Hôm nay,  

Virus Xi

27/02/202010:44:00(Xem: 5557)

Siêu vi khuẩn gây ra dịch sưng phổi ở Vũ Hán làm chết hơn 2000 người và hơn 74 000  bị nhiễm (tin ngày 19/02/2020) có tên là Covid-19 do Tổ chức Y tế Thế giới chọn, cho ngắn gọn, dễ đọc hơn, thay thế tên gọi trước. Thật ra cũng hãy còn dài, còn khó đọc và khó nhớ, nhứt là đối với những người Trung Quốc không biết chữ Tây.

Nay nếu gọi con virus Covid-19 là «Virus Xi» thì rõ ràng là vô cùng dễ đọc cho cả thế giới, không riêng gì chỉ với những ngưởi Trung quốc không biết chữ Tây ở bên Tàu. Hơn nữa virus Xi còn làm toát lên bản chất hiểm ác của con người Xi chỉ biết lo bảo vệ tham vọng quyền lực và nuôi dưỡng giấc mơ làm bá chủ thế giới, coi nhẹ sanh mạng người dân nên dịch mới lan rộng ngăn chận không kịp. Virus Xi lại cũng là loại vi trùng cực độc gây ra thứ bệnh thâm căn cố đế: “Trung quốc bệnh phu”!

Để nói lên đặc tính của Virus Xi, tưởng không có gì rõ ràng hơn là lược lại những nạn nhơn của Virus Xi xảy ra từ cuối năm 2019 đang làm điêu đứng cà nước Tàu cho đến nay chưa biết chắc bao giờ sẽ khắc phục được.


Chống virus vừa truy lùng “thế lực thù địch”

Ông Xu Zhiyong, cựu Giáo sư Đại học, bị công an bắt hôm thứ bảy 15/02/2020, tại khu phố Panyu ở Canton, miền Nam nước Tàu. Ông lẩn trốn từ Noel năm rồi vì ông bị công an lùng bắt do ông tranh đấu chống sự phân biệc đối xử và những lời phê phán thẳng thắng của ông về chánh sách độc tài toàn trị của Xi Jinping. Hôm đầu tháng 2 vừa qua, trên mạng, ông kêu gọi Xi Jinping hảy từ chức. Thế là Xi lợi dụng chống dịch virus Corona ra lệnh đàn áp trên cả nước, bắt những ai công kích đảng nhà nước qua những tuyên bố về dịch virus. Cách nay vài hôm, Xi còn ra lệnh kiểm soát chặc chẻ hơn nữa thông tin xấu trên mạng xuyên tạc chánh phủ.

Ngoài trường hợp phản kháng của Giáo sư Xu Zhiyong, nhơn vụ dịch virus, còn xuất hiện nhiều trường hợp khác cũng làm cho đảng cộng sản bắc kinh khó chịu phải đàn áp mạnh. Hôm 6 tháng 2, ông Chen Qiushi, Luật sư Nhơn quyền vừa là chủ Blog ở Bắc kinh, đã không còn trả lời điện thoại nữa. Qua hôm sau, cha mẹ của ông được công an nhơn dân báo tin ông Chen đã được chánh phủ cô lập nhằm bảo vệ sức khỏe cho ông vì ông đã thăm viếng “nhiều bệnh viện” sợ ông bị nhiểm virus. Ông đã tới Vũ Hán sớm, trước khi chánh phủ chánh thức loan báo có dịch virus Corona và ra lệnh cô lậo Vũ Hán, đó là thái độ bị hiểu là coi thường nhà cầm quyền. 

Hôm 14/02/2020, Bác sĩ nhản khoa Li chết, Giáo sư Xu có phổ biến một thông điệp để tưởng niệm người anh hùng quá cố, trước đó một tuần đã báo động nạn dịch cho đồng nghiệp ở nhà thương trong lúc nhà cầm quyền Xi chưa cho lệnh thông tin . Đó là lời cuối cùng của ông . Theo Giáo sư Xu “cái thiên tai trên cả nước này chỉ có thể xảy ra do không có dân chủ và không có tự do diển đạt . Trong lúc quần chúng đang xúc động vì cái chết oan ức của Bs Li và hốt hoảng trước tình trạng đau thương của đất nước, đảng cộng sản lại ẩn mình để dễ nhìn theo dỏi và nghe ngóng nhơn dân phản ứng tiêu cực đối với chánh phủ . Trong lòng họ không có điều gì tốt xấu, phải trái, hay dở . Không có một ý thức nào dấy lên . Không có một giới hạn nào . Không có một nhơn cách nào cả» .

