Hôm nay,  

Niềm Tự Hào Của Người Việt Tị Nạn: Lúa Đã Đơm Bông Trên Miền Đất Hứa

10/06/202009:02:00(Xem: 8679)


Khi bỏ nước ra đi tìm tự do, tất cả bậc cha mẹ Việt Nam đều nghĩ đến tương lai của các đứa con mình.Các con cần phải học, học và học

Sự thành đạt của con em chúng ta trong học vấn được xem như là sự thành công và niềm hảnh diện chung của cha mẹ Viêt Nam trên miền đất tự do.


blank


blank


blank

CẢNH SỐNG CHẬT VẬT CỦA GIA ĐÌNH CHÁNH LAN (LƯNG QUAY VÔ BẾP)-5 NĂM ĐẦU (1980-85)TẠI MONTREAL

 Bước tới mà đi

http://vietbao.com/a233993/buoc-toi-ma-di

Vidéo:Bonjour Vietnam - Pham Quynh Anh - Hello Vietnam

https://www.youtube.com/watch?v=94y6svVU4so


***


https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQZGifdEylipBgncF-uIGw7ZfmjnpkcHdmdw_XorfasUOz6p1Tz

Lúa đã đơm bông trên miền đất hứa


Lễ tốt nghiệpDescription: http://www.thecampuscompanion.com/wp-content/uploads/2012/02/graduation.jpg

blank

ÁI NỮ DRE LAN CHÂU NGUYÊN


blank


Vẻ vang học sinh Việt tại CALI
11 thủ khoa Học Khu Garden Grove 2019-2020, có 9 gốc Việt

https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/chin-trong-so-11-thu-khoa-hoc-khu-garden-grove-2020-la-goc-viet/?fbclid=IwAR2sW5hCuvGtHuPPY1w90WcuJ3TO_NDi8TZi6DbpxQlg0CfVM5a25SRJNls

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/06/Thu-khoa-1.jpg

Vẻ vang học sinh Việt tại CALI - 11 thủ khoa Học Khu Garden Grove 2019-2020, có 9 gốc Việt


Tại Canada, người ta thường nghĩ rằng những học sinh di dân nào nói tiếng mẹ đẻ khác hơn là hai ngôn ngữ Pháp hoặc Anh thì sẽ gặp nhiều khó khăn để có được mảnh bằng trung học, một chìa khóa mở ngõ vào bậc cao đẳng và đại học.

Lý do được đưa ra là bối cảnh kinh tế xã hội không thuận lợi cho các con em di dân trên đường học vấn.

Canada là quốc gia sử dụng hai sinh ngữ chánh, đó là Pháp ngữ tại tỉnh bang Québec và Anh ngữ tại những tỉnh bang khác.

Dân bản địa da trắng được gọi là dân francophone nếu nói tiếng Pháp và  anglophone nếu họ nói tiếng Anh. Còn tất cả di dân mà tiếng mẹ đẻ không phải là Pháp hoặc Anh thì được xếp vào nhóm dân allophone.

Ngày nay, các nhà nghiên cứu về giáo dục và di dân đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy mặc dù có trở ngại, khó khăn buổi ban đầu nhưng dần dần sau đó nhóm học sinh di dân đều bắt kịp học sinh bản xứ và trong nhiều trường hợp họ còn vượt trội hơn nhóm đa số da trắng.

Trường hợp nầy không áp dụng cho những con em Việt Nam đã bắt đầu đi học từ những lớp mẩu giáo như tất cả các trẻ em bản xứ.

Theo họ, ý  niệm “học sinh allophone” hay “học sinh xuất thân từ lớp di dân”( élèves issus de l’immigration)  cần phải được xét lại.

Giáo sư Marie Mc Andrew thuộc đại học Montreal, là một nhà chuyên môn về vấn đề giáo dục liên hệ đến các lớp di dân tại Canada. Vài năm trước dây Gs Mc Andrew đã thực hiện một cuộc nghiên cứu thăm dò rộng lớn tại Montréal, Toronto và Vancouver về đề tài: Giáo dục và mối tương quan giữa các sắc dân (L’éducation et les rapports ethniques)

Cuộc thăm dò nhắm vào các học sinh trung học thuộc 7 nhóm ngôn ngữ groupes linguistiques khác nhau so với nhóm ngôn ngữ của đa số, tiếng Anh và tiếng Pháp.

