Hôm nay,  

Đại Hội 2018 Kỷ Niệm Dấu Yêu

24/10/201815:29:00(Xem: 4261)

   

 ĐẠI HỘI 2018
 KỶ NIỆM DẤU YÊU
 
GS Vũ Ngọc Mai

 

Năm nay Đai Hội thường niên Lê Văn Duyệt 2018 mang chủ đề “Kỷ Niệm Dấu Yêu” được tổ chức vào ngày 14 tháng 10 năm 2018 tai Nhà Hàng Diamond Seafood Palace 2, Garden Grove. 

 

Để tổ chức một đai hội, Ban Chấp Hành đã phải dùng khoảng năm ba tháng trước trong việc bàn bạc, lên chương trình, liên lạc với nhà hàng, in thiệp bán vé, và mời MC. Về Văn Nghệ, Ban Tổ Chức đảm trách tìm ca sĩ thân hữu và cây nhà lá vườn để có thể mang đến một không khí vui tươi và hấp dẫn trong suốt thời gian đại hội.  Và còn nhiều việc không tên và bất chợt khác cần được giải quyết cấp tốc nữa

 

Từ North Carolina, Đặng Kim Kiểm đã vừa đi làm toàn thời gian, vừa gánh trọng trách Hội Trưởng.  Tôi thấy Kiểm lúc nào cũng nhanh nhẹn, tươi trẻ, ngọt ngào nhỏ nhẹ, đầy khả năng và nhiệt tình nên có thể điều động công việc và nhân sự không quá khó khăn từ phương xa.

 

Trước đại hội 2 ngày, toàn ban văn nghệ có cuộc tổng dượt từ 5 đến 8pm tại nhà hàng Diamond Seafood Palace 1.  Tôi đã đến yểm trợ các em từ 5pm, mang theo ít bánh trái để đãi học sinh mình như một lời cám ơn những nhân tài văn nghệ xa gần đã cất công về đây.

 

Tôi thấy sự có mặt của ca nhạc sĩ Đoàn Chính và toàn ban hợp ca đang tập lại bài mở màn “Hội Nghị Diên Hồng.”  Tôi rất vui khi găp lại Mộng Hương, một cựu học sinh Regina Mundi của tôi trước năm 1975, nay là phu nhân của NS Đoàn Chính. 

 

 

blank

Quý Giáo Sư  
blankNữ sinh LVD

Toàn Ban Chấp Hành đã đến từ sớm, đang cùng tập hát bài “Lê Văn Duyệt Bài Ca Hội Ngộ” với nhiều cấp lớp.  Rồi nhóm đồng ca nam đang ca vang bài “Nhớ Mẹ” và được nhạc sĩ Đoàn Chính góp vài ý kiến về cách diễn đạt bài ca.  Đăng Cần, Đặng Kim Loan, Suzie Vương cùng tập múa nón, Kiều Hạnh và Hữu Triệu thuộc Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc cũng đến tập bài “Đã Một Lần”...

                                                        

Chương trình được khai mạc lúc 6 giờ chiều.  Tất  cả cựu học sinh trong đồng phục áo dài màu xanh khóm trúc được mời lên sân khấu để cử hành nghi thức khai mạc: chào quốc kỳ Việt-Mỹ, phút mặc niệm, rồi đồng ca bài Lê Văn Duyệt hành khúc.      

 

Sau đó quan khách tham dự đã được Phó Hội Trưởng Cao Minh Châu trang trọng giới thiệu sự hiện diên của cựu Chánh Án Nguyễn Trong Nho và phu nhân, Bà Phạm Vân Bằng; Ông Tạ Trung, Chủ tịch Giám sát Cộng Đồng Người Việt Quận Cam và phu nhân, Gia Đình Giáo sư Vũ Ngọc Mai, Ca sĩ Đoàn Chính và phu nhân. Bà Đặng Kim Trang, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt San Diego; Tiến sĩ Phạm Thị Huê, Hội Trưởng, và Giáo sư Nguyễn Song Thuận, Cố Vấn CLB Hùng Sử Việt Cali; Ông Nguyễn Văn Lực, Hội Trưởng chi nhánh Hùng Sử Việt San Diego;  Ông Châu Văn Đễ, Hội Trưởng Hội Lăng Ông Bà Chiểu;  Cô Nguyễn Kim Ngân, Giám Đốc Viện Việt Học…

 

Giới truyền thông gồm Đài truyền hình freevn.net và đại diện Billy Hùng, Nhật báo Người Việt, Việt Báo,Viễn Đông.  Nhiếp ảnh gia Vương Huê trong Ban Quản Trị Giải Khuyến Học.

