Hôm nay,  

Bách Linh Nhứt Điểu: Tâm sự người viết_- Tâm sự người đọc

15/09/201908:13:00(Xem: 2845)

Bách Linh Nhứt Điểu:

Tâm sự người viết_- Tâm sự người đọc

 

Nguyễn Văn Sâm

  

(Nhắn tác giả: Bài Chim Sáo có chữ đánh máy sai. Một chỗ nào đó chữ chiếc đáng lí phải là chiết.)

  

Bách Linh Nhứt Điểu (101 con chim) là một quyển sách đặc biệt. Có  tới 101 con chim hiện diện trong đó nhưng không phải là một cuốn sách Vạn Vật, cũng không phải là tác phẩm thuộc loại kể tên nhiều giống chim bằng thể thơ bình dân mà trước đây người ta gọi là vè các thứ chim. Đây là một tác phẩm văn chương, người sáng tác đã dùng những hình ảnh chim để nói về tình đời, để úp mở gởi gắm tâm sự, để nói lên sự ưu thời mẫn thế trước tình trạng đáng buồn của đất nước bên xa xa kia…
 

Trước khi đi vào quyển sách, thiết nghĩ cũng nên bỏ chút thời giờ đọc lại bài vè các giống chim, một bài văn giới thiệu mấy chục giống chim, từ đó ta sẽ thấy giá trị thiệt sự của tác phẩm Bách Linh Nhứt Điểu. Nói chung các bài vè có mặt từ xa xưa về chim chóc, tôm cá, cầm thú, rắn rít, hoa quả, bánh trái, chợ búa… được cấu tạo  theo hai cách: (1) đặc tính của từng đơn vị nhỏ của thứ mình nói đến, (2) chơi chữ từ cái tên của nó.
 

Hay bươi hay móc vốn thiệt con dơi    > đặc tính của loài dơi.

Thấy nắng thì phơi là con diệc mốc     > chơi chữ mốc, cần phải phơi.

Lặn theo mấy gốc là con thằng chài     > chơi chữ, chài lưới bắt cá.

Lông lá thật dài là con chim phướng   > chơi chữ phướng.

Rành cả bốn hướng là con bồ câu        > đặc tính của bồ câu.

Giống lặn thiệt sâu là con cồng cọc.    > đặc tính cồng cọc lặn sâu.

Ăn táp sồng sọc là con chim heo          > chơi chữ heo ăn tạp, ham ăn

Ham đậu cheo leo là chim lá rụng       > đặc tính chim lá rụng đậu trên cao.

Tắm đầu muốn rụng là chim thầy bói  > đặc tính chim bói cá chúi đầu xuống nước.

Hay ăn hay nói là con chim quyên      > chơi chữ huyên thành quyên.

Vừa đứng vừa biên là chim học trò      > chơi chữ học trò viết bài.

Rủ nhau đi mò là com chim ốc            > chơi chữ ăn ốc đoán mò.

Gõ mõ lốc cốc là chim thầy chùa         > chơi chữ thầy chùa gõ mõ.

Bắt mẹ xẻ khô là chiên điên điển          > chơi chữ điên nên  xẻ mẹ.

Không ăn ngoài biển là con le le          > đặc tính: le le vô đồng kiếm ăn.

Trong khi đó ông Võ Thạnh Đông  tạo kết cấu loài chim của mình theo hai cách khác hơn:

  1. Tính chất, mà ông gọi là đặc điểm.
  2. Cảm xúc và tư tưởng của tác giả.

 
Ông xác định:

Tên chim được chọn ngẫu nhiên với mỗi khổ bốn câu lục bát liên vận toàn tập, nên chỉ đủ để loáng thoáng nhắc đến đời sống, đặc điểm, tâm sinh lý của từng giống chim và thỉnh thoảng lại đưa vào cảm xúc cùng ẩn tình riêng của tác giả nữa.
 

Như vậy Võ Thạnh Đông bỏ đi cách giới thiệu kiểu khôi hài, chơi chữ, vui vui nhưng không cho người nghe/xem biết gì thêm về loài chim được giới thiệu. Đọc bắt mẹ xẻ khô là chim điên điển, ta phì cười nhưng cũng ngác ngơ và nhứt là không biết chút gì về con chim nầy ngoài cái tên của nó. Vậy tác giả Bách Linh Nhứt Điểu đã có một ý tưởng căn bản làm nền trước khi chấp bút. Đó là điều quan trọng bậc nhứt, nhờ đó người đọc biết thêm về những suy nghĩ, ưu tư… của tác giả, không phải chỉ biết thuần về loài chim. Tôi gọi đó là cách chỉ trăng nói mây, chỉ chim nhưng nói ta, kiểu một ngón tay chỉ ra ngoài trong khi ba ngón chỉ vào ta.
 

