Hôm nay,  

Vụ Án Bắt Cóc Trịnh Xuân Thanh Đi Về Đâu

9/19/201800:30:00(View: 9272)
Vụ Án Bắt Cóc Trịnh Xuân Thanh Đi Về Đâu
 
Phạm Gia Đại

 

Đối với phía cộng sản Việt, vụ án Trịnh Xuân Thanh đã được giải quyết xong một cách chóng vánh. Hơn một năm trước vào đầu tháng 8-2017, các phương tiện thông tin tại Hà Nội, đã công khai loan báo rằng họ Trịnh “đã tự nguyện về nước”, “ra đầu thú”, và được đưa ra trước tòa để nhận tội tham nhũng, làm thất thoát hàng tỷ đồng của nhà nước, và Trịnh Xuân Thanh đã bị tống giam vào tù. Trịnh Xuân Thanh đã bị điệu ra trước các đài truyền hình và báo chí trong nước để nhận tội trong một màn diễn mà nhiều quan sát viên quốc tế cho là được dàn dựng để đánh lừa thế giới và phủ nhận việc Hà Nội đã bắt cóc họ Trịnh vào ngày 23-7-2017 tại Berlin và đem về nước để trị tội.

Thế nhưng đối với Liên Hiệp Các nước Châu Âu, nhất là Cộng Hòa Liên Bang Đức (CHLB) - vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mới chỉ bắt đầu. Đây là một đại án, một vụ án lớn vì cộng sản Việt đã tận dụng một mạng lưới gián điệp chằng chịt tại Châu Âu để hỗ trợ cho việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, ngay giữa ban ngày, đã vi phạm nghiêm trọng không những luật pháp của nước Đức, mà cả công pháp quốc tế của Liên Hiệp Châu Âu nữa. Chính quyền Đức đã lên tiếng yêu cầu Hà Nội phải trao trả lại cho nước Đức người bị bắt cóc là Trịnh Xuân Thanh, và Đức sẽ có các biện pháp nếu yêu cầu này không được thi hành.

Sau khi Trịnh Xuân Thanh bị đưa ra xét xử và bị tống giam tại Hà Nội vào đầu tháng 8-2017, Tòa Thượng Thẩm Berlin tại CHLB Đức tuyên bố rằng các phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh tại Hà Nội không có giá trị pháp lý vì bản thân ông Thanh đã bị cưỡng bức đưa về Việt Nam bất hợp pháp. Sau đó một viên tướng cộng sản cũng tiết lộ rằng họ đã tìm cách nói chuyện với chính quyền Đức vào cuối năm 2017 về vụ Trịnh Xuân Thanh, nhưng đã không thành. Yêu cầu của chính phủ CHLB Đức trước sau như một, và rõ ràng với bốn yêu cầu: “Hà Nội phải trao trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức vô điều kiện, phải nhận tội đã bắt cóc, phải xin lỗi Đức và Liên Âu, và phải cam kết không tái phạm”.

Sau gần một năm kiên nhẫn chờ đợi không thấy Trịnh Xuân Thanh được trao trả, Tòa Thượng Thẩm tại Berlin, CHLB Đức đã mở phiên tòa xử vụ án bắt cóc kéo dài hơn ba tháng trời và kết thúc vào tháng 8-2018, để minh định lập trường kiên định của mình. Trong các phiên tòa tại Berlin, các dữ kiện liên quan đến các tang chứng của vụ bắt cóc như hình ảnh các vết máu của Trịnh Xuân Thanh trên xe, hệ thống GPS trên xe ghi lại hết những chặng đường bắt cóc, các lưu giữ những chi tiết điện đàm chỉ huy vụ bắt cóc của các tướng công an tại Cộng Hòa Czech và tại CHLB Đức, các thước phim, các ảnh chụp, và các nhân chứng, đều được trình bầy đầy đủ trước phiên tòa. Cũng trong phiên tòa tại Berlin, Nguyễn Hải Long đã nhận tội hoạt động tiếp tay trong vụ bắt cóc này, nhờ vậy nghi can chỉ bị một án nhẹ là 3 năm 10 tháng tù; dù rằng Nguyễn Hải Long đã bị luận tội là một nghi phạm đặc biệt nguy hiểm vì đã có các hoạt động gián điệp trợ giúp cho mật vụ Việt Nam chà đạp lên hiến pháp và pháp luật Đức, vi phạm nghiêm trọng quyền con người bằng hình thức cướp đoạt tự do của người khác. Bộ Nội Vụ Liên Bang Đức, trụ sở tại thành phố Potsdam, đã cung cấp cho cảnh sát hình sự Berlin tên của 3 người có liên quan trực tiếp đến vụ bắt cóc bao gồm Đại Tá Nguyễn Đức Thoa (đại diện tổng cục tình báo VN tại Berlin), sĩ quan liên lạc L.T Hải, và ông Nguyễn Văn N., là những người được Đức đào tạo và nay dùng chính những kiến thức đó quay lại gây án hình sự nặng nề, phá hoại tình cảm hai nước Đức – Việt, phản bội lại nước Đức.

