Hôm nay,  

Độc Lập Tự Chủ - Tác giả Nguyễn Huỳnh Mai -Chương 2 và Chương 3

24/03/201922:20:00(Xem: 3228)

CHƯƠNG II

HÀNH TRÌNH HƯỚNG THƯỢNG



14 - THẾ GIỚI TRỐNG KHÔNG MẦU NHIỆM


15-09-2015. 10 gi
30 sáng.


khi viết về tâm không phải là hành tâm không, phải trụ ở tánh không.

Tâm không, không phải là ý niệm, không phải là cảm giác. Khi sống với tâm không thì không còn luận bàn, cao thấp, đúng sai.

Khi trụ vào tâm không thì chỉ có hơi thở và sự hiện diện, không có phản ứng, vì trái banh liệng vào ta thì đi luôn vào không chứ không dội lại trong cái có.

Tu học, hành không tánh, sẽ chịu rất nhiều khó khăn, vấp ngã, đau khổ, nhưng vượt được tất cả rào cản của chính nội tâm mình; ta sẽ thấy ánh sáng thanh nhẹ nhưng lại như bùng vỡ nơi ta. Một thế giới mới mà ta bước vào. Đó là thế giới trống không mầu nhiệm.


15 - XÂY DỰNG CHO DÂN TỘC VIỆT


26-09-2015. 11 giờ 45 đêm.


Khi quyết tâm làm việc gì thì phải có lúc khởi đầu, dù khởi đầu bằng một việc nhỏ nhất.

Chỉ còn 15 phút nữa là sang ngày Rằm Trung Thu, và 10 giờ sáng ngay ngày này, Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo Miền Nam California, Hoa Kỳ tổ chức lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị Tổ sáng lập Bửu Sơn Kỳ Hương, nguồn gốc của Phật Giáo Hòa Hảo.

Như vậy, Phật Giáo Hòa Hảo đã bắt nguồn 159 (1856) năm chứ không phải chỉ 76 (1939) năm, từ khi Đức Huỳnh Giáo Chủ tiếp nối truyền thống của Đức Phật Thầy để sáng lập Phật Giáo Hòa Hảo. Phật Giáo Hòa Hảo phải trở về chánh gốc mới vững mạnh, và phát triển theo nhu cầu thiết yếu của Dân Tộc Việt. Phật Giáo Hòa Hảo phải trở về chính gốc để không bị phai mờ hay phân hóa bởi chiến tranh, hay các thể chế chánh trị đầy tranh chấp, hận thù, đã làm suy yếu đi tinh thần giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt Nam.

Phật Giáo Hòa Hảo trở về chính gốc sẽ càng thêm sáng, thêm mạnh về tư tưởng; cũng như đạo học áp dụng đúng giáo lý căn bản của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vừa giản dị dễ hiểu, dễ áp dụng đối với mọi tầng lớp xã hội, không phân biệt giàu nghèo, cao thấp.

Đất nước Việt Nam sau bao năm bị đô hộ bởi giặc Tàu, giặc Pháp, chiến tranh Nam-Bắc, rồi sau đó là thời kỳ chấm dứt chiến tranh đến nay, đã trở thành một đất nước bị bại hoại bởi không biết là bao tệ nạn xã hội và nghèo đói.

Một xã hội hỗn loạn phải cần được cân bằng bởi một Đạo Giáo Dân Tộc, mà Đạo Giáo Dân Tộc đó phải giản dị với tình yêu thương đồng bào để có thể phù hợp và hòa đồng với các tầng lớp xã hội, chánh trị hay các tôn giáo bạn.

Chỉ có Đức Phật Thầy Tây An, chỉ có Bửu Sơn Kỳ Hương mới có khả năng đứng trên mọi dị biệt của khổ nạn mà đất nước Việt Nam cần vượt qua, nhằm xây dựng lại Dân Tộc Việt.


16 - HIỀU NGƯỜI HIỂU ĐẠO MỚI ĐI ĐÚNG CƠ ĐẠO


13-10-2015. 10 gi
sáng.


Về phương diện đạo, cơn đau xảy ra sau buổi lễ giỗ Đức Phật Thầy Tây An là để cứu nguy. Vì nếu không có cơn đau nhiều này, căn bệnh sạn mật sẽ còn kéo dài thêm thời gian và có thể sẽ nguy hiểm nhiều hơn khi bị sưng nhiều hơn, làm độc hay ảnh hưởng qua các bộ phận khác như bác sĩ nhà thương đã nói.

Sự liên hệ của thân tâm đều rất chặt chẽ, do đó mới có hiện tượng tâm sinh lý biến chuyển trong gần một năm nay, về mọi sinh hoạt hay quyết định trong đời sống đạo lẫn đời. Nay hành giả tự kiểm để nhận thấy trong mọi sự đều được xếp đặt trong sự sáng suốt của siêu thức, và mọi việc làm hay quyết định đều có lý do. Sự tự soi sáng này, hành giả sẽ bình tâm hơn với mọi sự việc trong thời gian tới.

Cũng cần nhắc lại cho rõ, mọi việc đạo đều nằm trong chu trình dài hạn của 10 năm, hay 20 năm đến 100 năm. Không nằm trong thời gian một hay hai năm, vì thế sự nóng lòng chỉ gây thêm bất an, tự thất vọng hay tự trách mình không hoàn thành trách nhiệm.

Mọi việc làm cho đạo hàng ngày, hay những buổi lễ, phổ biến hình ảnh, tin tức, là cần thiết nhưng không phải thiết yếu. Mà thiết yếu là một con đường hướng tới sự phát triển toàn mối đạo, cho đạo được trường tồn.

Điều tối quan trọng là thời điểm ta đang sống đang thở, cần hòa nhịp cùng với đại đồng. Ta không thể dậm chân tại chỗ, hay mãi sống ngược về thời gian quá khứ, trong khi tầng lớp tín đồ hiện nay đã thay đổi, trẻ trung hơn. Khi sống trong môi trường có hai dị biệt như thế, những tư tưởng được viết ra sẽ đi vào sọt rác, vì không giúp được gì cho xã hội dân sinh mới ngày nay.

Cần nhất là cùng sống, cùng thở, cùng nghĩ với những người đương thời, dù họ trẻ hơn ta.

Đó là sống thời hiện tại để hiểu người, hiểu đạo, mới là đi đúng cơ đạo.


17 - SỰ KHÓ KHĂN BẮT ĐẦU TỪ HÀNH GIẢ


28-10-2015. 4 gi
30 sáng.


Sự im lặng, không làm gì, không nói, không viết, đây là thời gian cần được trân quý.

Không nói, không viết, không suy nghĩ, không tự trách, im lặng, là thời gian giúp não bộ nghỉ ngơi sau quá nhiều vận động trí não.Viết tuy là một động tác nhẹ nhàng nhưng cả một cơ thể làm việc với bộ máy người, từ trí não cho đến toàn bộ máu huyết, cơ bắp, cùng đồng vận hành làm việc.

Viết là công việc tuy thấy nhẹ nhàng mà không nhẹ, thấy không làm gì mà làm việc nhiều. Vì thế sau khi viết, cơ thể, tinh thần, hay yếu mệt là vậy.

Trên một ngàn bài viết là kết quả của bao tâm huyết, và tình thương đối với người, đối với đời và đối với đạo.

Mỗi trận đau, mỗi lần bị mổ lấy đi một cơ phận, đều giúp hành giả hạn chế giảm bớt nhiều sinh hoạt, và nhiều thức ăn cần loại bỏ hay gia giảm, để sự tu tập được tinh tấn hơn. Con người dù tu hay không tu đều phải chịu luật tự nhiên sanh lão bệnh tử, để cho có cái nhìn từ có đến không được rõ ràng hơn, vi tế hơn.

Sự tu trì luôn từ hai phía, nội vi và ngoại vi. Để cho tuổi già được nhẹ nhàng hơn, ta cần buông bỏ nhiều hơn. Nhất là tánh khí con người, vì sao có những suy nghĩ, phản ứng, tạo cho ta nhiều đau khổ, va chạm trong cuộc sống. Cần nhìn sâu vào những hiện tượng tâm sinh lý từ bé đến lớn để hiểu rõ về ta hơn.

Hiện trạng của mỗi con người bắt nguồn sâu sắc từ những gì đã hằn in vào tâm não, từ bao kỷ niệm chất chứa, từ lúc mới sinh đến ngày nay, đã tạo ra không biết là bao mâu thuẫn, va chạm, đau khổ, với chính mình lẫn với người.

Nếu tự mình không biết gỡ rối cho chính mình, thì mãi mãi con đường tu vẫn còn gặp khó khăn trắc trở.

Phải chăng những trở ngại, nhọc nhằn trên đường tu, bắt nguồn từ hành giả?


18 - NẾU KHÔNG BUÔNG THÌ TỰ CẮT ĐỨT ĐƯỜNG TU


02-11-2015. 5 gi
sáng.


Ph
i chăng tâm không là thái độ bqua nhng điu đã xy ra cho chính mình hay gia mình vi người?

Có người lại tưởng tâm không, tánh không, là sự cao thượng, lòng bao dung, bác ái đối với người, nên hay bỏ qua. Và tht shcó bqua được không? Có vượt được không hay nó vn vương vn và nng trĩu trong lòng?

Tâm không, là thấy biết với đầy đủ cảm xúc của một con người bằng xương thịt nhưng vượt được cảm xúc, tức có cảm xúc nhưng cảm xúc này không khống chế được người đó để có thể phản ứng hay phát sinh hành động nhất thời, hoặc hành động về sau, tạo nên những đau khổ hay va chạm dây chuyền.

Tâm không là biết mà không động, có xúc động nhưng không phản ứng theo xúc động. Biết trong sự sáng suốt. Làm chủ bản thân, không để xúc động này tạo thêm những suy nghĩ lan man, lý luận dây chuyền.

Tâm không là nhìn, thấy, biết nhưng không dồn ép cảm xúc, hay cố che đậy cảm xúc vì cái ngã, hoặc tự ái, tự cao, vân vân…

Nếu tưởng mình đạt tâm không, nhưng thật sự không phải tâm không mà là giả-tâm-không, thì người tu sẽ biến mình thành con người hai mặt. Bên ngoài hiền từ bao dung nhưng bên trong có những khối u phiền não khó lành.

Đó là một căn bệnh mà người tu tại gia kể cả tu sĩ, thường mắc phải và chỉ riêng họ biết. Tu sĩ chức bậc càng cao thì bệnh “hai mặt” hay “giả đạo” càng nặng và càng khó chữa. Chỉ có độc nhất một cách chữa là tự buông. Tuy nhiên chức phận càng cao bao nhiêu càng khó buông bấy nhiêu.