Cái chết của Bs Li đã làm xúc động nhơn dân cả nước và họ đều hướng vế ông để tưởng niệm . Một điều như vậy chưa từng xảy ra ở đất nước này . Và đồng thời, dân chúng không hết lời chỉ trích chánh phủ, lên án đảng và nhà nước đã làm cho tình hình nghiêm trọng hơn bằng cách dấu diếm sự thật .

Giáo sư Xu Zhiyong đã bị công an truy lùng từ cuối tháng 12 năm rồi vì một vụ không liên hệ gì với dịch virus . Theo những người bạn gần gủi với ông thì tất cả những người bạn hoạt động với ông gặp nhau trong bửa ăn tối ở Xiamen, Miền Đông-Nam Trung quốc, đều đã bị bắt vào cuối năm rồi, chỉ có một mình ông thoát khỏi . Nhà cầm quyền buộc tôi ông và các bạn của ông đã thảo luận về sự «diển tiến Dân chủ ở Trung quốc», nghĩa là âm muu chống lại Nhà nước . Nhà hoạt động Nữ quyền Li Qiaochu, bạn của Giáo sư Xu, bà cũng mất tích hôm chủ nhựt. Ông Patrick Poon, chuyên viên nghiên cúu của Tổ chức Ân xá Quốc tế, được tin Giáo sư Xu và các bạn của ông đều bị bắt giam, tuyên bố trong một bản tin phát hành hôm 17/02/2020 «Ông Xu và những người cùng bị giam giử với ông, họ không làm một điều gì phạm tội hết cả». Thật ra đó chỉ là bắt nhốt người một cách ngang ngược vì lý do hoàn toàn chánh trị của một chế độ độc tài ác ôn mà thôi .

Tôi không sợ cái đảng này

«Tại sao tao phải sợ mày . Đảng cộng sản ?», nhà hoạt động Nhơn quyền Chen Quishi uất nghẹn hét lên . Những Vidéos của ông cho thấy tình trạng thật của bệnh viện và lò thiêu thành phố vô cùng thảm hại . Nó hoàn toàn không như những thông cáo chánh thức của nhà nước đưa ra . Trong một vidéo cuối cùng, ông Chen khóc ngất : «Tôi sợ. Trước mặt tôi là dịch bệnh chết người . Và ở phìa sau tôi, là đảng và nhà nước trung quốc . Nhưng ngày nào tôi còn sống là tôi sẽ nói lên điều gì tôi đã trông thấy và đã nghe được . Tôi không sợ chết đâu ! Tại sao tao phải sợ mày, đảng cộng sản ? Thứ chánh phủ khốn nạn».

Chủ Blog Xu Xiaodong, bạn của Chen, báo tin trên mạng Chen mất tích, đó không phải do nhà cầm quyến cô lập để bảo vệ ông không bị nhiểm bệnh, mà là cách «cô lập cưởng bách», nói cách khác, đó là bắt nhốt người vô tội theo kiểu ngang ngược của cộng sản vì lý do chánh trị .

Nhiếu bệnh nhơn đang nằm trong nhà thương Vũ Hán, chụp hình chính mình, đưa lên mạng kèm theo lời nói về chế độ đang cai trị «Tôi không tin tưởng gì nữa ở cái chánh phủ này» .trong một vidéo kế đó, bệnh nhơn này báo động «Ai đã cắt oxy của mình . Có lẽ để trả thù lời tuyên bố kia chăng ?». Kế đó là một sự thay đổi thái độ lạ lùng . Cũng bệnh nhơn đó kêu gọi «mọi người hảy tin tưởng nhà cầm quyền » . Đó là vidéo cuối cùng . Sau đó, không thấy bệnh nhơn đó đưa gì lên mạng nữa cả . Hay đã hết bệnh, ra về rồi !

