Hôm nay,  

Virus Xi

27/02/202010:44:00(Xem: 5645)

Siêu vi khuẩn gây ra dịch sưng phổi ở Vũ Hán làm chết hơn 2000 người và hơn 74 000  bị nhiễm (tin ngày 19/02/2020) có tên là Covid-19 do Tổ chức Y tế Thế giới chọn, cho ngắn gọn, dễ đọc hơn, thay thế tên gọi trước. Thật ra cũng hãy còn dài, còn khó đọc và khó nhớ, nhứt là đối với những người Trung Quốc không biết chữ Tây.

Nay nếu gọi con virus Covid-19 là «Virus Xi» thì rõ ràng là vô cùng dễ đọc cho cả thế giới, không riêng gì chỉ với những ngưởi Trung quốc không biết chữ Tây ở bên Tàu. Hơn nữa virus Xi còn làm toát lên bản chất hiểm ác của con người Xi chỉ biết lo bảo vệ tham vọng quyền lực và nuôi dưỡng giấc mơ làm bá chủ thế giới, coi nhẹ sanh mạng người dân nên dịch mới lan rộng ngăn chận không kịp. Virus Xi lại cũng là loại vi trùng cực độc gây ra thứ bệnh thâm căn cố đế: “Trung quốc bệnh phu”!

Để nói lên đặc tính của Virus Xi, tưởng không có gì rõ ràng hơn là lược lại những nạn nhơn của Virus Xi xảy ra từ cuối năm 2019 đang làm điêu đứng cà nước Tàu cho đến nay chưa biết chắc bao giờ sẽ khắc phục được.


Chống virus vừa truy lùng “thế lực thù địch”

Ông Xu Zhiyong, cựu Giáo sư Đại học, bị công an bắt hôm thứ bảy 15/02/2020, tại khu phố Panyu ở Canton, miền Nam nước Tàu. Ông lẩn trốn từ Noel năm rồi vì ông bị công an lùng bắt do ông tranh đấu chống sự phân biệc đối xử và những lời phê phán thẳng thắng của ông về chánh sách độc tài toàn trị của Xi Jinping. Hôm đầu tháng 2 vừa qua, trên mạng, ông kêu gọi Xi Jinping hảy từ chức. Thế là Xi lợi dụng chống dịch virus Corona ra lệnh đàn áp trên cả nước, bắt những ai công kích đảng nhà nước qua những tuyên bố về dịch virus. Cách nay vài hôm, Xi còn ra lệnh kiểm soát chặc chẻ hơn nữa thông tin xấu trên mạng xuyên tạc chánh phủ.

Ngoài trường hợp phản kháng của Giáo sư Xu Zhiyong, nhơn vụ dịch virus, còn xuất hiện nhiều trường hợp khác cũng làm cho đảng cộng sản bắc kinh khó chịu phải đàn áp mạnh. Hôm 6 tháng 2, ông Chen Qiushi, Luật sư Nhơn quyền vừa là chủ Blog ở Bắc kinh, đã không còn trả lời điện thoại nữa. Qua hôm sau, cha mẹ của ông được công an nhơn dân báo tin ông Chen đã được chánh phủ cô lập nhằm bảo vệ sức khỏe cho ông vì ông đã thăm viếng “nhiều bệnh viện” sợ ông bị nhiểm virus. Ông đã tới Vũ Hán sớm, trước khi chánh phủ chánh thức loan báo có dịch virus Corona và ra lệnh cô lậo Vũ Hán, đó là thái độ bị hiểu là coi thường nhà cầm quyền. 

Hôm 14/02/2020, Bác sĩ nhản khoa Li chết, Giáo sư Xu có phổ biến một thông điệp để tưởng niệm người anh hùng quá cố, trước đó một tuần đã báo động nạn dịch cho đồng nghiệp ở nhà thương trong lúc nhà cầm quyền Xi chưa cho lệnh thông tin . Đó là lời cuối cùng của ông . Theo Giáo sư Xu “cái thiên tai trên cả nước này chỉ có thể xảy ra do không có dân chủ và không có tự do diển đạt . Trong lúc quần chúng đang xúc động vì cái chết oan ức của Bs Li và hốt hoảng trước tình trạng đau thương của đất nước, đảng cộng sản lại ẩn mình để dễ nhìn theo dỏi và nghe ngóng nhơn dân phản ứng tiêu cực đối với chánh phủ . Trong lòng họ không có điều gì tốt xấu, phải trái, hay dở . Không có một ý thức nào dấy lên . Không có một giới hạn nào . Không có một nhơn cách nào cả» .

Cái chết của Bs Li đã làm xúc động nhơn dân cả nước và họ đều hướng vế ông để tưởng niệm . Một điều như vậy chưa từng xảy ra ở đất nước này . Và đồng thời, dân chúng không hết lời chỉ trích chánh phủ, lên án đảng và nhà nước đã làm cho tình hình nghiêm trọng hơn bằng cách dấu diếm sự thật .

