Hôm nay,  

Từ Nuôi Con Đến Giữ Cháu Tại Hải Ngoại

28/02/202016:30:00(Xem: 3660)

        

Đa số trong chúng ta thuộc thế hệ baby-boomer tuổi đều tròm trèm trên dưới 70, và chắc chắc đa số là đã lên chức ông bà ngoại hay ông bà nội từ lâu rồi.

Nay thì đến tuổi nghỉ hưu, lãnh tiền già sống tà tà, rảnh rỗi đi ra đi vào, vui hưởng tuổi già và chờ ngày...ra đi về lại với cát bụi. 

                                                   BẮT ĐẨU CUỘC ĐỜI MỚI…THÁNG 3 1980

                                                                       TRẠI LEAMSING THÁI LAN

blank

Sponsored by St Mary Parish Catholic Church and Hillcrest United Church Montague. PEI CANADA 1980

blank

Ông nội và các cháu




blank

                                                                   Bà ngoại và cháu trượt tuyết



Sống tại xứ người thì khác với sống bên kia xứ mình. 

Trong cuộc sống thì hầu như mạnh ai nấy lo, đầu tắt mặt tối phải lo đi cày để trả nợ con, nợ nhà, nợ xe, và còn đủ thứ nợ nầy nọ nữa…

Già hay trẻ gì cũng đều có nỗi lo riêng hết!  

Một trong nhiều nỗi khổ tâm của giới trẻ tại Bắc Mỹ là vấn đề tìm mướn người giữ con để có thể đi làm hay mỗi khi cả hai vợ chồng cùng bị kẹt hoặc bận việc gì đó nên không thể trông coi con nhỏ được.

Chuyện coi thường như vậy đó mà không phải dễ đâu!  

Vấn đề là phải tìm được chỗ nào tín nhiệm đáng tin cậy và ngoài ra còn phải dò xem coi người babysit có sạch sẽ kỹ lưỡng hay không, vân vân và vân vân. 

Một số bạn may mắn có cha mẹ ở đâu đó không xa mấy, nên thỉnh thoảng nếu lỡ kẹt thì cũng có thể nhờ ông bà nội hay ông bà ngoại giữ hộ cháu bé là thượng sách nhất.  

Babysit là một job chùa hay job…thiện nguyện cũng được, nhưng lại là một niềm vui của những cặp vợ chồng già Việt Nam tại xứ người.  

Có thể nói là mỗi khi con cái nhờ cha mẹ một việc gì, thì chắc chắn là cha mẹ mau mắn ok liền chớ ít khi nào nỡ từ chối lắm. 

Còn ngược lại thì hổng chắc lắm đâu nghen...Người ta bảo nước mắt chảy xuôi mà lỵ, đúng không?  

Mỗi người và mỗi nhà đều có mỗi cách giáo dục hay dạy bảo con cháu khác nhau... 

Có gia đình cũng còn chút khắt khe khuôn mẫu như lúc họ còn ở bên nhà, nhưng nói chung phần đông ông bà Việt Nam tại hải ngoại cũng đã cởi mở rất nhiều lắm rồi. Đó cũng chính là những người thức thời, biết thích ứng vào hoàn cảnh nơi mình đang sinh sống.  

Vợ chồng tác giả cũng không thoát ra khỏi quy luật tre tàn măng mọc như bao nhiêu gia đình khác.  

Vợ chồng tác giả đã được lên chức làm ông bà ngoại và nội từ 5-6 năm nay rồi...Và thỉnh thoảng con cái cũng nhờ babysit cháu. 

Đang sống trong tâm trạng hội chứng trống ổ buồn chán, nay đàn chim lại bay trở về ổ thì còn gì sung sướng bằng. 

Là cha mẹ, thiết nghĩ chúng ta cũng còn bổn phận về mặt tinh thần là cần phải giúp đỡ con cháu mình…vô điều kiện.

Vì cha mẹ một ngày cũng vẫn là cha mẹ mãi mãi! 

