Hôm nay,  

Nữ Văn Sĩ Đoạt Giải Pulitzer Harper Lee Với Truyện Nổi Tiếng “To Kill a Mocking Bird”

30/01/201900:00:00(Xem: 3273)
Thành Lacey sưu tầm và dịch thuật

 
Văn sĩ Harper Lee sinh  tháng Tư, năm 1926, tb Alabama, mất năm 1926. Năm 1959 bà viết xong bản thảo cho quyển truyện đoạt giải này.  Bà là con gái út trong gia đình bốn con ở một thành phố nhỏ và có tính khí của con trai.  Cha bà là một luật sư, nghị viên lập pháp của Alabama và làm chủ một phần tờ báo địa phương.  Mẹ của bà bị bịnh tâm thần và hiếm khi rời khỏi nhà.

Một trong những bạn thân khi còn bé của bà mà sau này là một tác giả nổi danh là Truman Capote.  Bà thường bảo vệ, che chở cho Truman vì tính khí yếu đuối của chú bé và thường bị mấy bé trai cùng tuổi trêu chọc.  Gia cảnh của Truman cũng bị bất hạnh như của bà.

Khi ở trung học, bà đâm ra chú trọng vào văn chương Anh. Sau khi ra trường năm 1944, bà vào trường ĐH nữ Hungtindon College ở Mongomery.  Bà khác lạ hẵn với các nữ sinh viên khác vì chẵng hề để ý tới ăn diện, hẹn hò , thời trang mà chỉ chăm chú vào học và viết văn.  Bà là hội viên của hội sinh viên danh dự và của nhóm đồng ca.   Khi chuyển sang ĐH Alabama, bà chú tâm vào viết văn và làm báo cho nhà trưừng và trở thành chủ nhiệm ấn hành..  Khi đựơc nhận vào trường luật bà phải từ bỏ chứ chủ nhiệm nhưng sau đó thấy chính là ngiệp viết văn mới là tiếng gọi của đời mình nên theo học ĐH Oxford ở Anh quốc.  Năm 23 tuổi bà đến New York City chật vật sinh kế với nghề bán vé máy bay và gặp lại bạn cũ là Capote hiện là văn sĩ nổi danh.  Bà làm bạn với nhà soạn nhạc và viết lời nhạc tên Michael Martin Brown và vợ của ông.

Năm 1956 ông bà Brown tặng bà một món quà Giáng Sinh ngoài sức tưởng tựơng  của bà là chu cấp cho bà một năm để bà chuyên viết văn.  Ông bà này cũng giới thiệu bà đến các nhà xúât bản và sau này họ giúp bà  xuất bản quyển To Kill a Mocking Bird.  Giờ xin được đề cập về quyển sách có tựa đề: “To Kill a Mocking Bird.”

Theo tự điển Webster’s New Wolrd Dictionary  thì mocking bird là một loại chim thường thấy ở Mỹ và nổi tiếng   là hót hay và có khả năng nhạy theo tiếng kêu của các con chim khác.  Có điều làm ta thắc mắc khi đọc tựa đề của truyện là : tại sao lại “giết con chim mocking bird, một loài chim vô hại và dễ mến  như vậy? Câu hỏi đó sẽ được giải đáp khi ta đi sâu vào câu truyện và hiểu  thấu được ngụ ý trong chủ đề của tác giả:

... Nơi xảy ra câu chuyện là ở Maycomb, tb Alabama, một nơi đèo heo hút gío - cỡ miệt u minh Càmau của mình.  Không có ai tới ở mà cũng không có ai dời đi xứ khác, cứ bấy nhiêu gia đình sống hết thế hệ này qua thế hệ nọ. Gia đình trong truyện là gia đình họ Finches có đứa gái tên Scout, đứa anh là Jem và ông cha là Atticus, một luật sư. Cứ mỗi hè Scout và Jem kết bọn với thằng Dill Harris lại tò mò rủ nhau đến căn nhà ‘bị ma ám’ có tên là Radley Place trong vùng, nơi có người đàn ông dị thường tên Boo Radley ở.  Khi mùa thu tới, mỗi lần Dill và Scout đi học ngang căn nhà ma, Scout thường sợ hải chạy u, vắt giò lên cần cổ.  Môt hôm, Scout chú ý thấy cái gì là lạ: một miếng kẹo cao su dán dính vào lổ trên một thân cây.   Nó noí lại với Jem  và cũng tìm thấy nơi đó hai tượng nhỏ khắc bằng xà bông hình của Scout và Jim.  Điều này làm tăng thêm sự sợ hải của bọn nó với Boo.

