Hôm nay,  

Tâm Tư Hồng Kông

12/10/201900:00:00(Xem: 5631)
Chau Vu at Hong Kong Polytechnic Uniiversity
Châu Vũ tại Hồng Kông.
Sinh vien bieu tinh tai truong dai hoc
Sinh viên biểu tình trong đại học.

 

Vào các năm 1989, 1990, sau khi Chính quyền Hồng Công quyết định đóng cửa các trại tỵ nạn, tôi đã tình nguyện làm việc với Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người Tỵ Nạn (UNHCR) trong sáu tháng liền nhằm giúp các thuyền nhân Việt Nam bị kẹt trong trại. Từ đó, tôi vẫn thường quay lại Hồng Công, phần lớn thời gian là để giảng dạy và nghiên cứu trong Đại học Bách khoa Hồng Công (Hong Kong Polytechnic University - HKPU).

Sau nhiều năm tháng như vậy, tôi có thiện cảm với HK, như một nơi thăm viếng, nhưng cũng chẳng gây nhiều xúc động đặc biệt. Lần này, khi tới HK vào giữa Tháng 9 vừa qua, tôi lại thấy mình có cảm tình sâu xa với dân HK và qua những dịp nói chuyện với các sinh viên và giáo chức trong Đại học HKPU, tôi bắt đầu hiểu ra lập trường cốt lõi khi họ biểu tình chống Bắc Kinh.

Trong nhiều thập niên sau 1997, tôi đã để ý thấy những thay đổi chậm rãi nhưng đáng kể cho đặc khu bán tự trị này. Về kinh tế, sự hiện diện của doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng rõ rệt và còn khống chế các doanh nghiệp quốc tế. Về xã hội, sự xuất hiện của di dân – khoảng 50 ngàn người một năm – và các du khách từ Hoa Lục qua mua hàng đem về bán lại đã làm thay đổi bộ mặt của thành phố. Ngoài đường, tiếng Quan thoại là ngôn ngữ chính tại Hoa Lục, đã át tiếng Quảng Đông của dân bản địa. Một số giáo chức gọi hiện tượng thẩm thấu ấy là đồng hóa, để sẽ xóa mất bản sắc của HK: “Hồng Công sẽ chỉ là một tỉnh của Trung Quốc.” Về chính trị, Bắc Kinh đã rất thô bạo khi bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo HK và còn nhấn mạnh rằng hệ thống tư pháp phải là cánh tay nối dài của nhà nước. Pháp quyền nhà nước chỉ là đảng quyền, xuất phát từ đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hậu quả là sự bất mãn âm ỷ của dân bản địa khi họ thấy Hồng Công mất dần truyền thống sinh động, như quyền dân chủ, tự do cá nhân và sự thịnh vượng khiến HK cũng mất luôn vị trí nổi bật là một trung tâm giao dịch toàn cầu.

Cảm giác thất vọng này được đám đông, cả triệu người, diễn tả qua hành động phản đối của từ bốn tháng qua. Khởi đầu là phản ứng chống lại dự luật dẫn độ, sự đối kháng đã lan rộng và mở ra nhiều đòi hỏi khác, nhưng tâm điểm là người dân Hồng Công phải có quyền quyết định về số phận của mình.

Kiểm lại những trang ghi chép các cuộc phỏng vấn cả sinh viên lẫn giáo chức, tôi thấy có ba lãnh vực mà mọi người cùng đồng ý, dù họ có thể là dân từ Hoa Lục, là người sinh tại Hồng Công hoặc người ngoại quốc đang sống tại đây.

Thứ nhất, mọi người đều đồng ý rằng tình trạng hỗn loạn hiện nay gây thiệt hại cho kinh tế Hồng Công, nhất là trong hai khu vực du lịch và tài chánh. Họ cùng sợ là nếu sự bất ổn chính trị này kéo dài, tổn thất sẽ không thể đảo ngược và các doanh nghiệp lẫn du khách quốc tế sẽ tìm nơi khác, như Singapore hay nước Úc. Vì lẽ đó, kết luận chung của mọi người là “chẳng ai thắng”.