 

Người viết cũng thấy một số nhiếp ảnh gia tài tử của LVD như các anh rể LVD Nguyễn Triệu Tường, Lâm Tiến Dũng, Văn Hữu Hà, và CNS LVD Đoàn Kim Định.

Một DVD về Đại Hội LVD do Anh Nguyễn Hòa Hiệp thực hiện sẽ được phát hành trong một tương lai gần.

 

Trong diễn văn khai mạc, Hội Trưởng Đặng Kim Kiểm cho rằng sự thành công của bất cứ tổ chưc nào cũng cần có” sự hy sinh góp sức của từng cá nhân biết quên mình vì lợi ích chung,.” Và “cần có sự giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần của quý thây cô, các chị em trong gia đình Lê Văn Duyệt và thân hữu”…

 

Hội trưởng Kim Kiểm cũng đã ngỏ lời cảm ơn Giáo sư Vũ Ngọc Mai, người đã luôn sát cánh bên Ban Điều Hành để hướng dẫn và giúp đỡ trong mọi vấn đề.  Và đặc biệt cám ơn BS Đỗ Trọng Thái của CLB Hùng Sử Việt, Ông Nguyễn Văn Lực HT HSV San Diego, Bà Đặng Kim Trang, Chủ tịch cộng đồng San Diego, ca sĩ Đoàn Chính sang Cali từ Canada

 

Sau đó là phần tặng Hoa cho Thầy Cô do Huỳnh Kim Phượng, đại diện BTC, với những lời ca tụng nỗ lưc tham dự đại hội và sự sẵn lòng hỗ trợ BCH mặc dầu tuổi đã cao.  Nhóm CNS ra trường năm 1976 đã xuống tận chỗ ngồi của thầy cô để ân cần mời các Gs Ngô Thị Vân, Vũ Ngọc Mai, Lê Thị Thu, Nguyễn Thị Thục, Nguyễn Ngọc Đường và Phó Đức Long lên sân khấu để nhận hoa và chụp hình lưu niệm.  Gs Nguyễn Hồng Nhung cũng đã có mặt trong buổi hội ngộ này.  Ngoài ra, chúng tôi còn có Gs Lê Tiến Đạt, phu quân của Gs Lê Thị Thu, và Cô Ngọc, phu nhân Gs Nguyễn Ngọc Đường.

 

            Sau khi nhận hoa, tôi đươc BCH mời phát biểu cảm tưởng về ngày Đại Hội “Kỷ Niệm Dấu Yêu.” Tôi đã ngỏ lời chào mừng và cảm ơn quan khách, thân hữu và cựu nữ sinh.  Tôi cũng cảm ơn quý mạnh thường quân giáo sư và CNS đã gửi ngân phiếu cho BCH mặc dầu vì hoàn cảnh không thể về tham dự.

 

Bàng bạc trong tôi là niềm xúc động được sống trong không khí thân tình bên cựu đồng nghiệp, cưu nữ sinh, quan khách và thân hữu các hội đoàn bạn.  Tôi đã nhắc lại một số kỷ niệm vui buồn, những sinh hoạt, những chuyến đi chơi hay hội ngộ phương xa bên những nữ sinh thân thương từ ngày hội được thành lập đến nay.  

 

Về tình thầy trò LVD, có lời nhận xét của Hội trưởng trường Nguyễn Trãi Mai Đông Thành:  “Tôi đã đi dự nhiều trường nhưng chưa trường nào mà các bà giáo enjoy hòa nhập với học sinh như trường này.”

 

Đối với hội, Vân Bùi tự Chuột VB ra trường năm 74 khi vừa bay về lại Canada sau khi dự đại hội, đã vội gửi cho chúng tôi một điện thư như sau:  “Trên đường em đến ngày lễ Nhớ Ơn Thầy Cô thì em nghĩ được 10 thương   Về đây rồi thì em lại thấy “trăm nhớ ngàn thương.”  Ôi “trăm nhớ ngàn thương” 4 chữ ấy đã mang nặng tình thầy trò, nghĩa bạn bè thật dễ làm cảm động lòng người!

 

Tôi cũng đã gửi lời khen ngợi và cám ơn đến Hội trưởng Đặng Kim Kiểm, một HT đầu tiên của chúng tôi tuy cư ngụ tại 1 tiểu bang xa –North Carolina-nhưng đã không ngại bỏ rất nhiều thì giờ và công sức gánh vác hội LVD cùng với các em Cao Minh Châu, Huỳnh Kim Phượng và Phạm Mai Lan trong BCH.

 

Trong lãnh vực văn nghệ, tôi đã cám ơn sự tiếp tay của Nhạc sĩ Đoàn Chính từ Canada bay qua, thân hữu các trường bạn và LVD của nhiều cấp lớn lớn nhỏ, ra trường từ năm 1964 đến 1976.

