Hôm nay,  

Vài Suy Nghĩ Về Nền Dân Chủ Ở Mỹ: Bước Thoái Trào Của Nền Dân Chủ Toàn Cầu (Bài 5)

30/08/202010:22:00(Xem: 9769)


Một nhận xét đáng kinh ngạc là chỉ trong vòng 4 năm 2015-19 trào lưu dân tộc chủ nghĩa và dân túy cánh hữu đồng loạt nở rộ nắm các chính quyền cử từ Đông sang Tây: Á Châu có Duterte (Phi), Hun Sen (Cam Bốt), Modi (Ấn), Erdogan (Thổ); Đông Âu gồm Viktor Orban (Hung), Law and Justice (Ba Lan); Tây Âu có Brexit (Anh), Marie Le Pen (Pháp – bà thất cử Tổng Thống nhưng hứa hẹn sẽ còn hiệp hai); Bắc Mỹ làTrump (Hoa Kỳ); Nam Mỹ gồm Obrador (Mễ) và Bolsonaro (Brazil). Trường hợp của Hun Sen, Viktor Orban, Law and Justice, Erdogan đã lãnh đạo từ trước năm 2015 nhưng chỉ ra mặt đối đầu với khối Tây Phương trong khoảng 5 năm trở lại đây. 


Liệu có mối tương đồng nào giữa những nền dân chủ lâu đời (Anh, Ấn, Mỹ, Thổ), các nước vừa lật đổ chế độ cộng sản (Ba Lan, Hung), những nền dân chủ yếu ớt (Brazil, Mễ) hay non trẻ (Phi, Cam Bốt)? Có lẽ sẽ không bao giờ tìm ra câu trả lời dứt khoát, nhưng người viết xin đưa ra 5 điểm sau đây:


  1. Toàn cầu hóa và điện toán hóa dây chuyền sản xuất: tạo ra hố sâu giàu nghèo giữa một bên là giới trung lưu cấp thấp và công nhân thợ thuyền đánh mất công ăn việc làm khi công ăn việc làm được tự động hóa hay các nhà máy hảng xưởng di dời sang Á Châu, còn bên kia gồm những chuyên viên sống trong các đô thị lớn miền duyên hải cùng giới tinh hoa ưu tú (elite) hưỡng lợi lộc nhờ vào kiến thức chuyên môn và thương mại toàn cầu. Đây là trường hợp của Anh, Mỹ và Pháp.


  1. Cuộc chiến văn hóa (cultural war) chống chủ nghĩa tự do (liberalism): từ sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt chủ nghĩa tự do nhanh chóng lan tràn khắp thế giới trở thành một thứ giáo điều do giới cấp tiến Tây Phương rao giảng (và ép buộc qua các biện pháp phong tỏa kinh tế) như là xu thế của , và bao gồm 4 điểm mấu chốt: di dân (immigration), bao dung (tolerance), tính đa dạng xã hội (diversity) và bảo vệ môi trường (môi trường là một khái niệm được cánh cấp tiến ôm gồm vào chủ nghĩa tự do gần đây.)


Tình trạng di dân ồ ạt ở Âu-Mỹ đe dọa đến nếp sống và nền tảng văn minh Thiên Chúa Giáo (Christianity) của Tây Phương đã là chủ đề được Trump (Mỹ), Viktor Orban (Hung), Law and Justice (Ba Lan), Brexit (Anh) và Marie Le Pen (Pháp) khai thác. 


Tính bao dung và đa dạng xã hội bị Trump (Mỹ), Viktor Orban (Hung), Law and Justice (Ba Lan), Marie Le Pen (Pháp) cáo giác làm băng hoại nền tảng Thiên Chúa Giáo (LGBTQ, phá thai, hôn nhân đồng tính) để thay thế nền văn hóa truyền thống với Hồi Giáo, vô thần và vô luân lý. Cuộc chiến văn hóa quyết định cho các giá trị Tây Phương nên số người này không chống đối Putin (Nga) dù độc tài nhưng bảo vệ nền tảng Thiên Chúa Giáo còn ít tai hại hơn so với chủ nghĩa tự do của giới cấp tiến Âu-Mỹ. Erdogan (Thổ) khoát lên màu áo Hồi Giáo. Modi (Ấn) tuy không chống Tây Phương nhưng nghiêng hẳn về Ấn Độ Giáo. Duterte (Phi) thẳng thừng sỉ vả LGBTQ và việc Tây Âu can thiệp vào nội bộ khi Phi xử bắn nghi phạm cần sa ma túy tại hiện trường mà không cần tòa án. 


