Hôm nay,  

Đơn vị Tổng Cục Gia Cầm của CS

27/05/201918:58:00(Xem: 4068)


(viết theo lời kể của Bác sĩ Thú Y Lò heo Chánh Hưng)
Sau 30-4-1975, CS cưỡng chiếm hoàn toàn miền Nam VN và thiết lập một đơn vị là Tổng Cục Gia Cầm, đứng đầu là Tổng Cục Trưởng, một tên Cán bộ cao cấp lâu năm CS học vấn lớp 6 trường làng quản lý và điều hành gần 200 vị Bác sĩ Thú y của chế dộ VNCH, nhiều vị Bác sĩ Thú y vì lòng tự trọng và tự ái cao không chịu hơp tác làm việc, riêng Bác sĩ Thú y Th vì hoàn cảnh gia đình khó khăn đành phải bất đắc dĩ cam tâm chịu đựng làm việc cho tới khi phá sản và giải tán luôn Tổng Cuc Gia Cầm vì thua lỗ quá nặng và tên CS Tổng Cục Trưởng vẫn bình chân như vại, không hề bị khiển trách hoặc bị trừng phạt với việc điều hành tắc trách vô trách nhiệm của mình.
Trong thời gian còn làm việc, Bác sĩ Thú y Th đảm nhiệm việc phân phối heo và thưc phẩâm cho các gia đình trong hợp tác xã vùng Gò Vấp nhận nuôi rẽ heo cho nhà nước và người nuôi heo rẽ cũng được nhà nước ban thưởng cho riêng 1 con heo để khích lệ. Sau nhiều lần kiểm tra, thì heo nhà nước càng ngày càng ốm tong ốm teo và heo cá nhân thì càng ngày càng mau lớn và béo mập. Hơn nữa lâu lâu người nuôi heo nhà nước còn báo cáo heo không may bị chết vì bệnh hoạn ốm đau rồi đem làm thit hợp pháp, có khi đó chỉ là một hình thức gian lận, làm báo cáo láo với nhà nước để hưởng lợi, mặc dù Bác sĩ Thu y Th có biết đó chỉ là mánh mung của họ nhưng vẫn phải lờ đi cho qua ngày doạn tháng để mà sống, ngu sao mà đụng vì đa số người nuôi heo rẽ là Cán bộ CS và thân nhân liên hệ.
Những Cán bộ nuôi heo thấy Bác sĩ Thú y Th quá dễ dãi biết điều như vậy và đã không có làm khó dễï này nọï nên họï rất vững tâm an lòng và cũng thường xuyên biếu quà cáp và mời Bác sĩ Thú y Th ăn nhậu rất thâm tình như kiểu đền ơn đáp nghĩa cho phải đạo.
Hơn nữa nói về thực phẩm cám heo cũng l vấn đề làm kinh tế quái đản của thiên đành XHCH, là đỉnh cao trí tuệ loài người nữa. Cám nuôi heo của VN thì dư thừa không biết tẫn dũng lai đem xuất cảng qua Trung Quốc với giá rrẻ để ăn chia bỏ đầy túi thamû, nhưng khi nhập cảng cám vào với giá lại quá cao khiến việc nuôi heo không những đã không thấy lời màø ngày càng thua lỗ nặng nề cho tới khi nhà nước CS phảiø giải tán luôn Tổng Cục Gia Cầm không thương tiếc.
