Hôm nay,  

Xin lỗi và Cảm ơn

19/12/201809:09:00(Xem: 5355)

Xin lỗi và Cảm ơn
 

Trần Văn Giang

 

blank

 

Lời giới thiệu:

 

"Xin lỗi và Cảm ơn" là cách thể hiện nhận thức đúng-sai, tốt-xấu; là cách thể hiện nhân cách và lòng tự trọng của mỗi người; và cũng chính là thể hiện sự văn minh, nhân bản của xã hội…

Còn văn minh của người Việt Nam mình thì… Thật lạ lùng !?

 

TVG

 

*

 

Trong nhiều nền văn minh trên thế giới, “Xin lỗi và Cảm ơn” đã thành một thói quen; là một phần cá tính không tách rời ra được. Người Tây phương nói xin lỗi luôn miệng mỗi khi làm chuyện  gì mà họ thấy không đúng, sai; và nói xin lỗi ngay cả những cái sai mà họ không bao giờ làm (?)  Họ cũng nói cảm ơn khi có người làm chuyện gì tốt (không nhất thiết phải cho người nói “Cảm ơn”).  Ngay từ lúc còn trẻ họ đã quen với phong tục “Xin lỗi và Cảm ơn” từ giáo dục học đường gia đình là phải giữ tính tốt (good manner) và kính trọng (respectful) mọi người chung quanh, không riêng gì với cha mẹ ông bà chú bác của chính mình.  Có nhiều người Việt tranh luận là “hành động cụ thể tốt hơn lời nói”;  hay những lời nói đi nói lại nhiều quá nhiều lần hay không đúng chỗ sẽ thành nhàm, mất hết ý nghĩa...  Theo tôi, trong văn hóa “ngoại giao” Tây phương, chữ “Xin lỗi và Cảm ơn” dường như không rơi vào hoàn cảnh tranh luận loại này của người Việt.

 

Việt Nam ta luôn luôn hãnh diện vì có “4 ngàn năm văn hiến” và châm ngôn đề cao “Tiên học lễ, Hậu học văn”; nhưng thật đáng tiếc “văn hóa và lễ” của Việt Nam thiếu hẳn việc khuyến khích nói ra lời “Xin lỗi và Cám ơn” hay ít ra không thấy lời nói này xuất hiện một cách đúng mức trong cuộc sống hàng ngày của người Việt.  Thanh thiếu niên trong nước ngày nay học đòi mau chóng cách sống hiện đại của ngoại quốc, từ thời trang, âm nhạc cho đến cách sử dụng các trang mạng xã hội…  nhưng giới trẻ lại quên học những cách thể hiện “văn hóa” tốt, tử tế của người ngoại quốc. 

 

Có lẽ vì Văn hóa Á châu và Việt Nam ta đặt nặng vấn đề thể diện (Saving face), nhất là đối với người có quyền cao chức rộng, bậc cha mẹ, đàn anh, đàn chị…  Một khi phải lên tiếng xin lỗi hay cảm ơn thì sợ sẽ mất thể diện (mất mặt mũi?!)  Đôi khi lời “Xin Lỗi và Cảm Ơn” còn bị văn hóa Á châu xem như “khách sáo” không thật lòng, không cần thiết, mất thời giờ.  Đây là những bức tường xấu xí lạc hậu mà chúng ta cần phải có can đảm đạp đổ.  Mình nên luôn luôn giữ gìn những cái tốt đẹp của văn hóa Việt; nhưng đồng thời cũng nên mở mắt ra để học những cái tốt, cái lịch lãm của văn hóa ngoại quốc – không học cái xấu của họ.

