Hôm nay,  

Gheorghe Zamfir Và Bài Ai Ca ‘Mục Tử Cô Đơn’

16/07/201900:00:00(Xem: 3838)
Trước tiên xin được có vài lời giới thiệu về nhạc sư được tôn làm bậc sư về sáo Pan Flute – xin được nói về loại sáo này ở phần sau – thường được biết qua tên Zamfir.  Ông sinh năm 1941 tại ở xứ Romania, Đông  u.  Khởi đầu ông muốn trở thành nhạc sĩ đàn xếp accordion. Năm 14 tuổi ông bắt đầu học chơi sáo pan flute tại Trường  m nhạc Đặc biệt ở Bucharest.  Sau đó ông theo học tại nhạc viện Ciprtan Porun bescu.  Hiện nay ông sống và dạy pan flute tại Bucharest, thủ đô của Rumania.  

Zamfir đến với khán thíng giả khi được nhà nghiên cứu về nhạc dân tộc người Thụy sĩ tên M. Cellier tìm gặp.  Celler nghiên cứu rất sâu và rộng về dân nhạc Romania trong những năm của 1960.  Nhà soạn nhạc V. Cosma giới thiệu Zamfir đến các quốc gia Tây phương lần đầu tiên năm 1972,  như là một tay sáo sô-lô cho nhạc của mình soạn  trong phim Le grand blonde avec une chaussure noire và Zamfir thành công cho đến nổi từ đó, ông chơi sô-lô trong các nhạc phim soạn bởi những soạn nhạc gia danh tiếng như Francis Lai, Ennio Morricone và nhiều ngừơi khác.  Trong các mục quảng cáo thương mại trên TV , ông được giới thiệu là “ Zamfir, Bậc thầy của sáo Pan Flute”.  Ông là người giới thiệu nhạc cụ dân tộc đến khán thính giả hiện tại và có công làm loại sáo cổ này sống lại từ quá khứ.

Năm 1966, Zamfir đựơc chỉ định làm nhạc trưởng cho dàn nhạc danh tiếng nhất của Romnania nhằm đi lưu diển ở ngoại quốc.  Sau đó ông rời dàn nhạc này để lập ban nhạc nhỏ cho mình gồm năm nhạc sĩ có đẳng cấp hàng đầu.  Ông thực hiện một tham vọng lớn khi nhóm nhạc của ông kết hợp vợi ban đồng ca và dàn nhạc giao hưởng .  Ông làm ‘cách mạng’ trong các thính phòng hoà nhạc với những trình diển mạnh dạn.  Có người nhận xét là giai đoạn này uyi ngắn nhưng là đỉnh cao của nghề âm nhạc của ông. Năm 1977  ông thu âm bản “ Mục tử cô đơn” với nhạc trưởng James Last và đã đưa danh tiếng ông lên hàng thế giới và chuyển thể âm nhạc của ông trở thành đa dạng, khi thì có tính cách cổ điển thính phòng, lúc khác thì là nhạc êm dịu và nhạc pop phổ thông.

Zam fir tiến vào thế giứi của Tây phương khi chương trình về nhạc tôn giáo của đài BBC tên : “ The Light of Experience” -  Ánh sáng của Kinh nghiệm – thu nhận bàì “ Doina De Jale”  , một bài ai điếu cổ truyền của Romania làm chủ đề.  Sau đó nhờ sự ưa chuông của công chúng mà bài này leo lên được hạng tư Ở Anh quốc.  Sau đó là thành công của ông ở Nam Phi và nhiều bài nhạc khác  ở Canada.  Sau gần một thập niên vắng mặt, Zamfir trở lại Canada năm 2006 để làm một tua trình diển ở bảy thành phố với ban ngủ cầm Traffic Strings với nhạc phẩm Four Seasons của nhạc sĩ Vivaldi bằng PanFlute  cùng hoà tấu với ban ngủ cầm, được soạn bởi Jucian Moraru theo thể loại nhạc jazz.

Năm 2012, Zamfir biểu diển tại buổi lể khai mạc của Cuộc Đại Hội Ramsar thứ 11 tại Cung điện Quốc hội tại Bucharest, Romania.  

Một trong những trình tấu nổi danh nhất của ông là bài “ Mục tử cô đơn” do nhạc trưởng James Last viết và Zamfir cùng trình tấu.  Xin được nói qua về nhạc phẩm nổi tiếng này.

