Hôm nay,  

Tâm Tư Hồng Kông

12/10/201900:00:00(Xem: 5630)
Chau Vu at Hong Kong Polytechnic Uniiversity
Châu Vũ tại Hồng Kông.
Sinh vien bieu tinh tai truong dai hoc
Sinh viên biểu tình trong đại học.

 

Vào các năm 1989, 1990, sau khi Chính quyền Hồng Công quyết định đóng cửa các trại tỵ nạn, tôi đã tình nguyện làm việc với Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người Tỵ Nạn (UNHCR) trong sáu tháng liền nhằm giúp các thuyền nhân Việt Nam bị kẹt trong trại. Từ đó, tôi vẫn thường quay lại Hồng Công, phần lớn thời gian là để giảng dạy và nghiên cứu trong Đại học Bách khoa Hồng Công (Hong Kong Polytechnic University - HKPU).

Sau nhiều năm tháng như vậy, tôi có thiện cảm với HK, như một nơi thăm viếng, nhưng cũng chẳng gây nhiều xúc động đặc biệt. Lần này, khi tới HK vào giữa Tháng 9 vừa qua, tôi lại thấy mình có cảm tình sâu xa với dân HK và qua những dịp nói chuyện với các sinh viên và giáo chức trong Đại học HKPU, tôi bắt đầu hiểu ra lập trường cốt lõi khi họ biểu tình chống Bắc Kinh.

Trong nhiều thập niên sau 1997, tôi đã để ý thấy những thay đổi chậm rãi nhưng đáng kể cho đặc khu bán tự trị này. Về kinh tế, sự hiện diện của doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng rõ rệt và còn khống chế các doanh nghiệp quốc tế. Về xã hội, sự xuất hiện của di dân – khoảng 50 ngàn người một năm – và các du khách từ Hoa Lục qua mua hàng đem về bán lại đã làm thay đổi bộ mặt của thành phố. Ngoài đường, tiếng Quan thoại là ngôn ngữ chính tại Hoa Lục, đã át tiếng Quảng Đông của dân bản địa. Một số giáo chức gọi hiện tượng thẩm thấu ấy là đồng hóa, để sẽ xóa mất bản sắc của HK: “Hồng Công sẽ chỉ là một tỉnh của Trung Quốc.” Về chính trị, Bắc Kinh đã rất thô bạo khi bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo HK và còn nhấn mạnh rằng hệ thống tư pháp phải là cánh tay nối dài của nhà nước. Pháp quyền nhà nước chỉ là đảng quyền, xuất phát từ đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hậu quả là sự bất mãn âm ỷ của dân bản địa khi họ thấy Hồng Công mất dần truyền thống sinh động, như quyền dân chủ, tự do cá nhân và sự thịnh vượng khiến HK cũng mất luôn vị trí nổi bật là một trung tâm giao dịch toàn cầu.

Cảm giác thất vọng này được đám đông, cả triệu người, diễn tả qua hành động phản đối của từ bốn tháng qua. Khởi đầu là phản ứng chống lại dự luật dẫn độ, sự đối kháng đã lan rộng và mở ra nhiều đòi hỏi khác, nhưng tâm điểm là người dân Hồng Công phải có quyền quyết định về số phận của mình.

Kiểm lại những trang ghi chép các cuộc phỏng vấn cả sinh viên lẫn giáo chức, tôi thấy có ba lãnh vực mà mọi người cùng đồng ý, dù họ có thể là dân từ Hoa Lục, là người sinh tại Hồng Công hoặc người ngoại quốc đang sống tại đây.

Thứ nhất, mọi người đều đồng ý rằng tình trạng hỗn loạn hiện nay gây thiệt hại cho kinh tế Hồng Công, nhất là trong hai khu vực du lịch và tài chánh. Họ cùng sợ là nếu sự bất ổn chính trị này kéo dài, tổn thất sẽ không thể đảo ngược và các doanh nghiệp lẫn du khách quốc tế sẽ tìm nơi khác, như Singapore hay nước Úc. Vì lẽ đó, kết luận chung của mọi người là “chẳng ai thắng”.

