Hôm nay,  

Biển Đông và những con số

05/05/201916:53:00(Xem: 5020)

Biển Đông và những con số

 

Hồ Thanh Nhã

 
blank

Sự kiện người dân Việt Nam vượt biển tìm tự do, sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, được coi như là một cuộc di dân lớn làm rúng động lương tâm nhân loại đồng thời cũng là một bi kịch của giống nòi, đau thương và đầy nước mắt.
 

Trong hành trình tang tóc đó, một số người may mắn thì được đến bến bờ tự do. Số còn lại hẩm hiu hơn lại vùi thây trong lòng biển cả hoặc gặp nhiều nghịch cảnh éo le như bị cướp, bị hảm hiếp, bắt cóc theo tàu hải tặc rồi sau đó chẳng ai biết số phận sẽ ra sao? Sau nầy nghe các đài phát thanh ở Mỹ  trong Các Mục : Tìm người thân thất lạc, mới thấy nảo lòng làm sao. Còn những người may mắn hơn, đến được các đảo, tạm trú một thời gian ít năm, chờ thanh lọc. Họ được một nước thứ ba nào đó tiếp nhận, thì hoan hỉ lên đường với 2 bàn tay trắng, tạo lập một cuộc sống mới, nhận nước chủ nhà là quê hương thứ hai:
 

Ra đi biết mặt trùng khơi

Biết trời Âu Á, biết tôi hãi hùng.  (Phạm Duy)
 

Theo tài liệu lưu trữ của Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc thì trong khoảng 20 năm từ 1975 đến 1995 thì có đến 796,310 người từ Việt Nam vượt biển đến được bến bờ tự do. Thế giới gọi họ là Thuyền Nhân (Boat People), vì họ ra khơi bằng những thuyền tàu nhỏ, không có khả năng đi biển. Thế mà họ vẫn đi, thử liều với số phận. Đúng là hai chữ Tự Do có cái giá quá đắt.

Và cũng theo số liệu của Indonesia thì từ năm 1975 đến 1996, trại tị nạn đảo Galang đã tiếp nhận hơn 250 ngàn thuyền nhân Việt Nam.

Vì  chuyện vượt biển trên những chiếc thuyền con đầy nguy hiểm, làm xúc động nhiều người trên thế giới, nên một  số các tổ chức thiện nguyện đã phát động phong trào cứu thuyền nhân trên biển. Gồm có: Hội Y Sĩ không biên giới với con tàu Ile de Lumiere của Bác sĩ Bernard  Kouchnee. Con tàu nầy sau đó dung làm tàu Bịnh viện, chữa trị cho 40 ngàn người Việt tị nạn ở đảo Pulau Bidong.

Ở Pháp, cuối thập niên 1970 xuất hiện ủy ban  : Một con tàu cho Việt Nam  (Un  bateau pour  le Viet Nam).

Cũng hưởng ứng lời kêu gọi đó, tổ chức thiện nguyện ở Đức cho ra khơi 3 con tàu mang tên là: Cap Anamur vớt  người tị  nạn biển Đông.

Ủy ban Báo nguy giúp người vươt biển do Tiến sĩ Nguyễn Hữu Xung làm chủ tịch.
 

Thuyền nhân tại các trại Tị nạn có số lượng như sau:

Malaysia:-254,495 người

Hồng Kong:- 195,833 người.

Indonesia: 121,708 người.

Thái Lan: 117,321 người.

Philippine: 51,722 người.

Syngapore: 32,457 người.

Ngoài ra có các nước khác ít hơn là: Nhật Bản:11,071 người –Macao: 7,128 người – Nam Hàn: 1348 người.

Cho Định cư: - Tổng cộng tính đến 1995, Quốc tế đã nhận cho thuyền nhân Việt Nam định  cư là:-754,800 người. Trong đó các nước sau đây đã tiếp nhận:

Hoa Kỳ :- 424,000 người.

Úc  -111,000 người.

Canada: -163,000 người.

Các nước Châu Âu thì ít hơn.

Sau đây xin mời quí vị thưởng thức bài thơ: Biển Đông.            

 

  Biển Đông

 

Người đi ra biển Đông

Trùng dương muôn lớp sóng

Chiếc thuyền sao bé bỏng

Chở bao niềm ước mong

 

Người vừa thoát cửa sông

Tàu biên phòng rượt đuổi

Tràng liên thanh đỏ chói

Chấm dứt đời long đong

 

Người đi về thiên thu

Tháng Ba mùa lặng gió

Biển dù không bão tố

Bỗng chốc dậy mây mù

 

Vừa thoát ách ngưu đầu

Gặp ngay loài mã diện

Chiếc thuyền con trên biển

Trăm oan hồn về đâu?

 

Con tàu lạ đâm ngang

Chơi vơi bờ sinh tử

Bên kia bầy thú dữ

Rực đỏ mắt hung tàn

 

Người chết trên mạn thuyền

Máu loang vùng biển tối

Trẻ thơ chưa biết nói

Vật vờ làn nước đen

 

Những bào thai hải tặc

Chín tháng trời cưu mang

Chén cơm chan nước mắt

Não nề miệng thế gian

 

Con thuyền trong đêm tối

Sóng lớn dậy trùng dương

Điên cuồng cơn bão tới

Rước người về thủy cung

 

Lời đồng dao đây đó

Câu sấm truyền lan xa

Bao giờ Minh chúa hiện?

Mười phần chết còn ba

 

Đêm nhìn sao Bắc đẩu

Đối chiếu hướng hải đồ

La bàn kim bất động

Mặt kính mờ nước mưa

 

Con thuyền không bánh lái

Sóng nước đùa nhấp nhô

Mười ngày đêm chịu đói

Thủy táng mồ trẻ thơ

 

Oan hồn từ muôn phương

Kết tụ vầng mây xám

Bao cuộc đời ảm đạm

Nằm dưới đáy trùng dương

 

Mênh mông bờ vô định

Nghiệp báo chín tầng sâu

Giống nòi còn nhận lãnh

Quả báo đến khi nào?

 

Người đi về biển Đông

Thấy chết từ trên bến

Ba phần trôi trên biển

Bảy phần cõi mông lung…

 

Trong tận cùng tuyệt vọng

Niệm hồng danh Quan âm

Ánh mắt mờ trông ngóng

Lời cầu kinh  âm thầm

 

Con thuyền vô khẳm nước

Tàu kéo về Bidong..

Thuyền nhân oà tiếng khóc

Thấy mái nhà Galang

 

Oan hồn trôi lênh đênh

Nhấp nhô đầu ngọn sóng

Nghĩa địa buồn không tên

Bờ quạnh hiu quên lãng…

 

Một hôm đoàn người về

Nén nhang bờ hải đảo

Lời cầu kinh siêu độ

Về thế giới bên kia

 

Hồn về từ chân mây

Hồn nương theo ngọn sóng

Hồn bay theo gió lộng

Về chứng giám hôm nay…

 

Lời cầu kinh giải oan

Lan xa đầu ngọn gió

Hồn nương ánh sương tan

Ngàn thu miền tịnh độ…

 

               Hồ Thanh Nhã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.