Bác sĩ Thú y Th lại đành lâm cảnh thất nghiệp về nhà đuổi gà cho vợ với mảnh bằng vô dụng, nhưng cũng được Trời nhủ lòng thương ban cho may mắn nên thời gian sau đó, nước Pháp có bang giao với VN nên nhà thương mại người. Pháp có sang VN đầu tư mở một Công Ty chế biến thực phẩm gia súc tại Thành phố Biên Hòa, Bác sĩ Thú y Th được người bạn quen thân trong Ban điều hành nhiệt tình giới thiêu nên được chủ nhân người Pháp chấp thuận cho làm việc tại Công Ty với lương bổng 250 đô la/tháng, Kể từ ngày đó cuộc sống gia đình Bác sĩ Thú y Th lại được cải thiện trở lên sung túc khá giả hẳn nên, cũng thời gian này Tôi và Bác sĩ Thú y Th lại có nhiều cơ hội thường xuyên gặp nhau tâm tình, uống bia hơi nói chuyện đời cho qua ngày đoạn tháng. Bác sĩ Thú y Th có kể một câu chuyện gần giống như câu chuyện tiếu lâm thời đại trong Tổng Cục Gia Cầm: một O ng Thạc sĩ Thú y học ở Liên Xô đang làm việc ở Tổng Cục Gia Cầm không hiểu sao đã không biết chữa trị nổi một con bò bệnh nên phải nhờ đến Bác sĩ Thú y Th chỉ cách chữa trị dùm. Thật là quái đản không thể tưởng tượng nổi, có lẽ O ng Thạc sì Thú y có vị ở Liên Xô đó chỉ học để lãnh mảnh bằng danh dự lấy le hay sao mà lại quá tệ như vậy.
Sau khi gia đình tôi được may mắn qua Mỹ theo diện HO và phải trải qua nhiều giai đoạn khó khăn như: trích ngừa, phỏng vấn, rồi chờ đợi lấy vé bay hẹn ngày rời khỏi ách thống trị tàn bạo của CS, một thiên đàng không tưởng, thiên đàng mù CS để qua định cư tại My õcũng như bao nhiêu gia đình bạn bè chiến hữu đồng cảnh ngộ khác. Gia đình tôi có tổ chức một buổi tiệc chia tay cùng gia đình, bạn bè chiến hữu, đây có thể nói là một cuộc chia ly thì đúng hơn vì gia đình tôi phải đến định cư ở một phương trời xa lạ không hẹn ngày về. Người bạn tôi, Bác sĩ Thú y Th được mời đến tham dự tiệc chung vui với gia đình chúng tôi, kẻ may mắn ra đi thì lòng vô cùng sung sướng nhưng hồi hộp, kẻ ở lại thì bùi ngùi luyến tiếc nhớ nhung. Hai chúng tôi chia tay nhau trong bịn rịn, ngẹn ngào và chỉ cầu mong hy vọng có được một ngày tái ngộ.
Thật oái oăm bất hạnh thay, Bác sĩ Thú y Th cũng như bao nhiêu chiến hữu đồng cảnh ngộ khác vì thuộc diện chuyên viên khoa học kỹ thuật nên được CS xét tha cho về sớm xum họp với gia đình đã không đủ điều kiện đúng tiêu chuẩn 3 năm để được định cư tại Mỹ theo chương trình HO (Humanity Ossociation) Dúng là trong cái Hên có cái Sui không sai chút nào.


Qua Mỹ được hơn một năm thì,tôi nhận được tin của gia đình Bác sĩ Thú y Th từ VN cho biết, Bác sĩ Thú y Th hiện đang nằm nhà thương điều trị vi mắc chứng bệnh hiểm nghèo Nghe tin, một số anh em bạn học thâm tình có chung góp được một số tiền gởi về VN giúp đỡ cho gia đình Bác sĩ Thú y Th hầu hỗ trợ phần nào trang trải viện phí trong hoàn cảnh gia đình người bạn đang gặp khó khăn, nhưng hỡi ơi khi gia đình Bác sĩ Thú y Th vừa nhận được tiền chúng tôi gởi về thì Bác sĩ Thú y Th đã bất hạnh ra đi rời bỏ cõi trần gian ô trọc theo vận số, thành thử món tiền giúp đỡ trở thành món tiền phân ưu bạn bè cho trọn tình trọn nghĩa. Khi kể lại câu chuyện nói trên tôi không khỏi liên tưởng tới Bác sĩ Thú y Th như một nén hương lòng dâng lên hương hồn người bạn tâm giao đã nỡ bỏ bạn bè ra đi quá sớm khi chưa kịp thấy ánh sáng ở cuối đường hầm.