Khi mùa đông đến thì tai hoạ cũng đến.  Nhà của cô Maudie bị phát hoả cháy rụi.  Scout bị bạn hoc trêu chọc vì cha mình, ông Atticus,  nhận biện hộ cho một khách hàng người da đen tên Tom Robinson vì bị cáo buộc là hãm hiếp một người đàn bà da trắng.  Trong mùa hè rồi, chúng được biết thêm về sự kỳ thị đen trắng và lối sống của người da đen ra sao.  Ngày xử Tom Robinson, mấy đứa nó có lén xem thì rõ ràng là người đàn bà tên Mayella Ewell đó đã nói dối.  Tuy nhiên cuối cùng Tom bị kết tội và một số người da trắng đâm ra ghét cha nó và còn đe doạ ông nữa.

Một đêm tối trời, khi bọn nó đang trên đường trở sau buổi ăn lễ Halloween, có ai đó theo dõi bọn và tấn công mà không nhìn được mặt họ.  Jem bị gãy tay và bất tỉnh và có ai đó ẵm Jem về nhà trong khi Scout theo sau. Sau đó thì ông Ewell bị chết, Jem bị gãy tay và người ẵm Jem về nhà chính là Boo Radley.  Ông Atticus thì không nghỉ là con người quái lạ Boo này không phải là thủ phạm và định ra toà trình bày nhưng may là có một người bạn của ông can gián.   Câu chuyện chấm dứt với cái nìn  mới của Scout về con người láng diềng Boo nhân từ nhưng  có dáng vẻ quái lạ này như là một người bạn và người đã che chở cho mình.

Đi sâu vào truyện, người đọc nhận thấy ở phân nữa phần đầu của Harper Lee kết cấu một hình ảnh thân aí, hiền dịu của tuổi trưởng thành một thế giới đã bị xoá mất đi ở một thị trấn nhỏ ở Alabama.  Rồi bà làm mất đi cái hình ảnh dịu hiền của thị trấn bé nhỏ đó trong phần hai của cuốn truyện.  Bà tháo dỡ cái bề mặt dễ mến đó để làm lộ ra mặt trái đầy sự giả dối, mục rữa với đầy thành kiến và sự ngu tối.  Nhưng có điều là trong truyện, không có ai là hoàn toàn xấu hay hoàn tòan tốt.  Mỗi nhân vật mang ‘tính chất người’  với cái khuyết điểm và cái yếu đuối của nó. Tác gỉa còn xếp Atticus, một biểu tượng của đạo đức vào một tiêu biểu cho sự yếu đuối với hình ảnh của một người có tuổi, vợ chết thay vì là một thanh niên khỏe mạnh và sinh động. Đó là cách thế nào mà  những nhân vật có tính khiếm khuyết này ảnh hưởng đến và bị ảnh hưởng bởi những chủ đề chính cấu thành xã hội của họ sống.


Ba chủ đề trong tryện là: sự giáo dục, lòng can đảm và thành kiến.  Đọc giả thấy đưực tíng quan trọng của sự giáo dục đối với ông Atticus và con của ông trong chương đầu khi Jem nói cho Dill biết rằng Scout học đọc từ hồi com là bé con.   Ông Atticus đọc báo và tạp chí cho các con nghe như là một người lớn hiểu được những vấn đề ở trình độ này.  Khi Scout tới tuổi đến trường thì cô bé đã biết đọc rành vượt xa các bạn cùng lớp là làm cho cô giáo thấy khó khăn trong việc dạy Scout.

Chẳng bao  lâu ta thấy rõ ra là tại sao Atticus xem sự giáo dục rất là quan trọng.  Trong lời biện luận kết thúc tại toà, ông nói trắng ra sự ngu tối của những con người dốt nát về trí tuệ và cảm tính là : “  Những nhân chứng đây đã cho quý vị thấy chính về  họ với một sự tin tưởng không có giá trị trong lời nói là sự làm chứng của họ là không thể nào nghi ngờ được và lại tin là quý vị sẽ nghe theo gỉa thuyết của họ về thành kiến xấu là tất cà người da đen đều nói dối, là tất cả người da đen trong bản chất là những kẻ vô đạo đức, rằng tất cả người đàn ông da đen là một đe dọa cho đàn bà da trắng, một giả dụ chỉ phù hợp với tầm cở trí tuệ của họ thôi.”  Gíao dục là chìa khóa để làm ta biến sự u tối đưa đến những thành kiến như vậy.  Jem bắt đầu hiểu bài học này cho đến cuối quyển truyện khi nó tự hỏi là giá trị và nền tảng của gia đình có nên đặt vào sự giáo dục hơn là màu da hay không.

