Hôm nay,  

Đơm Mây: Tham Vọng Kiểm Soát Thời Tiết Của Con Người

19/05/202300:00:00(Xem: 1513)
 
Dom May
Hình minh họa
 
Nhiều người không thích tiết trời mưa gió vì ướt át, lầy lội, và nhiều phiền phức. Nhưng khi hạn hán dẫn đến hỏa hoạn, mất mùa và thiếu nước, ta mới thấy được tầm quan trọng của thời tiết.
 
Nếu có thể kiểm soát điều độ thời tiết, quý vị có tham gia?
 
Một lượng mưa nhỏ nhoi thôi cũng mang ý nghĩa lớn trong sự khác biệt giữa khó khăn và thành công. Trong gần 80 năm, về mặt lý thuyết, một phương pháp được gọi là ‘Cloud Seeding” (tạm dịch là Đơm Mây) hứa hẹn sẽ mang đến cho con người khả năng có được nhiều mưa và tuyết hơn từ các cơn bão, và giảm độ nghiêm trọng của những cơn mưa đá. Nhưng chỉ gần đây, các khoa học gia mới có thể quan sát kỹ lưỡng các đám mây và bắt đầu thấy được việc tạo mây thực sự có hiệu quả như thế nào.
 
Trong tạp chí “The Conversation Weekly” tuần này, ba nhà nghiên cứu sẽ nói đôi điều về khoa học tạo mây, những tác động kinh tế nó có thể mang đến cho ngành nông nghiệp, và các nghiên cứu giúp các chính phủ sử dụng phương pháp đơm mây ở nhiều nơi hơn.
 
Katja Friedrich, giáo sư khoa học về khí quyển và đại dương tại Trường Colorado, Boulder, Hoa Kỳ, là nhà nghiên cứu hàng đầu về phương pháp đơm mây. Bà giải thích: “Khi đơm mây, chúng ta sẽ tìm kiếm những đám mây có những giọt chất lỏng siêu lạnh siêu nhỏ.” Iodide bạc có cấu trúc rất giống với tinh thể băng. Khi những giọt nước chạm vào một hạt iodide bạc, “chúng đóng băng, sau đó chúng có thể bắt đầu hợp nhất với các tinh thể băng khác, trở thành những bông tuyết và rơi ra khỏi đám mây.”
 
Theo Friedrich, mặc dù quá trình này khá đơn giản, nhưng việc đo lường mức độ hiệu quả của nó trong thế giới thực thì không. Bà giải thích: “Vấn đề là một khi chúng ta điều chỉnh một đám mây, thật khó để nói điều gì sẽ xảy ra nếu ta chưa từng đơm mây.”
 
Vào năm 2017, nhóm nghiên cứu của Friedrich đã có một bước đột phá trong việc đo lường tác động của việc đơm mây. Bà nói: “Chúng tôi đã lái một số máy bay, giải phóng một số iodide bạc và tạo ra 6 đám mây hình vạch kẻ thẳng hàng ở phía sau đuôi máy bay bay qua.” Sau đó, họ cho một chiếc máy bay thứ hai bay qua những đám mây. Bà cho biết: “Chúng tôi thực sự có thể định lượng lượng số lượng tuyết có thể tạo ra sau hai giờ đơm mây.” Theo nghiên cứu về đơm mây, hiệu ứng đó là sự gia tăng lượng mưa ở đâu đó trong khoảng 5% đến 20%, hoặc cũng có thể là 30%, tùy thuộc vào nhiều điều kiện.
 
Việc đo lường trực tiếp tác động của việc đơm mây lên lượng mưa – hay tuyết – có thể cần đến khoa học phức hợp và một chút may mắn, nhưng ở những nơi đã sử dụng công nghệ đơm mây trong thời gian dài, lợi ích kinh tế rất rõ ràng.
 
Dean Bangsund là một nhà nghiên cứu tại North Dakota State University, nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp. Bangsund cho biết: “Ở North Dakota, mưa đá gây ra rất nhiều thiệt hại.” Trong nhiều thập niên, chính quyền tiểu bang đã sử dụng phương pháp đơm mây để giảm thiệt hại do mưa đá, vì đơm mây dẫn đến hình thành loại mưa đá có nhiều mảnh nhỏ hơn so với loại mưa đá ít mảnh nhưng gồm những mảnh lớn hơn. “Phương pháp này không loại bỏ 100% mưa đá; nhưng được thiết kế để giảm nhẹ tác động.”
 
