Hôm nay,  

Thằng Tom

07/09/201900:00:00(Xem: 3702)

Gần đến giờ vô ca, Tom lái xe thật nhanh vừa dừng ở biển baó ngừng là phóng qua luôn. Lập tức một chiếc xe cảnh sát xuất hiện ở phía sau, đèn quay chớp chớp xanh lè. Tim nó loạn nhịp như quay lô tô và buộc miệng chửi thề:

 - Con bà nó, xui thế! đồ cảnh sát mắc dịch!

 Một nữ cảnh sát da màu tiến laị và ra dấu cho Tom hạ kiếng xuống:

 - Chào ông, ông đã không dừng ở biển báo dừng.

 Tom lí nhí cãi:

 - Tôi có dừng nhưng vì sợ trễ giờ làm nên chạy ngay lập tức.

 Viên cảnh sát nữ hỏi:

 - Tôi có thể xem bằng lái của ông?

 - Tất nhiên rồi, thưa bà! Tom trả lời đồng thời năn nỉ:

 - Bà có thể cảnh cáo chứ đừng cho giấp phạt?

 Bà ấy nói:

 - Tôi chỉ làm công việc của tôi, nhưng để tôi xem lý lịch lái xe của ông trước rồi mới quyết định!

 Nói xong bà ta về xe của mình hí hoáy trên máy điện toán. Tom ngồi đợi mà lòng bực bội, bất an: “Kiểu này thì mất toi hai ngày công chứ chẳng phải chơi, đã thế còn bị điểm xấu trên bằng lái, rồi bảo hiểm lên giá… nhưng trước nhất là tối nay về thế nào vợ cũng cằn nhằn cả đêm!” trong đầu nó cứ miên man ý nọ xọ ý kia, vừa lo lắng, vừa toan tính đối phó làm sao. Tom laị thầm trách: “Con ăn ở hiền lành, làm việc tốt sao Bồ Tát không phù hộ con? Nhân quả sao chẳng tương ưng?”

 Tom cũng như những đồng hương của mình vốn có tánh “bảo hoàng hơn vua”. Hễ gặp dân da trắng thì xun xoe tìm cách kết thân… Còn gặp dân da màu thì chê bai, gán ép toàn điều xấu làm như người ta là biểu tượng của cái xấu vậy. Tâm tư Tom đang thầm phỉ báng: “Mụ cảnh sát da màu thật đáng ghét!” mặc dù bà ta rất nhã nhặn lịch sự khi làm công việc của mình. Còn đang miên man thì nữ cảnh viên ấy quay trở laị trả bằng lái và nói:

 - Lý lịch laí xe của ông tốt. Tôi chỉ cảnh cáo chứ không viết giấy phạt nhưng ông phải lái xe cẩn thận đấy nhé!”

 Chao ơi, phải nói mừng hết lớn! Tom rối rít cảm ơn bà ta. Trước khi quay đi bà còn căn vặn lần nữa:

 - Ông nhớ lái xe cẩn thận!

 Bấy giờ Tom thấy bà ta sao lịch sự và dễ thương thế! Bà ta cũng như đồng những đồng nghiệp của bà ấy làm việc hết sức trách nhiệm và minh bạch. Họ không có lối vòi vĩnh “bánh mì” hay “tiền cà phê” như những đồng nghiệp ở cố quận mình. Tom thấy xấu hổ vì đã nghĩ xấu về nữ cảnh viên (khi chưa biết có bị phạt hay không) cũng như những người cùng màu da với bà ta. Những người cảnh sát có công giữ gìn trật tự trị an. Không có họ ai trấn áp bọn tội phạm ma tuý, xì ce, trộm cướp, giết người… Lẽ ra phải nhớ ơn họ, đằng này laị hồ đồ trách cứ họ. Tom thấy mình sai vì có tư tưởng “thấy người sang bắt quàng làm họ” khi mà tiếp xúc với dân da trắng. Còn với dân da màu thì… né tránh, chê bai, thậm chí kỳ thị. Tom và những đồng hương của mình quên mất lời Phật: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” hoặc “Tất cả chúng sanh đều có đức tướng của Như Lai”… Những tư tưởng kỳ thị vừa phạm luật, vừa trái đạo lý, vừa mê muội quên những gì Phật dạy mà laị cứ xưng mình con Phật!  Tom thấy lòng hổ thẹn lắm, đã thế còn ngu si vọng tưởng trách cả Bồ Tát. Mình gây ra mà không chịu nhận cái hậu quả mà laị đổ thừa, trách cứ lung tung. Bất chợt Tom nhìn lên hình Bồ Tát treo phía trưóc thầm ăn năn sám hối. Tom laị nhấn nút mở cái dĩa thì nghe gịong sư bà Hải Triều Âm: “Thân bất tịnh, thọ khổ, tâm vô thường… Vô thường nên nó điên đảo, sáng nắng chiều mưa, nay yêu, mai ghét… đẹp cũng nó, xấu cũng nó… Một niệm tâm mà sanh ra…”

 Tom thấy lòng lắng xuống, một cảm gíác an lạc dấy lên; vừa nghe vừa lái xe hoà vào dòng xe đang lao vun vút trên xa lộ. Tom thì thầm:

 - Con biết lỗi, con xin sám hối! Cầu mong bồ Tát gia hộ con!