Bác sĩ Thú y Th vừa là nhân chứng vừa là nạn nhận của chế độ độc tài CS mà cấp lãnh đạo chánh quyền chỉ là những kẻ vừa thất học lại vừa bất tài nữa thì làm sao mà đất nước VN có thể phát triển hùng mạnh và phú cường ngang hàng với các Quốc gia văn minh tiên tiến trên Thế giới được,tương tự như Đại Tá CS bí danh 5 Tấn, thuở nhỏ thất học,thoát ly theo CS từ năm 16 tuổi, sau khi Saigon sụp đổ, 5 Tấn là Bí Thư Tỉnh ủy Tỉnh Minh Hải,kiêm luôn chức vụ Chánh Án, xử án theo cảm tính vì có biết luật pháp đâu mà xử theo luật, người đã cầm đầu một số dân tỉnh Minh Hải lên Saigon biểu tình ăn nằm tại chỗ mấy ngày để đòi lại ruộng đất đã bị bọn Nông Trường Tỉnh thâu dụng theo chánh sách nhà nước,và theo lời 5 Tấn kể lại nếu không có người em họ lúc bấy giờ là Thủ Tướng Võ Văn Kiệt bí danh 10 Cúc đỡ đầu và can thiệp chắc y cũng khó bảo toàn được tính mạng, cũng giống như Y tá Nguyễn Tấn Dũng vẫn có thể nắm được chức vu Thủ tướng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN hay sao? Tóm lại trải qua thời gian 44 năm, những thiên tài CS lãnh đạo đất nước như đã nói trên,con Rồng VN ở Đông Nam Á không những đã chậm phát triển mà còn thua xa hẳn cả các nước Đại Hàn,Thái Lan, Philipine và Campuchia ..v..v và nếu đem so sánh với chế độ VNCH trước năm 1975 các nước kểä trên đâu có thể sánh vai ngang hàng với VN được. Còn gì thấm thía hơn một câu nói gần như châm ngôn để đời:” Khi mà lãnh đạo mà bất tài thí làm suy vong cả một dân tộc”
Được biết trước năm 1975, gia đình Bác sĩ Thú Y Th rất là hạnh phúc, sung sướng đầy đủ, Bác sĩ Thú y Th làm việc tại Lò Heo Chánh Hưng Quận 8 Saigon, Vợ là Kỹ sư Nông Nghiệp làm việc tại Nha Nông Nghiệp ở Thị Nghè Saigon, con cái được học hành đầy đủ. Nhưng sau khi Saigon sụp đổ, hoàn cảnh Bác sĩ Thú y Th thật vô cùng khó khăn, túng thiếu và bi đát cũng giống như bao gia đình cùng cảnh ngộï khác,vợ tuy là Kỹ sư Nông Nghiệp nhưng cũng bị thất nghiệp vì nhà nước CS kỳ thị không xử dụng, Bác sĩ Thú y Th vì cuộc sống phải chịu nhẫn nhục làm việc ở Tổng Cục Gia Cầm, con cái thì học hành dang dở vì bị phân biệt đối xử, đâu có kháùc chi một cuộc đổi đời. Đến khi vừa may mắn có được việc làm tương đối tốt đẹp cuộc sống gia đình vừa mới được ổn định, vui hưởng hanh phúc sung sướng chẳng đươc bao lâu thì Bác sĩ Thú y Th lại đành giã từ trần thế, thanh thản ra đi bỏ lại gia đình, bạn bè và chiến hữu.