 

Chương trình văn nghệ “Kỷ Niệm Dấu Yêu” với 20 tiết mục đặc sắc.  Mở đầu là bài hợp ca “Hội Nghị Diên Hồng” của Lưu Hữu Phước với các ca sĩ Đoàn Chính, Bình Hòa, Kim Phương, Mai Lan, Trần Phương, Trọng Thái và Trần Thạch.  Tiếng hát hào hùng vang lên cho ta liên tưởng đến những trang sử oai hùng thuở nào của dân tộc.

 

 Ngay sau đó là bài “Thiên Thai” do Gs Nguyễn Ngọc Đường trình bày bằng cả trái tim yêu âm nhạc của vị ca sĩ niên trưởng LVD. 

 

Phần tiếp theo sau đó do Ban Tứ Ca - Gs Ngọc Mai, Kellyann Thu Anh, Kariann Anh Thư và Kenrick Khải- Bốn bà cháu cùng hát bài “Về Thăm Mái Trường Xưa,” sáng tác của Trịnh Công Sơn.  Sau lời giới thiệu của CNS Cố vấn An Hảo, Bé Kenrick, 6 tuổi, thuộc thế hệ thứ ba, cũng ngỏ lời mời quan khách và cả nhà về thăm ngôi trường cũ trong tiếng vỗ tay thân thương đầy khích lệ của cử tọa. 

 

Bài dân ca miền Bắc “Cò Lả” do ca sĩ “nhí” Kariann Anh Thư cũng được tán thưởng không kém nhờ Bé rất thuộc lời với điệu bộ tự nhiên và giọng ca chuẩn xác.

 

“Nắng Paris, Nắng Saigon” của Ngô Thụy Miên do Đoàn Chính đơn ca.  Đây là một giọng hát nhà nghề của bậc Thầy về âm nhạc mà LVD chúng tôi rất mến mộ và mong được đón về Đai Hội 2019 để được hướng dẫn nhiều hơn nữa.

Cấp lớp 66-67 gồm Kim Loan, Đặng Cần, Suzie Vương, Thu Ngô và Tân Hương cùng lên sân khấu với bài hợp ca “Chiều Làng Em.” Đàn chị có khác, vừa hát hay, vừa múa dẻo.

 

Ban Tam Ca 2 bài dân ca và sáng tác của Duy Khánh: “Lý Cây Đa-Thương Về Miền Trung-Lý Ngựa Ô” do 3 cô gái đẹp dịu dàng Bắc-Nam-Trung Bình Hòa-Minh Nguyệt-Kim Phương thủ diễn.  Với trang phục rực rỡ, dáng vẻ thùy mị pha chút tình tứ, 3 cô gái Việt Nam xưa trông quá lịch sự đến tuyệt vời.

 

Bài Hợp Ca “Trả Lại Cho Dân” của Việt Khang do Thầy Quang Trung và các thành viên trình bày nghe mới buồn xót xa cho dân mình làm sao!

 

Nhóm LVD 76 với 2 em từ Việt Nam và nhiều bạn từ các nơi đổ về trong bài “Saigon” của nhạc sĩ Y Vân, đã làm không khí sôi động hẳn lên trong nỗi nhớ khôn nguôi một thành phố tuy đã mất tên nhưng vẫn mãi mãi ở trong tim chúng ta.  Xin cảm ơn LVD 76 và tất cả những tấm lòng sốt sắng đã dành cho Đai Hội 18.

 

Rồi đến Hùng Sử Việt San Diego trong bài hợp ca “Nước Nam của Người Việt Nam” của Việt Khang, một bài ca yêu nước và giữ nước rât bi hùng đã được nhóm HSV San Diego diễn tả rất thành công.

“Nhật Ký Của Mẹ” của Nguyễn Văn Chung do 3 ca sĩ nhà nghề Mailan, Kim Loan và Kim Kiểm, với sự phụ diễn đặc sắc của Phượng Hồng và Khánh Hồng, đã cho người nghe thưởng thức những cung bậc trầm bổng và ngọt ngào.

 

Đặc biệt bài đồng ca “Nhớ Mẹ” do Lê Minh Đảo và Đỗ Trọng Huề sáng tác đã được 5 chàng rể LVD Nghiêm Thiện, Hữu Hà, Từ Bình, Anh Tốt và Hồng Khanh trình bày. Từ cách diễn tả điêu luyện đến cách hòa âm nhịp nhàng đã có sức hấp dẫn người nghe từ đầu đến cuối.

