Hôm nay,  

Từ APEC Đến G20, Thế Thời Phải Thế

05/12/201809:21:00(Xem: 3769)
Từ  APEC Đến G20, Thế Thời Phải Thế

Nguyễn Lộc Yên
      
“Thế thời phải thế” 4 chữ này, người viết mượn lời nói của ông Ngô Thời Nhậm trong tài liệu lịch sử ghi rằng: Xuân Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung đánh tan tác trên 20 vạn quân Thanh (Tàu), Ngô Thời Nhậm đang giúp vua Quang Trung ổn định Bắc Hà thì Đặng Trần Thường là một danh sĩ Bắc Hà đến nhờ tiến cử. Thấy Thường có vẻ khúm núm làm mất phong độ kẻ sĩ, Ngô Thời Nhậm bảo: “Ở đây cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh, giúp vua trị nước. Còn muốn vào luồn ra cúi thì đi nơi khác.” Thường hổ thẹn ra về rồi khăn gói vào Nam theo phò Nguyễn Ánh. Sau khi Nguyễn Ánh thắng Tây Sơn, ngày 1-6-1802, lên ngôi ở Phú Xuân (Huế), đế hiệu Gia Long. Vua Gia Long trả thù vua quan của Tây Sơn rất tàn nhẫn. Ngô Thời Nhậm và Phan Huy Ích bị xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu. Người chủ trì cuộc hành phạt đó lại là Đặng Trần Thường, Thường huênh hoang ra vế câu đối với Ngô Thời Nhậm: “Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai.” Ngô Thời Nhậm (*) thản nhiên đối lại: “Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế.” Hai câu đối rất độc đáo và rất chỉnh. Đến năm 1816 Thường bị vua Gia Long cho giết chết. 

    Từ ngày 12 đến 18 tháng 11 năm 2018, Papua New Guinea là nước chủ nhà tổ chức APEC (APEC: Asia Pacific Economic Cooperation: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương). Các giới chức Trung cộng đã lợi dụng hỗ trợ nâng cấp tái thiết trung tâm hội nghị quốc tế, tu sửa con đường cao tốc từ sân bay quốc tế Jacksons tới tòa nhà APEC tại Papua New Guinea, các giới chức Trung cộng đã huênh hoang treo kín cờ của họ rợp trời trên các con đường của Port Moresby?! 

blank

 
Họ còn treo một biểu ngữ rất lớn dọc theo đường phố chính, ca ngợi sáng kiến “Nhất đái nhất lộ” của Tập Cận Bình?! Có lẽ từ sự lố bịch ấy mà Phó tổng thống Mỹ là Mike Pence đã thẳng thắn chỉ trích mô hình cho vay "thiếu lành mạnh" của Trung cộng với sự hiện diện của Tập Cận Bình: "Chúng tôi không dìm đối tác của mình xuống biển nợ. Chúng tôi không cưỡng ép hay buộc các bạn thỏa hiệp sự độc lập của quốc gia. Chúng tôi không mời chào các bạn về vành đai bóp nghẹt hay con đường một chiều", Phó tổng thống Mỹ Mike Pence, ám chỉ sáng kiến lắt léo “Vành đai và Con đường” của Trung cộng.
 
     Theo ABC News (Australia), vào chiều thứ Bảy ngày 17-11-2018, bốn quan chức Trung cộng đã tự ý xông văn phòng của Ngoại trưởng Papua New Guinea Rimbink Pato ở thủ đô Port Moresby khi chưa được phép nên bị "đuổi ra khỏi" văn phòng. Bốn quan chức Trung cộng muốn gặp riêng Ngoại trưởng Rimbink Pato để làm gì, để yêu cầu sửa đổi một số từ ngữ trong thông cáo chính thức của APEC?! Thế nhưng, Ngoại trưởng Papua New Guinea không muốn gặp các quan chức Trung cộng vì ông muốn bảo đảm sự công bằng với tư cách là đại diện nước chủ nhà tổ chức APEC năm 2018. Từ sự ngột ngạt tại Hội nghị APEC 2018, đã không đưa ra được thông cáo chung!
 