Có lối 54 000 em học sinh trung học được phỏng vấn và các dữ kiện thu lượm được phân tích căn cứ trên 7 biến số variables liên hệ đến hoàn cảnh xã hội, kinh tế gia đình, và 4 biến số dựa trên đặc tính của trường mà các em đang theo học.


Nét văn hóa gia đình đóng một vai trò quan trọng trong sự thành đạt trong học vấn.


 Daniel Baril. La culture joue un grand rôle dans la réussite scolaire

“Selon Marie McAndrew, cet effet résiduel peut être lié à deux facteurs. «Il peut être l'effet du “capital culturel” de la famille, c'est-à-dire l'instruction des parents, l'importance accordée à la réussite scolaire, le lien entre la famille, la communauté et l'école, souligne-t-elle. Mais il peut aussi résulter d'un effet systémique du milieu scolaire, le personnel adoptant des attitudes différentes selon la culture ou le lieu de provenance des élèves. Nous n'avons pas été en mesure de déterminer lequel de ces facteurs est à la source de l'effet résiduel.»

Giả thuyết vốn văn hóa (capital culturel)trở nên nặng ký nếu chúng ta thấy rằng các sinh viên gốc Hoa và gốc Việt không những thành công nhiều hơn, nhưng ở bậc trung học họ còn biết lựa chọn những môn học nào khả dĩ giúp ích cho họ mở rộng ngõ đi trên cao đẳng và đại học.

L'hypothèse du capital culturel prend plus de poids quand on considère que les élèves d'origine chinoise et vietnamienne réussissent non seulement mieux, mais choisissent davantage, au secondaire, les cours qui ouvrent la voie aux études collégiales ou universitaires.

Yếu tố « tồn căn » (effet résiduel)


Sau khi loại bỏ hết các biến số (tuổi tác, nam, nữ, hoàn cảnh xã hội,kinh tế gia đình, nơi sanh, bắt đầu vào học lớp mấy…) Gs Mc Andrew cho biết còn có ảnh hưởng của yếu tố « tồn căn » đã dự phần vào sự thành đạt học vấn của một nhóm sắc dân nào đó.

Các học sinh người Hoa có tỉ số thành công gấp 4 lần nhiều hơn so với dân da trắng nói tiếng Anh tại Toronto.

Tại Montreal, số học sinh  gốc Việt  thành công trong học đường nhiều gấp 3 lần so với  học sinh Québecois chủ nhà nói tiếng Pháp.


Tội nhất là dân nói tiếng créole (créolophone) tức là học sinh da đen gốc Haiti có 4 lần ít cơ may đổ đạt được mảnh bằng Trung Học.


Lợi tức gia đình  

Hình như lợi tức gia đình không không có mấy ý nghĩa  để giải thích sự thành đạt hay sự thất bại của con em di dân allophone mà tiếng mẹ đẻ không phải là Anh hoặc Pháp nhưng đây lại là một chỉ điểm rõ rệt đối với nhóm học sinh da trắng chủ nhà. « Kết quả nghiên cứu  cho thấy một sự thật, đó là khoảng trống giữa hoàn cảnh kinh tế xã hội của nhóm học sinh di dân tại quốc gia tiếp nhận và vốn văn hóa, học vấn thật sự của họ. »

Autre facteur à l'appui de cette hypothèse: le revenu familial s'avère non significatif pour expliquer la réussite ou l'échec scolaire des élèves allophones, alors que cet indicateur demeure pertinent pour le groupe d'accueil. «Les résultats montrent un important hiatus entre le statut socioéconomique de ces élèves dans le pays d'accueil et leur capital culturel et scolaire réel», indique Mme McAndrew”


Nếu xét chung, thì học sinh di dân gốc allophone ở Montreal, Toronto và Vancouver có tỉ số đổ đạt trung học cũng không mấy khác biệt gì với nhóm học sinh thuộc đa số nói tiếng Anh anglophone  hay tiếng Pháp francophone.


