường cho mối khách sộp tối nay, tại sao đồng tiền có lỗ?” . Các cô tí tởn tranh nhau giải, nào là: Có lỗ để xâu thành chuỗi, đồng tiền có lỗ là tượng trưng trời tròn đất vuông, tiền có lỗ là do phép quan chế ra như thế… câu nào chị cả cũng lắc đầu quầy quậy. Cuối cùng không ai nói được nên chị ta cười tủm tỉm bảo:” Có lỗ mới thành tiền, lấy lỗ làm lãi mà!”. Thiên hạ cười ngặt nghẽo, thực hư thế nào hổng biết, chỉ biết có ai đó mắng yêu:” Đồ nỡm, ngày xuân rảnh háng khéo vẽ bày nhưng vui đáo để” 

Chuyện kể hồi nẳm có người ra tòa vì lùm xùm chuyện tiền bạc, sau mấy lần nghị án, ông tòa phán:

“Một là chung nửa gia tài
  Một là mầy chịu án dài năm niên”

Anh ta tức muốn ói máu nhưng chọn cách “ của đi thay người”. Quan án cười hỉ hả:” Mầy khá, dám chịu chơi!”,quan án cho anh nói lời sau cùng thì anh ta thưa:” Bẩm quan, thứ gì trên đời này thiếu nhất và thứ gì thừa nhất?”. Quan án, lục sự, ký sự công sai ngơ ngác nhìn nhau, rốt cuộc quan án bảo;” Mầy nói thử xem”. Anh cười đểu” Lương tâm là thứ thừa nhất, chẳng có ai nói mình thiếu! Tiền là thứ thiếu nhất, chả có ai nói mình đủ hay thừa!”

Tiền bạc nó ghê lắm, thiếu nó sống hổng nổi nhưng có nó cũng mang vạ vào người như chơi. Dân gian vẫn bảo:”Nắm thằng có tóc chứ ai nắm thằng trọc đầu”. Con voi chết vì cặp ngà, con cọp chết vì bộ da, cái kén bị luộc vì sợi tơ… con người chết vì tiền. Chuyện dân gian kể có ba anh chàng là bạn thân, một hôm tình cờ được túi vàng. Ba người vừa bàn tính cách chia nhưng trong lòng mỗi người lại có một âm mưu riêng muốn một mình đoạt lấy. Bước đầu tiên hai người ngồi giữ túi vàng, còn người kia đi mua rượu thịt về ăn nhậu một bữa cho đã đời. Người mua rượu âm thần bỏ thuốc độc vào rượu, âm mưu hại hai người kia để độc chiếm túi vàng. Hai người kia thì bàn tính giết đứa mua rượu rồi túi vàng đem chia hai. Người mua rượu về bị hai người kia giết chết, giết xong hai người kia lấy ghè rượu uống mà đâu ngờ rượu có thuốc độc, rốt cục cả ba chết vì cái túi vàng!

Cũng chuyện tiền, vì tiền mà ngày xưa đàn bà con gái xứ mình khổ sở vì cái nạn làm dâu. Người may mắn lắm mới gặp được mẹ chồng hiền, Ai xui xẻo gặp phải mẹ chồng giàu mà dữ thì sống dở chết dở, nhất là những bà mẹ chồng cười ngọt nhạt nhưng sắc sảo, đanh đá, bề ngoài tưởng tử tế nhưng bên trong thì cay nghiệt vô cùng

“Tiếng đồn rằng mẹ anh hiền

   Cắn cơm không bể cắn tiền bể tư” 

