Hôm nay,  

Đọc Tạp Ghi Huy Phương: Sóng Vỗ Bèo Trôi

04/07/201900:00:00(Xem: 3764)
HUY PHUONG_song vo beo troi
Nhà văn Huy Phương (hình hồ sơ) và bìa tuyển tập Sóng Vỗ Bèo Trôi.

Một hình ảnh rất đẹp, và cũng rất buồn: sóng vỗ bèo trôi. Hình ảnh này là trang bìa tuyển tập các bái viết mới của nhà văn Huy Phương, và cũng là nhan đề sách. Những phận đời được kể trong các bài tạp ghi là xã hội chung quanh, là những người đi lại trên phố Bolsa, là những người bạn và không phải bạn của tác giả, là những người lưu vong và trong quê nhà… Tất cả hiện lên một bức tranh đa sắc cả buồn lẫn vui,  cả lạc quan khi nhìn về tương lai thế hệ trẻ hải ngoại bên cạnh cảm xúc bi quan khi đọc các bản tin giới trẻ quê nhà thờ ơ với vận nước. Đây là tuyển tập tạp ghi thứ 12 của Huy Phương tại hải ngoại, và bao gồm các bài viết trong ba năm vừa qua, với nhịp điệu từng tuần lễ hay từng tháng, từng năm, những dòng chữ của tác giả trôi nổi theo các diễn biến liên hệ tới đồng bào của ông.

Bài viết đầu tiên trong tập là Sóng Vỗ Bèo Trôi, với những chữ khởi đầu là lời nói bi quan của một ông thầy tử vi khi phải nói về một gia đình sắp phải lưu lạc giang hồ, không chừng phải sống bằng nghề gian nan xa nhà. Đoạn văn đầu bài, cũng là đầu tuyển tập viết, trích:

“Ông Thầy Tử Vi không vui, nói với tôi: "Cứ như lá số này của gia đình ông, thì trong vận hạn 10 năm sắp tới của ông xem như là một vận xấu kéo khá dài. Số ông có Thái Dương hãm ư di cung, nan chiêu tổ nghiệp, ly tổ vi hung. Số ai có sao Thái Dương cư cung Thiên Di, khó bảo toàn tổ nghiệp ở quê hương, vận này rất xấu! Số cháu trai thì Vũ Phá Tỵ Hợi Di cung - Tha phương cầu thực lao tâm phất lực. Hai sao Vũ Khúc, Phá Quân ở cung Di, phải vất vả lắm mới có miếng ăn, không chừng phải bỏ xứ ra đi!"…”(SVBT, trang 5)

Đọc xong tuyển tập, chúng ta có thể nghĩ rằng, hình như ông thầy tử vi nói đúng một phần. Phải chăng nhà văn phải lìa tổ nghiệp ở quê hương, phải bỏ xứ ra đi, phải đưa cả gia đình lưu lạc sang tận nửa vòng trái đất định cư? Thực tế là phải ra đi, khi đất nước không còn là đất nước của hạnh phúc nữa, khi Việt Nam trở thành một nhà tù khổng lồ. Nhà văn Huy Phương giải thích về lựa chọn của nhiều triệu người phải lưu vong qua bài “Tường cao, sông rộng, biển mênh mông!” sau khi VN bị bao vây giữa bức màn sắt chủ nghĩa cộng sản, trích:

“Chế độ Cộng Sản nếu tốt đẹp, no ấm, tự do, hạnh phúc thì con người không ai liều chết để ra đi như vậy. Rõ ràng bên kia và bên này khác nhau như đêm và ngày, tự do và tù đày, mà con người phải có một lựa chọn cho bản thân mình và con cháu đời sau. Dù tường cao, sông rộng, biển mênh mông cũng không ngăn được bước chân những người ra đi, chọn cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và tương lai cho con cái!” (SVBT, trang 18)

Ra đi với lòng không vui như thế, nhưng vẫn luôn luôn nhìn lại quê nhà. Nhín về núi, về biển, về lãnh thổ và lãnh hải, quan sát xem chế độ sẽ đem bán đi những mảng nào của quê hương…

Và rồi ngòi bút Huy Phương không giấu được phẫn nộ, khi thấy nhà nước Hà Nội liên tục lùi bước ở Biển Đông. Bài viết “Tháng Giêng, nhớ Đảo!” ghi lời ông bày tỏ quan ngại cho thế hệ trẻ Việt Nam sẽ không còn thấy đảo nào trên bản đồ VN, trích:

“...Việt Nam vẫn coi thường máu thịt của mình, đất biển của cha ông, một mặt tuyên bố khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng một mặt lại “duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở khu vực…”

Trong khi đó, Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường kêu gọi Việt Nam “trân trọng sự phát triển quan hệ song phương đạt được bằng các nỗ lực lớn lao và cùng với Trung Quốc đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông.”