                                     Description: http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSg4co7ZZedQ1GnZzFTkpvFbKjtmnFCxaYLDAhejjFcqr-CEUOnaw


Ngoài ra, việc giữ cháu cũng đem đến được cho mình những niềm vui nho nhỏ cũng như giúp cho cuộc sống bớt đi sự buồn tẻ và cuộc đời mình hình như có ý nghĩa hơn lên!


blank

                                                       Ông ngoại tập cháu đạp xe (photo NTC 2011)

Việc săn sóc tỉ mỉ cho cháu khi cháu còn nhỏ thí dụ như cho bú, cho ăn, thay tã, lau chùi tắm rửa, vân vân và vân vân là phần của bà... Đó, có lẽ cũng là do cái bản năng hay cái thiên chức làm mẹ nuôi con tự nhiên của người phụ nữ đã có tự bao đời.  

Ông thì chỉ chạy vòng ngoài và…chờ thê lệnh mà thôi. Khi được giao cho bồng ẵm hoặc chơi đùa với cháu là ông khoái lắm rồi. Người ta nói già trẻ bằng nhau mà, chắc cũng đúng thôi, vì gần bên cháu, ông cũng có cảm tưởng mình trẻ lại được vài chục tuổi như chơi, ông bò chơi với cháu cả buổi cũng chưa thấy chán. 

Tập cho trẻ nói bập bẹ cái nầy cái kia, mới thấy thật là dễ thương làm sao. Tuần nào không thấy mặt cháu, thì thấy nhớ kinh khủng


blank

    Tập cháu ngoại làm việc-


                                            blank

                                                          Mô Phật


So với các bạn khác, tác giả chắc cũng chưa có kinh nghiệm nhiều vì chỉ mới làm ông bà lần đầu tiên mà thôi. 

Ở bên nầy thì chuyện săn sóc trẻ nhỏ thí dụ như cho ăn cho bú cũng có khi hơi khác hơn những gì tác giả đã biết và thường quen làm ngày xưa ở bên nhà. Bởi thế cho nên nếu muốn làm gì hơi khác thường, thì nên hỏi ý con mình tức là cha mẹ của cháu bé trước rồi hãy làm, chớ đừng ỷ mình là tía má của chúng mà làm đại có khi bị chúng cự nự. Đừng quên là mình đang sống ở hải ngoại chớ không phải bên nhà.  

Nghề gì cũng vậy, cần phải học hỏi hết kể cả…nghề làm ông bà!  

Ở hải ngoại có rất nhiều sách viết về phương pháp giữ trẻ cùng với nghệ thuật để trở thành ông bà tốt (grandparenting). 

Dĩ nhiên sách báo viết theo bối cảnh Âu Mỹ và dựa vào văn hóa cũng như phong tục tập quán cùng với cách hành sự theo xã hội Tây Phương, có thể nói là khác với những giá trị đạo đức của người mình.  

Khó có thể nói bên nào đúng bên nào sai.

Chúng ta cần điều chỉnh lại cách suy nghĩ để thích nghi với hoàn cảnh mới. 

Cần tránh trường hợp xung khắc với con cháu do những sự cách biệt về thế hệ cùng văn hóa (generation gap, culture gap) tạo nên...  

Đừng quên là con cái chúng ta đã lớn lên và được giáo dục tại xứ người với những giá trị khác hơn các giá trị của cha mẹ chúng đã hấp thụ được ở bên nhà. Cái quan trọng là phải khéo dung hoà hai nền văn hóa lại với nhau.  

Là người Việt Nam, chúng ta cố gắng giữ lại phần nào cái nếp văn hóa của mình, ít nhất là trong sinh hoạt gia đình.  

Nhận giữ cháu, ông bà phải có trách nhiệm nhiều lắm.  