Giáo sư Xu Zhiyong đã bị công an truy lùng từ cuối tháng 12 năm rồi vì một vụ không liên hệ gì với dịch virus . Theo những người bạn gần gủi với ông thì tất cả những người bạn hoạt động với ông gặp nhau trong bửa ăn tối ở Xiamen, Miền Đông-Nam Trung quốc, đều đã bị bắt vào cuối năm rồi, chỉ có một mình ông thoát khỏi . Nhà cầm quyền buộc tôi ông và các bạn của ông đã thảo luận về sự «diển tiến Dân chủ ở Trung quốc», nghĩa là âm muu chống lại Nhà nước . Nhà hoạt động Nữ quyền Li Qiaochu, bạn của Giáo sư Xu, bà cũng mất tích hôm chủ nhựt. Ông Patrick Poon, chuyên viên nghiên cúu của Tổ chức Ân xá Quốc tế, được tin Giáo sư Xu và các bạn của ông đều bị bắt giam, tuyên bố trong một bản tin phát hành hôm 17/02/2020 «Ông Xu và những người cùng bị giam giử với ông, họ không làm một điều gì phạm tội hết cả». Thật ra đó chỉ là bắt nhốt người một cách ngang ngược vì lý do hoàn toàn chánh trị của một chế độ độc tài ác ôn mà thôi .

Tôi không sợ cái đảng này

«Tại sao tao phải sợ mày . Đảng cộng sản ?», nhà hoạt động Nhơn quyền Chen Quishi uất nghẹn hét lên . Những Vidéos của ông cho thấy tình trạng thật của bệnh viện và lò thiêu thành phố vô cùng thảm hại . Nó hoàn toàn không như những thông cáo chánh thức của nhà nước đưa ra . Trong một vidéo cuối cùng, ông Chen khóc ngất : «Tôi sợ. Trước mặt tôi là dịch bệnh chết người . Và ở phìa sau tôi, là đảng và nhà nước trung quốc . Nhưng ngày nào tôi còn sống là tôi sẽ nói lên điều gì tôi đã trông thấy và đã nghe được . Tôi không sợ chết đâu ! Tại sao tao phải sợ mày, đảng cộng sản ? Thứ chánh phủ khốn nạn».

Chủ Blog Xu Xiaodong, bạn của Chen, báo tin trên mạng Chen mất tích, đó không phải do nhà cầm quyến cô lập để bảo vệ ông không bị nhiểm bệnh, mà là cách «cô lập cưởng bách», nói cách khác, đó là bắt nhốt người vô tội theo kiểu ngang ngược của cộng sản vì lý do chánh trị .

Nhiếu bệnh nhơn đang nằm trong nhà thương Vũ Hán, chụp hình chính mình, đưa lên mạng kèm theo lời nói về chế độ đang cai trị «Tôi không tin tưởng gì nữa ở cái chánh phủ này» .trong một vidéo kế đó, bệnh nhơn này báo động «Ai đã cắt oxy của mình . Có lẽ để trả thù lời tuyên bố kia chăng ?». Kế đó là một sự thay đổi thái độ lạ lùng . Cũng bệnh nhơn đó kêu gọi «mọi người hảy tin tưởng nhà cầm quyền » . Đó là vidéo cuối cùng . Sau đó, không thấy bệnh nhơn đó đưa gì lên mạng nữa cả . Hay đã hết bệnh, ra về rồi !

Một người đàn ông chụp hình cảnh thành phố bị cô lập, với lời phê bình «Dịch virus xảy ra vì chúng nó che dấu dự thật!» . Người ta thấy tài khoảng của ông ấy trên Weibo bị xóa và chính ông bị ngất xỉu ngoài đường ngày 9/2/2020 . Sau cùng, một giới chức Đại học ký tên một bản kêu gọi cho Tự do diển tả thì bị chỉ định cư trú và bị cấm dùng internet . (Theo  Jérémy André đặc phái viên của Tuần báo Le Point ở Hồng kông, 18/2/2020) 


Đảng cộng sản trung quốc lợi dụng dịch bệnh tăng cường kiểm soát 

Hôm 16/02/2020, Tập Cận-bình ra lệnh cơ quan an ninh từ nay phải siết chặc hơn nữa việc kiểm soát thông tin, nhứt là trên mạng, không để  chỉ trích chánh phủ, xuyên tạc sự thật, gây hoang mang trong nhơn dân làm xáo trộn đời sống xã hôi trong lúc đang có bệnh dịch .