Một bên bị lấn chiếm thì tuyên bố cứ “duy trì hòa bình,” bên xâm lược thì kêu gọi “trân trọng sự phát triển quan hệ song phương,” rồi cũng “bảo đảm hòa bình và ổn định…” trong khi biển đã thành đảo, máy bay, chiến hạm, vũ khí đã đem đến sát bên mình.

“Tiền nhân” mà khiếp nhược kiểu này thì con cháu đời sau nhận những hậu quả khó lường, khó lòng cất đầu lên nổi!” (SVBT, trang 82-93)

Quan tâm tới Biển Đông như thế, nhưng Huy Phương có cái nhìn rành mạch về người dân Trung Quốc. Ông tự hỏi vì sao bây giờ có khuynh hướng ghét người Tàu trong nhiều cộng đồng dân Việt, trong khi trước 1975, người dân Miền Nam vẫn hòa hài chung sống và yêu thương với người gốc Hoa tại VN. Những suy nghĩ như thế được ông đưa vào bài Xu Thế ‘Ghét Tàu’ để phân tích, trong đó, Huy Phương ghi nhận:

"...Trước năm 1975, chúng ta có phiền hà chuyện người Tàu thao túng kinh tế miền Nam và mua chuộc nhiều quan chức trong chính phủ, nhưng thực tế không ai thù ghét người Tàu và sau năm 1975, người Tàu cùng người Việt miền Nam đã là nạn nhân của Cộng sản Bắc Việt, họ cùng bị tù đày, phân biệt đối xử, cùng nhau xuống tàu vượt biển, nên cũng chẳng ai ghét người Tàu. Ở trong nhà tù CS, chúng tôi đã gặp nhiều người gốc Hoa thuộc diện “phục quốc,” cũng không thiếu anh em người Hoa trong quân đội, đảng phái phải chịu cảnh tù đày...

...Nhưng 40 năm qua, tình hình đã thay đổi rất nhiều, Trung Cộng, một kẻ đàn anh từng ra ơn cho Việt Cộng, từ xe tăng, súng đạn đến đôi dép râu, bánh lương khô, không thể nào để cho đất nước này thoát khỏi vòng tay của chúng, thường xách mé, miệt thị Việt Nam Cộng sản là kẻ vô ơn, cần cho một bài học. Đảng Cộng sản ngày nay không đủ sức mạnh, không có sự liên kết nào có thể đương đầu, không có trí tuệ, tỏ ra hèn nhát, quỵ luỵ, để mất đảo, cho thuê đất thuê rừng với giá rẻ như cho không. Đảng Cộng Sản bị Tàu Cộng lấn lướt, ngư dân bị đốt tàu, làm nhục, giới quân sự cũng bị đe doạ tránh xa vùng đất Trung Cộng chiếm cứ. Ngay cả trong hải phận của Việt Nam, người Tàu vẫn chủ động lấn lướt coi như đó là sân sau của chúng, coi dân Việt như đứa con hư, một loại “nghịch tử” đòi phải “hồi đầu!”

Mặt khác, hàng hoá, thực phẩm Trung Cộng đầu độc cả thế giới, và đám nông dân Trung Quốc có tiền, thời mở cửa, đã gây ra một làn sóng du lịch vô văn hoá, từ cái ăn, đến cái ỉa, đã làm cho thế giới khinh miệt, coi rẻ. Người Việt trong nước và cả hải ngoại, trước tình thế này không làm sao tránh khỏi xu thế “ghét Tàu.”..."(SVBT, trang 69)

Lưu vong như thế… với ngày tháng dần trôi đi, với tuổi chồng chất theo vầng tóc trắng. Huy Phương có một lúc suy nghĩ về chữ “quê hương” và về những định nghĩa một thời quá khứ. Và bây giờ, ông thấy cận kề với quê hương hằng ngày là qua mùi nước mắm. Bài viết “Quê Hương Là Mùi Nước Mắm” của Huy Phương kể về một quê hương không rời của ông, đặc biệt là khi thấy rằng nước mắm cũng là một thành trì chống Tàu của ông bà mình, trích:


“Đối với tôi, nước mắm là món quà của Trời Đất dành cho người Việt Nam! Những quốc gia có bờ biển dài, nơi nào cũng có kỹ nghệ đánh cá, như Canada, Indonesia, Nga, Philippinnes, Nhật Bản, kể cả Hoa Kỳ… nhưng không nơi nào có sáng kiến làm được nước mắm và biết ăn nước mắm như Việt Nam. Trong khi đó chiều dài của bờ biển, chúng ta chỉ được xếp hạng thứ 33 trên thế giới.

Một nước gần gũi với chúng ta nhất về văn hóa và địa lý là Trung Quốc, có bờ biển 14,500 km, dài gấp 4 lần Việt Nam mà cũng không biết làm một chất nước chấm từ con cá mà phải ăn… xì dầu! Thế mới biết không phải người ta giàu vì rừng vàng biển bạc, mà có trí tuệ biết khai thác tài nguyên của thiên nhiên.

Xa quê hương, không cần phải thấy “khói sóng trên sông,” chỉ nghe mùi nước mắm là cũng đủ nhớ nhà. Bạn đi Pháp, sang Ý, lên Bắc Âu hay Bắc Á, qua Úc hay Tân Tây lan, cũng không tìm đâu ra mùi nước mắm, nhưng khi nghe được mùi nước mắm là “cầm được tay, day được cánh” thấy quê nhà bên cạnh rồi.” (SVBT, trang 266)

Không chỉ buồn chuyện quê nhà, có những lúc Huy Phương bực dọc khi thấy hai người bạn thân, một thời cũng từng trải qua nhiều năm tù dưới chế độ CS, rồi sang Hoa Kỳ định cư, khi có chút đỉnh tiền thì lại say đắm theo các bóng hồng ở VN…. Thế rồi, hai người bạn thân này, một người ở Miền Đông Hoa Kỳ, một người ở Miền Tây, lần lượt rời bỏ gia đình trên đất nước đã cưu mang gia đình họ, đã cho những đứa con của họ tương lai tươi sáng, về lại Việt Nam theo “tình yêu” khi đã vào tuổi lão niên. Hai ông bạn ở hai đầu Hoa Kỳ, xa nhau nhiều ngàn dặm, nhưng cùng một đam mê mới: về VN tìm tình yêu mới.

Huy Phương bực dọc vì hai người bạn thân kia về VN theo tình nhân mới của họ, trong khi “Những người bạn tôi đang có một mái ấm gia đình, đời sống cao hơn no đủ là dư dả, vợ không ngoại tình, con không hư hỏng…” Huy Phương trong bài viết “Câu chuyện buồn ngày Tạ Ơn” kể lại chuyện hai bạn già kia, trích:

“Năm rồi, tôi mất hai người bạn. Không phải họ chết thành ma chôn trong nghĩa địa hay thiêu ra tro gửi cho gió ngàn bay. Những người này còn sống, nhưng đối với tôi cũng như gia đình họ, xem như họ đã đi qua một thế giới khác...

Phải nói đây là hai người bạn khá thân của tôi, đều sang Mỹ khoảng năm 1990 hay trễ hơn, qua một thời gian tù đày dưới chế độ Cộng Sản khá lâu, thời gian đủ để bù đắp cho họ một cái visa để họ và cả gia đình vào định cư tại Mỹ...

Hai người bạn tôi không thể đem một người đàn bà khác không là vợ mình từ Việt Nam sang định cư tại Mỹ, trước sự chê trách của dư luận và sự quay mặt của gia đình, vậy tốt hơn là trở lại Việt Nam.

Tôi hy vọng rằng, một ngày kia, dù thế nào, hai người bạn tôi cũng không trở lại Mỹ, với một tấm thân tàn tạ để kiếm một chỗ trong bệnh viện hay đủ thuốc men dùng cho một giai đoạn hấp hối.