 

Sau năm 1975, có đến 3-4 triệu người Việt đi tị nạn cộng sản sống ở ngoại quốc.  Trong cuộc sống hàng ngày ở nước ngoài, họ nhận ra ngay là người ngoại quốc có cái văn hóa “Xin Lỗi và Cám Ơn” rất đơn giản và cởi mở - không hề được xem là chuyện nhỏ nhặt, không đáng chú ý như ở trong nước Việt.  Chỉ việc nói một cách tự nhiên “xin lỗi” khi mắc lỗi, sai lầm và nói “cảm ơn” khi nhận ơn với mọi người chung quanh; không kể là thân hay sơ; tuổi tác, cấp bậc.  Nếu để ý sẽ thấy ngay cả những thùng rác vô tri ở góc phố cũng có lời “Cảm ơn đã bỏ rác vào thùng” thì nói chi đến con người với nhau.  Người dân Việt vốn dĩ đã trọng tình nghĩa và ngay thẳng nên chỉ cần một thời gian ngắn là hội nhập ngay vào văn hóa tử tế và lịch sự này nhanh chóng không hề có vấn đề gì cả. 

 

Một khi “Việt kiều” về thăm quê nhà thì dù họ có dấu diếm, trá hình bằng cách nào đi nữa (mục đích để tránh bị “chặt chém”) cũng bị người trong nước nhận ra ngay là người về từ nước ngoài vì cách hành xử “kỳ lạ” khi cứ luôn mồm “Xin lỗi và Cảm ơn.”  Đôi khi còn bị người dân trong nước nói móc, dè bỉu là:

 

Ờ mà xin tình, xin tiền, xin việc chứ làm ..éo gì phải xin lỗi!  Ai có lỗi đâu mà cho.” 

 

Thiệt bó tay dân Việt ta luôn. 

 

Một số người Việt khác trong nước còn bào chữa là vì đời sống công nghệ trong nước thay đổi quá nhanh nên đạo đức bị suy đồi (cái gì? đạo đức HCM/cách mạng à?)  như vậy đó.  Nên biết đời sống người Tây phương còn nhanh gấp bội, và công nghệ của họ bỏ xa nước Việt nhưng họ vẫn duy trì cách đối xử, xã giao hòa nhã tốt đẹp!

 

Trong khi văn hóa “Xin lỗi và Cảm ơn” ở Việt Nam còn đang ở mức thiếu chuẩn mực thì ở Hoa kỳ hiện nay, người Mỹ còn có xu hướng tìm mọi cách nói “Cám ơn” nhiều hơn để dần dà thay thế cho “Xin lỗi” trong trường hợp họ làm gì sai hay làm phiền người khác.  Như nhạc sĩ Willie Nelson đã nói:

 

Một khi chúng ta thay thế tư tưởng ‘negative’ thành ‘positive’ thì chúng ta sẽ nhận được các kết quả ‘positive’.” (Once you replace negative thoughts with positive ones, you start having positive results). 

 

Thí dụ: 

 

Thay vì nói “Xin lỗi tôi đã đến trễ” thì tốt hơn nên nói là “Cám ơn quý vị đã chịu khó chờ tôi.” 

 

Hay một khi mình làm chuyện gì sai và bị chỉ trích thì thay vì nói là “Tôi thành thật xin lỗi về việc làm sai lầm” thì có thể nói là “Cảm ơn đã cho tôi lời chỉ dẫn vể cái sai…”

 

Tóm lại, mỗi người chúng ta cần rộng lượng và bớt ích kỷ hơn. Phải biết đặt mình vào vị trí và suy nghĩ của người khác - "Hãy Làm cho người khác những gì mình muốn họ làm cho mình"; Golden Rule: “Do unto others as you would have them do unto you.” (Matt. 7:12) -    Như vậy đời sống sẽ tốt đẹp và tử tế hơn.  Để làm được như thế, ngay từ bây giờ, chúng ta cần học một chuyện tốt của người Tây phương.  Đó là cách nói “Xin Lỗi và Cảm ơn…”

 

Biết rồi khổ lắm!  Trong đời sống chuyện học hỏi không bao giờ hết và trễ cả.

 

 

Trần Văn Giang

Ngày 18 tháng 12 năm 2018

  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.