Theo phán quyết của Tòa Thượng Thẩm Berlin, Trịnh Xuân Thanh là nạn nhân của một cuộc chiến tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam diễn ra từ sau Đại Hội đảng lần thứ 12.  Phe bảo thủ đã tìm mọi thủ đoạn loại bỏ các đối thủ chính trị có đường lối đổi mới thuộc chính phủ khóa trước bằng các cáo buộc đã có sẵn, mục đích kéo Cộng Sản Việt về phía Trung Cộng.

Trong vụ bắt cóc bằng xe hơi từ CHLB Đức, và chở Trịnh Xuân Thanh trên một máy bay đặc biệt từ Slovakia, qua Ba Lan, Belarus, đến Nga để về Hà Nội, cuộc điều tra của các nước Liên Âu vẫn đang tiếp diễn. Cảnh sát Pháp đã âm thầm điều tra nhóm mật vụ Việt Nam tới Paris, cùng những sim điện thoại mua tại đây để phục vụ cho việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Hồ sơ vụ án tại Pháp đã hoàn tất và được chuyển sang cho CHLB Đức đầu tháng 8.2018 để tiếp tục truy tố những nhân vật của Bộ Công An cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, các đảng đối lập trong Quốc Hội Slovakia đòi bắt giam cựu Bộ Trưởng Nội Vụ Robert Kaliňák, vì đơn xin quá cảnh Ba Lan đầu tiên với tên của Bộ Trưởng Tô Lâm không được Ba Lan chấp nhận cấp tốc, cho nên phải sửa lại ngay trong ngày của chuyến bay với tên của Bộ Trưởng Robert Kaliňák, mà trên thực tế ông ta không hề có mặt trên chuyến bay đó. Đảng SaS nói rằng đáng hổ thẹn vì cựu Bộ Trưởng Nội Vụ Robert Kaliňák cho đến nay chưa bị bắt giam. Nhân viên Tòa Đại Sứ Ba Lan tại Đức cho biết đây là một vụ chính trị rất nghiêm trọng vì Ba Lan nghi rằng Slovakia đã lừa dối họ về chuyến bay của Tô Lâm.