Đã hai năm, rồi tôi nghĩ đến ngày Lễ Tạ Ơn hôm nay trên đất Mỹ, có hai gia đình quạnh quẽ, buồn phiền và chắc bạn bè, thân thuộc cũng không ai nỡ nhắc lại tên của người bạn tôi đang ở xa. Tôi biết họ cũng như tôi, đã có những ngày tù đày nơi rừng thiêng nước độc, đã có một người vợ khốn khổ, tảo tần xuôi ngược, đã có những đứa con bất hạnh bơ vơ. Chúng ta tin tưởng gì ở một người lính thất trận, một người đã ngồi trong nhà tù tập trung, đã được thoát ra, còn bất cố liêm sỉ trở lại chốn xưa, vì một thứ gì đó dưới cái eo của đàn bà. Hai người bạn tôi đã quên rất nhiều thứ, trong đó có giá trị của gia đình, đạo lý và những điều ân nghĩa.” (SVBT, trang 106-108)

Nói chuyện phải ra đi, rồi nói chuyện chế độ, nói chuyện biển đảo, nói chuyện người Hoa, chuyện mất hai ông bạn già… và rồi Huy Phương bày tỏ lòng biết ơn người vợ một đời gắn bó bên ông. Qua bài “Thiên Bẩm của Người Đàn Bà” nhà văn Huy Phương trân trọng viết về quý bà, kể từ những ngày ở quê nhà nửa thế kỷ trước:

“Ngay hoàn cảnh của người viết bài này cũng là một công chức ra ngoài làm lụng, trong khi bà nội trợ ở nhà một tay ba đứa con, loay hoay lo hết mọi việc từ chuyện đưa con đi học, lo cho con ăn uống, chợ búa, giặt gịa, nấu ăn, lo quét dọn nhà cửa kể cả chuyện may vá áo quần cho con. Ông chồng, “đấng trượng phu,” thì ngày hai buổi đến sở, về đến nhà là than mệt, cơm bưng nước rót, nằm thẳng chân đọc báo hay xem TV. Đến bữa ăn, cơm dọn lên, còn chê món này, chọn món kia mà trong thâm tâm, vẫn so sánh xem công việc của người đàn bà là nhàn hạ, còn mình đi làm là vất vả.

Nhưng liệu chúng ta có thể hoán đổi công việc với vợ, để cho người phụ nữ đi ra ngoài một ngày, còn mình ở nhà đảm đang tất cả công việc của người vợ vẫn làm thường ngày. Chắc chắn cái công việc “nội trợ nhàn hạ” đó, người đàn ông chúng ta không thể nào kham nổi.” (SVBT, trang 125-126)

Huy Phương viết nhiều đề tài nữa. Ông viết như dường bất tận, vì lòng ông không bình yên khi nghĩ về quê nhà, nghĩ về đồng bào… Các nhà phê bình văn học quan sát Huy Phương, theo dõi ngòi bút Huy Phương, đọc những cảm xúc của Huy Phương, nơi đó là tình yêu quê hương nồng nàn, là tấm lòng trân trọng với những phẩm chất cao quý của con người. Có lúc ông viết như một công dân, khiển trách chế độ Hà Nội về cách điều hành đất nước và đàn áp người dân. Có lúc ông viết như một nhà giáo, dạy cho thế hệ trẻ biết trân trọng với các giá trị dân tộc. Có lúc ông viết rất mực thiết tha trong cương vị như người chồng, người tình, người anh khi viết về những phận đời phụ nữ.

Tìm một ngòi bút như Huy Phương thật là hy hữu.

Nơi trang bìa sau của sách Sóng Vỗ Bèo Trôi, có ghi lời Giáo Sư Sử Học Phạm Cao Dương nhận xét về nhà văn Huy Phương: “Đây là một cây viết rất hiếm hoi ở một thời người ta thường có khuynh hương né tránh, cầu an, không muốn gây phiền phúc cho mình. Nó chứng tỏ sự can đảm phi thường của một người cầm viết dù cho là viết nhầm một mục tiêu xây dựng tích cực, hướng về các thế hệ tương lai và đặt nền tảng trên sự công bằng và lòng ngay thẳng.”

Tuyển tập Sóng Vỗ Bèo Trôi dày 350 trang, gồm 78 bài viết, và bài nào cũng thiết tha, ngậm ngùi.

Độc giả muốn mua sách xin liên lạc: (949) 241-0488 hoặc xbnamviet@gmail.com.

Chi phiếu xin đề: Namviet Publisher, gởi về: P.O. Box 6246 Anaheim, CA 92816.

Mỗi cuốn $25, với cước phí một cuốn $3, nếu mua từ một đến ba cuốn cước phí là $5.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.