Jen cũng học được bài học thật hay từ cha mình về lòng can đảm và sự hèn nhát.  Ngay đầu truyện, ta nhận ra la  ông Atticus không đồng ý việc dùng vũ khí.  Ông tin là súng không làm cho con người trở nên gan dạ và sự mê súng ống ở trẻ con là điều không có căn cứ vững.  Để chứng tỏ điều này ông cho Jen đến đọc sách  cho bà Dubose, một người luôn cố gắng cai nghiện  trước khi chết vì bịnh ghiền đó.   Ông múôn chứng tỏ cho con mình sự can đảm thực sự nằm ở đâu: “Khi ta biết ta sẽ thất bại trước khi ta bắt đầu một điều gì mà ta vẫn làm và làm điều đó cho tới cùng.” Ông cũng tự chứng tỏ tín điều của mình về lòng can đảm khi không chịu mang vũ khí để bảo vệ cho người da đen bị kết tội là Tom Robinson trước đám nông dân giận dữ và sự đe doạ bằng vũ khí của Bob Ewell.  Lòng can đảm không phải là ở súng ống mà là ở hành động can đảm của Atticus khi nhận bào chữa cho bị can da đen mặc dù biết rằng dân địa phương sẽ chống lại ông và mấy đứa con ông.  Ông đã cho các con mình thấy thế nào là sự can đảm đúng nghĩa.

Chủ đề quan trọng nhứt trong truyện vẫn là ý niệm về thànhh kíến ở mọi hìnhh thức.  Rõ ràng là trong vụ bị can da đen Tom Morison, cac nhân vật trong tuyện của bà Lee thẳng mặt đối đầu với thành kiến về chủng tộc.  Người đọc thấy những tiếng gọi khinh bỉ dành cho người da đen như:  “mọi đen”, “mấy thằng đó” dùng trong suốt cuốn truyện.  Trong xã hội của Maycomb, người da đen nằm  tận cuối bậc thang trong một cộng đồng da trắng có thành kiến cứng ngắt về giai cấp.  Sự kiện Atticus nhận ra là ông không có cơ hội thắng trong cuộc biện hộ cho Tom vì anh ta là da đen là một dấu chỉ rõ rệt cho sự kỳ thị lâu đời ở nơi nầy.  Trong khi dì Alexandra trong gia đình Finch không chịu giao tiếp với người da đen và cả với người da trắng vì họ không ở cùng gia xã hội tầng với mình thì Atticus thúc đẩy con mình hãy thông cảm với người khác và hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ trước khi phán xét hay chỉ trích.

Scout phải chịu đựng rất nhiều với những thành kiến về phái tính và màu da của xã hội miền nam.  Bà Lee đã cho thấy thể hiện đó qua một vài nhân vật nữ trong truyện của bà.

Sau khi đọc xong, đọc giả  nhận ra những chủ đề trong truyện nằm ở:

 Dân ở Maycomb biểu lộ nhiều hình thức của thành kiến, kể cả phân biệt chủng tộc và giai cấp cùng về giới tính.  Tác giả dùng sự tiêu cực các  của nhân vật trong trọng như là một sự kiện đối trọng cho thái độ cấp tiến của nhân vật chính.

 Chủ đề về tội lỗi, sự phạm tôi và sư vô tội được thể hiện qua suốt cuộc xử án ngưừi da đen tên Tom Robinson, qua sự cô lập của con người quái lạ nhưng tính bản thiện tên Boo Radley .  Cả hai là biều tượng cho con chim mocking bird, con chim hiền lành chỉ đem tiếng hót làm đẹp cho đời. Hai con chim mocking birds bị giết trong truyện đó chính là Tom Robinson và Boo Radley vậy.

 Sự can đảm biểu lộ qua  nhân vật Atticus, người giữ vững lập trường và nguyên tắc của mình trước sư chống đối mang tính cách áp đảo cuả đa số và qua nhân vật là bà Dubose, đã can đảm vật lộn cho đến cùng với bịnh ghiền của mình.

* Trong cuộc bình chọn cuả hệ thống truyền hình PBS – đài KCTS 9, WA , ngày 24  tháng Mười , 1980, Truyện To Kill a Mocking Bird được đọc giả mọi nơi chọn trong số 100  tác phảm văn học nổi tiếng là quyển truyện hay nhứt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.