Hoàng Diệu và Em

06/09/201915:05:00(Xem: 2887)

Cuối năm 1963 tôi được bổ nhiệm về trường trung học Hoàng Diệu Ba Xuyên (Sóc Trăng ngày nay) với tư cách GS dạy giờ vì là dân Đại Học Văn Khoa Sàigòn. Cầm Sự Vụ Lệnh trên tay, leo lên chiếc xe đò cọc cạch chạy hàng mấy trăm cây số về nhiệm sở đầu đời, qua 2 chuyến bắc bờ xa mút mắt… Chiếc xe lôi đạp bỏ tôi xuống con hẻm sau lưng trường, ngôi nhà mái ngói rêu xưa, nơi  thằng bạn đang dạy nơi đây ở trọ… Vài ngày ở đây tôi gặp và biết thêm Hưởng Toán, Sơn Lý Hóa, Thiên Nhạc, Thiện Vẽ.. Tất cả đều là những ông Thầy còn trẻ. Buổi tối theo bạn bè ra Cầu Quay uống cà-phê, ngắm trời đêm. Tỉnh lỵ buồn hiu với những ngọn đèn đỏ quạch dọc theo đường Hai Bà Trưng, nhìn xuống dòng sông nước đục ngầu… Một tuần chờ trường xếp thời khóa biểu, tôi phụ trách vài lớp không đi thi: 2 đệ tam, 2 đệ ngũ.. Đêm nằm nghe tiếng tắc kè kêu não nuột, thêm nãn lòng khi nghĩ đến chặng đường hun hút sắp tới nhữ glúc đi-về. Sàigòn xa lắc xa lơ. Có lẽ lúc đó tôi chưa gặp em. Mà em đang ở đâu vậy? Chắc là đang nhảy dây, búng thun, đánh đủa ở một sân trường tiểu học nào đó trong tỉnh lỵ nầy…

    Rồi sự đời đổi thay đột ngột khi tôi có quyết định về dạy ở trường Nguyễn Đình Chiểu MỹTho. Lại khăn gói đến một nơi cũng chưa từng biết. Hoàng Diệu không để lại trong tôi nỗi nhớ nhung nào, trừ lòng ray rức vì lời hứa với thằng bạn HT rằng mình sẽ dạy chung trường với hắn…  

    Dòng đời cứ thế lôi tôi trôi bồng bềnh theo những biến động của xã hội. Cuối năm 75 lang thang ở Sài Gòn, tình cờ được biết em khi cùng anh bạn cũ ghé thăm cô học trò ruột của hắn. Căn phòng chật hẹp nghèo nàn, em mới lên thành phố đi làm với đồng lương ít ỏi và nổi khát khao được vào Đại Học. Ngồi nghe 2 thầy trò nhắc về Sóctrăng, về HoàngDiệu, em ríu rít kể về lũ bạn bè nghịch như quỷ sứ, về thị xã chứa đựng cả trời kỹ niệm tuổi thơ…Mắt em rực sáng, nụ cười em rộn rã hồn nhiên. Và cũng chính đôi mắt đó như rưng rưng khi kể về cuộc sống hiện tại. Em nói về ước mơ cháy bỏng, về ưu tư trước khó khăn buổi giao thời… Ra về tôi mang theo nụ cười có 2 cái răng thỏ to đùng của em, mang theo tuổi trẻ khát vọng đầy ắp lý tưởng em vừa truyền chuyển sang. Tôi chợt thấy mình cằn cỗi trước mạch sống dâng trào của thế hệ mới... 

    Dòng đời lại cuốn phăng tôi đi xa xứ, 10 năm, 20 năm biền biệt. Thỉnh thoảng gởi thư về thằng bạn cũ, tôi hỏi thăm cô học trò nhỏ bây giờ ra sao, hắn ậm ờ ậm ừ: Có tin từ Sóctrăng nói em vượt biên, rồi ở tù và chết mất xác ở đâu đó! Dấu chấm than buồn hiu kết thúc thân phận nhỏ nhoi ở tuổi đôi mươi tuyệt vời nhất, tôi thẩn thờ mỗi khi nghĩ đến em, khuôn mặt rạng rỡ với nụ cười hồn nhiên răng thỏ, dáng gầy yếu mảnh mai mà chí khí ngất trời xanh… 

