Hôm nay,  

Đôi mắt người xưa

06/07/201918:02:00(Xem: 3872)

Hồ Thanh Nhã

 

 

                Đôi mắt người xưa

 

Đôi mắt nầy từng gặp đâu đây?

Bàn kia..ai lén ngó bên nầy

Đồng hương sum hợp mừng Xuân mới

Đất khách còn vui một bữa nầy

 

Em có phải là em năm xưa?

Nắng vui màu áo lụa sang mùa

Là em…mau quá đôi hàng lệ

Dưới mái trường xưa lúc cợt đùa

 

Em có phải người xưa Bến Tre?

Trong xanh màu mắt dáng Thu về

Đùa chi cơn gió vô duyên quá

Để tóc vương đầy mấy lá me

 

Mới quen anh cũng tập làm thơ

Ôm hết trăng sao dệt mộng hờ

Thì ra anh đã hư từ nhỏ

Cho đến ngàn sau vẫn dại khờ

 

Mùa Xuân về trên sông Hàm Luông

Nắng không đủ sáng cả khu vườn

Long lanh đôi mắt nhìn trong tối

Chỉ rõ lòng anh một nẻo đường

 

Mùa Hạ về sương đọng lá sen

Là em son phấn đủ làm duyên

Là em trinh bạch từ đôi guốc

Lòng ấm qua từng đợt gió lên

 

Mùa Thu về trên hàng me xanh

Thương em áo lụa màu thiên thanh

Điểm trăm cánh nhỏ hoa hàm tiếu

Khéo một đường may sợi chỉ mành

 

Mùa Đông về trên cành sê ri

Đỏ tươi chùm trái…ước mơ gì?

Cánh thư thay một lời tâm sự

Lặng lẽ bên đời nỗi biệt ly

 

Ba mươi năm mỏi cánh làm chim

Vẫn như ngày ấy vẫn đi tìm

Tóc xanh một thuở bồng trong gió

Nay muối trên đầu…điểm điểm thêm

 

Tìm đâu ra đôi mắt người xưa?

Lắm khi chợt nhớ lúc giao mùa

Nửa đêm thức giấc làm tan mộng

Thì cứ coi là gió thoảng đưa

 

Có phải là em buổi gặp nầy?

Chân trời xa một cánh chim bay

Trông quen mà tưởng chừng xa lạ

Cách biệt nhau bằng…một với tay

 

                 Hồ Thanh Nhã

 

 

 

Sông Hàm Luông và Tỉnh Bến Tre.

 

Hàm Luông là con sông lớn chảy trọn vẹn trên đất Bến Tre, là ranh giới tự nhiên giữa 2 cù lao Bảo và cù lao Minh, sông dài 70 km. Lòng sông sâu từ 12 đến 15 mét, rộng trung bình từ 1,200 đến 1,500 mét, riêng đoạn gần cửa biển rộng đến hơn 3,000 mét.Chính vì thế sông Hàm Luông có lưu lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác của tỉnh Bến Tre. Nó góp phần tạo nên sự trù phú của các huyện Chợ Lách, Châu Thành, Mõ Cày, Giồng Trôm, Ba Tri và Thị xã Bến Tre, nay là thành phố Bến Tre. Trên sông có những cù lao hoặc cồn đất nổi tiếng như cù lao Tiên Long, cù lao Thanh Tân, cù lao Lăng, cù lao Ốc, cù lao Đất, cồn Hố, cồn Lợi …

                        

Địa hình tỉnh Bến tre :

Bến Tre là 1 trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu  Long có diện tích tự nhiên là 2,360 km vuông. Được hình thành bởi 3 cù lao : An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh và do phù sa 4 nhánh sông Cửu Long bồi đắp mà thành. Gồm có các sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai dài 59 km, sông Hàm Luông dài 71 km và sông Cổ Chiên dài 82 km.

Địa hình tỉnh Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen với ruông vườn, không có rừng cây lớn. Chỉ có một số rừng chồi và những dãy rừng ngập măn ở ven biển.

Bến Tre có một hệ thống kinh rạch chằng chịt khoảng 6,000 km, đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp 3 dãy cù lao, tạo thành một lợi thế phát triễn giao thông đường thủy, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn và trao đổi hàng hóa với thành phố Sài Gòn và các tỉnh lân cận

                           Còn đâu thấp thoáng buồm no gió

                           Xuôi ngược trường giang những mảnh đời.

Song song với hệ thống đường thủy, thì hệ thống giao thông đường bộ cũng có một vị trí rất đặc biệt Bây giờ tỉnh Bến Tre đã được nối liền thông suốt với thành phố Sài Gòn và các tỉnh lân cận miền Tây bởi các cây cầu bắc ngang qua các sông lớn. Đó là cây cầu Rạch Miễu, một công trình thế kỷ, là niềm mơ ước của nhiều thế hệ từ xưa đến nay, nối liền 2 bờ sông Tiền từ Mỹ Tho sang Bến Tre.Đó cũng là cầu Hàm Luông nối liền cù lao Bảo và cù lao Minh..Hệ thống đường bộ thông suốt nầy là những điều kiện giúp cho những tiềm năng kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bến Tre được khơi dậy và phát triễn càng ngày càng mạnh mẻ hơn và cũng giúp cho đời sống người dân Bến Tre phong phú hơn. Sau đây mời độc giả thưởng thức tiếp một bài thơ khác của tác giả :

 

                Hải âu

 

Cuối cùng rồi cũng chia tay

Cà phê giọt ngắn giọt dài nhớ thương

Anh về trong cõi mù sương

Đèn đêm xa lộ chập chờn bóng em

Hải âu mỏi cánh đi tìm

Mùa tôm chưa tới im lìm biển xanh

Giòng xe về Bắc quanh quanh

Đằng sau bỏ lại cuộc tình dở dang

Gặp nhau giờ quá muộn màng

Chào em…chim biển từng đàn ăn đêm

Chào em áo mỏng môi mềm

Vòng tay lái cũng còn thèm thịt da

Anh về Santa Ana

Sau lưng còn vẳng lời ca giã từ

Anh về trong lớp sương mù

Giòng xe chạy ngược đêm chừ mỏi mê

Chào em hai lối đi về

Đời hai lối rẽ đam mê hết rồi

Có ngôi sao tắt lưng trời

Anh như chim biển trọn đời lẻ loi …

 

                   Hồ Thanh Nhã

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.