Thứ hai, mọi người cũng đồng ý rằng dân HK có toàn quyền nêu ra chính kiến, qua truyền thông hay qua việc biểu tình. Nhưng thi hành quyền này như thế nào thì quan điểm của những người được phỏng vấn lại có dị biệt. Các sinh viên và giáo chức từ Hoa Lục thì lý luận rằng các quyền đó không đến từ hư vô mà nằm trong khuôn khổ của Đạo luật Căn bản (Hong Kong’s Basic Law), Những người sinh sống tại HK lại có quan điểm khác: chính Bắc Kinh không tôn trọng Đạo luật vì trong quá khứ, các cuộc biểu tình ôn hòa và hợp pháp, như Phong trào Dù vàng năm 2014, đều không làm Bắc Kinh nhượng bộ. Vì vậy, họ cho rằng hành động quyết liệt là chính đáng và cần thiết, nếu không làn sóng đối kháng sẽ mất trớn và cuối cùng phong trào dân chủ sẽ chỉ là một cước chú bi thảm trong lịch sử bành trướng của đảng Cộng sản Trung Quốc. Những người đối kháng không có gì để mất mà lại có đầy lý do tranh đấu, đa số những người tôi phỏng vấn đều nhận định tình hình như vậy.

Thứ ba, quan trọng nhất, mọi người đều đồng ý rằng tự do là điều kiện thiết yếu cho sự vận hành tốt đẹp của mọi xã hội dân sự. Nhưng điểm khác biệt là sắc thái và kích thước của quyền tự do ấy. Đọc lại những gì đã ghi, tôi thấy khái niệm tự do này quá phức tạp cho từng người được mình phỏng vấn. Một số thì coi tự do là quyền có cuộc sống riêng tư và có những quan hệ xã hội không thể bị ai ràng buộc hay giới hạn. Ngược lại, có người lý luận rằng mọi xã hội chỉ vận hành hoàn hảo và hài hòa nếu các quốc gia có quyền tự do thực thi chính sách cuả nhà nước, dù có thể thu hẹp quyền tự do cá nhân hay tự do xã hội của công dân. Khác biệt trong nhận thức về quyền tự do là điều quan trọng nhất khả dĩ giải thích cường độ và sự quyết liệt của phong trào phản kháng hiện nay.

Sau khi phỏng vấn và còn trực tiếp quan sát các cuộc biểu tình tại Hồng Công, tôi nghĩ rằng phong trào phản đối đã biến dạng thành một chiến dịch bất tuân xã hội: có tổ chức, có kỷ luật với các mục tiêu mạch lạc và thuần nhất. Điểm cốt tủy của chiến dịch là “người dân muốn xã hội ứng phó thế nào với những áp đặt từ Bắc Kinh đang được các chính trị gia của họ thi hành tại Hồng Công?”

Trong lời Dẫn Nhập vào bộ sách kinh điển của nhà xã hội học Karl Mannheim, “Ideology and Utopia” (Ý thức hệ và Ảo tưởng, xuất bản năm 1929), nhà xã hội học Louis Wirth có ghi: “rốt cuộc thì một xã hội chỉ có thể tồn tại nhờ các cá nhân giữ trong đầu một hình ảnh về xã hội này, và về vai trò của họ trong đó”. Hình ảnh cần thiết về xã hội ấy có thể là do chủ trương của nhà nước, được thương thảo qua sự đồng thuận về chính trị, hoặc qua xung đột, nhưng thường là kết quả của một quá khứ chung và niềm ước mơ chia sẻ cùng một tương lai.

Bây giờ, chủ trương của Bắc Kinh là điều mà người dân Hồng Công không thế chấp nhận được, một đồng thuận chính trị là điều bất khả và những xung đột công khai đang là thực tế của đời sống. Nó rất giống với hoàn cảnh của một sức mạnh không thể cưỡng chống lại lao vào một vật bất di bất dịch: thể nào cũng có gì đó phải nhượng bộ. Chủ trương của Bắc Kinh là bất di bất dịch vì hệ thống toàn trị đang cai quản hơn một tỷ người không thể nhường cho tiếng nói của hơn bảy triệu dân Hồng Công.

Quyền lực của Bắc Kinh quả là đáng sợ. Võ khí trong tay họ gồm có bộ máy tuyên truyền rất nhuần nhuyễn, có bộ máy nhân sự do họ bổ nhiệm tại HK, có khả năng thăng thưởng hay trừng phạt kinh tế, chưa nói tới lực lượng quân đội và cảnh sát võ trang họ có thể tung ra để tiêu diệt mọi sự đối kháng. So với hoàn cảnh của vụ tàn sát tại Thiên An Môn vào năm 1989, Bắc Kinh ngày nay đã mạnh hơn trước.

Đối diện, ước mơ được sống tự do và hạnh phúc của người dân Hồng Công cũng là bất di bất dịch, không thể lay chuyển. Họ biết cái giá phải trả nên sát cánh với nhau trong một nỗi lo sợ chung: nếu nhượng bộ là họ không có tương lai. Người dân Đài Loan cũng theo sát tình hình Hồng Công vì đấy có thể là tương lai của họ.