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 2019

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
Tại Campuchia, kênh đào Phù Nam Techo, trị giá 1,7 tỷ USD sẽ kết nối Phnom Penh và Vịnh Thái Lan, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc, an ninh và kết nối thương mại quốc tế. Người ta có thể cảm thấy như thế qua lời tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và của ông Hun Sen, trong cương vị cố vấn, người đã chuyển giao quyền lực từ cha sang con vào năm ngoái...
Danh từ được tác giả dùng trong bài này không phải là danh từ theo tự loại mà là một thuật ngữ của Việt Cộng. Thuật ngữ Việt Công hay là danh từ Việt Cộng là những thuật ngữ, những từ được dùng trong nước dưới chính quyền Cộng sản Việt Nam. Ở trong nước người ta không dùng từ “Việt Cộng” mặc dầu Việt Cộng chỉ có ý nghĩa là Cộng Sản Việt Nam chớ không có nghĩa gì khác. Phải nói rõ ràng và dài dòng như vậy để tránh hiểu lầm và hiểu sai. Những danh từ đề cập trong bài viết này đa số là những danh từ kinh tế, vì chủ đề của bài viết là kinh tế, phân tích những ván đề kinh tế, nhận định về kinh tế chớ không phải chính trị, mặc dầu kinh tế không thể tách rời khỏi chính trị, xuất phát từ chính trị và tác động trở lại đời sống của mỗi con người chúng ta.
“Tôi hơi chậm hiểu lại rất chóng quên nên dù đã lê lết qua hơi nhiều trường ốc (trong cũng như ngoài nước) nhưng trình độ học vấn và kiến thức cũng chả̉ tới đâu, vẫn chỉ ở mức làng nhàng. Nói tóm lại là thuộc loại “xoàng”! Ơ! “Xoàng” thì đã sao nhỉ? Cũng không đến nỗi trăng/sao gì đâu, nếu tôi biết điều (biết chuyện – biết thân – biết phận) hơn chút xíu. Khổ nỗi, tôi lại cứ tưởng là mình cũng thuộc loại đầu óc trung bình (hoặc chỉ dưới mức đó không xa lắm) nên ghi danh học – tùm lum/tùm la – đủ thứ phân khoa: Triết Lý, Tâm Lý, Xã Hội, Nhân Chủng …
Một bài viết ngay sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư đảng CSVN cho thấy ông Tô Lâm đã hiện nguyên hình một người giáo điều, bảo thủ và hoài nghi trong “hợp tác quốc tế” với các nước. Trước hết ông cáo giác: “Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” Lời tố cáo này không mới vì chỉ “nói cho có” và “không trưng ra được bằng chứng cụ thể nào”, giống hệt như những người tiền nhiệm...
- Mình lúc này không muốn theo dõi tin tức nữa. Mệt lắm. - Mình cũng vậy, không đọc báo, chỉ xem phim hoặc nghe thuyết pháp, tránh nhức đầu. - Đời người ngắn ngủi, sao phải tốn thì giờ… - Ở tuổi này, chuyện gì không vui xin miễn, tội gì phải đọc tin tức rồi tự mình làm khổ mình. Trong những năm gần đây, những phát biểu đại loại như trên từ bạn bè khiến những người trong ngành chúng tôi đôi lúc không khỏi ngán ngẫm về công việc báo chí của mình, một việc làm nếu đã không được tưởng thưởng tài chánh tương xứng, thì phần thưởng tinh thần từ ý nghĩa tự nó cũng không đủ bù đắp. Đọc báo hay không đọc báo?
Hồi đầu thế kỷ, có bữa, tôi nhận được thư của Vũ Thư Hiên. Ông hớn hở cho hay “Anh Tấn sắp sang Pháp chơi với anh vài tuần”. Thuở ấy, hai ông còn khá trẻ trung (và còn sung lắm) nên chắc chắn là đôi bạn già sẽ đi lung tung khắp Âu Châu, chứ dễ gì mà chịu quanh quẩn ở Paris. Mãi cả chục năm sau, sau khi nhà văn Bùi Ngọc Tấn lâm trọng bệnh, tôi mới nghe ông nhắc đến chuyến du hành thú vị này (với ít nhiều tiếc nuối) trong một cuộc phỏng vấn dành cho BBC – vào hôm 14 tháng 11 năm 2014: “Sang châu Âu, tôi quan sát dáng người đi, nét mặt của họ khác dân mình lắm… Đi thì mới biết mình bị mất những gì.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.