Một người đàn ông chụp hình cảnh thành phố bị cô lập, với lời phê bình «Dịch virus xảy ra vì chúng nó che dấu dự thật!» . Người ta thấy tài khoảng của ông ấy trên Weibo bị xóa và chính ông bị ngất xỉu ngoài đường ngày 9/2/2020 . Sau cùng, một giới chức Đại học ký tên một bản kêu gọi cho Tự do diển tả thì bị chỉ định cư trú và bị cấm dùng internet . (Theo  Jérémy André đặc phái viên của Tuần báo Le Point ở Hồng kông, 18/2/2020) 


Đảng cộng sản trung quốc lợi dụng dịch bệnh tăng cường kiểm soát 

Hôm 16/02/2020, Tập Cận-bình ra lệnh cơ quan an ninh từ nay phải siết chặc hơn nữa việc kiểm soát thông tin, nhứt là trên mạng, không để  chỉ trích chánh phủ, xuyên tạc sự thật, gây hoang mang trong nhơn dân làm xáo trộn đời sống xã hôi trong lúc đang có bệnh dịch .

Ông Nicolas Bequelin, Giám đốc Ân xá Quốc tế Á châu, lấy làm tiếc nói «Bệnh dịch, trước tiên, thấy như nó là một hiểm họa cho sự ổn định xã hội và kinh tế . Những tự do căn bản có thể bị giới hạn khi bị dịch, nhưng những giới hạn này nên chừng mực và chánh đáng» . Ông nói tiếp «Tất cả những người hoạt động mà ông gặp và thảo luận, sau đó, họ đều bị công an mời làm việc . Thế mới biết dịch virus này là một đề tài vô cùng nhại cảm» . 

Theo Tổ chức Nhơn quyền nhận xét, đảng cộng sản lợi dụng vụ bệnh dịch để siết chặc thêm sự kiểm soát xã hội và tăng cường sự đàn áp . Nhơn có dịch virus, đảng và nhà nước của Tập tăng cường kiểm soát và thanh lọc dân chúng . Mỗi gia đình gắn liền với một văn phòng của đảng để được xếp theo thành phần «nguy hiểm» hay «nhơn dân tốt» . Nhơn vụ bệnh dịch, công an theo dỏi phản ứng của thân nhơn bệnh nhơn vì những người này có thái độ khi nhìn thấy cảnh người thân bịnh và điều kiện chửa trị ở nhà thương .

Thông thường một nhà nước độc tài, khi xảy ra một tình trạng nghiêm trọng, như  khủng bố, thiên tai, bệnh dịch, thì họ luôn luôn tìm cách khai thác cho có lợi tối đa về phía họ . Dân chúng có sao là chuyện khác . Trong lúc đó, chuyện buồn cười là giới Y tế Thế giới lại nhiều lần giới thiệu Trung quốc như là một nhà nước mẫu mực . Không ai thắc mắc hỏi quyền của bệnh nhơn ở đâu ? Tại sao Tập Cận-bình không cho chương trình hợp tác ngoại quốc hay huê kỳ tới ? Và cũng không ai hỏi về số phận của hằng triêu người, nhứt là công nhơn từ các nơi khác tới làm việc, nay thành phố bị cô lập .


Lịch sử nước Tàu là lịch sử các đế chế thay phiên nhau cai trị độc tài . Tàu không có văn hóa chánh trị dân chủ nên trong ngôn ngữ tàu không có chữ Tự do . Từ Nhà Châu, tức từ khi Trung hoa có nhà cầm quyền cho tới năm 1949, Trung hoa vẫn là nước quân chủ chuyên chế . Năm 1949, cách mạng vô sản kết thúc đế chế, Mao lên nắm quyền, lập chế độ nhơn dân nhưng Mao là Hoàng đế đỏ . Nước Tàu vẫn chia thành hai từng lớp : lớp trên là lớp cai trị và lớp dưới gồm thứ dân là lớp bị trị . Lớp bị trị biết vâng lời ngoan ngoản thì sống yên ổn . Có thái độ bất mản, chống đối chế độ thì bị trừng phạt không nương tay. 

Nay Tập Cận-bình tiếp nối vẫn giử văn hóa chành trị độc tài đó nhưng ác ôn hơn . Do lo sợ bị dân đứng lên cướp lại chánh quyền . Sự lo sợ chiếm nảo trạng của Tập và của cả bộ máy cầm quyền . Nó trở thành cái bệnh, có thể gọi là «Trung quốc bệnh phu», căn bệnh chánh trị chuyên chế xuyên suốt từ thời Nhà Châu . Người mang bệnh như đảng cộng sản tàu hiện nay luôn luôn coi nhơn dân là kẻ thù, luôn luôn theo dỏi kiểm soát . Nên Tập cho thiết lạp hệ thống AI nhận diện dân chúng để kịp phản ứng và can thiệp . Giáo sư Xu bị bắt ở tận miền nam là truuờng hợp điển hình .