Dù chẳng ai biết sự thể sẽ ra sao, với trực giác người ta có thể mường tượng ra một kịch bản xấu nhất: Bắc Kinh quyết định dùng bạo lực dập tắt phong trào dân chủ. Hậu quả là sự tàn khốc, là những thiệt hại về nhân mạng và những khổ đau vô bờ bến so với vụ Thiên An Môn 1989.

Kịch bản tốt nhất là sự dung hoà, nếu Bắc Kinh tìm ra giải pháp thỏa mãn yêu cầu của người dân Hồng Công mà không bị mất sĩ diện. Đây là điều khó, nhưng vẫn còn hy vọng khả thể nếu Bắc Kinh thực thi nguyên tắc “Nhất quốc, Lưỡng chế”, một quốc gia hai chế độ chính trị, tức là cho người dân Hồng Công được bầu lên lãnh đạo của mình. Nếu được như vậy, uy tín của Bắc Kinh sẽ gia tăng trên trường quốc tế, là điều lãnh đạo xứ nay cũng mong muốn sau khi chào mừng 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc vào năm 1949.

Chẳng ai muốn mừng Quốc khánh bằng những tang lễ trên màn ảnh truyền hình quốc tế!

 

Tác giả Châu Vũ là Giáo sư Tiến sĩ toán tại Melbourne-Uc Chau, đang giảng dạy sinh viên cấp tiến sĩ về Quản trị Rủi ro Tài chánh (Financial Risk Management) tai Đại học Victoria. Do lời mời của Đại học Hong Kong Polytechnic University, trung tuần tháng 9, cô tới Hồng Công sinh hoạt với các giáo sư và sinh viên, thảo luận về tình hình kinh tế HK và phỏng vấn nhiều người ở tại chỗ để hiểu ra tâm tư của họ. Sau đó, cô từ Đại học đi xuống phố trực tiếp quan sát các cuộc biểu tình ở nhiều nơi. Trở về Úc, cô viết riêng bài này cho độc giả của Việt Báo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Nếu tôi muốn nói chuyện với Âu Châu, tôi phải gọi cho ai?” Câu hỏi nổi tiếng này, được cho là của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, ám chỉ sự thiếu thống nhất của Âu Châu trong việc thể hiện một lập trường chung trên trường quốc tế. Dù đã trải qua nhiều thập niên hội nhập dưới mái nhà Liên Âu (EU), câu hỏi ai là đại diện cho Âu Châu – hoặc Âu Châu muốn trở thành gì trong tương lai – hiện nay có lẽ còn khó trả lời hơn bao giờ hết.
Bài phát biểu dài 1giờ 40 phút của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội đã nêu cao nhiều sáng kiến ​​của ông, từ việc trấn áp nhập cư đến thuế quan và chính sách năng lượng trong sáu tuần bắt đầu nhiệm kỳ của mình, nhưng nhiều bình luận của ông bao gồm thông tin sai lệch và gây hiểu lầm.
Khoa học gia người Mỹ da đen nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20 George Washington Carver (1864-1943) đã từng nói rằng, “Giáo dục là chìa khóa mở cánh cửa vàng của tự do.” Đúng vậy! Chính vì vai trò quan trọng của giáo dục đối với tự do mà các nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 như Phan Chu Trinh (1872-1926), Phan Bội Châu (1867-1940) đã tận lực vận động cho việc nâng cao dân trí để canh tân đất nước hầu có thể giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Đất nước Hoa Kỳ nhờ có tự do, dân chủ và dân trí cao mà trở thành đại cường quốc trên thế giới. Nền giáo dục của Mỹ đã trở thành kiểu mẫu được nhiều nước ngưỡng mộ, cho nên số lượng sinh viên ngoại quốc du học tại Mỹ là cao nhất trên toàn cầu, với 1,126,690 người vào năm 2024, theo https://opendoorsdata.org.
Tổng thống Donald Trump vẫn luôn có sở thích tự đặt biệt danh cho chính mình: từ “thiên tài vững chãi,” “Don Trung Thực,” và giờ thì lên hẳn ngôi “vua.” Nhưng lần này, danh xưng vua chúa mà ông tự phong đã khiến nhiều người phải giật mình suy nghĩ. Hôm thứ Tư tuần qua, Trump tuyên bố “đánh bại” kế hoạch thu phí giao thông của New York dành cho Manhattan để giảm kẹt xe. Ông hớn hở đăng trên Truth Social: “KẾ HOẠCH THU PHÍ GIAO THÔNG ĐI TOONG RỒI. Manhattan và toàn bộ New York đã ĐƯỢC CỨU. HOÀNG ĐẾ VẠN TUẾ!”