Thứ hai, mọi người cũng đồng ý rằng dân HK có toàn quyền nêu ra chính kiến, qua truyền thông hay qua việc biểu tình. Nhưng thi hành quyền này như thế nào thì quan điểm của những người được phỏng vấn lại có dị biệt. Các sinh viên và giáo chức từ Hoa Lục thì lý luận rằng các quyền đó không đến từ hư vô mà nằm trong khuôn khổ của Đạo luật Căn bản (Hong Kong’s Basic Law), Những người sinh sống tại HK lại có quan điểm khác: chính Bắc Kinh không tôn trọng Đạo luật vì trong quá khứ, các cuộc biểu tình ôn hòa và hợp pháp, như Phong trào Dù vàng năm 2014, đều không làm Bắc Kinh nhượng bộ. Vì vậy, họ cho rằng hành động quyết liệt là chính đáng và cần thiết, nếu không làn sóng đối kháng sẽ mất trớn và cuối cùng phong trào dân chủ sẽ chỉ là một cước chú bi thảm trong lịch sử bành trướng của đảng Cộng sản Trung Quốc. Những người đối kháng không có gì để mất mà lại có đầy lý do tranh đấu, đa số những người tôi phỏng vấn đều nhận định tình hình như vậy.

Thứ ba, quan trọng nhất, mọi người đều đồng ý rằng tự do là điều kiện thiết yếu cho sự vận hành tốt đẹp của mọi xã hội dân sự. Nhưng điểm khác biệt là sắc thái và kích thước của quyền tự do ấy. Đọc lại những gì đã ghi, tôi thấy khái niệm tự do này quá phức tạp cho từng người được mình phỏng vấn. Một số thì coi tự do là quyền có cuộc sống riêng tư và có những quan hệ xã hội không thể bị ai ràng buộc hay giới hạn. Ngược lại, có người lý luận rằng mọi xã hội chỉ vận hành hoàn hảo và hài hòa nếu các quốc gia có quyền tự do thực thi chính sách cuả nhà nước, dù có thể thu hẹp quyền tự do cá nhân hay tự do xã hội của công dân. Khác biệt trong nhận thức về quyền tự do là điều quan trọng nhất khả dĩ giải thích cường độ và sự quyết liệt của phong trào phản kháng hiện nay.

Sau khi phỏng vấn và còn trực tiếp quan sát các cuộc biểu tình tại Hồng Công, tôi nghĩ rằng phong trào phản đối đã biến dạng thành một chiến dịch bất tuân xã hội: có tổ chức, có kỷ luật với các mục tiêu mạch lạc và thuần nhất. Điểm cốt tủy của chiến dịch là “người dân muốn xã hội ứng phó thế nào với những áp đặt từ Bắc Kinh đang được các chính trị gia của họ thi hành tại Hồng Công?”

Trong lời Dẫn Nhập vào bộ sách kinh điển của nhà xã hội học Karl Mannheim, “Ideology and Utopia” (Ý thức hệ và Ảo tưởng, xuất bản năm 1929), nhà xã hội học Louis Wirth có ghi: “rốt cuộc thì một xã hội chỉ có thể tồn tại nhờ các cá nhân giữ trong đầu một hình ảnh về xã hội này, và về vai trò của họ trong đó”. Hình ảnh cần thiết về xã hội ấy có thể là do chủ trương của nhà nước, được thương thảo qua sự đồng thuận về chính trị, hoặc qua xung đột, nhưng thường là kết quả của một quá khứ chung và niềm ước mơ chia sẻ cùng một tương lai.

Bây giờ, chủ trương của Bắc Kinh là điều mà người dân Hồng Công không thế chấp nhận được, một đồng thuận chính trị là điều bất khả và những xung đột công khai đang là thực tế của đời sống. Nó rất giống với hoàn cảnh của một sức mạnh không thể cưỡng chống lại lao vào một vật bất di bất dịch: thể nào cũng có gì đó phải nhượng bộ. Chủ trương của Bắc Kinh là bất di bất dịch vì hệ thống toàn trị đang cai quản hơn một tỷ người không thể nhường cho tiếng nói của hơn bảy triệu dân Hồng Công.

Quyền lực của Bắc Kinh quả là đáng sợ. Võ khí trong tay họ gồm có bộ máy tuyên truyền rất nhuần nhuyễn, có bộ máy nhân sự do họ bổ nhiệm tại HK, có khả năng thăng thưởng hay trừng phạt kinh tế, chưa nói tới lực lượng quân đội và cảnh sát võ trang họ có thể tung ra để tiêu diệt mọi sự đối kháng. So với hoàn cảnh của vụ tàn sát tại Thiên An Môn vào năm 1989, Bắc Kinh ngày nay đã mạnh hơn trước.