Vấn đề coi đơn giản như vậy, nhưng chúng ta cần để ý một số điểm sau đây để cho tình cảm giữa ông bà và con cháu không bị sứt mẻ:         

+ trước hết là phải có sự tôn trọng lẫn nhau giữa ông bà cha mẹ con cháu;

+ tình trạng sức khỏe và tuổi tác cũng rất quan trọng trong việc giữ cháu, nếu ông bà còn trong hạn tuổi 60 thì chắc chắn là còn nhiều sức khỏe và thời gian chăm sóc vui đùa cùng cháu hữu hiệu hơn là ông bà đã ngoài 80 tuổi;        

+ thống nhất ý kiến giữa ông bà cha mẹ trong cách dạy dỗ cháu, mọi sự lủng củng hay không đồng nhất về quan điểm giáo dục nào đó có thể khiến cho đứa trẻ hoang mang bối rối;  

+ tôn trọng các nguyên tắc về an ninh cho cháu thí dụ như thận trọng coi chừng cháu bị té ngã hoặc nuốt đồ vật lạ nguy hiểm, vân vân;        

+ bảo vệ các điểm thiết yếu về giáo dục vì cháu có thể khai thác sự bất đồng quan điểm của người lớn để đòi hỏi nầy nọ và lâu ngày trở nên rất khó dạy;       

+ nên nhớ mình chỉ là ông bà mà thôi, còn cách dạy dỗ là quyền của cha mẹ cháu, ngoại trừ trường hợp cha mẹ cháu lâm trọng bệnh hay ở tù hoặc đã chết thì lúc đó mình mới có thể thay mặt cha mẹ cháu trong việc giáo dục;        

+ nên tránh sự so sánh giữa hai bên nội ngoại về vấn đề hơn nhau về sự giàu nghèo cũng như về ca-đô lớn nhỏ cốt để chinh phục tình cảm của cháu hoặc để được cháu thương mình nhiều hơn bên kia (?)

+ nên nghĩ đến sự an vui và hạnh phúc của cháu hơn là sự ích kỷ của những người lớn;        

+ việc giữ cháu không có nghĩa là mình phải hy sinh trọn cuộc sống riêng tư của mình, mà phải biết từ chối babysit nếu mình cảm thấy bị lợi dụng hay nhờ cậy vào những lúc không cần thiết hoặc mình mệt mỏi không còn hứng thú trong việc giữ cháu nữa; 

+ và sau cùng là phải biết can đảm nói rõ cảm nghĩ của mình cũng như nói rõ lòng mình cho con cái biết.

                       http://www.1-love-quotes.com/static/managed_images/53/53CBA2F0-680C-11E1-9254-F48CB80BF09B.jpg    

  
Điều tốt đẹp nhứt trên đời không thể nào thấy hay sờ mó được, nhưng phải cảm nhận bằng con tim mà thôi. (Helen Keller)      

                               

                                                        



blank

2015


blank

                                        CON GÁI LAN CHÂU TRỊ BỆNH CHO PA

 Kết luận  

Giữ cháu coi như tạo ra cho chúng ta được một niềm vui nho nhỏ, đồng thời cũng là một bổn-phận của chúng ta trong tuổi hoàng-hôn ở hải ngoại.  

Vì, có những điều tốt đẹp nhất trên thế gian nầy mà chúng ta không thể nào trông thấy hay sờ mó được mà chúng ta chỉ cảm nhận được qua con tim mà thôi.

Nghĩ thật là chí lý./.

blank

Các cháu nội


blank

Con trai làm paving driveway NHÀ PA MÁ 2016-2O17

Tham khảo:  

-Sharon L. Mader. Bebefits of Grandparenting. Ohio State Univ. August 2007

http://ohioline.osu.edu/hyg-fact/5000/pdf/Benefits_Grandparenting.pdf

-Grandparents role in the family

http://www.a-better-child.org/page/888950  

-Les grands – parents d’aujourd’hui

http://www.educatout.com/edu-conseils/psychologie/les-grands-parents-d-aujourd-hui.htm 

Montreal, 


Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.