Cho đến hiện nay, tình hình vẫn căng thẳng vì trong tuần tới, theo tờ Pravda của Slovakia, ngày 24-09-2018, bà Denisa Saková, Bộ Trưởng Nội Vụ Slovakia sẽ sang Đức gặp ông Horst Seehofer, Bộ Trưởng Nội Vụ CHLB Đức cũng để thảo luận về việc Trịnh Xuân Thanh có thể đã bị vận chuyển ra khỏi khu vực Schengen bằng một phi cơ đặc biệt của chính phủ Slovakia. Sự việc trở nên nghiêm trọng về ngoại giao khi Ngoại Trưởng Miroslav Lajčak của Slovakia tuyên bố rút đại sứ từ VN về nước vào tháng 8 năm 2018, và tạm thời không bổ nhiệm một đại sứ mới cho tới khi cộng sản VN chứng minh được các điều mà Tòa Thượng Thẩm Berlin chưng ra về việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là không đúng sự thật. Bộ Ngoại Giao Slovakia cũng tuyên bố sẵn sàng có những biện pháp mạnh mẽ hơn nếu họ xác định được phía Việt Nam đã lợi dụng Slovakia. Ngoại trưởng Lajcak viết bình luận trên tờ Pravda.sk như sau:“Không còn hoài nghi rằng kết luận của các nhà điều tra Đức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là nghiêm trọng và cho thấy một sự nghi ngờ rất lớn về sự đúng đắn của thông tin do phía Việt Nam cung cấp cho đến nay. Tuy nhiên cho đến chừng nào vụ việc này chưa được kiểm tra kỹ lưỡng và các chi tiết chưa được làm rõ, thì chúng tôi không thể dựng lên giá treo cổ được. Vụ này đã gây ra những căng thẳng nghiêm trọng trong quan hệ Slovakia – Việt  và Đức-Việt, nhưng may mắn không (chưa) gây căng thẳng trong quan hệ Slovakia-Đức.” Thêm vào đó, Đại Sứ Quán Việt Nam tại Nga và Vietnam Airlines cũng bị nghi ngờ tiếp tay cho Tô Lâm áp tải Trịnh Xuân Thanh về nước trong chặng đường từ sân bay Domodedovo của Nga lên máy bay của Việt Nam Airlines số hiệu VN 064 bay về Hà Nội.  

Vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trở nên lan rộng vì hoạt động gián điệp của VN đã liên lụy đến nhiều nước trong cộng đồng Châu Âu: Từ Cộng Hòa Czech lan qua CHLB Đức, qua slovakia, Ba Lan, Belarus, Nga, và nay là Pháp. Và cuộc điều tra của Đức với các nước lân bang vẫn còn đang tiếp tục.

Chỉ còn vài tháng nữa, qua năm mới 2019, Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU – Việt Nam sẽ khởi động. Cộng sản Việt đang ở thế bị động vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh chưa có cách tháo gỡ, nay lại bị lên án vì các vi phạm nhân quyền trầm trọng trong nước, và vì đã ngăn cản các nhà hoạt động nhân quyền vào Hà Nội họp Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (WEF: World Economic Forum). Nữ Chủ Tịch Khối Đảng Xanh tại Quốc Hội Châu Âu Ska Keller phản ứng mạnh mẽ khi Bộ Trưởng Công An Tô Lâm cấm lãnh đạo nhân quyền quốc tế nhập cảnh, gây cản trở việc phê chuẩn Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU – Việt Nam ( EVFTA). Bà nói với tờ TAZ rằng việc cấm lãnh đạo nhân quyền quốc tế nhập cảnh Việt Nam đã tác động đến tận Châu Âu. Hiệp Định Thương Mại Tự Do với Liên Minh Châu Âu (EU) đã đàm phán xong với Việt Nam hiện đang chờ Quốc Hội Châu Âu phê chuẩn. “Đương nhiên, việc bắt giữ bà Debbie Stothard tại sân bay Nội Bài, Hà Nội đã chứng minh một lần nữa rằng tình hình nhân quyền tại Việt Nam vẫn không thể chấp nhận được”. Tổng Thư Ký của tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) ông Kumi Naidoo tuyên bố về việc VN không cấp visa cho ông Minar Pimple, “Chúng tôi phản đối quyết định này bởi nó nhằm bóp nghẹt tiếng nói của một người có đóng góp thường xuyên đối với Diễn Đàn Kinh tế Thế Giới, người đã lên tiếng cho nhân quyền ở mức độ cao nhất trên toàn thế giới. Điều này xảy ra trong bối cảnh quyền tự do biểu đạt đang bị đe dọa nghiêm trọng tại Việt Nam”. Trả lời BBC, ông Phil Robertson, Giám Đốc khu vực Châu Á của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) bình luận rằng thông qua việc này, “bản chất đàn áp của chính quyền Việt Nam đã được phơi bày đầy đủ”. Và ông nhấn mạnh: “Liên Minh Châu Âu nên nói với Việt Nam rằng sẽ không có bước tiến nào trong việc phê chuẩn sự tham gia của Việt Nam vào Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU cho đến khi Hà Nội chấm dứt làn sóng đàn áp này và cải thiện đáng kể hồ sơ nhân quyền của mình“.

