Hôm nay,  

Nhìn về Hồng Kông: Bài học nào cho Việt Nam? Bớt hóng chuyện người, thêm làm việc mình

18/09/201910:32:00(Xem: 6464)
Nguyen Dinh Thang

Trong mấy tháng qua, các cuộc biểu tình triền miên và rầm rộ ở Hồng Kông thu hút sự chú ý của không ít người Việt ở trong và ngoài nước. Cũng như nhiều người, tôi theo dõi khá sát những diễn tiến ở thành phố cảng này, phần vì tinh thần đấu tranh của người dân ở đấy rất đáng để chúng ta cổ suý, phần vì tôi đã từng lui tới vùng đất này khá thường xuyên từ 1988 đến 1996 – đó cũng là thời kỳ Hồng Kông chuyển tiếp từ thuộc địa của Anh Quốc thành khu tự trị của Trung Quốc.

Câu hỏi lớn cho tất cả những ai trong chúng ta đang mưu cầu dân chủ cho quê hương là: Bài học nào ở Hồng Kông có thể ứng dụng cho Việt Nam?

Tôi tách câu hỏi lớn này làm 3 phần.

(1) Phải chăng dân Hồng Kông có nhiều kinh nghiệm về tự do, dân chủ hơn người Việt?

Một nhận định mà tôi thường nghe là, nhờ sống 150 năm dưới chế độ thuộc địa của Anh quốc nên người Hồng Kông đã làm quen với sự tự do và nền dân chủ; và đó là yếu tố tạo nên các cuộc biểu tình rầm rộ năm 2014 và năm nay. Thực là nhầm lẫn khi nhận định như vậy.

Như một thuộc địa của Anh quốc, Hồng Kông đã thừa hưởng thể chế pháp quyền nhưng không vì vậy mà có tự do hay dân chủ. Chính quyền thuộc địa cho người dân Hồng Kông quyền hoạt động kinh tế nhưng hạn chế các quyền chính trị. Vì kém dân chủ, xã hội Hồng Kông đã phân giai cấp rõ rệt: Người Anh quốc da trắng nắm quyền chính trị và giới “xì thẩu” (taipan) sở tại nắm quyền kinh tế -- hai thành phần này liên kết với nhau để kiểm soát phần lớn đời sống xã hội, kinh tế, chính trị của Hồng Kông. Người dân rất ít quyền, kể cả quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí... Trong những tháng ngày lui tới Hồng Kông trước đây, tôi cảm nhận được nỗi sợ hãi nơi người dân và không khí ngột ngạt của thời thuộc địa.

Thực ra, có một số người Hồng Kông đã sinh sống hoặc du học ở các quốc gia dân chủ, nhất là các nước trong Khối Thịnh Vượng Chung. Đến sát năm 1997, là năm Hồng Kông bị giao trả cho Trung Quốc, nhiều trăm nghìn người Hồng Kông đã di cư đến Canada, Úc, Anh… Khoảng chục năm sau, khi tình hình ổn định, nhiều người trong số này quay về lại Hồng Kông. Từng được tiếp cận tự do và dân chủ, các nhóm người này góp phần thổi luồng gió ý thức vào xã hội Hồng Kông.

Nhưng con số này không thấm vào đâu so với 4 triệu người Việt ở hải ngoại đã hít thở không khí tự do và hưởng đời sống dân chủ hàng mấy mươi năm tại những quốc gia với nền dân chủ tiên tiến nhất  hành tinh. Tuyệt đại đa số những người Việt này còn là công dân chính thức của các quốc gia dân chủ tiên tiến ấy. Và ngay ở Việt Nam cũng còn nhiều triệu người đã từng sống ở miền Nam trước năm 1975. Dù chưa hoàn chỉnh, nền dân chủ dưới chế độ cộng hoà khi ấy vẫn vượt xa Hồng Kông thời thuộc địa. Và cũng như người Hồng Kông, chúng ta có không ít các “du sinh” Việt Nam đã từng tiếp cận nền dân chủ ở các quốc gia khác, và cũng không ít những người Việt hải ngoại đã trở về sinh sống ở Việt Nam.

Nếu so sánh khối người có hiểu biết về quyền tự do và kinh nghiệm sinh hoạt dân chủ, chúng ta vượt xa người Hồng Kông về cả phẩm lẫn lượng. Do đó, câu hỏi không còn là liệu người Việt chúng ta có bằng người Hồng Kông về ý thức và kinh nghiệm về tự do dân chủ. Chúng ta vượt xa họ.

Câu hỏi cần câu trả lời là: Cách nào truyền những kiến thức và kinh nghiệm có sẵn ấy đến đồng bào trong nước, nghĩa là để khai dân trí?