Chẳng khác nào như câu nói chân tình chí lý của một Mục sư H khi đến làm phép rửa tội cho gia đình một tín hữn có thân nhân từ trần,Sau Thánh Lễ, Mục sư đã khoan thai trịnh trong tuyên bốâ: người đi trước là người may mắn nhất, kẻ ở lại tuy có đau buồn nhớ nhung và thương tiếc, nhưng ta hãy biến đau thương thành niềm hy vọng để sống cho ngày mai. Bởi vì con người trước sau gì cũng phải ra đi và cuối cùng Mục sư nhấn mạnh: quý vị nên nhớ rằng chẳng bao lâu nữa hàng tỷ người trên thế gian này cũng phải ra đi. Tất cả mọi người hiện diện trong Hội trường dự Tang lễ đều im lặng phắng phắc dường như rất thấùm thía về câu nói chí tình của Mục sư chủ lể. Và theo giáo lý Phật giáo” cuộc đời là vô thường”, không ai có thể sống mãi trên thế gian này, đó là số mạïng con người không ai có thể thoátù khỏi điển hình ngay như vị vua hùng mạnh nhất của Đế quốc Trung Hoa là Thành Cá Tư Hãn vì muốn sống lâu sống hoài, sống mãi để có thể thống trị lâu dài vĩnh viễn đất nước Trung Hoa nên đã sai người đi tìm môn thuốc Trường Sinh Bất Tử cũng phải đành bó tay không đạt được như ý nguyện hay sao.? Than ôi cuộc đời! ” Bôn ba chẳng qua số mạng”.
BUIPHU/VBMN

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngược lại, những biến cố dồn dập đủ loại trong COVID-19 mở ra cuộc đấu tranh chính trị mới: đòi quyền được sống còn, có thuốc trị cho tất cả, đi lại an toàn, đó là một cái gì thiết thực trong đời sống hằng ngày và không còn chờ đợi được chính quyền ban phát ân huệ; nó khiến cho người dân có ý thức là trong các vấn đề nội chính, cải tổ chế độ là cần ưu tiên giải quyết. Người dân không còn muốn thấy vết nhơ của Đồng Tâm hay tiếp tục qùy lạy van xin, thì không còn cách nào khác hơn là phải có ý thức phản tỉnh để so sánh về các giá trị tự do cơ bản này và hành động trong gạn lọc. Tình hình chung trong việc chống dịch là bi quan và triển vọng phục hồi còn đấy bất trắc. Nhưng đó là một khởi đầu cho các nỗ lực kế tiếp. Trong lâu dài, dân chủ hoá là xu thế mà Việt Nam không thể tránh khỏi. Cải cách định chế chính trị và đào tạo cho con người để thích nghi không là một ý thức riêng cho những người quan tâm chính sự mà là của toàn dân muốn bảo vệ sức khoẻ, công ăn việc làm
Trong vài thập niên vừa qua, giải Nobel Hòa Bình và Văn Chương được xem là một tuyên ngôn của ủy ban giải Nobel về các vấn đề thời cuộc quan trọng trong (những) năm trước và năm 2021 này cũng không là ngoại lệ. Giải Nobel Văn Chương năm nay được trao cho nhà văn lưu vong gốc Tazania - một quốc gia Châu Phi, là Abdulrazak Gurnah "vì sự thẩm thấu kiên định và bác ái của ông đối với những ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong vực sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa". Cũng vậy, giải Nobel Hoà Bình đã dành cho hai ký giả Maria Ressa của Phi Luật Tân và Dmitry Muratov của Nga "vì những nỗ lực bảo vệ sự tự do ngôn luận, vốn là điều kiện tiên quyết cho nền dân chủ và sự hòa bình lâu dài". Ủy ban Nobel Hòa Bình Na Uy còn nói thêm rằng, "họ đại diện cho tất cả các ký giả đang tranh đấu cho lý tưởng này, trong một thế giới mà nền dân chủ và tự do báo chí đang đối mặt với những điều kiện ngày càng bất lợi" và cho "nền báo chí tự do, độc lập
Sau đó, sau khi “phát khóc” và lau nước mắt/nước mũi xong, bác Hồ liền thỉnh ngay bác Lê về thờ nên mới có Suối Lê Nin (với Núi Các Mác) cùng hình ảnh – cũng như tượng đài – của cả hai ông trưng bầy khắp mọi nơi, để lập ra một tôn giáo mới, thay thế cho Phật/Chúa/Thánh Thần/Ông Bà/Tiên Tổ ... các thứ.