Ngày 17-09-2018,  trong một bức thư chung, 32 Dân Biểu Quốc Hội Châu Âu đã đưa ra một loạt các mối quan ngại “nghiêm trọng” về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, bao gồm cả việc bắt giam các nhà bất đồng chính kiến, hạn chế quyền tự do ngôn luận và thành lập hiệp hội, không có quyền tự do báo chí và internet bị kiểm duyệt, và cảnh cáo rằng nếu tình trạng nhân quyền không được cải thiện, thì họ khó có thể đồng ý phê chuẩn Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU – Việt Nam. Bức thư chung này được gửi đến bà Cecilia Malmström, Cao Ủy Thương Mại của Liên Minh Châu Âu (EU) và bà Federica Mogherini, đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại (tương đương cấp bộ trưởng).

Một điều cần lưu ý rằng CHLB Đức là tiếng nói mạnh mẽ nhất trong Liên Hiệp Châu Âu, và nếu vì VN không trao trả Trịnh Xuân Thanh, CHLB Đức sẽ không phê thuận thì hiệp định tự do thương mại cho VN sẽ không thể thành hình. Một nguồn tin cho rằng đến cuối năm 2018, Hà Nội sẽ trao trả Trịnh Xuân Thanh về Đức để có cơ hội nhận được các khoản tiền không lồ cho vay và các khoản viện trợ không hoàn lại của Liên Âu. Tuy nhiên nhiều nguồn tin vẫn cho rằng bản chất của cộng sản là ngoan cố, và người cộng sản chỉ chịu quy phục trước một sức mạnh hơn họ./. (Tin Tổng Hợp).