(2) Phải chăng người Hồng Kông dám hành động vì đã vượt qua sợ hãi?

Nhận định thứ hai mà tôi thường nghe là, người Hồng Kông vượt qua nỗi sợ hãi vì tiếp cận được với quốc tế và được quốc tế quan tâm. Họ có lá chắn trước mối đe doạ đến từ Trung Quốc. Nếu đúng vậy thì người Việt có nhiều cơ hội hơn để vượt sợ hãi.

Có thể hiện nay Hồng Kông đang là điểm nóng được quốc tế quan tâm hơn Việt Nam. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng, Trung Quốc là một đại cường đủ lớn mạnh để bất chấp sự lên án hoặc áp lực của quốc tế. Còn Việt Nam thì không.

Việt Nam ngày càng phải cầu cạnh các khoản viện trợ, vận động mậu dịch, và tranh thủ sự chống đỡ của quốc tế để cứu vãn chế độ, nhất là trước chính sách bành trướng ngày càng lộ liễu của nước đàn anh phương Bắc. Việt Nam không thể không quan tâm trước sự lên tiếng của các quốc gia trong thế giới tự do, của các định chế Liên Hiệp Quốc, và của công luận quốc tế.

Với tư thế là công dân của các quốc gia dân chủ ở khắp địa cầu, khối người Việt hải ngoại hoàn toàn có khả năng huy động quốc tế không chỉ quan tâm mà còn tác động mạnh đến Việt Nam. Nói cách khác, chúng ta có nhiều thuận lợi và nhiều cơ hội hơn người Hồng Kông để giúp người dân vượt sợ hãi.

Câu hỏi cần câu trả lời là: Làm cách nào khai thác những thuận lợi và cơ hội đang có để tạo lá chắn cho người dân bớt dần sợ hãi, nghĩa là để chấn dân khí?

(3) Hay là vì tuổi trẻ Việt Nam không được như tuổi trẻ Hồng Kông?

Về lực chúng ta hơn dân Hồng Kông, về thế chúng ta cũng hơn dân Hồng Kông. Thế thì tại sao người dân Hồng Kông đang làm được những việc mà chúng ta chỉ biết mơ ước?

Tôi thấy không ít người đổ cho thanh niên Việt Nam bạc nhược, thờ ơ trước vận nước, sống thiếu lý tưởng. Họ chỉ biết hóng sao Hàn hoặc đi bão khi đội nhà thắng một trận banh. Đối lại, giới trẻ Hồng Kông thể hiện ý thức đấu tranh cho tương lai của thế hệ mình và các thế hệ mai sau. Sự quả cảm và dấn thân của họ đã truyền cảm hứng cho toàn thể xã hội Hồng Kông ở mọi giai tầng, trong mọi lứa tuổi. Nhận định này có lẽ đúng về giới trẻ Hồng Kông, nhưng có 2 khuyết điểm khi so sánh với Việt Nam.

Khuyết điểm thứ nhất là kết luận khập khễnh về giới trẻ Việt Nam. Lượng thanh niên tụ tập để hóng sao Hàn giỏi lắm chỉ chục nghìn, hoặc số người đi bão cho đội banh nhà giỏi lắm chỉ trăm nghìn nếu cộng lại trên cả nước. Trong khi ấy số thanh niên Việt Nam lên đến vài chục triệu. Chúng ta không thể lấy con số dưới 1% để tổng quát hoá cho toàn thể.

Nhưng khuyết điểm thứ hai mới đáng quan tâm hơn vì tâm lý “hóng” không chỉ có ở những thanh niên đang bị chê trách mà còn thể hiện rất phổ quát, rất sâu đậm nơi những người phê phán họ. Chẳng phải thế sao khi chúng ta say mê theo dõi từng phút từng giờ những diễn tiến ở Hồng Kông, chạy tút liên tục ngày đêm về thời sự Hồng Kông, truyền tụng miên man những giai thoại đấu tranh của người Hồng Kông? Những thể hiện này có khác gì mấy cô cậu thanh niên hóng sao Hàn hoặc bị cuốn hút vào các trận đấu U19, U22? Điểm giống nhau là thái độ khán giả bàng quan -- cổ võ cho người, còn việc nhà mình thì chẳng động tay động chân đến.

Đó là tâm lý công kênh thần tượng trên sân khấu hoặc hào hứng ké chiến công của người khác ngoài đấu trường. Sự khác biệt giữa người Hồng Kông và chúng ta là ở điểm đó: Số đông họ không đứng dưới sân khấu để tán thưởng hay bình phẩm; họ dấn mình vào sân đấu và tự tay tạo nên chiến công.