«Trung quốc bệnh phu» là muốn dựa theo lời người phương tây nói Nhà Thanh «Đông Á bệnh phu» nhưng không nhằm phê phán con người hay văn hóa trung hoa mà là nói hệ thống tập quyền Nhà Thanh thối nát . Người trung quốc từ đó, cả thế kỷ trôi qua, vẫn chưa cải thiện được để có một chế độ thật sự do dân và vì dân như các nước tây phương nên cơ chế công quyền yêu kém bất lực khi phải quản lý một khủng hoảng xảy ra . Dịch Corona cho thấy rỏ thực tế đó .

Tập có siết chặc bộ máy kiểm soát dân chúng và thông tin trên mạng thì chỉ làm cho dân chúng bất mản thêm, càng oán hận chế độ hơn nữa mà không giúp chánh quyền sớm khắc phục bệnh dịch .

Hậu quả của virus Corona sẽ vô cùng thảm hại không riêng cho nước Tàu mà còn cả thế giới . Về mặt kinh tế xã hội dễ thấy rỏ . Còn về vận mệnh cầm quyền của Tập ?

Lòng dân, cả những người phụ nữ bình thường, cũng đều muốn Tập đi chổ khác chơi .


Nguyễn thị Cỏ May

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ryanne Mena là một nhà báo đưa tin về tội phạm và an toàn công cộng cho Southern California News Group. Thứ Sáu, 6/6, ngày đầu tiên diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump, chống lại các cuộc bố ráp của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Mena đã có mặt ngay trên đường phố Los Angeles, bên ngoài Trung tâm giam giữ Metropolitan,L.A. Tại đây, cô bị trúng đạn hơi cay ở đùi bên trái Ngày kế tiếp, nữ phóng viên này bị trúng đạn cao su của các đặc vụ liên bang bắn vào đầu, bên phải, cách tai của cô chỉ khoảng 1 inch. Những tấm ảnh Mena và các đồng nghiệp khác bị thương lan tỏa khắp Instagram, Twitter.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Ăn mặc đẹp là nói về thời trang. Lịch sử “thời trang cao cấp” thuộc về truyền thống của Pháp: Haute couture từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, ngành thời trang cao cấp đã phát triển thành một phương tiện kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế Pháp. Trong thời gian này, các nhà tạo mốt như Dior, Chanel và Balenciaga đã được thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, ngành thời trang cao cấp ở Pháp đã mất đi phần lớn sự huyền bí của mình và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế khác, đặc biệt là ở Ý và Hoa Kỳ. Sự thành công của bối cảnh thời trang quốc tế và tiềm năng lợi nhuận đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn hàng xa xỉ, được tiên phong bởi ông trùm kinh doanh người Pháp và người sáng lập LVMH Bernard Arnault vào năm 1987. Ngày nay, các tập đoàn này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lịch sử của các nhà thời trang xa xỉ thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc sáng tạo, những người diễn giải và chỉ đạo triết lý thiết kế của thương hiệu.
Chiều Thứ Sáu cuối cùng của Tháng Năm 2025, tỷ phú nhất thế giới Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) bước vào Phòng Bầu Dục. Musk đội nón kết đen có chữ MAGA, mặc áo thun đen có chữ “The Dogefather,” vest đen, đứng kế Tổng thống Trump – chỗ đứng quen thuộc của Musk từ khi Trump tái đắc cử. Hình truyền thông từ Phòng Bầu Dục đưa đi cho thấy, thỉnh thoảng, đôi mắt của Elon Musk nhắm nghiền với vết bầm trên mắt phải chưa tan, đầu lắc lư, lắc lư. Không biết là ông ta đang tận hưởng không khí phủ đầy vàng của Bạch Cung hay tâm hồn đang…phiêu diêu ở Sao Hỏa? Đó là ngày cuối cùng được cho là ngày làm việc của Musk trong Tòa Bạch Ốc, theo cách chính quyền Trump thông báo.
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.