Con đường duy nhất tránh bị mắc phải “bệnh giả đạo hay người hai mặt” là người tu cần biết rằng nên học buông, và tập buông ngay từ đầu khi mới bước vào đường tu.

Nếu đã chọn con đường tu nghĩa là bước đi; dù bước chân mới bước còn non nớt, còn chập chững, vẫn phải học chữ “không” để buông dần chữ “có”.

Nếu chọn con đường tu mà cứ bước vào chữ có, bước vào con đường tiền tài vật chất, áo mão cân đai, công danh sự nghiệp, thì giống như con nhện nhả tơ bọc kín lấy mình, gỡ mãi chẳng ra, đến hơi thở cuối cùng vẫn nằm im trong màng nhện của chính mình.

Dầu ở hoàn cảnh nào, thời điểm nào, ta cũng không nên đổ lỗi cho lý do này hay vì việc nọ khiến không buông được. Khi quyết tu phải có ý chí dõng mãnh, lòng tin tuyệt đối, kiên trì tâm nguyện, và sự lựa chọn con đường đi chân chính cho cuộc đời mình.

Nếu không buông được thì chính mình tự cắt đứt đường tu.


19 - HÀNH TRÌNH HƯỚNG THƯỢNG


13-11-2015. 5 gi
30 sáng.


Tu học để tập rũ bỏ một cách sáng suốt trên tiến trình hướng về tương lai của mình, của đạo, của đất nước.

Tu tập để biết rũ bỏ những gì mình cứ thu lượm, ôm níu, khư khư giữ mãi, đã trở thành nghiệp chướng khó buông.

Tu tập để học cách buông, vì chỉ có buông mới rửa sạch những vết thương lòng sâu đậm hằn sâu trong tâm khảm.

Mỗi một việc quan trọng, dù xấu, xảy ra trong đời sống, đều là tiếng chuông cảnh tỉnh khiến ta dừng lại, chiêm nghiệm, thức tỉnh, tự xét, về mọi điều xảy ra quanh ta, dù đạo hay đời.

Những điều buồn bã, sân hận còn hiện diện trong ta ví như bóng tối cứ che mất ánh sáng, làm hoen ố bộ nhớ, khiến ta cứ mãi u hoài; thì thay vì tu tiến, ta cứ mãi mù mờ, lê lết cho đến ngày rời thế gian. Hoặc trong tíc tắc ta trở lại thế giới cũ, tiếp tục gánh những gì chưa muốn buông.

Tu tập để biết cách buông, và buông là vượt, chứ không phải buông là xóa. Vì ta càng xóa càng xua đuổi điều gì thì càng khiến nó hằn sâu trong tâm não ta chừng đó.

Tu tập để buông, để vượt sự khống chế của cảm xúc, của tình người, của lục căn, lục trần, của hỉ nộ ái ố, thất tình lục dục.

Tu tập để điều ngự thân tâm, làm chủ được mình thì cuộc đời mình mới đi trọn con đường đạo đã lựa chọn.

Tu tập, tu học, tu tiến, thì càng ngày hành lý đời càng nhẹ, và mình cần sáng suốt để buông những gì đáng buông, thì hành trình hướng thượng mới có kết quả.


20 - QUỐC GIA SẼ ĐẠI LOẠN KHI HẬN THÙ VÀ CÁI ÁC LÊN CỰC ĐIỂM


19-11-2015. 6 gi
sáng.


Không có một lối thoát nào cho dân tộc Việt Nam khác hơn con đường đạo. Một con đường vượt sự sợ hãi và thù hận.

Cái ác phải chăng bắt nguồn từ thù hận và sự sợ hãi. Càng thù hận, càng sợ hãi, thì sự trả thù càng tăng và cái ác lại tăng trưởng theo cấp số nhân. Không phải cái ác tăng từ một phía mà cả hai phía. Và cả hai phía đều ác đều thù hận đó sẽ trở thành nạn nhân của nhau.

Khi con người trở thành nạn nhân của cái ác, của lòng thù hận, họ tiếp tục trả đũa trả thù bằng tất cả phương cách nào tàn nhẫn nhất. Phải chăng đó là một hình thức tận thế, một hình thức sống trong địa ngục trần gian, mà hình phạt đau đớn, giết chóc lẫn nhau là do chính con người gây ra bằng nhiều hình thức văn minh nhất.

Con người càng văn minh tiến bộ trên phương diện kỹ thuật thì hậu quả của cái ác càng lớn, càng ảnh hưởng mạnh bạo đến con người, đến số đông người không phải hằng trăm hàng ngàn, mà con số đến hàng triệu sanh linh.

Thế giới đã biến đổi đến cực độ. Khi cái ác được sự tiếp tay của các vũ khí tinh vi độc hại, và đồng thời các nước văn minh tự leo thang quyền bảo vệ người dân của mình, họ tìm mọi cách để tiêu diệt không gớm tay những con người mà họ cho là kẻ xấu, là đối thủ, là kẻ thù không đội trời chung.

Vit Nam đang đi về đâu? Phi chăng các lãnh đạo cũng đã đi đến bế tc, tiến thoái lưỡng nan? Nếu không tự thanh lọc, chuyển thể, thì cái ác sẽ gia tăng do lòng thù hận tạo ra giữa kẻ yếu và người mạnh, kẻ giàu và người nghèo, kẻ nắm quyền lực và người dân tay trắng.

Lòng thù hận luôn gia tăng với cái ác, và ngược lại, nếu không dùng tâm đạo để hóa giải hận thù thì khi cái ác và lòng thù hận vươn tới cực điểm, khiến con người trở nên mù quáng, thì quốc gia sẽ đi đến đại loạn.

Quốc gia sẽ đại loạn khi hận thù và cái ác lên đến cực điểm.


21 - MẦU NHIỆM CỦA SỰ KHỔ


26-11-2015. 6 gi
30 sáng.


Con đường của người tu không bao giờ là một con đường bằng phẳng dễ đi, đó là con đường chông gai hiểm trở dành cho từ tâm hồn đến thể xác.

Bệnh hoạn hay những cơn sốc về tinh thần hay tâm hồn đều khiến hành giả phải cố gắng hơn, kiên nhẫn hơn và bình tâm hơn để định lại hướng đi tiếp tục cho đúng đường đúng hướng.

Những khó khăn là những viên thuốc đắng nhiệm mầu để điều chỉnh lại tâm thân ý sao cho tâm thân ý trụ lại thành một để cả ba không đi khác hướng với nhau.

Đức Thầy có dạy “Nếu ai mà biết chữ tu trì, Tâm bình tịnh được thì phát huệ”, chỉ có sự bình tịnh mới có khả năng giúp ta bước vào tánh không, và chỉ khi vượt tự ngã, tự tánh, mới có sự trong sáng của tánh không, khi đó mới nghe thấy biết trong sự sáng suốt của tuệ giác.

Tu chân thật, rốt ráo, chánh tâm hành giả mới thấy được mầu nhiệm của sự khổ.

Phải khổ, phải thấm nhuần tột độ cái khổ mà vẫn tiếp tục đường tu mới thấy con đường giải thoát hiện ra dần dần. Nếu vì khổ mà tránh né, đi ngược lại đường tu, hay chọn con đường tích lũy tiền tài, vật chất, tiếng tăm, danh vọng thì con đường giải thoát sẽ bị sương mù che khuất bởi tâm hành giả đã chuyển hướng sang địa ngục tâm, cho dù có sống trong giàu sang hay thành công tột bực về vật chất.


22 - CẦN TRÁNH NGƯỜI GIẢ ĐẠO


31-12-2015. 4 gi
30 sáng.


Khi
đạt tâm không thì li nói và hành động phát xut từ đâu? Ttim hay óc?

Có phi tim là đạo mà óc là đời?

Khi đạt tâm không thì ta vượt được lý luận lợi lạc hơn thua, tính toán và vượt được cảm tính thương ghét, buồn giận.

Vượt tim óc không có nghĩa là không có tim óc mà phải có sự phối hợp hài hòa của cả hai để đi đến hành động không nhân ngã mà phải hướng đến chánh kiến, hướng đến một tình thương đại đồng trong sự khách quan.

Tu tập, thực hành nghiêm túc sẽ tiến hóa. Tiến hóa trong sự an định và sáng suốt. Muốn được như thế phải có sự tự kiểm luôn luôn để không trở nên mê tín. Mê tín là con đường nguy hiểm nhất đối với người tu. Một là tự bái phục chính mình rồi trở nên tự cao ta đã thuần thục đạo, muốn làm thầy, muốn có đệ tử. Hai là mê muội hoặc bái phục người hơn mình, thay vì xưng tụng Phật, tu theo lời dạy của Phật, lại đi xưng tụng những người giả tu, giả Thầy, giả Phật.

Con đường tu là con đường đạo, một con đường đi đến an lạc, nhưng đó là con đường nguy hiểm nếu ta không bước vào chánh đạo, chỉ bước trật một bước là hại cả một đời người.

Tu tập, muốn đứng vững ta cần phối hợp luôn luôn giữa tâm và trí, tim và óc, để ngọn đèn trực tâm giác ngộ luôn được sáng tỏ, soi cho ta bước những bước đi dù mau chậm vẫn tiến về con đường sáng rực minh quang mà ngón tay của Phật đã chỉ hướng.

Tâm trí luôn vững vàng trên con đường đạo để tránh mê muội sai lầm trước sự tinh khôn mưu mẹo của những ông Thầy, ông Phật giả đạo gạt đời trong thế kỷ 21 của Thời Kỳ Mạt Pháp.


23 - MỘT BIẾN CỐ LỊCH SỬ CẦN ĐƯỢC LÀM SÁNG TỎ


08-01-2016. 11 gi
khuya.


Tất cả những tai nạn ngoại thân trong lúc này đều nhằm củng cố nội lực, tập trung tinh thần và ý chí. Trí và tâm quy tụ lại nhằm có khả năng sáng tác dựa vào những sử liệu, sự kiện, để viết lại chuyến đi Về Thăm Xứ Phật của người gốc đạo Bửu Sơn Kỳ Hương Phật Giáo Hòa Hảo.

Tâm thân trí đều phải quy tụ làm việc mới có thể khai triển được trải nghiệm của chuyến đi thiêng liêng này, nhằm phổ truyền Thánh tích của vĩ nhân trở lại từ thượng cổ để giúp Việt Nam được an lạc trước giặc ngoại xâm.

Cuốn sách dần dần sẽ được sự giúp đỡ của những người có khả năng về chánh trị lẫn lịch sử về thành tích tranh đấu, dấn thân của các bậc tiền nhân đối với giặc ngoại xâm.

Cuốn sách không còn là của một cá nhân mà là của một tập thể những người có tâm phục hưng đạo và quốc gia dân tộc, quy tập để cùng nhau góp một bàn tayxây dựng lại tinh thần dân tộc.