(1) Chỉ chim nói đặc tính của chim.

Chẳng hạn Chim Mỏ Rộng (92) thường nhường thức ăn cho bạn: (chắc chắn nhiều người đọc cũng như tôi không biết con chim nầy và cũng không biết đặc tính con chim thường nhường sâu chia mồi kia có hiện diện hay không, nhưng dầu sao tác giả cũng đã đưa ra một đặc tính tốt, hay. Biết đâu ông ấn ý phóng ra một thông điệp cho người đời nay vì sự kiện nhường cơm xẻ áo lúc nầy quá hiếm!):
 

Mỏ Rộng vì bạn hy sinh,
Nhường cơm xẻ áo dẫu tình hẫm hiu
.
 

Chẳng hạn Chim Uyên Ương (3) luôn luôn đi cặp. Bạn tình gắn bó không rời:

Uyên Ương sánh cặp nhởn nha,
Vui trăng hưởng gió giao thoa thỏa tình.
Dù trời dời đổi con tinh,
Vẫn luôn gắn bó cho mình lứa đôi.
 
 

Chẳng hạn Chim Nhàn (23) với đặc tính di điểu rời nơi sống đi rất xa theo mùa bắt cặp, phối giống:

Nhàn di về cuối chân mây,
Nơi phương tình ấm những ngày ái ân.
 

Chẳng hạn Chim Cành Cạnh (90) sống đơn côi, thích lẻ loi, một mình với gió trăng:

Cành Cạch đi có về không,
Độc hành sánh bóng phiêu bồng sớm trưa,
Đêm về bước gió tiễn đưa,
Trăng rơi mái chiếc song thưa một mình.
 

Trong sự giới thiệu đặc tính từng loài chim, Võ Thạnh Đông vũ lộng ngôn ngữ tài hoa của mình để cho thấy tính cách đẹp đẻ trong cử chỉ nhỏ của chim: sự lãng mạn của con Chim Mỏ Nhát (28):
 

Mỏ Nhát chờ nắng lên rừng,
Gom vài sợi gió cột từng niềm vui.
Mây mang theo chút ngọt bùi,
Bay vào lối mộng đã vùi lấp xưa.

Cũng vậy khi nói về đặc tính của Chim Cú (98) đêm đậu nhà ai thường cất tiếng kêu. Mà cất tiếng kêu thì nhà đó sẽ có người chết, xui xẻo. Đây là niềm tin bình dân xưa nay (có thể là không đúng) nhưng từ đó ông đưa ra lời khuyên rất đáng quan tâm:

Cú canh thức trọn đêm thâu,
Mang điềm báo tử về câu hồn người.
Sống lành an thiện cho đời,
Sẽ qua khổ nạn do nơi tâm từ.

(2) Chỉ chim nói tâm sự mình, nói ước mơ của đám đông hiện giờ.

Nói chung bài nào, con chim nào cũng được đưa ra đặc điểm đáng chú ý. Nhưng điều đáng nói là nhiều bài kéo theo một cách khéo léo tâm sự của tác giả, một tâm sự u buồn vì thời thế, một tiếng than nhẹ nhàng  thấm thía. Bài nói về Chim Bồ Câu (  ) chẳng hạn là tiếng than thực tế cho nước nhà hiện giờ:

Thanh bình còn ẩn sơn khê,

Ấm êm cũng khuất bên lề quê cha.

Thanh bình, ấm êm đang khuất nẻo, đang trốn tránh, không có mặt, tàn hại đời sống đáng lý phải có của người dân. Có thể nó vắng mặt vì những kẻ ngày trước thường lẩn khuất nơi núi non rừng rậm chăng. Có thể!

Bài Chim Sáo (6) là tiếng than buồn của người bị tình phụ, nhìn đâu cũng thấy một ngày đằng đẳng như là ba thu và trái tim thắt lại:

Sáo đưa phụ rẫy sang bờ,
Thuyền đi bỏ bến bơ vơ sông buồn.
Sóng sầu theo áng mây buông,
Nghe bên ngực trái nhịp cuồng si gieo.