Và họ đã có cả một nỗ lực chuẩn bị dài hơi để nhập cuộc. Hai năm trước khi “phong trào dù vàng” rộ lên, hàng trăm học sinh, sinh viên Hồng Kông đã chia nhau đi học kinh nghiệm của các phong trào dân chủ, cả thành công lẫn thất bại, trên thế giới. Họ đã tranh thủ từ trước sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế qua Phong Trào Thế Giới cho Dân Chủ (World Movement for Democracy). Sau thất bại năm 2014, họ lại tung thêm nhiều người hơn nữa để học hỏi về vận động quốc tế và tổ chức cơ sở.

Nhiều người không hiểu sự tình thì cho rằng các cuộc biểu tình ở Hồng Kông không có thủ lĩnh. Không đúng. Họ liên tục đào tạo rất nhiều thủ lĩnh với khả năng hành động biệt lập nhưng có phối hợp. Họ không là rắn không đầu, mà là rắn trăm, nghìn đầu.

Người Việt chúng ta có nguồn lực, có thế đứng và có cơ hội hơn hẳn người dân Hồng Kông. Liệu chúng ta có thể tạo nên phong trào dân chủ cho đất nước của mình thay vì cứ phải hào hứng ké chuyện của người?

Câu trả lời cho câu hỏi ngàn cân ấy, rút từ kinh nghiệm của Hồng Kông, là, hãy “bớt hóng chuyện người, thêm làm việc mình”.

Còn làm gì, làm cách nào thì tôi đã viết khá nhiều về đề tài này, dựa vào những việc mà chúng tôi đã thử nghiệm và đã có kết quả.