Tai nạn ngoại thân mỗi khi xảy ra đều là những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời hành đạo. Đó là lúc cần quy tập nội lực cùng lúc với các biến chuyển của đạo.

Bài báo đăng ngày 06-01-2016 của Giáo sư Nguyễn Văn Trần về sự ra đi của Đức Thầy kèm theo tài liệu của Phòng Nhì Pháp, sẽ tạo nên một số biến chuyển giữa tín đồ và nhà nước Việt Nam.

Đây là một biến cố lịch sử cần phải được làm sáng tỏ mà chỉ có nhà nước Việt Nam mới có đủ dữ kiện sự thật mà thôi.


24 - TÂM KHÔNG, TÂM KIM CANG BẤT HOẠI


10-01-2016. 6 gi
30 chiu.


V
ượt trên shiu biết, hoc là, “tinh cht” (essence of the knowledge) ca shiu biết là gì?

Đó chính là cái vô của khoảng không gian, mà cũng là cái hữu của tất cả vạn vật muôn loài. Đó là cả một vũ trụ mênh mông, chứa đựng bất khả tư nghì hóa hóa sanh sanh ra biết bao loài hữu hình, vô hình, sinh vật, thực vật… hằng hà sa số vật, loài, chất… trong đó có cái ta nhỏ nhoi, vô nghĩa. Khoảng không đó cũng chính là cái tâm không trong bản thể của từng con người nhỏ bé chừng như vô nghĩa đó. Đó là tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ. Đó cũng chính là Phật Tâm hay Hạt Giống Phật trong từng con người.

Cần phải bước vào và tu tập trong cái tâm không huyền diệu đó thì sự hiểu biết về trần gian nhỏ bé này mới có ích lợi, kiếp người mới có ý nghĩa. Hay nói khác hơn, là ta phải vượt, vượt trên sự hiểu biết, vượt trên mọi sáng tạo để trở về cái khoảng không đó, cái lò luyện kim không tính đó.

Đó chính là tâm Kim Cang Bất Hoại, cực kỳ cứng rắn, trong sáng, tinh khiết. Đó mới chính là con đường mà các bậc chân tu phải đến – cái nguồn gốc, cái chánh gốc của mọi niềm tin của tôn giáo.

Tâm Kim Cang chứa đựng mọi hiểu biết về căn cơ, vũ trụ muôn loài. Đó là Tâm Không, là Tâm Bát Nhã của Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát. Tâm Kim Cang được trui luyện nung nấu từ vạn đại hằng hà sa số kiếp, được tỏa sáng trong giây phút xuất thần của một kiếp người, còn gọi là “đắc đạo” hay “giác ngộ”.

Tâm Kim Cang hay Tâm Không không hề có sự phân biệt, mà chỉ có sự hiểu biết, vì chúng sanh vốn dĩ là bình đẳng tánh trí. Chỉ có tu tập chưa đến nơi đến chốn, chỉ có hiểu biết nửa vời, chỉ có quy ngã ích kỷ mới mãi còn phân biệt, và từ tính phân biệt phát sinh đau khổ.

Người chọn đường tu mà không bước được vào thể định Kim Cang thì không thoát được sự khổ mà sẽ luôn luôn vấn vương với tình cảm thương ghét, vướng vào nghiệp quả, vì khi tâm ta còn động thì nó sẽ bị cuốn hút luân chuyển vào nhân quả liên hồi, chỉ vì thiếu tỉnh thức, thiếu sáng suốt, chưa vượt cái tâm bình thường để trở về cái tâm nguyên khởi.

Cái tâm trong sáng nguyên khởi đó là Tâm Không, Tâm Kim Cang Bất Hoại.


25 - KHÔNG SỜN LÒNG    TRƯỚC TRĂM TAI VẠN ÁCH


13-01-2016. 10 gi
sáng.


Nguyên do gì mỗi khi chuẩn bị viết quyển sách kể về chuyến hành hương thì lại bị nạn để ngừng lại. Khởi đầu quyển sách dự định sẽ đặt tựa “Năm Đời Một Đạo”, kế đến sửa lại “Tìm gốc Đạo”, rồi “Trở về gốc Đạo”. Vừa rồi dự định dùng tên là “Viếng thánh tích Bửu Sơn Kỳ Hương”, rồi lại đổi là “Hành hương quê mẹ”. Rốt cuộc bản thân bị té ngày 7 tây tháng 1 năm 2016 vào cuối năm Mùi, chỉ còn đúng một tháng là Tết ngày 8 tháng 2, năm 2016.

Trước kia người viết đã nhiều lần gặp tai nạn khi bị thúc hối việc ra sách, nhưng ít khi gặp nạn rồi công việc bị ngưng trệ.

Phi chăng vì con đường tâm linh còn đang phát trin nên cn hoàn cnh đau yếu để đơn hóa, đem li lc cho vic công phu thin định?

Phi chăng con đường tiến hóa ca tâm linh là trng tâm ca cuc đời hành gicn tu, cn tiến để tsoi đường dn li trên con đường hành đạo phc hưng đạo pháp?

Thánh tích, lịch sử cũng quan trọng nhưng không quan trọng bằng mở một con đường mới cho phù hợp với căn cơ chúng sanh trong thời nhiễu nhương mạt pháp. Thời mà con người trở nên tàn ác, hung hãn, vì mù quáng nên mất đi lý trí và sự sáng suốt. Họ chỉ chạy theo thù hận, sát sanh, hại vật cho thỏa mãn thú tính trong xác người.

Có quá cô đơn trên con đường đi chăng?

Không cô đơn mà cũng cô đơn.

Không cô đơn vì có rất nhiều người ở mọi giai tầng, chủng tộc và nhiều tôn giáo cũng hướng về một hướng như ta, cũng mong tu tập để được sáng suốt, để tìm ra phương cách giúp đời. Nhưng cũng có biết bao nhiêu người đã gãy gánh giữa đường vì sanh lão bệnh tử hay vì danh vọng quyền thế, hoặc vì thiếu ý chí, thiếu hy sinh, hay lại muốn biến mình thành bậc cứu thế, xưng Phật, xưng Chúa, lập đạo để phục vụ cho riêng mình.

Mỗi khi tai nạn xảy ra là tự mình phải xem đó như một hồng ân để giữ mình không đi quàng xiên nghiêng ngả, mà dù thân yếu đuối, chân khập khểnh, vẫn giữ đúng con đường chánh đạo, giữ chánh tâm để tiếp tục con đường đầy trăm cay ngàn đắng.

Nếu hiểu được điều đó thì nên dập đầu đa tạ Ơn Trên luôn hướng dẫn, kềm giữ một tín đồ ngoan đạo, vẫn kiên nhẫn không sờn lòng trước trăm tai vạn ách.


26 - TRỤ TRONG TÁNH KHÔNG VÔ TƯỚNG


14-01-2016. 10 gi
30 sáng.


Nghe như không nghe sẽ không mắc phải sai lầm vì nghe.

Nghe như không nghe là nghe với tâm tự tại, yên định không bị ảnh hưởng bởi âm thanh và lời nói của người nói.

Nếu ta còn nghe lời nói ngọt ngào, trầm ấm, lời thuận tai, dịu ngọt thuyết phục hữu lý, nghe mát lòng vừa dạ. Nhất là người nói tìm cách tâng bốc, đánh động tình thương để biện hộ cho những việc làm sai trái hay sự phạm lỗi của họ.

Nếu ta còn bị ảnh hưởng như vui sướng, mềm lòng, rồi đổi ý thì ta sẽ còn mắc phải sai lầm thường xuyên, nếu không muốn nói là bị gạt gẫm luôn luôn.

Người nói vẫn nói, ta vẫn là ta an nhiên tự tại, không bị lay chuyển, không bị thu hút mê mẫn bởi âm thanh và lời nói, thì không vướng vào những sai lầm từ việc đạo lẫn việc đời.

Thấy như không thấy cũng có nghĩa như thế. Nếu ta còn nhìn, thấy và bị lôi cuốn bởi vẻ bề ngoài dù là cái đẹp hay cái xấu, rồi tâm thức có thể bị lay chuyển hay bị quyến rũ theo đẹp xấu đó thì con đường đạo vẫn còn cam go, chông gai, vấp ngã.

Cuộc đời, vạn vật, hoàn cảnh con người biến chuyển, thay đổi liên tục nhưng tâm của người biết đạo phải vững mạnh, phải như vàng ròng sắt thép.

Muốn tâm an định vàng ròng sắt thép ta cần trụ trong tánh không vô tướng.


27 - TÌNH YÊU NHÂN LOẠI CỦA ĐỨC THẦY LÀ BÌNH NƯỚC CAM LỒ


15-01-2016. 11 gi
trưa.


Nếu thật tâm lo cho đạo thì những việc đạo nào chưa cấp thiết nên tạm dừng lại. Mọi việc làm phục vụ đạo đều hữu ích, như việc in ấn, viết sách, làm các trang mạng, hình ảnh, video, âm thanh, vân vân… đều cần thiết.

Có nhng vic đối vi đạo cp thiết và người khác không có khnăng hay smng thì sao?

Phải chăng việc cấp thiết là những việc cần phải đặt lên hàng đầu.

Vic ging đạo, vic in kinh ging, sách v, tài liu, hình nh thì có quá nhiu người đã làm, nhưng vin nh đạo đi về đâu, con đường phc nguyên đạo ra sao? Ci ththng như thế nào để đạo được phát khai rc r, lan rng đến qun chúng chưa được nghe, được biết về đạo? Và làm sao để tinh túy đạo được phù hp vi nhân sanh thi hngươn mt pháp, khi mà sgiao động ca ác tâm càng lúc càng bành trướng dưới mi hình thc nhanh chóng và mnh bo nht?

Tại Việt Nam hay trên thế giới ngày nay, thiện tri thức có ít mà ác tri thức tăng nhiều. Có ăn học, có cấp bằng, có chuyên môn, có nghiên cứu về đạo học hay bất cứ môn học nào dù khó, nhưng người như vậy mà tâm ác vì bị lôi cuốn lòng tham hay sân hận thì họ càng nguy hiểm vượt bực.

Cái ác càng hung mạnh như cuồng phong sấm sét, ta càng nên thu nhỏ lại để trụ mới mong đứng vững trước phong ba. Còn cố trương cao chừng nào ta càng dễ bị quật ngã chừng đó.

Đây là lúc các nước lớn, nước nhỏ đều tung đòn nhằm đánh phá để thôn tính nhau. Từ quân sự, kinh tế, giáo dục và cả vũ khí tối tân được đưa ra để trấn áp, đe dọa lẫn nhau. Sự trả thù, trả đũa về những hành động giết chóc con dân của đối phương đang được dùng như những chiến lược trả thù, đánh động lương tâm hay chọc tức nhau đều leo thang.

Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé, nhưng cũng không ngoại lệ về tranh chấp quyền lực nhằm tránh việc bị trả thù cho những nhân quả mà chính họ đã tạo ra.

Nhưng tất cả đều nằm trong vòng luân hồi hay gọi là định luật vay trả mà con người khó thoát khi không biết chọn con đường tu.

Đạo giáo dân tộc là một con đường cần được tỏa sáng để lôi cuốn những kẻ thay vì chạy theo vòng xoáy của cái ác sẽ biết cải thiện, làm lành để thoát vòng tròn nghiệp quả thù hận chém giết lẫn nhau vì quên họ cùng máu đỏ da vàng, cứ tiếp tục phân biệt Nam, Trung, Bắc và quốc gia, cộng sản.

Đạo của Đức Thầy dạy cho con người tình yêu không phân biệt và tứ ân, nhằm hướng mỗi người biết bổn phận của mình khi sống trên đời để hướng đến con đường giải thoát.

Tình yêu nhân loại của Đức Thầy là bình nước cam lồ rưới vào ngọn lửa thù hận của người Việt Nam.

Khi ngọn lửa thù hận, ân oán lụn tàn, thì tình đồng bào ruột thịt mới được hồi sinh để cùng nhau xây dựng lại căn nhà chung cho dân tộc.


28 - MỘT HÀNH ĐỘNG ĐÁP ƠN THẦY TỔ


16-01-2016. 12 gi
trưa.


Chính sách của Việt Nam hiện tại là dùng Phật Giáo Hòa Hảo để ổn định xã hội nhiều hơn là tôn trọng và nhìn nhận Phật Giáo Hòa Hảo là một tôn giáo có triết lý cao sâu đúng nghĩa của Phật Giáo.

Họ dùng Phật Giáo Hòa Hảo ở khía cạnh phương tiện trí xảo, thủ lợi cho xã hội bị xáo trộn khắp nơi vì chánh sách độc quyền trong mọi ngành nghề. Phật Giáo Hòa Hảo đã bị tầm thường hóa và bị biến thể như một cơ quan xã hội, hay cơ quan từ thiện thay vì là một tôn giáo chính thống cần phát triển rao truyền giáo lý cao siêu của Đức Thầy.

Thật là khó khăn cho một tôn giáo, nhất là đối với họ lại là một tôn giáo mà lãnh tụ là Đức Huỳnh Giáo Chủ đã vắng mặt đột biến bởi những thế lực cầm quyền.

Những người được chọn để điều hành giáo hội là những người chỉ biết ngoan ngoãn tuân theo chánh sách một cách thiếu trách nhiệm đối với Thầy Tổ, đối với sự nghiệp vĩ đại hoằng pháp của Đức Thầy.

Trách nhiệm đối với Đức Thầy phải chăng là làm sáng danh Ngài, làm sáng tỏ hành động và trách nhiệm của Ngài đối với con dân Việt Nam, đối với Tổ Quốc, tín đồ. Ngài đã vì đời, vì đạo mà đã có hành động hy sinh đi đến buổi họp nhằm giải cứu, ngăn chận sự chết chóc của tín đồ lẫn Việt Minh.

Nhưng họ đã làm gì trước shy sinh ca Ngài?

Những người nắm vận mệnh đất nước hiện nay cần làm rõ điều đó đối với tín đồ của Ngài một cách minh bạch.

Những người đại diện cho tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo nhất là Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Trung Ương đặt ngay tại Thánh Địa có bổn phận phải tìm hiểu và đòi hỏi nhà nước phải làm sáng tỏ, bạch hóa về việc Đức Thầy vắng mặt, như là một hành động đáp ơn Thầy Tổ đã dạy cho tín đồ một con đường tu tập, một giáo lý cao siêu nhằm hướng họ vào con đường giải thoát.


CHƯƠNG III

GIÁ TRỊ TỪ SỰ ĐỘC LẬP


29 - Ý NGHĨA CỦA BÔNG SEN VÀ NGỌN CỜ DÀ


17-01-2016. 10 gi
sáng.


Muốn mở một con đường mới thì phải làm sao cho con đường cũ được sáng tỏ. Phải làm sáng tỏ những mù mờ, nhập nhằng, không rõ ràng, bị lấp liếm, che giấu bởi những kẻ làm chánh trị muốn phá hủy một tôn giáo dân tộc, một nền tảng của tinh thần quốc gia dân tộc.

Bửu Sơn Kỳ Hương là tôn giáo dân tộc khởi nguồn, còn Phật Giáo Hòa Hảo là giai đoạn tôn giáo của Bửu Sơn Kỳ Hương thời cận đại, đã tiếp nối và chuyển đổi cho phù hợp với thời thế bị Pháp thống trị, bị Việt Minh dưới lớp vỏ cách mạng, cứu nước, và vì đó là thời u tối nhiễu nhương của đất nước.

Hiện nay thì những lớp che bên ngoài của Việt Minh đã được bóc vỏ để toàn dân và thế giới thấy rõ mưu đồ thôn tính Việt Nam của hệ thống búa liềm của cộng sản Nga-Tàu đã thống trị toàn cõi đất nước Việt Nam.

Khi sự thật phơi bày thì chúng ta thấy rõ ý nghĩa của ngọn cờ Dà mà tôn giáo dân tộc đã phất lên nhằm bảo vệ giang sơn gấm vóc đối lại với lá cờ đỏ, và phù hiệu bông sen của Phật Giáo Hòa Hảo đối nghịch với sự sát sanh độc ác của hình ảnh búa liềm của cộng sản quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng.

Giai đoạn mới phải chăng là đưa bốn chữ Bửu Sơn Kỳ Hương và bốn chữ Phật Giáo Hòa Hảo ra ánh sáng để thấy rõ đó mới chính là con đường phù hợp với quốc gia dân tộc, con đường đưa nhân sanh đi đến tình người, tình thương yêu nhân loại, và cũng là một con đường giải thoát khi cuối đời người.


30 - SỰ SÁNG TẠO ĐẾN KHI XUẤT THẦN, NHẬP ĐỊNH


02-02-2016. 11 gi
sáng.


Mỗi phạm vi, mỗi ngành nghề, muốn sáng tạo trong môi trường, nghề nghiệp, phạm vi đó phải có khả năng hội nhập. Hội nhập không phải bằng cách học thuộc lòng mà hội nhập là phải hiểu, phải thẩm thấu, không bằng lời, bằng bài vở mà bằng tư tưởng, tinh thần, và tan biến hòa mình vào những gì mà mình học hỏi, lựa chọn.

Nếu chọn lựa tôn giáo nào, mình phải tan biến thể nhập vào đạo đó bất phân. Không còn mình và đạo cá biệt nữa mà phải là một.

Tu tập, điều khó nhất là sống trong hiện tại, vì tâm tính con người thay đổi từng sát na, từng giây phút, trí óc phóng đi như chớp, đi ngược về quá khứ hằng tám chín mươi năm với người già, còn người trẻ thì phóng hằng trăm năm vào tương lai lúc đang trong giây phút hiện tại.

Tâm con người, đầu óc con người, ý nghĩ chớp tắt, lướt đi qua lại, tới lui như mạng nhện. Khi con người có khả năng tập trung để ngưng tâm trí lại, an định thì sẽ có phép lạ. Đó là sự xuất thần, và sự sáng tạo có hay không là ở giây phút đó.

Giây phút an định xuất thần của người nhập định là giây phút quý giá để những sáng tạo, những tinh chất tâm bát nhã được tôi luyện sẽ nẩy mầm, lóe sáng. Chỉ có những giây phút an định, nhập định trong thiền quán này, hành giả mới hòa nhập vào sự luân chuyển trùng trùng điệp điệp của vũ trụ, của những gì mà con người chưa thấy, chưa biết; và đó chính là sự sáng tạo, là nguồn sáng tạo.

Vì sao có người vẽ liên tục không kịp với nét phết của cây cọ. Vì sao có những người viết không kịp với dòng tư tưởng tuôn trào. Hay những người vùi đầu vào những cuộc thí nghiệm không mệt mỏi, vân vân…

Sáng tạo là sự trào dâng. Sáng tạo không có suy luận, suy nghĩ, không dựa vào lý luận hay đề tài. Sáng tạo khi bức tranh vẽ rồi mới đặt tên, hay bài viết chỉ có tên khi viết xong.

Sự sáng tạo thực sự chỉ đến khi xuất thần nhập định.


31 - SỰ VÔ GIÁ CỦA GIỚI LUẬT NỘI TÂM


05-02-2016. 4 gi
sáng.


Hành giả, nhất là người tu tại gia, phải sống đời sống với đầy đủ bổn phận của mình, tức sống đời- đạo song tu, hay sống song hành giữa có và không, nhưng luôn luôn bất cứ giây phút nào đều cần phải quán không.

Muốn tu tập trong đời thường, sự quán “không” liên tục sẽ giúp cho hành giả tránh sự mâu thuẫn với chính đời sống của mình ở bất cứ đâu hay trường hợp nào, dù trong cách ăn mặc, sao cho phù hợp với hoàn cảnh sống hay khi tham dự tiệc tùng hội họp với bạn bè giao tiếp trong xã hội hay công việc.

Quán không giúp nội tâm an định đồng thời giúp cho ta tự chận đứng thành kiến cá nhân, không những về mình mà cả về người, nhờ vậy ta sẽ bớt được nhiều sự tranh cãi, hay bị cảnh trái tai gai mắt.

Đời đạo song tu là một pháp tu phù hợp với đời sống mọi người. Thấy thì dễ vì mọi người đều nghĩ mình có cơ hội, nhưng muốn thành công cần phải tiến sâu vào tâm thức. Vì sao? Vì không có giới luật như đời sống tu sĩ, nhưng người muốn đi có được kết quả, đạt đạo, thì càng phải sống sâu trong giới luật nội tâm.

Chính cái giới luật nội tâm này mới giúp hành giả bước vào con đường tu chân chánh mà không bị sa ngã rớt khỏi đường tu.

Giới luật nội tâm giúp cho hành giả luôn tự giác, tự động tự giác, không cần phải tự nhắc nhở, nên tránh được lỡ lời, lỡ lầm hay nghĩ sai nói quấy.

Giới luật nội tâm là giới luật vô hình không do con người bày ra, không do sách đạo đưa ra để dạy tín đồ hay con chiên, nhưng nó có một sức mạnh vô cùng thiêng liêng giúp cho ta luôn sống và được bao bọc bởi một màng lưới vô hình của chánh tâm và chánh giác.

Đó là sự vô giá của giới luật nội tâm quý báu.


32 - MUỐN HÀNH QUÁN KHÔNG, PHẢI ĐỊNH


07-02-2016. 1 gi
sáng.