Ấy là chuyện xưa, thời đại hôm nay khác rồi. Đàn bà con gái ngày nay đi làm, có tiền riêng, không còn lệ thuộc chồng hay nhà chồng nữa. Thời đại hôm nay văn minh, khai phóng… nên không còn nạn mẹ chồng nàng dâu mà giờ nàng dâu đặt đâu mẹ chồng ngồi đấy! Dân làm nails dạo này kể chuyện rằng: Cô con dâu bảo lãnh mẹ chồng ở Việt Nam qua Mỹ chơi. Cô ta chở mẹ chồng đi thăm thú cảnh đẹp, shopping đủ các nơi. Bà mẹ chồng bảo:” Mỹ chỉ có thế thôi sao? Chán chết đi được! Nếu chỉ có cảnh đẹp và shopping thì ở Việt Nam bây giờ có cả khối”. Cô con dâu bèn chở mẹ chồng đi strip bar giải trí. Hai mẹ con ngồi xa xa nhìn lên sàn nhảy. Mẹ chồng hấp háy mắt càm ràm:” Tiên sư mấy anh Mỹ, sao lại cứ đeo cà la oách ngắn chẳng quá gang tay? Cô con dâu cười ngằn ngặt:” Mẹ ơi, không phải cà la oách đâu! Đó là cái ấy của đàn ông”. Bà mẹ chồng nửa tin nửa ngờ: “Thế tao sờ thử có được chăng?”. Cô con dâu nói:” Dĩ nhiên là được, nhưng mình phải trả tiền sờ.”

Rõ ràng có tiền mua tiên cũng được huống chi là chỉ sờ cái cà la oách ngắn bằng gang tay của mấy anh vũ công strip bar. 


 

Ất Lăng thành, 02/2021

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
Từ năm 1949, tháng Năm được chọn là Tháng Nhận Thức Về Sức Khỏe Tâm Thần (Mental Health Awareness Month – MHAM) ở Mỹ. Đây là tháng mang ý nghĩa kêu gọi cùng nâng cao nhận thức, giảm bỏ kỳ thị và thúc đẩy bảo vệ sức khỏe tâm thần. Theo phúc trình năm 2024 của tổ chức Mental Health America ở Alexandria, Hoa Kỳ thật sự đang trong cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Cứ năm người trưởng thành ở Mỹ thì có trên một người đang sống chung với bệnh tâm thần, và hơn một nửa không được điều trị. Gần 60 triệu người lớn (23.8%) mắc bệnh tâm thần trong năm 2024. Gần 13 triệu người lớn (5.04%) có ý định tự tử.
Chiến dịch cắt giảm chi tiêu của chính quyền Trump, vốn đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ nghệ thuật đến nghiên cứu ung thư, nay còn bao gồm cả nỗ lực thực hiện mục tiêu lâu dài của Đảng Cộng Hòa: chấm dứt hoàn toàn nguồn tài trợ liên bang cho hai hệ thống truyền thông phục vụ công chúng lớn nhất nước Mỹ: NPR và PBS. Hiện có khoảng 1,500 đài phát thanh và truyền hình độc lập liên kết với NPR và PBS trên khắp Hoa Kỳ, phát sóng các chương trình nổi tiếng như Morning Edition, LAist, Marketplace, PBS NewsHour, Frontline và Nova... Theo dữ liệu từ các hệ thống này, có khoảng 43 triệu người nghe đài công cộng hàng tuần, và mỗi năm có hơn 130 triệu lượt xem đài PBS.
Ngày 30.04.1975 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Nhưng năm mươi năm sau nhìn lại, dân tộc Việt oai hùng, như vẫn thường tự nhận, đã không có đủ khôn ngoan để ngày chiến tranh chấm dứt thành một cơ hội đích thực để anh em cùng dòng máu Việt tìm hiểu nhau, cùng chung sức xây dựng đất nước.Tiếc thay, và đau thay, cái giá tử vong cao ngất của hơn 2 triệu thường dân đôi bên, của hơn 1triệu lính miền Bắc và xấp xỉ 300.000 lính miền Nam đã chỉ mang lại một sự thống nhất địa lý và hành chính, trong khi thái độ thù hận với chính sách cướp bóc của bên thắng trận đã đào sâu thêm những đổ vỡ tình cảm dân tộc, củng cố một chế độ độc tài và đẩy hơn một triệu người rời quê hương đi tỵ nạn cộng sản, với một ước tính khoảng 10% đã chết trên biển cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.