“LVD Bài ca Hội Ngộ” của chàng rể LVD, Bs Lê Khắc Bình do nhóm LVD các hệ đã chiếm đầy một sân kháu mà vẫn nhịp nhàng với hàng lối chỉnh tề đẹp mắt.  Bài ca này đã tốn nhiều công sức tập dượt, và một nỗ lực điều động của BTC, mang về cho cả nhà một kỷ niệm khó phai nhạt theo thời gian.

 

Chương trình văn nghệ còn có thi nhạc giao duyên với Kim Kiểm và Vũ Đan 73 qua bài ca Saigon Ơi Vĩnh Biệt của Nam Lộc.  Hai LVD này khi “giao duyên” thì bao giờ cũng cho ta những giai điệu lôi cuốn.

 

Sau đây là một số bài hát dành cho các hội đoàn bạn.

“Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc” đã có đôi song ca Kiều Hạnh và Hữu Triệu trong bài “Đã Một Lần” Thơ Định Nguyên, Nhạc Phạm Gia Cổn, điệu Bossa Nova.  Tôi đã có dịp nghe bài này nhiều lần nhưng đêm nay phải nói rằng tiếng hát của 2 cánh chim Hạc này đã bay bổng hơn trước nhiều lắm.

 

“Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Nam CA” đã múa bài “Xuân và Tuổi trẻ” của La Hối.  Màn múa rất đều và công phu.

Viện Việt Học với Lâm Dung, Hồng Tước, Ngọc Quỳnh, Ái Liên, Phạm Tuấn và Trần Thạch đã hợp ca bài “Bức Họa Đồng Quê” của Văn Phụng. Tôi đã từng được thưởng thức những giọng ca quen thuộc và mật ngọt này.

Hội Bà Triệu trong áo dài màu vàng, đã hợp ca rất đều và hay bài “Nếu Có Yêu Tôi” của Trần Duy Đức.

 

Bài hợp ca công phu “Một Ngày Việt Nam” của Trúc Hồ-Trầm Tử Thiêng do CNS LVD và thân hữu đã kết thúc một chương trình văn nghệ khà đa dạng và liên tục của đêm hội ngộ Lê Văn Duyệt. 

 

Những lời khen tặng chương trình văn nghệ của quan khách và thân hữu thật là nhiều.  Có những tiếng vỗ tay lớn và dài, những ngón tay cái được đưa lên nhiều lần với nụ cười thân mật, lại có những lời khen tặng, những cái bắt tay ca sĩ tài tử và cây nhà lá vườn.

Thành phần MC giới thiệu chương trình cũng được chọn giao cho nhiều cấp lớp mà theo Kim Kiểm, “để các bạn làm quen với viêc này và trở về giúp cho đai hội mai sau.”

Những MC LVD sau đây đã giúp cho phần văn nghệ thêm khởi sắc:  Kim Kiểm, Đoàn Chính, Vũ Đan, An Hảo, Mai Lan, Ngọc Thủy, Nguyệt Hằng và Phượng Hồng.

 

Tôi xin trích một vài đoạn điện thư của cô Kamila, một thành viên trong  BCH Liên Trường Tây Ninh, gửi cho Thủ quỹ Phạm Mai Lan:  “Chị Mai Lan ơi, chương trình Văn Nghệ của LVD quả là tuyệt vời vô cùng, các chị đã tạo được một chương trình văn nghệ thật đa dạng, phong phú khiến người xem không thể rời mắt khỏi sân khấu” và còn viết thêm: “các chị đã bỏ ra bao sức lực để tạo dựng nên một Đại Hội thật tưng bừng vui vẻ thấm đậm tinh  thần Tôn Sư Trọng Đạo và tình thân hữu với CNS của các trường bạn. 

                    Quí chị CNS – LVD ơi, BRAVO! BRAVO! BRAVO!”

 

  blank

GS Vũ Ngọc Mai và thế hệ Thứ Ba LVD    
blankNhạc phẩm Hội Nghị Diên Hồng
Ca sĩ Đoàn Chính, CNS LVD và thân hữu

 

Cuộc vui nào rồi cũng có  lúc tàn.  Bên cạnh ánh hào quang của sự thành công là những đóng góp công sức vô cùng lớn lao của nhiều LVD thuộc mọi lứa tuổi và cấp lớp.. 

Chỉ một thời gian ngắn sau Đại hội, chúng ta lại nghĩ đến thầy cô xưa và ban bè cũ, lại tiếp tục muốn tìm về bên nhau trong những đai hội thường niên kế tiếp.  Sự hy sinh thời giờ và công sức của BCH trong quá khứ, hiện tai và tương lai cho Hội Ái Hữu Cưu Nữ Sinh Lê Văn Duyệt sẽ mãi mãi được toàn thể gia đình LVD  thành tâm ghi nhớ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.