Con đường tu tập là buông bỏ. Từ buông nghĩ, buông nói, đến buông hành là một chặng đường xa.

Và từ khi nghĩ đến hai chữ quán không, nói quán không, viết quán không và thực hành quán không, là một chặng đường dài có khi cả một đời người vẫn chưa thật sự quán không được.

Tu tập, muốn sửa đổi và thật sự sửa đổi, và trở đi trở lại sai lầm không biết bao trăm ngàn lần. Nếu ta không biết tự dứt khoát cái nghiệp của chính mình thì hai chữ tu và hành là ngọn núi Tu Di khó vượt.

Có những điều mình muốn bỏ, muốn dứt những gì đã ràng buộc, đã làm đi làm lại cả hành trình trong quá khứ gần cả cuộc đời, mà khi nhứt quyết dứt đi cũng giống như cầm dao cắt chính da thịt của mình.

Nếu muốn tu mà không cắt bỏ được những gánh nặng đã mang gần suốt cuộc đời, thì giống như chân bước đi mà vai, lưng, hai tay cứ kéo lê theo những bao gạch đá, chân có bước mà nghiệp chướng cứ ghì ta lại, khiến sức lực tâm lực ta cứ mòn mỏi, kiệt quệ dần, và con đường đạo cứ mờ dần, xa dần, có khi sẽ mất hút khi ta già lão tàn hơi.

Muốn tu tập, tiến hóa không phải chỉ định tâm sáng suốt để thấy và quyết định những gì nên làm, mà cần nhất là những gì nên bỏ bớt, để cho hành trình tu học được tập trung định hướng rõ rệt. Điều đáng sợ nhất của người muốn tu, đang tu là ôm đồm dù đó là những việc, những sinh hoạt phục vụ cho người, cho đời, cho đạo. Điều cần nhất là cần phân định công việc ở mỗi giai đoạn theo tuổi thọ. Nếu không nhận định phân định công việc, hành động của mình, thì ta sẽ như một con rối loay hoay mãi trên đường tu.

Tu học, tu tập không phải để trở nên một chuyên viên lưu loát thuyết đạo, mà càng tiến sâu vào con đường tu thì cần gom tâm thân ý lại ở thể định.

Nếu không thu vào thể định được thì không hành được quán không.


33 - TỪ KHÔNG TRỞ VỀ CÓ NHƯ MỘT CÁI CHỚP MẮT


08-02-2016. 5 gi
sáng.


Quán không đã khó mà hành không lại càng khó hơn.

Vì sao? Vì cái ngã? hay vì cái tôi? Tôi làm việc này, tôi làm việc kia, cho người này, cho người nọ. Cứ muốn người ta phải biết điều đó do chính tôi làm, và nhất là tôi nhớ là chính tôi làm.

Rồi nghĩ rằng tôi làm hay hơn người khác, nhiều hơn người khác. Tôi làm việc bất vụ lợi, không công. Tôi bỏ công sức nhiều hơn, bỏ tiền của nhiều hơn. Rồi chính tôi làm mà người khác không biết, không khen ngợi tôn vinh.

Có những công việc đúng ra phải quên, phải xem đó là bổn phận khi đã chọn đường tu, thì lại kể lể công sức ấy cho mọi người biết.

Ngày nay trên các sân khấu hay truyền thông đại chúng, cư sĩ hay tu sĩ đã kể lể về bao công sức của mình đã làm cho tha nhân, làm cho tôn giáo, làm cho xã hội, vân vân…

Còn có người khoe khoang tài năng của mình trong mọi lãnh vực, lại còn kể thêm những việc âm thầm mình đã làm, bao nhiêu công trình mình đã đóng góp.

Cái bệnh muốn người khác biết “việc tôi đã làm” là một căn bệnh khó chữa mà hầu như ai cũng mắc phải, kể cả người tu dù lâu hay mới tập tành. Mặc dù biết mình mắc bệnh như vậy đi nữa, nhưng cũng khó chữa khỏi.

Tánh không rất gần với tánh có, như nút bật điện, chỉ cần một suy nghĩ hay hành động, thì chớp nhoáng như từ ánh sáng đổi ngay sang bóng tối.

Vì thế hành trình quán không, hành không, là một hành trình xa vời vợi cho đến khi đạt được; và khi đạt được rồi có thể mất, lại rớt trở về có như một cái chớp mắt.

Tết Nguyên Đán 2016 Bính Thân


34 - GIÁ TRỊ TỪ SỰ ĐỘC LẬP


26-02-2016. 4 gi
sáng.


Bất cứ điều gì làm, điều gì viết ra, nên khởi bằng một cái tâm trong sáng. Tránh có mục đích trình bày, giải thích, ca tụng, hay hướng đến mục đích riêng dù là bất cứ mục đích gì.

Muôn sự đều khởi từ một cái tâm nhẹ nhàng, đầy ắp tình người, tình yêu thiên nhiên và một tấm lòng từ tâm an định.

Một tác phẩm hay, có giá trị, chưa hẳn là một tác phẩm thành công được nhiều người ca ngợi hay bán được nhiều tiền.

Một tác phẩm hay có thể là một tác phẩm ra đời chẳng được ai quan tâm, vì nó được viết ra không phải để đáp ứng nhu cầu hay thị hiếu của số đông quần chúng, hoặc viết theo ý thích của quần chúng.

Một bài viết ít người đọc, một cuốn sách ít ai quan tâm, ví như một đời người có con đường riêng của nó, dù cho con đường đó đơn độc không ai đi và không ai chọn.

Văn tức là người. Mà người là chính mình. Và mình viết những gì mình thấy, biết, chứ không mượn những thấy biết của người để đáp ứng nhu cầu của họ.

Viết không phải để đáp ứng nhu cầu của con người, mà viết để nói lên những gì mình cần nói, cần viết, cần bày tỏ, cần đưa ra sự thật dù sự thật ấy có làm buồn lòng người khác.

Nói lên những gì mình cần nói, viết lên những điều mình thấy biết, như là một sự thôi thúc mãnh liệt không ngừng nghỉ, không đè nén và cũng không lập luận, tính toán. Ý tưởng, ngôn ngữ như cứ tuôn tràn ra bất tận trên ngòi bút.

Bài viết, tác phẩm giá trị cần phải có tính chất độc lp tmt con người cô đơn độc lp.


35 - THIỀN QUÁN GIÚP NỘI TÂM AN ĐỊNH


27-02-2016. 5 gi
30 sáng.


Tu tập để hiểu mình thật rõ rồi đến hiểu người.

Hiu mình là hiu làm sao? Hiu rõ tánh mình, yếu đui hay mnh m, tti hay ttôn? Vì sao tti và vì sao ttôn? Tti khi nào, vi ai, và ttôn khi nào, vi ai, trong trường hp nào, hoàn cnh nào?

Tu tập cần tự vấn mình hơn là soi mói người. Thường thì ta hay muốn biết người nghĩ gì về ta hơn là tự biết mình. Ta cần tìm hiểu vì sao mình đối với người này thế này mà đối với người kia thế kia?

Nếu ta tự ti thì vì sao tự ti, nguyên nhân là gì? Có phải do tự kỷ ám thị về mình, về những việc xấu mà mình đã làm, hay những thua kém của mình, do mình đã không chịu cố gắng học hỏi, cố gắng tranh đấu với bản tính lười biếng yếu đuối của mình.

Tu tập, quán chiếu để hiểu rõ những tầng lớp phủ lấp che kín nguyên nhân của mọi hiện tượng, mọi cử chỉ lời nói và việc làm của chính mình.

Tu tập quán chiếu để gỡ dần bao lớp mặt nạ của thời gian, của quá khứ đau buồn, thành công, vui vẻ, huy hoàng hay thất bại chua cay đau khổ.

Tu tập để có can đảm nhìn mình thật rõ và có quyết tâm chùi rửa những lớp bụi, những vết bẩn, tẩy sạch những chất dơ khó tróc, để lòng được nhẹ nhàng dần, trong sáng dần, cho đến khi hiển lộ rõ khuôn mặt thật mà mình đã ra công tìm kiếm cả đời người.

Thấy mình, tìm gặp được con người thật của chính mình đã khó, huống chi nhìn và hiểu được con người thật của người.

Mỗi con người đều mang những mặt nạ của thời gian. Khi hiểu được mình là một việc khó khăn không đơn giản, thì phải biết hiểu được người còn khó hơn.

Nếu muốn hiểu được người một phần nào đó, trước hết phải buông chính mình và khởi lòng từ tâm để thương người, mới mong hiểu được một khía cạnh nào đó của họ.

Nếu cho rằng hiểu được mình sẽ hiểu được người thì đó là sáo ngữ, và quá chủ quan.

Mỗi con người là một tạo phẩm bí mật của thế gian, vì mỗi bộ óc là một vũ trụ lớn lao, khó hiểu, khó phân tích, và biến chuyển không ngừng như những tia chớp. Họ như thế ngay lúc này và một tíc tắc sau họ đã khác. Đầu óc họ thay đổi không ngừng, họ thay đổi vì chính họ cũng có, và thay đổi vì hoàn cảnh xung quanh hay con người xung quanh mà họ gặp.

Tìm hiểu về con người là một điều thích thú và khó khăn, mạo hiểm, khó thành công vì đầu óc của họ có thiên hình vạn trạng.

Một người đang bình thường lúc này có thể lúc khác họ nghĩ suy hành động như một tu sĩ. Hay một tu sĩ đột nhiên bỗng có suy nghĩ, nói năng, hành động như một người thường.

Con người sống qua tương giao, gặp gỡ, chào hỏi, nói năng; nhưng trong những chớp tắt, họ thay đổi đột ngột, lúc thật, lúc giả, lúc xấu, lúc tốt, lúc hung dữ, lúc hiền lành, lúc hối hận, lúc muốn gây tội ác.

Tóm lại con người lúc lành lúc dữ, biến tánh bất ngờ khó biết, khó kiểm chứng, liên tục và bất tận.

Nếu muốn tu tập và sống đạo, ta cần những giây phút yên lặng thiền quán, không nghĩ tốt, không nghĩ xấu, không phán đoán về người và cũng không phán đoán về mình, vì khi phán đoán, lập tức thành kiến chủ quan xuất hiện ngay.

Tu tập, thiền quán để ngưng lại sự quay cuồng của tốt xấu trong đầu óc tâm trí của bản thân.

Thiền quán giúp nội tâm an định.


36 - TU THẦM KÍN VÀ TU TRÌNH DIỄN hay THẦM KÍN TU TẬP LÀ ĐIỀU THIẾT YẾU


26-02-2016. 11 gi
sáng.


Một trong những điều quan trọng trong sự tu tập là thầm kín tu tập.

Tu tp thm kín là vì sao?