Trump (Mỹ) và Bolsonaro (Brazil) phản đối chủ nghĩa bảo vệ môi trường cực đoan vốn bị Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước nhiều khí thải nhất lợi dụng trong khi làm tổn hại công ăn việc làm của dân Mỹ và Brazil.


  1. Một nhà nước hữu hiệu: thế giới – và dân chúng Hoa Kỳ -  đều nhận thấy sự rối loạn (dysfunctional) của các chính quyền dân chủ ở Mỹ (Hành Pháp - Lập Pháp bất hợp tác) Anh (Brexit) Pháp (phong trào áo vàng) cùng thảm họa nhân loại từ Cách Mạng Hoa Nhài ở Tunisia rồi đến Ai Cập và Syria, cộng thêm cách ứng phó hổn loạn đối với đại dịch Vũ Hán của các nước Âu-Mỹ. Trong khi đó nền kinh tế Trung Quốc nhảy vọt phi thường trong suốt 30 năm, các chuyên viên Tây Phương lúc nào cũng tiên đoán sẽ sụp đổ mà nước Tàu cứ ngày thêm giàu mạnh. Không ai cho rằng Trung Quốc có dân chủ nhưng ổn định xã hội và đời sống của 700 triệu người được cải thiện chỉ trong một thời gian kỷ lục (Mô hình phát triễn Trung Quốc mang nhiều khuyết điểm trầm trọng nhưng không phải là đề tài phân tích của bài này!) Dân chủ đặt tính chính đáng (legitimacy) của nhà nước nơi bầu cử (suffrage) thay vì dựa trên việc điều hành tốt bộ máy chính quyền (good governance), nên mô hình Trung Quốc không khỏi có sức thu hút về sự cần thiết một chính quyền mạnh (đảng) với đấng minh quân (Đặng hay Tập) chọn lọc xử dụng nhân tài (meritocracy – cán bộ phối hợp với khu vực tư nhân) để cải thiện dân sinh một cách hiệu quả hơn là dân chủ.


  1. Trật tự thế giới tự do (liberal world order) do Mỹ lãnh đạo từ sau Chiến Tranh Lạnh bị hai lần tổn thương khi Hoa Kỳ sa lầy thảm hại trong cuộc chiến Iraq, rồi sau đó mô hình phát triễn kiểu Mỹ (Washington consensus) làm bùng nổ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 do thiếu kiểm soát thị trường tự do. Trump và một số đông dân chúng Mỹ ngày nay phản đối khuynh hướng quốc tế hóa (internationalism), chống Mỹ làm sen đầm quốc tế (interventionalism), chống các hợp tác quốc tế như NATO, WTO và TPP nếu bất lợi cho Hoa Kỳ. Brexit cùng Đông Âu chống EU và Brussel độc đoán. Các phong trào dân túy ở Nam Âu giận dữ đòi tách ly ra khỏi khu vực Eurozone để không bị nước Đức chèn ép.


  1. Đại chúng hóa thông tin: điện thoại cầm tay và mạng xã hội đã thay đổi sinh hoạt của nhân loại. Những nước như Hoa Kỳ trước đây tự do nhưng sự chọn lựa được gạn lọc chỉ trong hai hay ba quan điểm bởi giới tinh hoa: chống hay theo Walter Cronkite (đài CBS) trong chiến tranh Việt Nam; chống hay ủng hộ Martin Luther King về phong trào Dân Quyền (Civil Rights). Ngày nay ai ghét Trump thì nghe CNN; thân Trump cứ theo dõi Fox News; không thích xem Tivi lại lấy tin tức từ Facebook hay YouTube; không muốn đọc báo Mỹ cứ chọn The Economist (Anh) hay Sputnik News (Nga). Trump gọi là tin giả (fake news) nhưng trong nhiều trường hợp lại là sự thật đa chiều (alternate realities) của đám mù mò chân voi: CNN đăng tít hàng đầu về Black Live Matters và cảnh sát bắn chết người da đen; Fox News chạy hàng tít lớn về cửa hàng thương mại bị đập phá; thông tin không sai lạc nhưng từ người viết tin cho đến người đọc tin đều nhận xét theo thiên kiến chính trị của mình. Kết quả là cả hai bản tin đều nhằm khích động một thành phần độc giả, còn dân chúng tự chọn nguồn tin theo định kiến sẳn có của mình (confirmation bias). Nền dân chủ thật khó sinh hoạt trong khung cảnh ồn ào hổn loạn (cacophony) khi đám đông tụ họp lại theo nền chính trị bản sắc (identity politic - bản sắc nơi đây không giới hạn vào màu da, giới tính mà gồm những người cùng chia xẻ một quan điểm bảo thủ hay cấp tiến) để loại trừ (cancel culture) lẫn nhau mà không thể nào đạt đến sự tương nhượng và đồng thuận.