    Rồi như truyện cổ tích, cô Tấm trong trái thị chợt hiện ra, cuộc hội ngộ bất ngờ sau khi em họp mặt trong nhóm cựu học sinh Hoàng Diệu năm 2003. Hai mươi  tám năm sau! Cú điện thoại của người bạn đã khiến tôi hăm hở bay về, đột ngột như  lần gặp em đầu tiên, không hẹn hò báo trước, cũng 2 ông thầy với cô học trò trong căn nhà nhỏ xíu nghèo nàn ở vùng ngoại ô Thủ Đức. Em cũng lăng xăng nấu cơm đãi khách, cũng nói cười ríu rít nhưng đôi mắt hằn sâu nỗi buồn phiền mệt mõi của những năm tháng tù đày. Em đã không còn là em cách đây gần ba thập niên. Gặp lại Thầy, chỉ đọng lại trong em ký ức về HoàngDiệu của em, về thầy cũ, về bạn bè lớp học khóa 68-75, về những con đường có cái tên rất thơ rất nhạc mà em và bạn bè đã gọi. Đường Giao Hạ hai hàng phượng đỏ rực bên hông dinh cũ, đường Hoàng Thị ngập lá vàng lúc chớm Thu… Em đưa tôi xem những tấm ảnh vàng ố cũ mèm, bạn bè thời đi học, ai cũng ngây thơ, dễ thương cách gì, khung cảnh trường HoàngDiệu với những cây còng cổ thụ rợp mát, có hồ sen ở giữa sân trường... Những kỹ niệm học trò thân thiết mà dư âm còn mãi đến bây giờ. Qua bao nhiêu năm tháng đổi thay mà em vẫn khư khư ôm giữ cuốn album ngã màu với cả trời thương nhớ, nuối tiếc… Em kể lần đầu tiên về thăm lại Sóctrăng sau mười  mấy năm trôi sông lạc chợ, xa vắng quê nhà, đến gõ cửa từng người bạn cũ, ai cũng dang tay đón em bằng tất cả thân tình chờ đợi. Bạn bè chở em đến cổng trường, đứng tần ngần ngoài cửa lớp, nhìn những tà áo dài trắng thấp thoáng, những gương mặt hồn nhiên ngây ngô giống mình ngày trước… Em đã bật khóc nức nở như chưa bao giờ được rơi nước mắt. Nhà em trong con hẻm nhỏ đã đổi chủ, Ba Mẹ em qua đời khi không có em bên cạnh. Phố chợ náo nhiệt hơn, đường Giao Hạ cây trơ cành trụi lá, gốc phượng già không đủ sức trổ bông để cho lũ học trò những vần thơ ngẫu hứng. Bạn bè tứ tán khắp nơi, đứa còn đứa mất, có người thành đạt và cũng có kẻ lang thang… Thời gian đăng đẳng với biết bao biến cố đau thương dồn dập đời em, vậy mà em vẫn đứng dậy, vững vàng, tự tin như chưa bao giờ vấp ngã, chưa bao giờ gặp bất hạnh. Khi nghĩ về em lúc này tôi nhớ tới câu thơ của ai đó “….và chắc thế em ơi -em vẫn sống!” Một lần nữa tôi lại cúi đầu cảm phục em, em đã kiên cường ở lại để chứng kiến những nghiệt ngã đau lòng, trong khi tôibỏ nước ra đi… 

   Như một kết thúc có hậu, lần đầu tiên em làm cô dâu. Cô dâu ở tuổi năm mươi! Hôn lễ do bạn bè cùng nhau tổ chức, ấm cúng và cảm động. HoàngDiệu tuổi trẻ của em đứng đó không xa, đang chúc mừng hạnh phúc muộn màng, em hồn nhiên rạng rở giữa bạn bè, tưởng như quá khứ xót xa chưa từng dẫm lên cuộc đời em, dúi vào em những bất hạnh ngút ngàn, đốt tan hoang tuổi trẻ của người thiếu nữ mới bước vào đời…. 