Bài Con Cuốc (16) như tiếng than nhớ quê của người ly hương bất đắc dĩ như trường hợp chúng ta, những kẻ xa quê phân cách người thân thiết, sự đau khổ vì vậy gia tăng gấp bội. Đời sống tóm lại chỉ là chuỗi ngày mong được trở về đất tổ, gặp lại người thân:

 

Cuốc kêu nhớ nước não lòng
Xa xôi đất mẹ chờ mong tin người
Biển đời buồm lạc xa khơi
Mai ngày trở gió thôi rời chốn xưa.

Trích nữa hay không những điều đáng nói trong từng bài? Tôi chưa bao giờ viết tựa cho tác phẩm nào mà phải trích dẫn quá nhiều. Trường hợp Nhứt Linh Bách Điểu thì không vậy, hầu hết đều đáng trích ra để người  đọc thấy điều đáng thấy. Bài Chim Chiền Chiện (25) là một lời nhắn nhũ của nòi tình với một người đã lỗi nhịp:

Tình xưa dù có hững hờ,
Nhưng người năm cũ vẫn chờ thiên thu.

Bài Chim Khâu (64), cũng như nhiều bài khác, không phải lời của chim mà lời của đau đớn lòng trong ngoài mặt vui cười, của người tình chung chẳng vẹn, bao nhiêu lần do hoàn cảnh phải vầy lứa đôi mới nhưng vẫn ấp ủ tình xưa  trong dạ ưu phiền:

Bao lần cất bước qua cầu,
Chỉ mối tình đầu vẫn mãi trong tim.

Bài Chim Đuôi Cụt (87) cũng là tình yêu không dứt khi phải xa cách. Chim chăng, người chăng? 

Đuôi Cụt muốn nhắn đôi lời,
Nơi bàn tay ấy vẫn hơi hướm còn.
Dẫu tình chờ đã mõi mòn,
Cơn mê năm cũ dấu son vẫn chàm.

Đọc Bách Linh Nhứt Điểu tôi thấy tác giả hóa thể là chim để tâm sự ngàn lời với người đọc, để phát tín hiệu tình yêu, để nói lên lời đau đớn cho thân phận, để đưa ra tính chất trung trinh cần thiết mà người đời cần có. Chim nầy nọ chỉ có cái cớ, chỉ là trăng, nhìn cạnh bên trăng để thấy mây vân cẩu mới là mục tiêu của tác giả.

Về phương diện hình thức tôi yêu cách cấu tạo ý của Bách Linh Nhứt Điểu, thi sĩ Tô Thùy Yên trong thơ mình dùng nhiều điển tích một cách xa xa, gợi ý bằng vài chữ căn bản, Võ Thạnh Đông dùng tục ngữ cũng xa xa (bài Chim Cắt Cổ là một thí dụ: Tình người thăm thẳm khác nhau, Sông còn dò được biết sao lòng người.). Tôi cũng thích cach gieo vần lục bát ở chữ thứ sáu mà chữ nầy lại đi đôi với chữ thứ bảy tạo nên một phong cách lục bát được ưa chuộng gần đây. (Bồ nông (24 ): Bóng mây đáy nước quyên sinh, Vòng tay con sóng ôm hình tướng say; Ác Là (26): Ác Là mất dấu sương mù,Nhặt trong cơn nắng giọt u uẩn còn;  Diệc (80):  Tiếng than vọng cõi u minh,Sương đêm thấm lạnh một hình hài côi; Lách Tách (88): Lách Tách tự sống biệt giam, Dựng lều hốc đá chịu kham khổ đời... ở vào trường hợp nầy.

Ngoài phương diện kỹ thuật nổi bật, Bách Linh Nhất Điểu còn là một tác phẩm đáng đọc để biết tâm sự người viết đã đành mà còn là dịp ngẩm lại xót xa thân phận mình nơi đất Trích với biết bao nhiêu điều ước mơ chưa trọn đến xé lòng.

 

Nguyễn Văn Sâm
 

Viết thêm: Có người sẽ hỏi tại sao lại 101. Con số mà tác giả thích. Chim chóc loại thì hằng hà, học cả đời cũng không biết hết. Cho nên tác giả Bách Linh Nhứt Điểu chấm dứt sách mình ở con số nầy chắc đã theo chưn người soạn bài vè về  hoa: Vật của trời sanh, hằng hà sa số, mấy ai mà rõ, mấy ai mà thông, trong thế mênh mông, ai mà rõ biết, lời ngay nói thiệt, chư vị miễn tình, nhiều vật linh tinh, khó bề lặn lội, biết hết sao đặng, ai dám nói thông…

Vậy đó con số 101 cũng là con số cố tình với ý nghĩa… Nó đã quá con số cực dương  99, con số trùng cửu thiệt sự.



 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.