Vì đó là việc liên hệ đến đời sống tâm linh, đời sống nội tâm, đời sống tinh thần của một con người. Và tâm linh là một cái gì có tính cách riêng chứ không phải chung với người khác.

Nếu tu tập mà có tính cách bên ngoài, không phải riêng rẽ, thì người tu tập bị ảnh hưởng, tác động bởi người xung quanh. Sự tu tập đó có tính cách trình diễn - trình diễn tu tập.

Dù cho hành giả có chân chất cách mấy, nhưng khi trình diễn tu tập thì lời nói, hành động, cung cách luôn bị ảnh hưởng và bị tác động bởi con người và hoàn cảnh bên ngoài, nên không tu tập một cách độc lập được.

Tu và tập phải hoàn toàn độc lập, riêng rẽ, thì người tu mới thấy rõ chính mình từ tư tưởng đến hành vi của mình một cách rõ rệt. Tâm mình dao động ra sao, thay đổi ra sao, vì sao thay đổi, thay đổi trong bao lâu, theo chiều hướng tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực, trình độ quán chiếu về mình; và nhìn thấy người và sự tương giao giữa mình và người hay với người xung quanh dù quen hay lạ ra sao.

Ở một khía cạnh nào đó, tu trình diễn trong hoàn cảnh đồng tu cũng có ích lợi cho sự bắt đầu tu tập, hoặc thỉnh thoảng đồng tu như một sự nhắc nhở, cùng tạo cơ hội để hướng vào con đường tu tâm dưỡng tánh.

Nhưng người muốn tu tiến thì sự thầm kín trong tu tập vẫn là điều thiết yếu nếu hành giả dứt khoát chọn cho mình một con đường tu rốt ráo.

(viết tại Hội Quán Phật Giáo Hòa Hảo, trong giờ giáo lý)


37 - KHÔNG THỂ BÀO CHỮA VIỆC LẤY ĐẠO TẠO ĐỜI


06-03-2016. 10 gi
30 sáng.


Người thật sự hy sinh cho đạo cho đời là những người anh hùng vô danh, cô độc, vì hành động việc làm của họ là vì nước, vì đạo, vì chánh nghĩa.

Nếu việc làm có mục đích vì danh vì lợi, vì muốn có chức vụ, chức phẩm, tiền tài, thì không thể gọi là hy sinh.

Người thật sự hy sinh cho đạo trước nhất là phải xét mình cho kỹ. Khi quyết định rồi thì phải có khả năng giết mình, giết cái ngã quá lớn của mình, dìm nó xuống tận đáy giếng, tận đáy lòng, chìm sâu xuống biển, rồi hãy nghĩ đến hai chữ hy sinh.

Hy sinh cho đạo là một việc làm rất khó. Ai cũng nói được, nhưng khó ai thực hiện được một cách đúng đắn với tấm lòng bất vụ lợi, không mong cầu một sự bù đắp nào từ đạo, từ dư luận của đạo hoặc của đời.

Khi làm việc đạo mà có ý thọ hưởng kết quả của đạo thì là “lấy đạo tạo đời”.

Lấy đạo tạo đời, tạo danh vọng, chức phẩm, tiền của, là con đường mà người tu cần tránh bỏ một cách mãnh liệt dứt khoát.

Lấy đạo tạo đời dù tiền tài hay danh vọng đều là việc làm không thể bào chữa được.


38 - GIẢNG ĐẠO VÀ HÀNH ĐẠO PHẢI ĐỒNG BỘ SONG HÀNH


12-03-2016. 11 gi
sáng.


Người hướng đến tu tập, tu học, cần hướng về tâm và phát triển nội tâm, chánh tâm, hay là tâm giác ngộ.

Tâm giác ngộ có nội lực để hướng dẫn con đường tu tập của hành giả không ngừng nghỉ, và cũng chính tâm giác ngộ của mình hướng mọi việc làm của mình vào con đường phục vụ tha nhân, phục vụ đạo.

Tâm giác ngộ hay chánh tâm, tâm chân chánh hết sức cần thiết cho những người làm việc đạo, phục vụ đạo, để cho người đó không lầm lạc vào con đường làm việc đạo mà lại phục vụ chính mình.

Phục vụ đạo hay làm việc đạo như nhiều người thường gọi, là một việc vô cùng quan trọng mà hành giả cần quan tâm, quán chiếu, khi sinh hoạt trong môi trường này. Nhất là những người đi giảng đạo, hay truyền bá giáo lý.

Vì sao người ging đạo cn quán chiếu chính mình và quan tâm vtrình độ tri thc ca mình? Vì trình độ giáo lý, trình độ thuyết giảng càng tăng càng có nhiều người nghe, nếu không biết tự kiểm thì cái ngã của mình sẽ càng nảy nở, cái tôi càng to lớn. Lại có nhiều người đi giảng đạo lưu loát, thuộc lịch sử đạo càng nhiều, kinh kệ, giáo lý càng nhiều thì không còn nghe ai nữa mà chỉ nghe một mình mình. Vì nghĩ rằng chính mình mới hay mới đúng, nên khi nghe từ ai cũng thấy sai thấy dở, vì cái ngã to lớn bệnh hoạn của mình đã che mắt, bịt kín tai của mình.

Tu học, hành đạo đã khó mà giảng đạo càng khó hơn.

Khi giảng đạo, phải có khả năng hành đạo, vì giảng đạo và hành đạo phải đồng bộ song hành, nếu không sẽ chỉ là khoa trương giảng đạo.


39 - THU NGẮN CON ĐƯỜNG TÌM VỀ GỐC ĐẠO


14-03-2016. 11 gi
30 sáng.


Trên con đường đạo, lời nguyện luôn phải đi đôi với sự cật lực của việc làm, thì lời nguyện cầu mới mong có thành đạt và hiệu quả có ích cho tha nhân.

Khi ta khẩn cầu một việc làm gì dù khó khăn, Ơn Trên chỉ có thể phò trợ, độ cho ta khi ta bắt tay vào việc làm, việc hành đạo theo lời khấn nguyện đó; và luôn cố gắng tiếp tục cho đến nơi đến chốn, không bỏ dở, cũng không hướng tâm vào việc khác hay đổi ý, xoay chiều.

Khi muốn nghiên cứu, học hỏi, tìm hiểu về gốc đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, ngoài việc thu thập tài liệu còn cần đi đến nơi chốn có di tích hay đang phụng thờ để ghi lại hình ảnh, quay phim sinh hoạt, những dấu tích lịch sử như chùa miếu, núi non, cây cảnh xung quanh nơi đó. Sự nhìn thấy di tích, ngoài việc nhờ vào khí thiêng sông núi giúp phần tâm linh hành giả, việc mắt thấy tai nghe sẽ giúp hành giả cảm nhận được một cách sâu xa sự hiện diện của các bậc thiêng liêng giác ngộ tại những nơi này từ hằng trăm năm trước.

Người đời thì phải trải nghiệm sự cách biệt thời gian, nhưng trong thiêng liêng của các Bậc Giác Ngộ đến thế gian cứu đời dạy đạo không có sự cách biệt thời gian. Do vậy, Đức Phật Thầy và các Vị kế truyền luôn hiện diện trong mọi không gian và thời gian, tuy nhiên mắt trần chúng ta không thể nhìn thấy được.

Tất cả bệnh tật hay nạn tai đã trải qua đều có lợi ích cho việc học đạo và tìm hiểu đạo, nhằm giúp hành giả tiến những bước vững chãi hơn, thu ngắn con đường trở về gốc đạo.


40 - CHỦ QUAN LÀ TỰ BỊT MẮT MÌNH


28-03-2016. 3 gi
sáng.


Đối với người có tâm tu, hay đã bước vào con đường tu, thì bệnh tật, tai nạn, hay bất cứ việc làm nào gặp khó khăn trở ngại hay thất bại, đều là cơ hội để hành giả tự xét lại chính mình.

Con đường mình đang đi, vic gì mình đang làm có tht đúng không?

điu gì mình thy sai mà vì thói quen hay tt xu khiến mình vn clp đi lp li không?

Mình có làm cho ai bun khvì nhng li nói thiếu suy nghĩ hay nhng hành động chquan vô tình ca mình không?

Nếu biết được sự lợi lạc của bệnh tật, tai nạn để tự mình kiểm điểm quán xét lại chính bản thân hầu có thể cải sửa, điều chỉnh lại cách cư xử, lối sống của mình thì chẳng những đường tu của mình tiến bộ, mà đời sống của mình lúc lớn tuổi, về già sẽ càng nhẹ nhàng hơn, bớt bệnh tật hơn.

Hai chữ tu tập chẳng những trong việc đi đứng nằm ngồi mà còn trong việc ăn mặc, trong mỗi cử chỉ, trong từng hơi thở, tất cả phải đồng bộ.

Tu tập muốn rốt ráo thì càng lúc càng phải nhìn ngược vào chính mình để quán xét cái sai của mình nhiều hơn là lo nhận xét cái sai của người.

Tu tập mà chủ quan thì giống như một người có mắt thấy đường mà tự bịt mắt đi ngoài đường.


41 - TU GIẢI THOÁT HAY LÀM KỊCH SĨ TÔN GIÁO


29-03-2016. 5 gi
sáng.


Tính chủ quan thật ra rất nguy hiểm, nhất là cho những người về già. Chủ quan chẳng những là làm khó cho người xung quanh mà còn làm hại cho chính mình.

Chủ quan là chỉ thấy mình đúng mà luôn thấy người khác sai.

Có nhiều người quên rằng tu là sửa, sửa mình, quán xét, quán chiếu hành động và lời nói của mình; nhưng trái lại họ chỉ nhìn, nhận xét hay phán xét người khác mà quên nhìn ngược lại chính mình.

Tu mà chủ quan thì tu càng lâu càng nhốt mình vào kinh giảng sách vở, thuộc lời dạy của Phật, của Chúa, của Đức Thầy, nhưng lại không thực hành những lời dạy của các Ngài.

Tu là phá vỡ màn vô minh thành kiến chủ quan của mình. Đó là điều tiên quyết, mà không phá vỡ được cái màn vô minh chủ quan đó thì hành giả không tiến đến giải thoát.

Tu không phải là chỉ mượn lời của Phật của Chúa, của Đức Thầy ra dạy đời, lòe thiên hạ rằng mình thông suốt kinh điển; mà phải thấm nhuần kinh điển, thấm nhuần lời dạy của Phật, của các vị Giáo Chủ; và từ đó lời nói và hành động của hành giả toát ra phải đi đôi, song hành, phải sống đạo.

Dùng lời của Phật của Chúa, của Đức Thầy để lòe thiên hạ, để gạt lấy chính mình là một trọng tội. Vì đó là sự lặp lại, học thuộc lòng để trả bài chứ không phải thật tu. Đó là dùng Phật pháp để đóng kịch.