Tại Montreal, số học sinh di dân nhóm allophone ít hơn so với nhóm học sinh bản xứ chủ nhà nói tiếng Pháp francophone.

Sau 5 năm trung học tại Québec (études secondaires) thì 45% học sinh  nhóm thiểu số allophone so với 52% nhóm đa số francophone  đổ được văn bằng trung học. Nhưng sau 7 năm học thì nhóm thiểu số bắt gần kịp nhóm đa số. Thiểu số: 59.5% và nhóm đa số :61.6%. 

Đây là một sự sai biệt nhỏ nhoi không mấy có ý nghĩa...

(Chú thích : Tại tỉnh bang Quebec: Tiểu học 6 năm, trung học 5 năm, cao đẳng (CEGEP) 2 năm rồi mới vô đại học được).


82% học sinh gốc Việt có bằng Trung học


Trong nhóm allophone với nhau, nếu căn cứ đơn thuần về nguồn gốc ngôn ngữ mà thôi thì học sinh gốc Việt nổi bật nhất với 82% có bằng Trung học, các em người Hoa chiếm  78%, các học sinh khối Á Rạp, Bắc Phi 67% (Magreb, Liban), các em Iran 65%, các học sinh nói tiếng espagnol (Châu Mỹ Latin) 52%, học sinh da đen nhóm nói tiếng créole (Haiti) 40% và so với nhóm chủ nhà Québécois francophone  nói tiếng Pháp lối 62%  có bằng Trung học.


 Xin nói thêm là từ khoảng trên 20 năm nay, người Hoa di dân ồ ạt qua Canada. Họ đến từ lục địa Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan. Di dân hợp pháp (đoàn tụ, hoặc đầu tư…) và di dân lậu, chui, lấy vợ lấy chồng có quốc tịch Canada…Năm 1981 có 300 000 người Hoa sống tại Canada. Đến năm 2001, con số trên tăng lên 1 029 400 người tương đương 3,5% dân số Canada.


Tại Toronto và Vancouver, các em học sinh gốc Hoa có kết quả học vấn cao hơn các nhóm đa số da trắng nói tiếng Anh anglophone. Số các em học sinh gốc Hoa có bằng trung học nhiều gấp 2 hoặc 3 lần hơn so với các em học sinh da trắng anglophone.


Năm 2012, có tất cả  265,000 sinh viên ngoại quốc  đến Canada  du học trong số nầy nhóm Trung Quốc đông nhất với 80 000 người. 

In 2012, Canada welcomed about 265,000 international students. Over 80,000 Chinese students made the choice to study in Canada, representing the largest group of foreign students in our country

http://www.canadainternational.gc.ca/china-chine/study-etudie/index.aspx?lang=eng


Con em gốc Á châu nổi bật trong học vấn


Theo Cécilia Gabizon trong trang Le Figaro fr. cho biết, con em gốc Á châu tại Pháp, trong đó có con cháu người Việt tị nạn đã nổi bật trong học vấn. Các cháu thuộc thế hệ thứ 2 đã vượt thoát ra ngoài sự yếu kém về văn hóa của thế hệ cha mẹ…

Khảo cứu Hoa kỳ đã ghi nhậnt từ lâu thành tích sáng chói trong học đường của các học sinh và sinh viên gốc Á châu. Người ta thường gọi đó là model minority (nhóm thiểu số tiêu biểu) vì họ đã thành công tại Hoa Kỳ. Không những họ qua mặt các nhóm thiểu số khác mà thậm chí còn ăn đứt luôn cả nhóm Mỹ trắng chủ nhà.