Ông Nicolas Bequelin, Giám đốc Ân xá Quốc tế Á châu, lấy làm tiếc nói «Bệnh dịch, trước tiên, thấy như nó là một hiểm họa cho sự ổn định xã hội và kinh tế . Những tự do căn bản có thể bị giới hạn khi bị dịch, nhưng những giới hạn này nên chừng mực và chánh đáng» . Ông nói tiếp «Tất cả những người hoạt động mà ông gặp và thảo luận, sau đó, họ đều bị công an mời làm việc . Thế mới biết dịch virus này là một đề tài vô cùng nhại cảm» . 

Theo Tổ chức Nhơn quyền nhận xét, đảng cộng sản lợi dụng vụ bệnh dịch để siết chặc thêm sự kiểm soát xã hội và tăng cường sự đàn áp . Nhơn có dịch virus, đảng và nhà nước của Tập tăng cường kiểm soát và thanh lọc dân chúng . Mỗi gia đình gắn liền với một văn phòng của đảng để được xếp theo thành phần «nguy hiểm» hay «nhơn dân tốt» . Nhơn vụ bệnh dịch, công an theo dỏi phản ứng của thân nhơn bệnh nhơn vì những người này có thái độ khi nhìn thấy cảnh người thân bịnh và điều kiện chửa trị ở nhà thương .

Thông thường một nhà nước độc tài, khi xảy ra một tình trạng nghiêm trọng, như  khủng bố, thiên tai, bệnh dịch, thì họ luôn luôn tìm cách khai thác cho có lợi tối đa về phía họ . Dân chúng có sao là chuyện khác . Trong lúc đó, chuyện buồn cười là giới Y tế Thế giới lại nhiều lần giới thiệu Trung quốc như là một nhà nước mẫu mực . Không ai thắc mắc hỏi quyền của bệnh nhơn ở đâu ? Tại sao Tập Cận-bình không cho chương trình hợp tác ngoại quốc hay huê kỳ tới ? Và cũng không ai hỏi về số phận của hằng triêu người, nhứt là công nhơn từ các nơi khác tới làm việc, nay thành phố bị cô lập .


Lịch sử nước Tàu là lịch sử các đế chế thay phiên nhau cai trị độc tài . Tàu không có văn hóa chánh trị dân chủ nên trong ngôn ngữ tàu không có chữ Tự do . Từ Nhà Châu, tức từ khi Trung hoa có nhà cầm quyền cho tới năm 1949, Trung hoa vẫn là nước quân chủ chuyên chế . Năm 1949, cách mạng vô sản kết thúc đế chế, Mao lên nắm quyền, lập chế độ nhơn dân nhưng Mao là Hoàng đế đỏ . Nước Tàu vẫn chia thành hai từng lớp : lớp trên là lớp cai trị và lớp dưới gồm thứ dân là lớp bị trị . Lớp bị trị biết vâng lời ngoan ngoản thì sống yên ổn . Có thái độ bất mản, chống đối chế độ thì bị trừng phạt không nương tay. 

Nay Tập Cận-bình tiếp nối vẫn giử văn hóa chành trị độc tài đó nhưng ác ôn hơn . Do lo sợ bị dân đứng lên cướp lại chánh quyền . Sự lo sợ chiếm nảo trạng của Tập và của cả bộ máy cầm quyền . Nó trở thành cái bệnh, có thể gọi là «Trung quốc bệnh phu», căn bệnh chánh trị chuyên chế xuyên suốt từ thời Nhà Châu . Người mang bệnh như đảng cộng sản tàu hiện nay luôn luôn coi nhơn dân là kẻ thù, luôn luôn theo dỏi kiểm soát . Nên Tập cho thiết lạp hệ thống AI nhận diện dân chúng để kịp phản ứng và can thiệp . Giáo sư Xu bị bắt ở tận miền nam là truuờng hợp điển hình .

«Trung quốc bệnh phu» là muốn dựa theo lời người phương tây nói Nhà Thanh «Đông Á bệnh phu» nhưng không nhằm phê phán con người hay văn hóa trung hoa mà là nói hệ thống tập quyền Nhà Thanh thối nát . Người trung quốc từ đó, cả thế kỷ trôi qua, vẫn chưa cải thiện được để có một chế độ thật sự do dân và vì dân như các nước tây phương nên cơ chế công quyền yêu kém bất lực khi phải quản lý một khủng hoảng xảy ra . Dịch Corona cho thấy rỏ thực tế đó .

Tập có siết chặc bộ máy kiểm soát dân chúng và thông tin trên mạng thì chỉ làm cho dân chúng bất mản thêm, càng oán hận chế độ hơn nữa mà không giúp chánh quyền sớm khắc phục bệnh dịch .

Hậu quả của virus Corona sẽ vô cùng thảm hại không riêng cho nước Tàu mà còn cả thế giới . Về mặt kinh tế xã hội dễ thấy rỏ . Còn về vận mệnh cầm quyền của Tập ?

Lòng dân, cả những người phụ nữ bình thường, cũng đều muốn Tập đi chổ khác chơi .


Nguyễn thị Cỏ May

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.