Tu để hướng đến giải thoát hay tu để làm kịch sĩ tôn giáo là sự lựa chọn của mỗi người.

42 - MỘT QUỐC GIA THIẾU ĐẠO ĐỨC DỄ BẠI HOẠI


03-04-2016. 3 gi
sáng.


Tu hành là gì?

Vì sao hai chtu hành li đi song đôi?

Hai chữ tu hành phải đi song đôi vì tu thì phải hành và phải tu mới biết hành như thế nào mới đúng với con đường đạo.

Khi muốn hành cho đúng thì không thể không tu tâm dưỡng tánh và thay đổi những tật xấu để trở nên người tốt với chánh tâm, chánh tánh được.

Vì vậy, tu phải hành, muốn hành đúng phải tu.

Khi hành giả tu hành thì sẽ gặp nhiều trở ngại khó khăn vì đó là chướng nghiệp và là những thử thách để cho ta tự giải nghiệp quả của mình.

Mỗi khi gặp khó khăn mà ta tự giải và vượt qua được thì đường tu được thăng tiến, tâm ta lại mạnh mẽ và an định hơn, vì chỉ có tâm an định mới giải quyết mọi việc một cách tốt đẹp, ổn thỏa, an lành cho chính ta và mọi người xung quanh có liên hệ với ta.

Nếu ta không chịu học đạo, tu tập với chánh kiến, với sự sáng suốt trong kết quả việc tu tập thì tâm ta sẽ rối loạn, giận dữ bốc đồng, ăn nói và hành động điên rồ, ẩu tả, thì ta sẽ tạo ra một hoàn cảnh khó khăn đổ vỡ, có khi trầm trọng đến tan rã.

Một xã hội mà thiếu người tu tập, tu hành dù theo bất cứ đạo giáo nào sẽ bị hỗn loạn vì tâm đạo con người không được nuôi dưỡng.

Một quốc gia thiếu đạo đức sẽ yếu dần dễ đưa đến bại hoại vì con người thiếu đức hạnh thiếu tâm đạo, không biết thương yêu nhau và thương yêu dân tộc của mình.

Ghi chú: Sáng nay 03-04-2016 tại Hội Quán Phật Giáo Hòa Hảo Miền Nam California, Hoa Kỳ sẽ có tổ chức Ngày Lễ Đức Thầy Vắng Mặt tại Đốc Vàng Hạ.


43 - HIẾU ĐẠO


13-04-2016. 5 gi
sáng.


Th
c hành hiếu đạo là gì?

Hiếu đạo là con đường thc hin chhiếu, hay là thc hành chhiếu chính là con đường đi đến đạo?

Hay là hiếu chính là đạo?

Cả ba câu hỏi trên đều đúng. Chữ hiếu là căn bản chỉ đạo của một con người phải đi.

Chữ hiếu này cần hiểu theo nghĩa rộng từ chữ nguồn gốc của một con người. Nguồn gốc từ các bậc sanh thành Cửu Huyền Thất Tổ, đi xa là thủy thổ của loài người, đến tổ quốc quê hương.

Chữ hiếu là căn bản là cột trụ, giúp cho con người có hiếu đạo sống như thế nào cho ra một con người.

Thiếu hiếu đạo con người dễ đi đến sai lầm từ gia đình cho đến xã hội, dễ dàng sa ngã vào bất cứ thói hư tật xấu cho đến sai lầm trong tín ngưỡng. Thay vì nhờ tín ngưỡng trở nên một người tốt, thì dùng tín ngưỡng, lợi dụng tín ngưỡng theo nhu cầu của tham vọng riêng tư.

Tóm lại hiếu đạo là điều thiết yếu, là nhân tính của một con người dù người đó sống, sinh hoạt trong bất cứ môi trường nào, dù là lãnh đạo của một tôn giáo hay chánh trị, kinh tế hoặc giáo dục, thương mại.

Hai chữ hiếu đạo như là một khuôn mẫu. Tinh thần hiếu đạo này cũng cấp thiết như lương tâm của một con người. Nếu thiếu sự hiếu đạo, thiếu lương tâm thì con người cũng như là một con vật biết nói tiếng người có thể trở nên tàn ác, hung hiểm, phản bội cha mẹ, nguồn gốc, tổ quốc hay phản bội lại con người, vì họ có thể tạo nên vũ khí giết người hàng loạt không gớm tay.

Có hiếu đạo, có lương tâm thì có tình thương vì đó là nhân tính ca mt con người, và từ đó mới phát triển lòng bác ái đối với tha nhân, đối với muôn loài vạn vật.

Con người sống phải có hiếu đạo.


44 - DẬP TẮT NGỌN LỬA TỰ KHỞI ĐỂ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ


27-10-2016


Con đường độc lập và tự chủ là một con đường ai cũng có khi đến mặt đất này, nếu không bị ảnh hưởng của môi trường và con người xung quanh.

Mỗi đứa bé chào đời, đều trong sáng như nhau. Khi bắt đầu giao tiếp với xung quanh và học hỏi thì bắt đầu tự buông mình ra khỏi sự trong sáng, sạch sẽ, tự lập của chính mình mà không hề hay biết.

Sung sướng, đau khổ, do chính mình khi bị dao động và mất chủ động, bị lôi kéo theo tâm trạng này như một người máy.

Khi con người thức tỉnh biết mình, khi đó mình đã xa mình quá xa. Muốn trở lại chính mình, là một hành trình khó khăn, cam go. Nếu không có ý chí mãnh liệt, ta sẽ đắm chìm trong muôn ngàn tấm vách của bao thị phi, bao kỷ niệm vui buồn, bao vết thương lòng, bao thói quen tốt xấu đã tiêm nhiễm ta từ tiếng nói, tiếng cười, tiếng khóc, sự suy nghĩ. Thói quen khó sửa đổi, vì chúng đã thẩm thấu vào từng tế bào, thớ thịt, máu huyết, óc não, vân vân…

Tu tập, cải sửa, thức tỉnh, giác ngộ, bắt gặp tính không, thấm nhuần giáo lý chánh đạo… là những tiến trình trên con đường đạo pháp. Tuy nhiên ngày nào còn đi đứng nằm ngồi, còn sống, còn thở chung với con người, với xã hội, thì mỗi giây phút là một thử thách to lớn mà hành giả phải trải qua, nhất là khi va chạm với những biến cố trọng đại trong cuộc đời mình.

Điều quan trọng ta cần nhớ, là mình vẫn sống như một con người. Mình không phải mình đồng da sắt để không có cảm giác đau khi mũi dao cắt vào thân thể.

Giải thoát, tính không, không có nghĩa là ta không biết đau, nhưng làm thế nào cho cái đau đớn đó đi qua, tâm ta trở lại bình an, mới chính là điều cần chiêm nghiệm.

Chiêm nghiệm một cách thấu đáo. Theo dõi mình một cách sát sao. Biết mình mỗi giây phút dậy khởi li ti các thói quen cần bỏ, để không tạo nghiệp cho mình và giữa mình với người; dù hành động hay lời nói, dù thẳng thắn, trực tiếp hay gián tiếp, đều phải bị dập tắt để ngọn lửa không có cơ hội bùng cháy, thì ta mới bước được vào con đường độc lập và tự chủ.

Muốn bước được vào con đường độc lập và tự chủ phải biết dập tắt tức khắc ngọn lửa tự khởi.


45 - PHẢI HÀNH HIẾU RỒI MỚI CÓ KHẢ NĂNG NÓI VỀ CHỮ HIẾU


29-04-2016. 2 gi
sáng.


Rất nhiều người thuyết giảng về chữ Hiếu, nhưng có bao nhiêu người đối diện, trực diện với chữ hiếu trong đời sống và thực hiện bổn phận của mình đối với các đấng sanh thành hay tiền nhân của mình.

Khi nói về chữ hiếu mà chưa thực hành hiếu đạo là những lời nói suông, nói theo kinh sách, nói theo sách vở, hay nói như con két chỉ biết lặp lại những điều đã nghe đã đọc.

Chữ hiếu hết sức trọng đại và bao gồm đạo làm người, thực chất căn bản của con người. Nói về hiếu mà không hành hiếu thật sự chẳng khác nào nói yêu nước mà không thực hành những việc làm xây dựng vun bồi cho đất nước được giàu mạnh, ấm no phú cường nên đất nước ngày càng nghèo đói tan hoang.

Chỉ vì không làm mà nói, và chỉ biết rao bán lời nói nên phải tự hiểu đó là sự dối lòng và đó không phải là đạo. Việc nói đạo, giảng đạo phải nghiêm túc, trước nhất là đối với chính mình, phải làm thật và nói thật.

Muốn hiểu chữ hiếu không phải dễ mà phải trực diện với mọi tình huống khó khăn cực nhọc và chịu đựng mọi dơ bẩn khi cha mẹ đau yếu bất lực cần đến sự chăm sóc, lo lắng của ta. Lúc đó mới có thể đo lường được sự chịu đựng khó, khổ, hy sinh của ta để thực hiện chữ hiếu đến đâu.

Phải hành xử chữ hiếu mà không cảm thấy mình trả hiếu, mà phải thực hiện bằng chính cái tâm hay tình thương của mình một cách tự nhiên, không tính toán và bất vụ lợi, thì mới gọi là hiếu đạo.

Đối với tiền nhân, đối với đất nước mình cũng vậy. Mọi việc làm, mọi đóng góp dù nhỏ hay lớn đều từ tâm thức, lòng yêu nước vô bờ của mình muốn cho quê hương được ấm no hạnh phúc, chứ không vì danh hay lợi ích cá nhân.

Phải hành hiếu rồi mới có khả năng nói về chữ hiếu.


46 - BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN MỚI


15-05-2016. 6 gi
sáng.


Khi đã bước vào nguồn đạo thì làm việc theo cơ duyên của đạo, không còn làm việc theo sự sắp xếp theo ý muốn của mình, dù ý muốn đó cũng nhằm phục vụ hay vun bồi cho đạo.

Tất cả cơ duyên đến khi có người nói về những di vật, những lăng tẩm của những công thần của các vì vua Việt Nam, các ngôi mộ của dòng họ Huỳnh, tiền nhân của Đức Huỳnh Giáo Chủ.

Người biết, người chứng kiến, người giúp những hình ảnh lịch sử, gia phả họ Huỳnh, đến những hình ảnh lưu niệm của Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo nhằm cung cấp phương tiện cho việc thực hiện quyển Sưu Tầm Tài Liệu về Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo.

Công việc đạo phải được thực hiện từng bước một. Phải từ tôn giáo hiện tại cho vững vàng rồi mới đến dần gốc đạo giai đoạn xuất hiện của Bửu Sơn Kỳ Hương.