Cứ 10 năm một lần, North Dakota thực hiện một phân tích về tác động kinh tế của chương trình đơm mây này, đo lường cả việc giảm thiệt hại do mưa đá và lợi ích từ lượng mưa tăng lên. Bangsund dẫn đầu báo cáo gần đây nhất và cho biết với mỗi đô la chi cho chương trình đơm mây, “mang lại lợi ích tối thiểu là từ 8 đô la hoặc 9 đô la, hoặc có thể lên tới 20 đô la tính trên mỗi mẫu Anh.” Với hàng triệu mẫu đất nông nghiệp trong khu vực áp dụng kỹ thuật đơm mây, đó là một lợi ích kinh tế to lớn.
 
Cả Freidrich và Bangsund đều nhấn mạnh rằng kỹ thuật đơm may, mặc dù có hiệu quả trong một số trường hợp, nhưng không thể sử dụng ở mọi nơi. Vẫn còn rất nhiều điều không chắc chắn về mức độ ảnh hưởng của nó. Một cách để nâng cao hiệu quả và khả năng ứng dụng của việc đơm mây là cải tiến ‘hạt mây.’ Linda Zou là giáo sư về cơ sở hạ tầng dân dụng và kỹ thuật môi trường tại Khalifa University ở United Arab Emirates.
 
Công việc của bà tập trung vào việc phát triển một chất thay thế cho iodide bạc và phòng thí nghiệm của bà đã phát triển một chất bột được gọi là nanopowder. Zou nói: “Tôi bắt đầu với muối ăn, natri clorua. Tinh thể này có kích thước phù hợp, nó sẽ được phủ một lớp titan dioxit nano mỏng.” Khi muối bị ướt, nó tan chảy và tạo thành một giọt có thể hợp nhất với các giọt khác một cách hiệu quả và rơi xuống từ một đám mây. Titanium dioxide có tính hút nước. Đặt cả hai lại với nhau, ta có được một vật liệu tạo mây rất hiệu quả.
 
Từ các thí nghiệm, Zou nhận thấy rằng “với nanopowder, khả năng hình thành các giọt nước có kích thước lớn cao hơn gấp 2.9 lần.” Các hạt nanopowder này cũng có thể hình thành các tinh thể băng ở nhiệt độ ấm hơn và độ ẩm thấp hơn so với iodide bạc.
 