Năm điểm nói trên vô cùng phức tạp nên trường hợp của mỗi quốc gia và mỗi lãnh tụ đều có một sắc thái khác nhau. Dù vậy người viết gượng ép chia ra thành từng nhóm dù hiểu rằng nhiều độc giả có thể sẽ chê trách với cách xếp hạng này.

 

  1. Độc tài và cơ hội chủ nghĩa: Hun Sen (Cam Bốt), Erdogan (Thổ), Viktor Orban (Hung), Law and Justice (Ba Lan)


  1. Dân túy cánh hữu: Trump (Hoa Kỳ), Brexit (Anh), Marie Le Pen (Pháp), Duterte (Phi), Viktor Orban (Hung), Law and Justice (Ba Lan), Obrador (Mễ), Bolsanaro (Brazil), Modi (Ấn), Erdogan (Thổ) 


  1. Dân tộc chủ nghĩa: Trump (Hoa Kỳ), Modi (Ấn), Marie Le Pen (Pháp), Brexit (Anh), Erdogan (Thổ), Hun Sen (Cam Bốt)


  1. Chống chủ nghĩa tự do của cánh tả cấp tiến (progressive left) Tây Phương: Trump (Hoa Kỳ), Duterte (Phi), Erdogan (Thổ), Viktor Orban (Hung), Kaczynski (Ba Lan), Erdogan (Thổ)


  1. Phục hưng các giá trị văn minh truyền thống: Viktor Orban (Hung), Morawlecki (Ba Lan); Trump (Hoa Kỳ), Marie Le Pen (Pháp) Erdogan (Thổ), Modi (Ấn)


  1. Chống thương mại khu vực hay toàn cầu: Brexit (Anh) Trump (Hoa Kỳ) Marie Le Pen (Pháp)


  1. Chống di dân:  Viktor Orban (Hung), Law and Order (Ba Lan); Trump (Hoa Kỳ), Brexit (Anh), Marie Le Pen (Pháp)


Một đặc điểm là những phong trào dân túy cánh hữu Âu-Mỹ liên lạc và chia xẻ kinh nghiệm với nhau: Steve Bannon (Mỹ), Viktor Orban (Hung), Law and Justice (Ba Lan), Marie Le Pen (Pháp), khuynh hướng ly khai khỏi EU của Nam Âu – và họ tiếp xúc với Putin (Nga). Ngược lại Duterte (Phi) và Hun Sen (Cam Bốt) thẳng thừng đuổi Âu Châu trong khi dựa vào Trung Quốc.


Trái với cánh hữu những phong trào cánh tả cấp tiến (progressive left) nở rộ nhưng chỉ giới hạn ở Âu-Mỹ và đều thua cuộc: Jeremy Corbyn (Anh), Bernie Sanders và Elizabeth Warren (Mỹ). Ngoài ra còn phải kể thêm đến cô gái Na Uy Geta Thunberg nay trở thành đại diện cho khuynh hướng bảo vệ môi trường mà bị Trump (Mỹ) Putin (Nga) và Bolsonaro (Brazil) khinh ghét. Dù vậy thế lực của cánh tả cấp tiến không hề suy yếu mà còn tăng nhanh theo các trào lưu LGTBQ, Me Too, Black Live Matter và Medicare For All nên chưa biết khi nào sẽ bất ngờ lật ngược bàn cờ không khác gì Trump và Brexit trước đây.


Nhưng trong u tối vẫn có nhúm lửa hy vọng: phong trào Dù Vàng ở Hồng Kông, các nhà dân chủ ở Việt Nam và Trung Quốc và nhiều nơi khác vẫn không nản lòng cho dù bị đàn áp trong lúc nền dân chủ thoái trào trên toàn thế giới. Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang ở thế mạnh nhưng vô cùng thiếu tự tin vì họ không biết sẽ kéo dài thêm 70 năm nửa hay bất ngờ sụp đổ trong khoảng khắc. Điều gì sẽ lật ngược làn sóng thoái trào của dân chủ: chính là niềm tin vững mạnh để chống lại tâm lý hoài nghi lạc lỏng. 


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.