Đối diện, ước mơ được sống tự do và hạnh phúc của người dân Hồng Công cũng là bất di bất dịch, không thể lay chuyển. Họ biết cái giá phải trả nên sát cánh với nhau trong một nỗi lo sợ chung: nếu nhượng bộ là họ không có tương lai. Người dân Đài Loan cũng theo sát tình hình Hồng Công vì đấy có thể là tương lai của họ.

Dù chẳng ai biết sự thể sẽ ra sao, với trực giác người ta có thể mường tượng ra một kịch bản xấu nhất: Bắc Kinh quyết định dùng bạo lực dập tắt phong trào dân chủ. Hậu quả là sự tàn khốc, là những thiệt hại về nhân mạng và những khổ đau vô bờ bến so với vụ Thiên An Môn 1989.

Kịch bản tốt nhất là sự dung hoà, nếu Bắc Kinh tìm ra giải pháp thỏa mãn yêu cầu của người dân Hồng Công mà không bị mất sĩ diện. Đây là điều khó, nhưng vẫn còn hy vọng khả thể nếu Bắc Kinh thực thi nguyên tắc “Nhất quốc, Lưỡng chế”, một quốc gia hai chế độ chính trị, tức là cho người dân Hồng Công được bầu lên lãnh đạo của mình. Nếu được như vậy, uy tín của Bắc Kinh sẽ gia tăng trên trường quốc tế, là điều lãnh đạo xứ nay cũng mong muốn sau khi chào mừng 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc vào năm 1949.

Chẳng ai muốn mừng Quốc khánh bằng những tang lễ trên màn ảnh truyền hình quốc tế!

 