Bài nhạc “Mục tử cô đơn” hay The Lonely Shepherd” do James Last viết lần đầu tiên ra mắt do nhạc sĩ sáo PanFlute người Romania diển tả. Lúc đầu, tựa bài nhạc cho một dĩa nhựa không bao giờ được ra mắt của James Last cho đến năm 1977 mới đựơc xuất hiện trong dĩa Russland Enrinnerungen cuả J. Last.  Cùng trong năm này, bài nhạc được thu vào dĩa đơn và đựơc xắp hạng thứ 22 tại Đức.  Với lần thu âm này, Zamfir thành công và nổi danh trên quốc tế.  Bài nhạc này được thịnh hành mãi cho đến ngày hôm nay và được nhiều nhạc sĩ trình bày, trong đó có tay sáo điêu luyện PanFlute người Nam Mỹ, tên Leo Rojas trình tấu và được trúng giải Thi Tài Năng trên TV năm 2011 – đọc qua lời ca cuả bài ta thấy tiếng kêu than của người mục tử trong cảnh cô đơn, khi thời tiết và môi trường lại khắc nghiệt không biết kêu gọi, tâm tình với  ai ngoài với Thượng đế. Nhưng có lẽ khi nghe bài nhạc được trình tấu qua tiếng saó Pan Flute , nhất là của Zamfir, ta mới cảm nhận được hết niềm thống khổ trong cô đơn này của người mục tử.  Các bạn có thể vào YouTube, bấm : Zamfir, the lonley shepherd để thưởng thức trọn bài nhạc qua tài diển tả xuất thần của Zamfir.

Giờ xin nói qua về lọai sáo tên Pan Flute.

PanFlute – còn được gọi là panpipes hay syrinx -  là một trong những nhạc cụ dưạ trên nguyên tắc  ống bịt kín ở một đầu, gồm nhiêù ống sáo, từ dài tới ngắn,  nhỏ kết dính lại bởi dây đan lại.  Nhiều dạng sáo lọai này đã từ lâu là nhạc khí dân gian.  Ống sáo thường đựơc làm bằng tre, cỏ ống điạ phương.  Hiện nay người ta còn dùng cây, nhựa , kim loại hay ngà để làm.

Pan flute được đặt tên theo theo tên vị thần Hy lạp là Pan -  đầu người mình ngưạ - thần của thiên nhiên và các mục tử .  Theo thần thọai Hy lạp thì Syrinx, một Nữ Thần mộc lâm.  Để tránh sự đeo đuổi say mê mình của thần Pan, nàng tự biến thành cỏ ống . Thần Pan bèn cắt một vài cọng cỏ ống, kết chúng lại song song với nhau tạo thành một nhạc khí có âm thanh du dương.  Ngừơi Hy lạp thời cổ gọi nhạc khí này là Syrinx để tôn xưng Nữ thần Syrinx và tên Pandean hay Panflute cho thần Pan.  Nhạc khí này đựơc dành chự bởi ngưừi Etruscans đa số ở nơi đồng nội  va sau đó là người La mã trong dịp lễ lộc, quan, hôn và tang tế.

Panflute được bịt kín một đầu và âm vực có thêm bát độ thấp hơn  loại sáo thường.  Theo cách thông thừơng,  loại sao này ở vùng Nam Mỹ thì khi chỉnh âm, người ta cho một viên sỏi nhỏ hay một hột bắp vào lỗ sáo.  Còn loại sáo hiện nay thì dùng sáp ong vo tròn để chỉnh âm.  Người ta còn dùng cao su hay nút chai để chỉnh âm.

Khi chơi panflute, ta thổi hơi dọc xuống  ống sáo  và thổi lướt vào mép ống sáo.  Lọai panft của người Romanians có hình cong, dán dính vào nhauu rất dễ cho ngừơi chơi đổi nốt nhạc.  Panflut còn chơi được nốt thăng và nốt giáng bắng cách thay đổi vị thế của sáo và cử động của xương hàm khi thổi.  Một nhạc sĩ điêu luyện có thể chơi bất cứ bản nhạc nào và ở bất cứ âm giai nào.

Ở Lào và Thái có loại sáo gọi là wot dùng trong dân nhạc.  

Nếu có dịp, xin bạn vào youtube để xem màn trình diễn panflute của nhạc sư  G. Zamfir bài “ Mục tử cô đơn” với dàn đại hoà tấu lộng lẫy của nhạc trưởng lừng danh thế giới André Rieu để cùng rung động đến rới lệ với hàng ngàn thính giả. Rất mong.  

Nguồn:
wikipedia.or/Gheorghe _Zamfir

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.