Zou nói thêm: “Nếu ta giải phóng loại vật liệu có tính phản ứng cao hơn và có thể hoạt động trong nhiều điều kiện hơn, thì bất kể ta quyết định sử dụng nó vào thời điểm nào, cơ hội thành công đều sẽ lớn hơn.”
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các khoa học gia tại Bảo tàng Field ở Chicago đang tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu về các xác ướp Ai Cập bằng cách sử dụng một loại máy chụp cắt lớp CT (chụp cắt lớp) di động. Đầu năm nay, nhóm nghiên cứu đã dành bốn ngày để chụp CT kỹ lưỡng 26 xác ướp trong bộ sưu tập của bảo tàng. Kết quả vẫn đang được phân tích, nhưng những khám phá ban đầu đã làm sáng tỏ nhiều bí ẩn về các nghi thức chôn cất cổ xưa.
“Que Sera Sera,” ca khúc này luôn gắn bó với tâm tư của cậu bé bảy tuổi. Đi xem xi-nê với mẹ, sau này mới biết là phim The Man Who Knew Too Much, về nhà tôi nhớ mãi cái giai điệu vui tươi và đôi môi nhảy múa, khi nữ diễn viên hát đoạn que sera sera. “Chuyện gì đến sẽ đến,” một câu nói đầy thơ mộng đối với cậu bé, rồi dần dần lớn lên biến thành câu nói chấp nhận chuyện ngày mai ‘Life is a crazy ride, and nothing is guaranteed. (Đời là chuyến đi điên rồ, không có gì bảo đảm. ‘Eminem’.) Dường như, có một chút bất cần, không quan tâm chuyện gì sẽ xảy đến. Tưởng chỉ là như vậy, ai ngờ, câu nói bỗng đứng dựng lên, lớn tiếng hỏi: “Chuyện gì đến sẽ đến là sao?” Đúng, “sẽ đến” thuộc về tương lai, thuộc về bí mật, nhưng “chuyện gì đến,” một phần đã bị khám phá, tìm thấy, công bố. Chúng ta, con người hiện tại, thế kỷ 21, may mắn có một khoa học khá trung thực và năng nổ, mở ra cho sự hiểu biết còn kém cỏi, nhiều nơi quá khứ còn tối tăm và nhiều nơi chờ ánh sánh rọi tới.
Chiếc xe tự lái "cấp 3" đầu tiên đã được bán ở Mỹ - gần một năm sau khi Mercedes-Benz bật đèn xanh để bán những chiếc xe được trang bị phần mềm lái tự động, có tên là "Drive Pilot". Fortune đưa tin, ít nhất một chiếc xe tự lái cấp 3 hiện đã được bán ở Bắc Mỹ, dựa trên thông tin từ Bộ phương tiện cơ giới (DMV) của California. Đây là một trong số 65 xe được bán trong tiểu bang.
Cuối cùng thì các mẫu máy nghe tai cũng sắp ‘tạm biệt’ công nghệ cũ hàng thế kỷ nhờ một loại chip siêu nhỏ mới sử dụng sóng siêu âm. Chip âm thanh mới có thể mở đường cho một loại tai nghe chống ồn mới, có thể tái tạo ảo giác âm thanh đến từ nhiều hướng. Ngày 9 tháng 1, tại sự kiện CES 2024, công ty khởi nghiệp xMEMS lần đầu tiên giới thiệu chip âm thanh Cypress, có kích thước khoảng 0.25 x 0.25 inch (6.3 x 6.5 mm). Theo đại diện của công ty, con chip mới này sẽ được đưa vào các loại tai nghe nhét tai (earbuds) và tai nghe chụp đầu (headphones) từ cuối năm 2025.
Trong lúc tình hình chính trị ở Mỹ sôi bỏng mùa bầu cử 2024, tình thế chiến tranh Ukraine-Nga và Do Thái-Hammas vẫn tiếp tục đổ máu và đốt tiền, Trí Thông Minh Nhân Tạo (AI) lặng lẽ lật qua trang sử mới, mà ít ai quan tâm, vì sức sôi động ồn ào của thực tế. AI lặng lẽ tìm cách thoát khỏi bàn tay quản lý của con người, nếu gia tộc này được tự do, tự quyền sinh sống, sẽ trở thành một dân tộc lớn mạnh, một nguy cơ cho nhân loại tương lai. Tuy báo động này xa vời nhưng không thể không quan tâm, vì AI đang song hành sinh hoạt hàng ngày với hầu hết mọi người và tiếp tục trên con đường trưởng thành.
Bất kể chúng ta đang đứng ở đâu trên Trái đất, dưới chân chúng ta đều có nước chảy len lỏi bên dưới lòng đất. Nước ngầm cung cấp nước uống cho khoảng một nửa dân số thế giới và gần một nửa lượng nước dùng để tưới, tiêu dùng, giúp giữ cho các dòng sông, ao hồ và đầm lầy tồn tại qua thời kỳ hạn hán. Nước ngầm là nguồn tài nguyên có thể tái tạo, nhưng có thể mất hàng thập niên, thậm chí hàng thế kỷ để một số tầng nước ngầm phục hồi sau khi bị cạn kiệt. Những hiểu biết hiện nay về vấn đề này chủ yếu dựa vào việc ghi lại các đo lường mực nước trong các giếng ở những địa điểm khác nhau.
Công nhân tự động mới nhất của BMW cao 5'6", nặng 130 pound, đi bằng hai chân, sử dụng bàn tay năm ngón để lắp ráp máy móc – và được nghỉ giải lao sau mỗi 5 tiếng đồng hồ, tự đi đến trạm sạc và tự cắm điện.
Con người đang đua nhau khai thác tiềm năng to lớn của đại dương nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế toàn cầu. Trên toàn thế giới, các ngành công nghiệp dựa vào đại dương như đánh bắt cá, vận chuyển và sản xuất năng lượng tạo ra ít nhất 1.5 ngàn tỷ MK trong hoạt động kinh tế hàng năm và hỗ trợ 31 triệu việc làm. Giá trị này đã tăng theo cấp số nhân trong 50 năm qua và dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.
Trong năm 2023, những sự kiện kinh tế chính trị chiếm hầu hết những trang báo chính. Chuyện ông Trump, chuyện Israel-Hamas, chuyện Nga-Ukraine là chủ đề chính để thiên hạ bàn tán. Không mấy ai để ý đến những thành tựu khoa học kỹ thuật. Một phần có thể là vì năm 2023 không có những phát minh mang tính đột phá kiểu như mạng internet, con chip điện tử của những thập niên trước. Tuy nhiên, nhiều thành tựu khoa học của năm qua được đáng giá là có ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân loại.
Trong thời điểm hiện tại, khi nói đến trí thông minh nhân tạo (AI), người ta thường nhắc đến nhiều điểm xấu hơn là điểm tốt. Người ta nói đến kịch bản “ngày tận thế” với máy tính siêu thông minh, nói đến việc AI đưa tin giả... Những cảnh báo này cũng đáng quan tâm. Nhưng trên thực tế, AI vẫn có tiềm năng to lớn mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại. Theo trang mạng https://theconversation.com, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân ngày càng sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ AI hơn để giải quyết các vấn đề đe dọa sức khỏe con người, môi trường, và an ninh lương thực. Các nhà nghiên cứu dự báo thị trường cho những công cụ này có thể đạt 12 tỷ USD vào năm 2032.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.