Sự nghiệp chính trị của đại đế Nã-Phá-Luân chẳng liên hệ gì nhiều đến Trung Quốc nên không biết tại sao ông nổi hứng tuyên bố một câu bất hủ mà giờ này có giá trị của một lời tiên tri “Hãy để Trung Hoa ngủ yên bởi vì khi tỉnh giấc nó sẽ làm rung chuyển thế giới.” Vào tháng 03/1978 có một sự kiện ít được biết đến nhưng bắt đầu lay thức gã khổng lồ Trung Quốc khi một hợp tác xã nông nghiệp ở Phúc Kiến xin phép được giữ lại phần sản xuất vượt chỉ tiêu để khuyến khích nông dân hăng hái làm việc. Đây là giai đoạn trước Đổi Mới nên viên thư ký đảng bộ của hợp tác xã bị phê bình kiểm điểm. Chỉ 8 tháng sau đó vào cuối năm 1978 Đặng Tiểu Bình tuyên bố cải tổ và mở cửa nền kinh tế. Đề nghị nói trên của hợp tác xã được mang ra thử nghiệm với kết quả sáng chói nên viên thư ký đảng được ban khen.
Sau 10 năm ra sức Xây dựng, chỉnh đốn hàng ngũ để bảo vệ đảng không tan, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thừa nhận: ”Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một cách căn bản, thậm chí có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.”
Nếu mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ là một ván bài, thì người Mỹ sẽ nhận ra rằng họ đã được một lá bài tốt và tránh khuất phục trước nỗi sợ hãi hay niềm tin vào sự suy tàn của Hoa Kỳ. Nhưng ngay cả một lá bài tốt cũng có thể thua, nếu chơi tệ. Khi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thực hiện chiến lược cạnh tranh đại cường với Trung Quốc, các nhà phân tích tìm các phép ẩn dụ trong lịch sử để giải thích tình trạng cạnh tranh ngày càng sâu sắc. Nhưng trong khi nhiều người dựa vào sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh, thì một ẩn dụ lịch sử đáng lo ngại hơn là sự bắt đầu của Thế chiến thứ nhất. Năm 1914, tất cả các cường quốc đều mong rằng cuộc chiến Balkan lần thứ ba là ngắn ngủi. Thay vào đó, như nhà sử học người Anh Christopher Clark đã chỉ ra rằng, các cường quốc bị mộng du bước vào một trận đại chiến kéo dài bốn năm, phá hủy bốn đế chế và giết chết hàng triệu người.
“Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân chúng ta và cho cả hành tinh này là lật ngược lại toàn bộ suy nghĩ ấy. Pema Chodron đã chỉ cho chúng ta thấy mặt cấp tiến của đạo Phật.”
Năm 1964, anh Phạm Công Thiện được mời vào Sài Gòn để dạy triết Tây tại Viện cao đẳng Phật học vừa được mở tại chùa Pháp Hội (tiền thân của Viện Đại học Vạn Hạnh sau này), tôi được anh cho đi theo. Tôi nhớ anh đã dẫn tôi đến thăm Bùi Giáng vào một buổi chiều, trong một căn nhà ở hẻm Trương Minh Giảng, căn nhà rất ẩm thấp, chật hẹp, gần như không có chỗ cho khách ngồi.
Cố nhớ kỹ lại, tôi vẫn không nghĩ ra là tôi đã gặp thầy Phước An lần đầu vào dịp nào (dĩ nhiên là ở Vạn Hạnh, trong năm 1972, nhưng trong hoàn cảnh nào?). Chỉ nhớ rằng quen nhiều và thân với thầy lắm. Phòng 317 Nội Xá Vạn Hạnh là phòng ở của quý thầy trẻ, là những người tôi rất thân, và đây là một phòng mà tôi có thể ra vào bất cứ lúc nào.
Ba bà Mai kể trên thuộc hai thế hệ. Cả ba đều đã trải qua một kiếp nhân sinh mà “phẩm giá” người dân bị chà đạp một cách rất tự nhiên.” Nếu may mắn mà “CNXH có thể hoàn thiện ở Việt Nam” vào cuối thế kỷ này, như kỳ vọng của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, chả hiểu sẽ cần thêm bao nhiêu bà Mai phải (tiếp tục) sống “với tâm thức khốn cùng” như thế nữa?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.