Asian Americans have been  frequently described as the model minority because they are believed to have succeeded  in the US, surpassing not only other racial  minority groups but even white Americans (Hirschman &Wong 1986- Kim &Chun 1994- S.J. Lee 1996)


Kết Luận


Gs Marie Mc Andrew đã đưa ra nhận xét: Sự thành đạt trong học đường-cũng như sự chuyên cần trong học vấn-càng nổi bật lên hơn nữa nếu « việc học hành là điều quan trọng ngay từ trong gia đình, cha mẹ là những người có trình độ văn hóa, đi tị nạn hoặc di dân vì muốn cho con cái họ có được cơ may thành công.»


Marie Mc Andrew, prof à l’Université de Montréal, le résume bien. La réussite scolaire – et donc la persévérance scolaire – est plus grande «si l’éducation est importante au sein de la famille, si les parents sont éduqués ou ont immigré pour que leurs enfants aient la chance de l’être».

Sự thành đạt của con em chúng ta trong học vấn được xem như là sự thành công và niềm hảnh diện chung của cha mẹ Viêt Nam trên miền đất tự do./.


Xin nói rõ thêm:


Bài viết trên chỉ bàn và chú trọng đến thành tích của con em các gia đình Việt Nam tị nạn cộng sản và di dân tại các quốc gia Tây phương mà thôi.

Mời các bạn đọc xem bài viết dưới đây của Gs Lâm Văn Bé (Montreal) để hiểu rõ thêm tình hình thật sự hiện nay của “người Việt có mặt” tại hải ngoại.

 

Du Sinh, Lao Động, và Lấy Chồng Ngoại – Lâm Văn Bé

https://muoisau.wordpress.com/2013/11/17/du-sinh-lao-dong-va-lay-chong-ngoai-lam-van-be/


Tham Khảo:


  • Video: La réussite scolaire de la communité vietnamienne

           http://www.youtube.com/watch?v=rZZLLUQPfSo


  • Asian American college students as model minorities : An examination of the overall competence

          http://www-psych.stanford.edu/~tsailab/PDF/AA%20College%20Students.pdf


  • Hieu Van Ngo, Barbara Schleifer. Immigrant children and youth in focus

http://canada.metropolis.net/pdfs/Van_ngo_e.pdf



Montreal, mùa đại dịch COVID19-   06 JUIN 2020


HẾT

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
Cuộc đua vào Tòa án Tối cao Wisconsin rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến các vấn đề pháp lý và chính sách trong tiểu bang. Wisconsin là một bang chiến địa quan trọng trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tòa tối cao tiểu bang có thể đóng vai trò lớn trong các tranh chấp liên quan đến luật bầu cử, quyền tiếp cận lá phiếu và các thách thức đối với kết quả bầu cử. Cuối cùng, sự lo lắng có cơ sở của người dân cuối cùng đã được hóa giải. Số tiền “đầu tư” $20 triệu của Musk đã không thắng được sự lựa chọn của Wisconsin.
Lịch sử là sự lập lại, nhìn ngược về thời gian: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 211 (trước Công Nguyên) Ông đã nghe lời vị Tể Tướng Lý Tư đốt tất cả các ghi chép của Sử Gia không thuộc nước Tần, kể cả Kinh Thi. Bất cứ ai thảo luận về Kinh Thi và Kinh Thư sẽ bị xử tử. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, vụ đốt sách chôn Nho được gọi là “Phần thư khanh nho”, bao gồm việc đốt sách và chôn sống hơn 460 học giả. (1) Năm 1958, Mao Trạch Đông đã liên hệ bản thân ông với Tần Thuỷ Hoàng. Khi ông ta chôn sống 460 học giả ông nói trong một bài phát biểu với các đồng chí của mình: “Các bạn (những nhà trí thức) căm ghét chúng tôi, coi chúng tôi là những Tần Thuỷ Hoàng. Các bạn nhầm rồi. Chúng tôi thậm chí còn vượt Tần Thuỷ Hoàng một trăm lần”.(2) Năm 1975 khi CS miền Bắc, chiếm Việt Nam Cộng Hòa, phong trào đốt sách cũng xảy ra ngay tại miền Nam, Việt Nam. Hàng trăm cuốn sách được người Cộng Hòa mang đi giấu hay mang ra nước ngoài và hàng ngàn cuốn sách bị đố
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.