Chúng ta thử nhắm mắt hình dung một ngày nọ, tất cả những cơ quan đầu não chiếm vị trí hàng đầu trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia nằm dưới sự lãnh đạo của các nhân vật có số năm kinh nghiệm là số 0. Chưa hết, Hoa Kỳ nay đứng về phía Nga và các quốc gia phi dân chủ, bỏ phiếu chống nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược Ukraine.
Nhà văn Võ Hồng ví von: “Bụng to như bụng xe đò.” Nhận xét của ông, rõ ràng (và hoàn toàn) không… trật! Xe đò thường đầy khách mới chịu rời bến nhưng trên đường đi tài xế vẫn luôn dừng bánh “hốt” thêm mấy con nhạn là đà để kiếm thêm chút đỉnh. Khách lên sau thì ngồi ghế súp.
Gần ba năm sau khi Nga tấn công xâm lược Ukraine, Mỹ và Nga đang bắt đầu xúc tiến công cuộc đàm phán, nhưng Mỹ tuyên bố là châu Âu không được tham gia diễn biến này. Do đó, nhiều tranh chấp cố hữu giữa châu Âu và Mỹ về Ukraine mang lại một sắc thái nghiêm trọng hơn, trong khi chiến tranh vẫn còn tiếp diễn. Hiện nay, châu Âu có những phản ứng quyết liệt vì muốn trực tiếp tham gia vào tiến trình đàm phán.
Thông qua những sắc lệnh hành pháp vượt quyền hạn, tổng thống Trump cùng tỉ phú Elon Musk đã không ngừng tấn công vào những nền tảng cơ bản nhất của thể chế dân chủ Hoa Kỳ: nguyên tắc tam quyền phân lập, quyền bình đẳng về giới tính, xóa bỏ Tu Chính Án 14 của Hiến Pháp (người sinh ra ở Mỹ sẽ đương nhiên trở thành công dân Mỹ). Để đối phó, nhiều chính quyền tiểu bang, các tổ chức cộng đồng, tổ chức phi lợi nhuận… đã đệ nhiều đơn kiện liên bang để phản đối các chính sách độc đoán của chính quyền mới. Một số chính sách của Trump đã bị tòa án liên bang tạm dừng, ít nhất là tạm thời.
Nhiều người Việt các tiểu bang khác, khi tới thăm Quận Cam, bước vào Phước Lộc Thọ, sẽ kinh ngạc khi thấy hàng loạt áo dài sản xuất từ Việt Nam được may khéo, kiểu dáng tân kỳ, bán chỉ có 10 USD một áo. Rẻ kinh khủng, nhưng đồng bào mình ở quê nhà sống nhờ như thế. Rồi tới những món hàng nghệ thuật như đồ gốm sứ, vòng tay, tràng hạt, nón lá, đồ chơi trẻ em... đều bán rất rẻ. Chúng ta thắc mắc tại sao lại rẻ như thế. Hẳn nhiên, khi vào Phố Tàu Los Angeles, bạn cũng sẽ có những kinh ngạc tương tự với áo sường sám và các món tương tự từ nhiều thị trấn Hoa Lục. Nếu có chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tất cả những hàng hóa trong Phố Tàu Los Angeles sẽ tăng giá, và tại Phước Lộc Thọ, hy vọng, sẽ giữ giá y nguyên, nếu các nguyên vật liệu Việt Nam sản xuất không phải mua từ Hoa Lục. Tuy nhiên, sẽ tới lúc, khi đọc các bản báo cáo về bất quân bình thương mại, Tổng Thống Donald Trump trong cơn phẫn nộ thường trực bỗng nhiên thấy rằng cần áp thuế quan trên hàng Việt Nam.
Giữa lúc chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump ngày càng mạnh tay thực hiện chính sách trục xuất di dân không giấy tờ, thì trong làn sóng ủng hộ, tỏ rõ sự vui mừng ấy, có rất nhiều người Việt máu đỏ da vàng. Bất kể họ là ai, đến Mỹ thời điểm nào, hình như họ quên mất câu chuyện bắt đầu từ 50 năm trước, về những người Việt tị nạn đầu tiên đã đặt chân lên nước Mỹ, cũng mang trên mình căn cước “di dân bất hợp pháp.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.