Ngày 17 tháng 9, 2019

http://machsongmedia.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuộc bầu cử bất ngờ sắp tới của Đức, dự kiến diễn ra vào tháng Hai, sẽ mang đến một cơ hội quan trọng để đất nước thoát ra khỏi tình trạng khó khăn hiện tại và tăng cường về mặt an ninh. Nhưng nếu chính phủ tiếp theo muốn thành công, họ sẽ cần phải có một loại tinh thần lãnh đạo chính trị đạt hiệu quả và hành động đầy táo bạo mà vị tiền nhiệm không bao giờ có thể làm được
“Ở nước ta, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện… là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.” (Tuyên giáo, ngày 15/11/2024). Phát ngôn“huề vốn” của Tạp chí Tuyên giáo, cơ quan lý luận của đảng CSVN không lạ...
Người dân Mỹ đã lên tiếng: Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng. Sự trở lại này khiến nhiều người tuyệt vọng rằng ông ta có thể hành động theo những lời đe dọa trước đây là cắt giảm sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, để lại Âu châu tự giải quyết những thách thức về an ninh của mình. Những nỗi sợ hãi này không phải là vô căn cứ — lời lẽ trong chiến dịch tranh cử của Trump đã làm dấy lên những lo ngại chính đáng về mức cam kết của ông ta đối với nền an ninh của Âu châu—. Nhưng cuối cùng, để những điều này có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc vào chúng ta nhiều hơn là vào Trump.
Tám năm trước, buổi sáng sau đêm bầu cử 2016 là một buổi sáng ảm đạm. Nhà ga Pentagon Metro ở Washington DC vắng lạnh. Những toa tàu thưa thớt người. Bên trong đài phát thanh RFA lặng lẽ. Nhân viên các phòng ban đi ngang qua nhau với một nụ cười gượng gạo. Nhân viên của ngân hàng Chase gần đó cắm mặt vào máy tính để điền thông tin cho khách. Khi hỏi, “Anh có xem bầu cử đêm qua không?” Anh nhân viên da đen gật đầu, không trả lời. - “Anh không vui vì kết quả phải không?” - “Bà ấy đã thua,” anh rời mắt khỏi màn hình, nhìn sang và nói. Tám năm sau, không khí đó lặp lại, trong ngột ngạt nhiều hơn. Vì sự lạc quan của nhiều người Mỹ sáng suốt trong ba tháng qua là quá lớn. Có rất nhiều thứ để họ tin và hy vọng. Trước hết là họ tin nước Mỹ đã nhìn thấy và hiểu được mối nguy hiểm mà Trump đại diện.
Nếu bạn quan tâm về những gì mình viết trên facebook, blog, diễn đàn, trang nhà, email, vân vân, nên tự cảm nhận hiệu quả của viết lách và kể chuyện của bản thân như thế nào? Quá trình “Vận chuyển tường thuật” trong thế giới điện tử trực tuyến là một trong vấn đề xã hội và cá nhân đáng chú trọng.Kể chuyện thế kỷ 21 Những tiến bộ trong công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận kiến thức gián tiếp mà chúng ta mong muốn về thế giới (Greenfield 2015; Harris và Sanborn 2013). Kể chuyện trong thế kỷ 21 đã phát triển khi mọi người tìm ra những cách mới để ghi lại, chia sẻ và tiêu thụ các câu chuyện: trò chơi, trải nghiệm cá nhân hoặc tin tức chỉ là một số ví dụ (Lundby 2008). Ngày nay, công nghệ hiện đại đã kết hợp hình ảnh với âm thanh và văn bản, đồng thời trao cho mọi người khả năng trở thành người kể chuyện cá nhân và sử dụng môi trường điện tử cho mục đích riêng (Greenfield 2015). Trong cuộc sống bão hòa công nghệ (Lenhart và cộng sự 2015), việc trao đổi câu chuyện thường diễn ra thô
Donald Trump đã trở lại và ít ai nghiệm ra rằng đây là hệ quả từ mối nguy mà Andrei Dmitrievich Sakharov đã cảnh cáo từ hơn ba phần tư thế kỷ trước: sự mê hoặc của loại “ma túy” mang tên “văn hóa quần chúng” (mass culture) và sự lan truyền của những “mê thoại đại chúng” (mass myth) nhằm tạo dựng quyền lực cho những tên mỵ dân “tàn bạo và giảo quyệt”. Sakharov (1921-1989), Nobel Hòa Bình 1975, là cha đẻ của bom khinh khí Nga nhưng quay sang chống vũ khí này và, hơn thế nữa, còn là một nhân cách trí thức vĩ đại, một nhà đấu tranh nhân quyền dũng cảm, bị lưu đày trên quê hương mình dưới sự đàn áp của chính quyền cộng sản, từ năm 1968 đến năm 1986, khi Mikhail Gorbachev tiến hành cải tổ.
Trump thắng, hơn nửa nước Mỹ và hầu như cả thế giới ngỡ ngàng, không hiểu tại sao. Thực ra, mọi chuyện rất giản dị. Chỉ cần suy ngẫm, phân tích vài con số là hiểu ngay. Lần thắng đầu, ông Trump được khoảng 63 triệu phiếu, thua bà Hillary cỡ ba triệu. Lập tức đài Fox và truyền thông của Putin hợp lực biến ông thành lãnh tụ vĩ đại của đảng Cộng hòa. Và riêng ông, với thiên tư là nhà buôn có tài, ông có khả năng bắt trúng ngay nhu cầu của khách hàng, nên rất xứng đáng với những lời xưng tụng của Putin và Fox.
Ngày 31 tháng 10 vừa qua, RFA hân hoan thông báo: “Trại giam số 6 đồng ý mở cửa ‘chuồng cọp’, hai TNLT dừng tuyệt thực sau 21 ngày”. Danh từ “chuồng cọp” trong bản tin thượng dẫn khiến tôi nhớ đến một bài báo cũ (“Ký Ức Những Ngày Ở Địa Ngục Trần Gian”) xuất hiện trên báo Nhân Dân, hồi đầu năm, hôm 01/05/24.
Điều gì xảy ra khi bạn dùng một số tiền khổng lồ mua một nền tảng mạng xã hội, dẫn đến một nửa người dùng bỏ đi, các nhãn hàng dừng quảng cáo, cuối cùng là giá trị của nó thấp hơn 1/3 số tiền đã bỏ ra mua chỉ trong vòng một năm? Đó là bạn được giao lãnh đạo cơ quan mới trong chính quyền mới – tạm thời gọi là “Bộ Cải Tổ Chính Phủ (Department of Government Efficiency - DOGE)” Và khi Elon Musk có tên trong thành phần nội các mới của tổng thống tội phạm Donald Trump ở DOGE, thì một cuộc di tản lớn nhất mạng xã hội Twitter mà Musk đã mua với giá $44 billion vào năm 2022 cũng bắt đầu. Những cây viết công nghệ có cách ví von thú vị: Một vùng đất nhỏ xinh, trong lành, sạch sẽ bên cạnh chiếc du thuyền đang chìm, mà hầu hết du khách trên đó đều bị nhiễm norovirus. Vùng đất tị nạn đó là Bluesky.
Quan hệ Mỹ-Việt Nam trong nhiệm kỳ II của Tổng thống Cộng Hòa Donald Trump sẽ không có những thay đổi đặc biệt, nếu liên lạc giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh vẫn giữ nguyên trạng như thời Tổng thống Dân Chủ Joe Biden.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.