Tác giả Châu Vũ là Giáo sư Tiến sĩ toán tại Melbourne-Uc Chau, đang giảng dạy sinh viên cấp tiến sĩ về Quản trị Rủi ro Tài chánh (Financial Risk Management) tai Đại học Victoria. Do lời mời của Đại học Hong Kong Polytechnic University, trung tuần tháng 9, cô tới Hồng Công sinh hoạt với các giáo sư và sinh viên, thảo luận về tình hình kinh tế HK và phỏng vấn nhiều người ở tại chỗ để hiểu ra tâm tư của họ. Sau đó, cô từ Đại học đi xuống phố trực tiếp quan sát các cuộc biểu tình ở nhiều nơi. Trở về Úc, cô viết riêng bài này cho độc giả của Việt Báo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ ngày chính thức nhậm chức, 20 tháng Giêng, 2025, chính quyền của Trump hoạt động rất năng nổ, chai sâm banh bật nút, rượu trào ra, sắc lệnh hành chánh trào ra, kế hoạch mới trào ra, thay đổi trào ra, tin đồn trào ra, vân vân, và những ly sâm banh cụng nhau leng keng rồi nốc cạn. Tuy nhiên, còn quá sớm, quá mới để có thể cảm nhận kết quả tốt hay xấu. Một số đông đang chờ đợi chính quyền Trump làm những điều để Mỹ nhảy vọt về kinh tế. Tiền ra nhín rịn, tiền vào ào ào, Cậu Sam trở nên giàu có. Cậu giàu, cháu có nhờ được không?
Theo khoa học về thần kinh, tình yêu được tạo ra bởi một số hóa chất trong não bộ. Thí dụ, khi chúng ta gặp ai đó đặc biệt với mình, các hormone như dopamine và norepinephrine sẽ kích thích phản ứng dẫn đến sự khen thưởng trong não bộ, khiến chúng ta muốn gặp người đó nhiều lần nữa, cũng giống như khi nếm thử món gì đó thấy ngon miệng, chúng ta thường sẽ thèm được ăn thêm.
Hay hay dở, bạn bè của chúng ta trước đây đều thực sự là người, hỉ nộ ái ố gì cũng đối đãi nhau trong giới hạn tốt xấu của con người. Nhưng bây giờ thì bạn có thể… hơn là người. “Bạn”, nhưng lại phong tỏa thông tin hay kiểm duyệt nhau, như thể chính quyền. “Bạn” nhưng, theo từng thái độ chính trị, có thể trục xuất, cấm vận hay tuyên chiến với nhau, hung hăng và sắt máu, như thể Anh, Nga, Pháp, Mỹ hay Tàu.
Doanh nhân Donald Trump đã khởi xướng trào lưu dân tuý và hai lần thắng cử tổng thống. Ngay khi xuất hiện lần đầu tiên trên chính trường để vận động tranh cử năm 2016, Trump không có tham vọng thu tóm quyền lãnh đạo Đảng Cộng hoà trong ý tưởng thù địch, mặc dù thể hiện nhiều quan điểm chống đối gay gắt. Ngược lại, ngày nay, "chủ thuyết Trump" chế ngự toàn diện mọi sinh hoạt của đất nước. Thực ra, khi nhìn lại hoạt động của Đảng trong thời hiện đại, đây là kết quả của một tiến trình dài nhằm tái định hình chiến lược bảo thủ mà Đảng đã đề ra vào những năm 1960.
“Tôi đã cố gắng rất nhiều để trở thành một di dân tốt của đất nước Hoa Kỳ. Tôi phục vụ trong quân đội. Tôi học cao học. Tôi làm việc cho chính phủ liên bang. Tôi luôn cố gắng làm tốt công việc của mình trong 15 năm qua. Nay, tôi, chúng tôi, đang hoang mang về những chính sách không rõ ràng, không biết từ ai. Thậm chí, sếp lớn nhất của cơ quan chúng tôi phải tổ chức cuộc họp để trấn an nhân viên về những email của OPM gửi ra gần đây kêu gọi chúng tôi nên tự động nghỉ việc để nhận tám tháng lương. Họ không khuyến khích chúng tôi trả lời những email như thế. Trên một diễn đàn của Fed, mọi người từ lo lắng, sợ hãi, cho đến bây giờ thì tất cả đều đồng ý sẽ chiến đấu đến cùng.”
Không ra tranh cử. Không được xác nhận chính thức. Cũng chẳng cầm một xu tiền lương từ chính phủ. Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã tuyên chiến với chính phủ liên bang Hoa Kỳ và, chỉ trong vài ngày, đã bắt đầu ra tay cắt giảm quy mô và ảnh hưởng của bộ máy chính quyền, đồng thời còn nắm được một số bí mật nhạy cảm nhất. Musk sử dụng mạng xã hội quyền lực của mình để định hướng dư luận, và không ngần ngại dọa dẫm rằng sẽ dùng khối tài sản khổng lồ của mình để hậu thuẫn cho đối thủ chính trị của bất kỳ ai dám chống đối.
Tổng Bí thư Tô Lâm hứa “Việt Nam sẽ học hỏi tối đa kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc, đặc biệt là sự đổi mới lý luận và thực tiễn của Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới".
...Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, Mỹ khởi xướng Kế Hoạch Marshall vào năm 1948 để giúp tái thiết kinh tế Châu Âu và ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Khi nhận thấy cần có một cơ quan phát triển phối hợp, Tổng thống John F. Kennedy đã ký lệnh hành pháp 10973 Foreign Assistance Act vào ngày 4/9/1961, và ký thành luật thành lập Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ngày 3/11, tập trung vào phát triển kinh tế và xã hội trong thời gian dài, thay vì chỉ viện trợ quân sự hoặc khẩn cấp. Cơ quan này được tạo ra để hợp nhất các nỗ lực viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ và thúc đẩy phát triển toàn cầu như một phần của chính sách đối ngoại quốc gia. Thời Chiến Tranh Lạnh, USAID đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản bằng cách cung cấp viện trợ cho các nước ở Châu Phi, Mỹ Latinh và Châu Á. USAID là nguồn là viện trợ chính cho các chương trình phát triển tập trung vào nông nghiệp, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Cuộc Cách Mạng Xanh (Green Revolutio
Với mức áp thuế 10% lên hàng hóa Trung Quốc, liệu đây là những "đòn ngoại giao" như giới ủng hộ Donald Trump luôn bào chữa hay là sự thăm dò? Còn hiện nay, với các phát biểu cầu cạnh, một mức thuế "nhẹ nhàng" như vậy so với hai láng giềng đồng minh lâu đời Mexico và Canada, con đường "đánh Tàu" của Donald Trump trong nhiệm kỳ hai xem ra đã không như người Việt ủng hộ ông kỳ vọng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.