Phạm Gia Đại

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Doanh nhân Donald Trump đã khởi xướng trào lưu dân tuý và hai lần thắng cử tổng thống. Ngay khi xuất hiện lần đầu tiên trên chính trường để vận động tranh cử năm 2016, Trump không có tham vọng thu tóm quyền lãnh đạo Đảng Cộng hoà trong ý tưởng thù địch, mặc dù thể hiện nhiều quan điểm chống đối gay gắt. Ngược lại, ngày nay, "chủ thuyết Trump" chế ngự toàn diện mọi sinh hoạt của đất nước. Thực ra, khi nhìn lại hoạt động của Đảng trong thời hiện đại, đây là kết quả của một tiến trình dài nhằm tái định hình chiến lược bảo thủ mà Đảng đã đề ra vào những năm 1960.
“Tôi đã cố gắng rất nhiều để trở thành một di dân tốt của đất nước Hoa Kỳ. Tôi phục vụ trong quân đội. Tôi học cao học. Tôi làm việc cho chính phủ liên bang. Tôi luôn cố gắng làm tốt công việc của mình trong 15 năm qua. Nay, tôi, chúng tôi, đang hoang mang về những chính sách không rõ ràng, không biết từ ai. Thậm chí, sếp lớn nhất của cơ quan chúng tôi phải tổ chức cuộc họp để trấn an nhân viên về những email của OPM gửi ra gần đây kêu gọi chúng tôi nên tự động nghỉ việc để nhận tám tháng lương. Họ không khuyến khích chúng tôi trả lời những email như thế. Trên một diễn đàn của Fed, mọi người từ lo lắng, sợ hãi, cho đến bây giờ thì tất cả đều đồng ý sẽ chiến đấu đến cùng.”
Không ra tranh cử. Không được xác nhận chính thức. Cũng chẳng cầm một xu tiền lương từ chính phủ. Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã tuyên chiến với chính phủ liên bang Hoa Kỳ và, chỉ trong vài ngày, đã bắt đầu ra tay cắt giảm quy mô và ảnh hưởng của bộ máy chính quyền, đồng thời còn nắm được một số bí mật nhạy cảm nhất. Musk sử dụng mạng xã hội quyền lực của mình để định hướng dư luận, và không ngần ngại dọa dẫm rằng sẽ dùng khối tài sản khổng lồ của mình để hậu thuẫn cho đối thủ chính trị của bất kỳ ai dám chống đối.
Tổng Bí thư Tô Lâm hứa “Việt Nam sẽ học hỏi tối đa kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc, đặc biệt là sự đổi mới lý luận và thực tiễn của Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới".
...Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, Mỹ khởi xướng Kế Hoạch Marshall vào năm 1948 để giúp tái thiết kinh tế Châu Âu và ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Khi nhận thấy cần có một cơ quan phát triển phối hợp, Tổng thống John F. Kennedy đã ký lệnh hành pháp 10973 Foreign Assistance Act vào ngày 4/9/1961, và ký thành luật thành lập Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ngày 3/11, tập trung vào phát triển kinh tế và xã hội trong thời gian dài, thay vì chỉ viện trợ quân sự hoặc khẩn cấp. Cơ quan này được tạo ra để hợp nhất các nỗ lực viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ và thúc đẩy phát triển toàn cầu như một phần của chính sách đối ngoại quốc gia. Thời Chiến Tranh Lạnh, USAID đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản bằng cách cung cấp viện trợ cho các nước ở Châu Phi, Mỹ Latinh và Châu Á. USAID là nguồn là viện trợ chính cho các chương trình phát triển tập trung vào nông nghiệp, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Cuộc Cách Mạng Xanh (Green Revolutio
Với mức áp thuế 10% lên hàng hóa Trung Quốc, liệu đây là những "đòn ngoại giao" như giới ủng hộ Donald Trump luôn bào chữa hay là sự thăm dò? Còn hiện nay, với các phát biểu cầu cạnh, một mức thuế "nhẹ nhàng" như vậy so với hai láng giềng đồng minh lâu đời Mexico và Canada, con đường "đánh Tàu" của Donald Trump trong nhiệm kỳ hai xem ra đã không như người Việt ủng hộ ông kỳ vọng.
Khi Sài Gòn thất thủ, cha của Bình Lý hòa cùng dòng người đi vào “đêm chôn dầu vượt biển.” để lại quê nhà người vợ và hai đứa con trai còn nhỏ. Sau gần 10 năm, cha và mẹ của anh đoàn tụ ở nước Mỹ. Bình chào đời trên xứ sở tự do, mang trên mình căn cứ người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai. Đúng 50 năm của biến cố 30 Tháng Tư (1975 – 2025), chính anh và những người bạn trẻ khác trong nhóm Viet Place Collective, đã tranh đấu suốt hai năm để thuyết phục giới chức vùng DMV chuẩn thuận cho tên đường Saigon Blvd – Đại Lộ Sài Gòn hiện diện trên một đoạn đường Wilson Blvd thuộc Falls Church.
Mới đây một người bạn online gởi đến một video clip và bản chụp mấy trang trong cuốn Kỷ niệm sân khấu của MC Nguyễn Ngọc Ngạn, hỏi ý kiến tôi về cách ông này kiến giải thành ngữ “Phận con gái mười hai bến nước”. Trong clip -- cắt từ một sản phẩm Paris by Night -- ông Ngạn cho biết trong chương trình trước MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên hỏi ông ý nghĩa của thành ngữ “Phận con gái mười hai bến nước” và lúc đó ông “đoán” ra hai điều: về vần, từ “gái” liền vần với “mười hai” và, về nghĩa, “số 12 trùng với 12 tuổi Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.”
Ngay sau khi nhậm chức, tân Tổng thống Trump đã ký khoảng 100 sắc lệnh hành pháp để giải quyết nhiều vần đề cấp bách cho đất nước. Nhìn chung trong toàn cảnh, có nhiều nhận định tỏ ra dè dặt hơn khi cho rằng, một số sắc lệnh này có hiệu lực pháp lý tức thời, một số khác có lẽ chỉ là một màn trình diễn làm thoả lòng mong đợi của đa số cử tri và một số khác còn cần nhiều thời gian hơn nữa để cho các toà án tái thẩm nội dung. Tại sao các giải pháp này không hữu hiệu như Trump tuyên hứa với toàn dân? Sau đây là ba trường hợp điển hình để biện minh tại sao một kỷ nguyên hoàng kim chưa được khởi đầu...
Nhà nước CSVN đã có một cái nhìn bi quan về tình hình chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực khi bước vào năm 2025, một năm trước Đại hội đảng kỳ XIV để bầu Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2026-2030...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.