     Sau Hội nghị APEC hai tuần lễ là Hội nghị G20 được khai mạc tại Buenos Aires, thủ đô Argentina vào thứ Sáu 30 tháng 11 năm 2018. G20 là diễn đàn của 20 quốc gia có nền kinh tế lớn. G20 gồm có 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất tính theo GDP (GDP: Gross Domestic Product = tổng sản phẩm quốc nội) và Liên minh châu Âu (EU). G20 thành lập từ năm 1999 và hiện chiếm 85% nền kinh tế thế giới. Hội nghị G20 năm 2018, gặp nhiều gay go, vì hầu hết người dân trên Thế giới rất quan tâm về hội nghị này qua 4 vấn đề trọng đại, đấy là: 
 
1-  Chiến tranh có thể bùng nổ tại bán đảo Crimea: Vào năm 2014, Nga lấy bán đảo Crimea của Ukraine sáp nhập vào lãnh thổ Nga. Từ đấy, Nga muốn kiểm soát hoàn toàn nơi này. Thế nên, Nga xây cầu Crimean Bridge dài 18 km, ngang qua Eo biển Kerch nối liền bán đảo Crimea với đất liền của Nga, bất chấp sự phản đối của Ukraine.
 
        blank
 Cây cầu bắc ngang qua eo biển Kerch nối liền bán đảo Crimea và lục địa Nga. Ảnh: RT/most.life
 
Đến ngày Chủ Nhật 25-11-2018, tàu tuần duyên Nga nổ súng gây bị thương 3 thủy thủ rồi bắt giữ 3 tàu và các thủy thủ của Crimea. Do đấy, Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy bỏ cuộc gặp gỡ với Tổng thống Putin của Nga. Dù vậy, có lẽ Tổng thống Putin không ngạc nhiên vì lẽ Putin muốn nhắn nhủ với Hoa Kỳ và Thế giới rằng ngoài 2 quốc gia Hòa Kỳ và Trung cộng đang có tiềm lực về kinh tế và quân sự, nước Nga cũng hùng hậu không kém. Ngoài ra, Putin biết rằng “Ukraine không phải là quốc gia thành viên của NATO”, thế nên NATO chỉ kêu gọi Nga và Ukraine phải kiềm chế tối đa.
 
2- Ký giả nổi tiếng Jamal Khashoggi bị giết: Ký giả Jamal Khashoggi mất tích từ ngày 2-10-2018, sau khi bước vào tòa lãnh sự của Ả Rập Xê Út tại Istanbul. Vụ án này có thể do Thái tử Mohammed của Saudi Arabia là người ra lệnh giết Khashoggi. Thế nhưng, Mohammed phủ định là mình không liên can đến vụ giết Khashoggi. Tại Hội nghị G20 ở Argentina, Thủ tướng Theresa May (Anh quốc) mong muốn Mohammed không để tái diễn sự việc tương tự, chỉ có Thủ tướng Justin Treau của Canada nêu vấn đề Khashoggi trong Hội nghị G-20. Trong khi ấy, Tổng thống Trump rất khó xử, vì không muốn mất mối hàng mà Saudi mua vũ khí của Mỹ nhiều tỉ Mỹ kim đem về cho Hoa Kỳ, còn Tổng thống Putin thì tỏ ra thân thiện với Thái tử Mohammed. Rõ ràng “Thế thời phải thế” là đây.
 
3- Về biến đổi khí hậu Paris, tại Hội nghị G20: Kết quả là 19 quốc gia đồng ý ủng hộ Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu (CBĐKH), 19 quốc gia đã ký văn bản CBĐKH đều xác định cam kết của mình, riêng Mỹ vẫn quyết định rút lui khỏi CBĐKH. 
 
4- Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Đây là điều cốt lỗi tại Hội nghị G20 năm 2018, Sau cuộc họp hai tiếng rưỡi giữa TT Trump và Chủ tịch Tập, Trump đã đồng ý duy trì mức thuế 10% trị giá 200 tỷ USD hàng hóa Trung cộng, không tăng lên 25% vào ngày 1-1-2019 như dự kiến của Washington, Trung cộng phải mua thêm các sản phẩm năng lượng, công nghiệp và nhiều nông phẩm từ Mỹ để tái cân bằng thương mại giữa hai nước. 
 
     

blankHai nhà lãnh đạo Mỹ, Trung tại cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina

 
 Ngoài ra, Trung cộng ngưng mức thuế 40% đã đánh vào xe hơi nhập khẩu từ Mỹ. Sự thỏa thuận tạm đình chiến về chiến tranh thương mại này chỉ thoả thuận trong 90 ngày nếu hai nước giải quyết trao đổi mậu dịch không thỏa đáng thì mức thuế nhập khẩu 10% đối với 200 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc, Mỹ sẽ tăng lên 25% như dự kiến trước khi thỏa thuận tạm thời.
 
     Hội nghị G20 năm 2018 dù khó khăn là vậy, cũng có một số thành tựu, dù đàm phán gặp nhiều khó khăn, có lúc phải hội họp thâu đêm, nhóm G20 vào hôm 1 tháng 12 cùng đồng ý “Sửa chữa lại hệ thống thương mại thế giới.” Ngoài ra, ngày 30 tháng 11, tại thủ đô Buenos Aires của Argentina, lãnh đạo các nước Mỹ, Mexico và Canada đã chính thức ký Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), đây là phiên bản mới của Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). 
 blank
         Photo Credit: AP
 
 
Tổng thống Trump nói: “Đây là một hiệp định mẫu làm thay đổi vĩnh viễn toàn cảnh nền thương mại.” 
     Nhìn chung, giữa Hoa Kỳ và Trung cộng đang đeo đuổi phương thức vừa hợp tác vừa đấu tranh, trong thời gian đình chiến 90 ngày cả 2 bên vẫn công và thủ cẩn thận, vì đối phó với kẻ cướp, kẻ ăn cắp  không thể thờ ơ?! Xin lỗi Độc giả đừng vội lên án người viết vì sao dùng từ nặng nề, thật ra từ “kẻ cướp, kẻ ăn cắp” đã nhắc đi nhắc lại trên báo chí là: Trung cộng đánh cướp biển Đông, Trung cộng ăn cắp tài sản trí tuệ! Thế nên, chính quyền Trump đã đề cử luật sư Robert Lighthizer là người cứng cỏi và già dặn kinh nghiệm để đối phó với Trung cộng. Dù vậy, người viết nghĩ rằng trong thời gian hòa hoãn 90 ngày, Trung cộng vẫn ngấm ngầm tiếp tục củng cố ở biển Đông và ăn cắp tài sản trí tuệ! Vì lẽ, Trung cộng rất lo xảy ra chiến tranh, vì phương tiện chiến tranh và khả năng tác chiến trên biển của Trung cộng còn thua Mỹ quá xa. Ngoài ra, Trung cộng không có đồng minh chiến lược như Mỹ vì Mỹ có “Tứ giác kim cương” là Mỹ, Nhật. Ấn Độ, Úc để phòng thủ khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Thế nên, thoả thuận đình chiến 90 ngày hay lâu hơn nếu được, Trung cộng vẫn mong mỏi vậy.   
     Chúng ta muốn biết Hội nghị thượng đỉnh G20 kế tiếp thế nào, phải chờ đến tháng 6 năm 2019. sẽ được tổ chức tại Osaka, Nhật Bản. 
Ngày 5-12-2018 
Nguyễn Lộc Yên
_________________


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.