Từ tóc của Đức Phật Thầy, tóc của Đức Thầy đã được thờ tự mấy mươi năm, rồi đến tóc của Sư Vãi Bán Khoai do Bà Chín em của ông ngoại giữ, sau đó bà trao cho một người chị họ lưu giữ, cũng đã được chuyễn đến gia đình nhiều năm nay.

Tất cả những điều trên đều do cơ duyên, không phải do ý muốn của con người được, mà phải do Ơn Trên Thầy Tổ ấn định cho người có bổn phận phục vụ đạo thờ phượng nhằm hộ trì cho hành giả trên con đường tu học.

Khi làm đúng việc, đi đúng hướng thì mọi bệnh tật, khó khăn đều đi qua và hành giả sẽ bước vào một giai đoạn mới của con đường hành đạo, phục vụ quốc gia dân tộc theo đường hướng tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo Bửu Sơn Kỳ Hương, vừa tu tập vừa giúp đời.

Ghi chú: Hôm nay có cử hành Đại Lễ Phật Đản tại Hội Quán Phật Giáo Hòa Hảo.


47 - MẸ RA ĐI THANH THẢN NHẸ NHÀNG


29-05-2016. 3 gi
khuya.


(Bài
đọc ti Hi Quán Pht Giáo Hòa Ho min nam California)

Chúng tôi xin thay mặt gia đình chân thành cảm tạ quý thân hữu và quý đồng đạo đã dành thời giờ quý báu đến cầu nguyện cho Mẹ tôi là Bà Nguyễn Hòa An. Sau đây tôi xin chia sẻ vài hàng tâm sự.

Bức Tâm Thư Mẹ tôi để lại đề ngày 26-05-1999, 17 năm về trước, đúng vào ngày Mẹ té cách đây vài hôm là ngày 26-05-2016.

Lá thư ghi lại lời dạy của Mẹ tôi về những gì các con phải làm theo lời Đức Thầy dạy và thi hành theo phương thức Phật Giáo Hòa Hảo. Bà viết: “Khi Mqua đời ri, các con phi im lng, thành tâm nim Pht.”

Mẹ ra đi nhẹ nhàng và để lại những lời dặn dò trước kia lại rơi đúng vào ngày tháng Mẹ chuẩn bị về với Phật với Đức Thầy là một tấm gương sáng cho các con noi theo trên con đường đạo, tu hành cho đến ngày đắc quả.

Cả cuộc đời và tâm hồn Mẹ luôn hướng về bốn chữ Phật Giáo Hòa Hảo, ngay cả khi trên giường bệnh, mẹ vẫn ghi ơn Thầy Tổ, hướng về vị Thầy đáng kính là Đức Huỳnh Giáo Chủ. Mấy hôm trước Mẹ tôi tỏ ý muốn nhờ một nghệ sĩ đặt bản nhạc “Con Nhớ Ơn Thầy”, “vì Thy đã dy cho mbiết con đường đạo”.

Trên giường bệnh khi còn tỉnh táo, tinh thần Mẹ rất lạc quan, luôn mỉm cười và ôm hôn con cháu đến thăm. Mẹ nói không ngờ Mẹ té vì Mẹ đang chuẩn bị đặt thức ăn đem đi Hội Quán Phật Giáo Hòa Hảo nhân ngày giỗ của Đức Bà, thân mẫu của Đức Huỳnh Giáo Chủ.

Dù nằm trên giường bệnh ở nhà thương Mẹ vẫn cùng tôi liên tục đọc bài nguyện trước bàn thờ ông bà, và bài nguyện trước bàn thờ Phật là bài Quy Y và Tây Phương Ngũ Nguyện. Mẹ cứ xá và gượng dậy để lạy. Tôi luôn phải dìu Mẹ nằm xuống và nhắc nhở là bác sĩ không cho ngồi lên vì mới té.

Mẹ tôi có những bài thơ để lại. Tôi xin chia sẻ vài bài sau đây:

Thứ nhất là bài:

NhQuê

Tôi đã đi qua mt cuc đời, Gigìn mi đạo ca Thy tôi. Đền ơn PhMu lo cu Pht, Đáp nghĩa phu thê gily li.

Non nước không tròn thân phn gái,

Tình nhà nhớ đến khthân thôi.

 Ai ơi! Có thu cho hoàn cnh! Đất nước xa xôi ước phc hi.

01-05-1997

Thứ nhì là bài:

Nhớ

Thánh Địa nơi ta thunào, Li vquê cũ, nhthương đau.

Núi non ngàn dm, bao ngăn cách, Chng biết bao gihip vi nhau.

18-05-2005

Thứ ba là bài:

Tự Thán

Hòa Ho nơi ta thunào,  Đau lòng nhmãi biết làm sao. Hai chân còn yếu chưa đi được, Cu Pht ngày đêm sui lệ trào.

30-10-2012.

Thứ tư là bài

Nhớ Về Cố Quốc

Đêm nm mun ng, ngchng yên, Tâm sít khi dt mi phin.

Nhớ đến cuc đời thi tranh đấu,  Muôn nghìn chuyn khni nim riêng.

Từ độ ra đi mãi đến gi, Hướng vcquc đợi thi cơ. Cuc đời nht trí lo tu nim,

Kết cuc ri đây mãn nguyn ch.

Chngày sum hp ca Thy ban, Đoàn thchúng ta hết ththan. Tiếng di danh Thy vang bn b, Đạo đời, nước Vit được an khang.

15-05-1999.

(Ghi chú: Mẹ qua đời lúc 2 giờ trưa hôm qua 28-5-2016)


48 - TIỂU SỬ BÀ QUẢ PHỤ NGUYỄN LONG THÀNH NAM NHỦ DANH NGUYỄN HÒA AN


30-05-2016.


Tiểu sử Mẹ Nguyễn Hòa An (1925-2916)

Bà Nguyễn Hòa An sanh ngày 21 tháng 7 năm 1925 tại làng Long Kiến, tỉnh An Giang, Việt Nam. Bà là con của ông Nguyễn Xuân Phong và bà Nguyễn Thị Hạnh. Ông sơ của Bà đã được Đức Phật Thầy Tây An chữa bệnh khi Đức Phật Thầy ở tại Cốc Ông Kiến, nơi nầy hiện nay là Tây An Cổ Tự. Ông bà nội và thân phụ Bà đều tu theo truyền thống Bửu Sơn Kỳ Hương.

Bà Nguyễn Hòa An vào nhà thương ngày 26-05-2016, và qua đời ngày 28-05-2016 một cách nhẹ nhàng, bình thản. Bà có để lại một bức tâm thơ đề ngày 26-05-1999, 17 năm về trước đúng với ngày Bà vào nhà thương và Bà đã vĩnh viễn, thanh thản ra đi. Trong lá thơ này Bà đã viết một đoạn như sau: Đời vô thường cho nên Mviết bc tâm thơ này, đsn cho các con xem li dn dò cui cùng ca M. Khi Mtgiã cõi đời ri, các con nên im lng, thành tâm nim Pht và làm theo nghi thc Pht Giáo Hòa Ho.”

Cũng như nhiều tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, Bà Nguyễn Hòa An được quy y với Đức Huỳnh Giáo Chủ lúc thiếu thời và được may mắn sống tại Thánh Địa Hòa Hảo. Bà là người bạn thân thiết của Bà Huỳnh Thị Kim Biên, em ruột của Đức Thầy. Trong thời gian ở Tổ Đình, mỗi ngày hai bà săn sóc Đức Bà rất chu đáo như têm trầu, dọn cơm, nấu nước, giũ mùng, vân vân... Thỉnh thoảng Bà được phép đọc Sám Giảng cho Đức Ông nghe. Bà được Đức Ông và Đức Bà xem như một đứa con nuôi, rất thương mến.

Trong thời gian chống Pháp, Đức Ông đã gởi Bà và ông Trần Văn Tươi, tức Sáu Rớt, lên Sài Gòn làm công tác đạo. Bà được ở với Bà Năm Cò và Bà Ký Giỏi để làm việc theo lệnh Đức Thầy. Nhiệm vụ của Bà là làm liên lạc viên cho 72 Chi Bộ của Phật Giáo Hòa Hảo. Bà thường đi bằng xe đạp đến thông báo với Đức Huỳnh Giáo Chủ mỗi khi nơi Ngài cư ngụ sắp bị Pháp bố ráp. Bà cũng thực hiện các công tác khó khăn như viết hay in truyền đơn, phát truyền đơn, đưa thơ, hướng dẫn những người muốn gặp Đức Thầy. Mọi công tác đều nguy hiểm, đòi hỏi sự gan dạ cũng như thông minh, nhanh nhẹn. Bà đã từng bị bắt và được Ông Cả Nản, em Ông Chủ Cưu tức thân phụ Ông Lâm Ngọc Thạch, một đại đệ tử của Đức Thầy, lãnh ra.

Bà Nguyễn Hòa An lập gia đình với cố cư sĩ Nguyễn Long Thành Nam, một tín đồ trung kiên của Đức Thầy. Ông đã từng đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng và cũng là Chánh Thơ Ký Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo tại Thánh Địa Hòa Hảo trước 1975. Bà Nguyễn Hòa An luôn tích cực hỗ trợ chồng trong các công tác giáo sự. Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Ông Bà và các con phải sống lưu vong tại Cao Miên khi Phật Giáo Hòa Hảo bị đàn áp trong thập niên 1950 và 1960.

Bà Nguyễn Hòa An và gia đình đi tị nạn và định cư tại Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 1975. Ông Bà đã có công tái phục sinh hoạt Phật Giáo Hòa Hảo tại hải ngoại và thành lập Hội Quán Phật Giáo Hòa Hảo tại Miền Nam California, Hoa Kỳ; cũng như tục bản tập san Đuốc Từ Bi, cơ quan ngôn luận của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo tại Hải Ngoại. Bà Nguyễn Hòa An là Cố Vấn Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Miền Nam California cho đến ngày qua đời.

Bà Nguyễn Hòa An ra đi để lại sáu người con, hai trai, bốn gái cùng rất đông con cháu và chắc.

Xem:
Dẫn Nhập và Chương 1: https://vietbao.com/a292254/doc-lap-tu-chu-tac-gia-nguyen-huynh-mai-dan-nhap-chuong-1 
Chương 2 và Chương 3:  https://vietbao.com/a292255/doc-lap-tu-chu-tac-gia-nguyen-huynh-mai-chuong-2-va-chuong-3
Chương 4 và Chương 5: https://vietbao.com/a292256/doc-lap-tu-chu-tac-gia-nguyen-huynh-mai-chuong-4-va-chuong-5
Phụ Lục về Bốn di tích quan trọng: https://vietbao.com/a292257/doc-lap-tu-chu-tac-gia-nguyen-huynh-mai-phu-luc

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.