Nguyễn Văn Sâm

(2005. Sửa vài chữ và đăng lại nhân sinh nhật của Em 2019)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cũng thôi đừng đập phá nghĩa trang và bia mộ của những kẻ thuộc bên thua cuộc nữa. Trút hận thù lên ngay cả những nấm mồ của người đã chết thì làm sao với tay đến được thân nhân của họ, những khúc ruột xa, ở tận nước ngoài?
Một vài chủ đề trong lĩnh vực giáo giục đã nổi lên khắp các trang tin tức trong vài năm qua, trong đó nỗ lực cấm Thuyết Chủng Tộc Phê Phán* (Critical Race Theory – CRT) trong các trường học là một trong những chủ đề thống trị. Chủ đề này phổ biến đến mức các chuyên gia nghiên cứu tại UCLA School of Law Critical Race Studies Program đã lập ra một cơ sở dữ liệu mới để theo dõi các nỗ lực của chính quyền địa phương và tiểu bang trong việc cấm giảng dạy lý thuyết này cùng với những thứ khác.
Hôm 26/03/2023, FB Trịnh Nhung ái ngại cho hay: “Hiện tại chị Bong Tuyet vợ TNLT Đỗ Nam Trung đang gặp khó khăn trong việc tìm và thuê nhà. Kính mong cô bác thương tình, có căn nhà nào đang để trống thì cho chị ấy thuê lại với ạ. Để có chỗ còn sinh sống và các cháu được yên ổn học hành...
Đảng Cộng sản Việt Nam tự cho mình quyền lãnh đạo là phản dân chủ vì dân chưa bao giờ bỏ phiếu giao quyền cai trị cho đảng. Thế nhưng Đảng vẫn cãi lý rằng “vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử, không thể thay thế.” (Tạp chí Quốc phòng toàn dân, ngày 10/02/2020). Nhưng “lịch sử nào” đã chọn đảng thay dân? Nói cách khác là đảng của ai và đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội Việt Nam?
Ít nhất cũng có ba thế người Việt liên tiếp đã “âm thầm ngậm ngùi chấp nhận” sống với luật rừng và thứ hiến pháp son phấn, giả trá như thế ở Việt Nam vì “không biết làm sao bây giờ.”
✱ LSE/Putin: Tại hội nghị thượng đỉnh NATO tháng 4 năm 2008 ở Bucharest, Vladimir Putin đã tuyên bố rằng Ukraine thậm chí không phải là một quốc gia! ✱ LSE/Medvedev: Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã nói vào tháng 4 năm 2016 rằng "không có nhà nước" ở Ukraine, cả trước và sau cuộc khủng hoảng năm 2014. ✱ LSE/D.Trump: Năm 2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tuyên bố rằng Ukraine “không phải là một quốc gia thực sự, rằng nước này luôn là một phần của Nga”. ✱ RFI: Sai lầm của phương Tây là không chú ý đến những phát biểu thù địch của các nhà lãnh đạo Nga, trong khi Putin đã chuẩn bị cho cuộc chiến từ 20 năm qua...
"Chúng nó đáng bị treo cổ… lên 10 lần..."
Cùng với danh ngôn đã đi vào lịch sử (“Đừng nghe những gì cộng sản nói. Hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”) T.T Nguyễn Văn Thiệu còn có một câu nói để đời khác nữa, tuy ít nổi tiếng hơn nhưng cũng được nhiều người nhắc đi nhắc lại hoài hoài (“Đất nước còn, còn tất cả. Đất nước mất, mất tất cả”) vì nó đúng với hoàn cảnh và tâm trạng của họ...
Việt Nam khoe chính sách “Ngoại giao Cây tre” và “Quốc phòng “4 Không” như một lựa chọn khôn ngoan để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Nhưng Việt Nam đã không có bất cứ nỗ lực nào để đẩy Trung Quốc ra khỏi vùng Lưỡi Bò, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa của Việt Nam, chiếm diện tích trên 3 triệu cây số vuông, hay 80% Biển Đông...
Quả là đúng thế. Putin đã tạo ra một tình huống “phức tạp” đến độ chính y cũng không biết, hoặc không có, đường lui. Thằng nhỏ hết khôn dồn ra dại hay (vẫn nói theo kiểu dân gian Việt Nam) là khôn ba năm dại một giờ!
300x250_CTA-Vietnamese-NguoiViet
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.